BỤI TRO VÀ MỘT HY VỌNG
Năm nào cũng thế, Hội Thánh dành cả một mùa Chay dài để mời gọi chúng ta ý thức thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, một bản tính vốn trở nên yếu đuối, lại càng dễ bị tội lỗi thống trị.
Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc mùa Chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng dòn ấy. Nó còn là dấu chỉ nói lên thái độ khiêm nhường của mỗi chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Chỉ có Chúa mới là Chúa Tể, là Nguồn Cội, là Tuyệt Đối, còn ta chỉ là tro bụi: “Ngươi là bụi đất và sẽ trở về bụi đất” (St 3,19).
Ðể khi cúi đầu nhận lãnh một chút tro từ tay thừa tác viên, bạn và tôi hiểu rằng: Thân phận mình đang mang đây, thể xác mình đang hiện diện cùng mọi người đây, cuộc đời mà mình đang đồng hành đây, sự sống mình đang sở hữu đây..., chỉ là những thứ tạm bợ. Chỉ bụi tro mới là cùng đích của tất cả những điều ấy. Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối nhiều ý nghĩa.
Nếu ta xức tro bằng một ý hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ cho ta sự khiêm tốn cần thiết để đón nhận bài học của một sự thật rất quý giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro.
Chỉ cần một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến. Trong cái chết, từng người, dù khỏe đến đâu, giàu đến đâu, tăm tiếng đến đâu, hạnh phúc đến đâu, sang trọng đến đâu... vẫn không còn bất cứ cái gì để bám víu. Cái chết là chốn nghiệt ngã không gì bằng. Đó mới thực là chốn mà từng người, không sót một ai, gục ngã hòan tòan từ ý chí đến tinh thần. Phần thưởng cuối cùng của mỗi cuộc đời chỉ có thể là bởi bụi tro.
Bài đọc hai của lễ Tro trích từ thư gửi giáo dân thành Côrintô, trong đó thánh Phaolô mời gọi: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa" (2Cr 5, 20).
"Tôi năn nỉ anh em"! Lời mời gọi sao mà tha thiết, đáng yêu.
Từ một người quá xa lạ với đạo Chúa, xa lạ đến mức trở thành người mang tội ác vì bách hại đạo Chúa, giờ đây lại có những lời chân thành thấm thía đến thế.
Có ai ngờ một kẻ chống đạo lại trở thành thánh nhân. Thánh Phaolô, con người của sự ăn năn và hoán cải. Thánh Phaolô, một bầu trời hy vọng cho ta.
Và từ khi bắt gặp Chúa Kitô, bắt gặp chân lý đức tin, thánh nhân bất chấp mọi sự, dẫu là nguy nan nhất, đau khổ nhất, thậm chí bất châp cảmạng sống mình, để hiến dâng cả cuộc đời còn lại cho Chúa Kitô.
Từ khi quyết quay đầu để phục tùng Chúa Kitô, thánh nhân chỉ trọn một lòng yêu mến Chúa. Sẽ không bao giờ thánh nhân dám có một ý nghĩ nào manh nha phản kháng, đừng nói chi đến chống đối Thiên Chúa.
Cả con người và lời "năn nỉ" ấy của thánh Phaolô đáng cho ta, không chỉ khâm phục nhưng là học lấy để thay đổi đời sống mình, trở về với Chúa trong tình yêu, trong sự tập tành nhân đức, sống tốt lành, vươn tới ơn thánh thiện như ngài. Chúng ta tin tưởng điều mà thánh Phaolô đã đạt được, đó là nhờ tình yêu của Chúa, chúng ta cũng sẽ đi đến cùng của ơn gọi nên thánh.
Mùa Chay khởi đi từ việc rắc một chút tro tàn lên đầu để mỗi ngày ý thức thân phận bé nhỏ của mình mà cảm nhận lòng thương xót của Chúa, mà nỗ lực cộng tác với ơn Chúa. Nhờ đó ta dám hy vọng chính bản thân có thể bước ra từ thân phận tội nhân để trở thành thánh nhân.
Năm nào cũng thế, Hội Thánh dành cả một mùa Chay dài để mời gọi chúng ta ý thức thân phận nhỏ nhoi mỏng dòn nơi bản tính con người của mình, một bản tính vốn trở nên yếu đuối, lại càng dễ bị tội lỗi thống trị.
Nghi thức xức tro chính là nghi thức khai mạc mùa Chay. Nó là hành động hữu hiệu và cụ thể nhắc nhở ta về thân phận và kiếp người nhỏ nhoi mỏng dòn ấy. Nó còn là dấu chỉ nói lên thái độ khiêm nhường của mỗi chúng ta trước mặt Thiên Chúa. Chỉ có Chúa mới là Chúa Tể, là Nguồn Cội, là Tuyệt Đối, còn ta chỉ là tro bụi: “Ngươi là bụi đất và sẽ trở về bụi đất” (St 3,19).
Ðể khi cúi đầu nhận lãnh một chút tro từ tay thừa tác viên, bạn và tôi hiểu rằng: Thân phận mình đang mang đây, thể xác mình đang hiện diện cùng mọi người đây, cuộc đời mà mình đang đồng hành đây, sự sống mình đang sở hữu đây..., chỉ là những thứ tạm bợ. Chỉ bụi tro mới là cùng đích của tất cả những điều ấy. Bởi thế, nghi thức xức tro là một nghi thức sám hối nhiều ý nghĩa.
Nếu ta xức tro bằng một ý hướng ngay lành, bằng một tâm hồn thành thật, nghi thức này sẽ cho ta sự khiêm tốn cần thiết để đón nhận bài học của một sự thật rất quý giá: xuất phát từ tro bụi, thân phận được hoàn trả cho bụi tro.
Chỉ cần một lần xuôi tay nhắm mắt là đủ để tất cả tan biến. Trong cái chết, từng người, dù khỏe đến đâu, giàu đến đâu, tăm tiếng đến đâu, hạnh phúc đến đâu, sang trọng đến đâu... vẫn không còn bất cứ cái gì để bám víu. Cái chết là chốn nghiệt ngã không gì bằng. Đó mới thực là chốn mà từng người, không sót một ai, gục ngã hòan tòan từ ý chí đến tinh thần. Phần thưởng cuối cùng của mỗi cuộc đời chỉ có thể là bởi bụi tro.
Bài đọc hai của lễ Tro trích từ thư gửi giáo dân thành Côrintô, trong đó thánh Phaolô mời gọi: "Nhân danh Chúa Kitô, tôi năn nỉ anh em hãy làm hòa cùng Thiên Chúa" (2Cr 5, 20).
"Tôi năn nỉ anh em"! Lời mời gọi sao mà tha thiết, đáng yêu.
Từ một người quá xa lạ với đạo Chúa, xa lạ đến mức trở thành người mang tội ác vì bách hại đạo Chúa, giờ đây lại có những lời chân thành thấm thía đến thế.
Có ai ngờ một kẻ chống đạo lại trở thành thánh nhân. Thánh Phaolô, con người của sự ăn năn và hoán cải. Thánh Phaolô, một bầu trời hy vọng cho ta.
Và từ khi bắt gặp Chúa Kitô, bắt gặp chân lý đức tin, thánh nhân bất chấp mọi sự, dẫu là nguy nan nhất, đau khổ nhất, thậm chí bất châp cảmạng sống mình, để hiến dâng cả cuộc đời còn lại cho Chúa Kitô.
Từ khi quyết quay đầu để phục tùng Chúa Kitô, thánh nhân chỉ trọn một lòng yêu mến Chúa. Sẽ không bao giờ thánh nhân dám có một ý nghĩ nào manh nha phản kháng, đừng nói chi đến chống đối Thiên Chúa.
Cả con người và lời "năn nỉ" ấy của thánh Phaolô đáng cho ta, không chỉ khâm phục nhưng là học lấy để thay đổi đời sống mình, trở về với Chúa trong tình yêu, trong sự tập tành nhân đức, sống tốt lành, vươn tới ơn thánh thiện như ngài. Chúng ta tin tưởng điều mà thánh Phaolô đã đạt được, đó là nhờ tình yêu của Chúa, chúng ta cũng sẽ đi đến cùng của ơn gọi nên thánh.
Mùa Chay khởi đi từ việc rắc một chút tro tàn lên đầu để mỗi ngày ý thức thân phận bé nhỏ của mình mà cảm nhận lòng thương xót của Chúa, mà nỗ lực cộng tác với ơn Chúa. Nhờ đó ta dám hy vọng chính bản thân có thể bước ra từ thân phận tội nhân để trở thành thánh nhân.