Chúa Nhật 2 Mùa Chay B
Một Thoáng Thiên Đàng
Chúa Giêsu đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt; Chúa Giêsu hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến Hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho họ cảm nếm một chút Thiên Đàng trước Thiên Đàng.
[Một thoáng Thiên Đàng đã làm cho ông Phêrô ngây ngất và muốn ở lại đó luôn: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”. Ông Môsê đại diện cho luật, ông Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông đến chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đấng mà hai ông đã loan báo và chờ đợi. Ông Môsê đã xin cho được thấy dung nhan Thiên Chúa mà không được (x.Xh 33,19-22). Ông Êlia là “ông Ba Lửa”, ba lần khiến lửa từ trời xuống, một lần để đốt của lễ trên núi Cat Minh (1V 18, 36-38), hai lần để đốt lính của vua (2V 1,9-12); ông không xin được thấy dung nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa tỏ cho ông thấy Người không ở trong gió bão, không ở trong cơn động đất, không ở trong lửa. “Sau lửa có tiếng gió hiu hiu.Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ có tiếng hỏi ông” (1V 19,11-13). Hôm nay cả hai ông được chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đức Kitô.
Ông Phêrô ngây ngất không biết phải nói gì, “vì các ông kinh hoàng”. Đây không phải lần đầu các ông kinh hoàng. Nhưng hôm nay nỗi kinh hoàng lên tới cực độ khi đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người”. Đó là câu trả lời cho sự phản kháng của ông Phêrô. Hãy vâng nghe lời Người, kể cả lời về thập giá mà loài người không thể chấp nhận. Chỉ có Con Yêu Dấu của Thiên Chúa mới chấp nhận và cho ta sức mạnh để vác mà đi đàng sau Người, để có thể vào trong vinh quang với Người. Tại sao Thiên Đàng lại ở cuối con đường thập giá? Tại sao lại cần đến Con Yêu Dấu của Thiên Chúa để dẫn ta đi trên con đường ấy mà vào trong vinh quang?
Một thoáng Thiên Đàng trôi qua như gió thoảng, như mây bay: “Các ông chợt nhìn quanh thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi”. Trên đường xuống núi, Đức Giêsu lại truyền cho các ông giữ bí mật: “Người truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại”]. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô; Lm Giuse Nguyễn Công Đoan. SJ).
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia”. Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.” (x.Đức Giêsu thành Nazareth, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 269).
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cor,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(x.sđd, trang 273).
Tin vào Đức Kitô là đi con đường Thập Giá cùng với Người. Muốn ở lại trong vinh quang của Đức Kitô, phải vác thập giá với Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).Vác thập giá hằng ngày là chấp nhận những khổ đau theo thánh ý Chúa, là đối diện với những thách đố của cuộc đời với lòng thanh thản trong sự phó thác vào tình yêu Thiên Chúa, là biết từ bỏ và chọn lựa những gì cần thiết để nuôi dưỡng niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc lữ hành Đức Tin đầy hiểm nguy sóng gió. Satan “như sư tử gầm thét, ngày đêm rình mò chờ chực cắn xé” (1 Pr 5,8).Satan luôn rình rập chung quanh chúng ta, nó “chờ đợi thời cơ” (Lc 4,13) thuận tiện và khai thác tất cả mọi thứ trong cuộc sống để làm lung lay niềm tin của chúng ta. Nếu chúng ta“có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này ‘rời khỏi đây, qua bên kia !’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20-21). Sức mạnh đức tin thật lớn lao!
Bài đọc 1 kể về đức tin của Abraham. Nhờ “tin Đức Chúa” (St 15, 6), Abraham được “Đức Chúa lập giao ước” (St 15,18). Không những thế, ông còn trở thành tổ phụ của dòng dõi đông như sao trên trời (x. St 15,5). Nhưng trên hết, nhờ lòng tin, ông được “Đức Chúa kể ông là người công chính” (St 15,6). Lòng tin đã thực hiện một cuộc biến hình ngoạn mục trong đời Abraham. Đức tin đã khiến Abraham vượt núi băng rừng đến miền đất hứa. Đất hứa đó, ngày nay không đóng khung trong ranh giới Do thái, vì miêu duệ Abraham là Giáo hội đã trải rộng khắp mặt đất. Mặc dù niềm tin đó đã gặp nhiều thử thách, nhưng Giáo hội vẫn sống mạnh mẽ với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Nhờ đó, Giáo hội đã biến hình và luôn phản ánh vinh quang Thiên Chúa giữa muôn dân.
Cuộc biến hình hôm nay còn ngoạn mục hơn Abraham nhiều. Chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu sẽ biến Kitô hữu thành người công chính, thành bạn hữu của Người để có thể đi vào cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa.
Gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức Kitô là một hành trình đức tin đi đến sự sống mới.Thánh Phaolô đã đi trọn hành trình ấy và ngài đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống biến đổi trở nên giống Chúa Kitô. Tư tưởng “trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10) bàng bạc trong các bức thư của ngài và đã trở thành nguyên lý căn bản đưa chúng ta đến ơn cứu rỗi. Cuộc biến đổi để trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn là một tiến trình kéo dài cả đời người. Mỗi ngày một chút, rũ bỏ con người cũ, loại dần lối sống tội lỗi để làm con người mới với lối sống mới theo Thánh Thần, chúng ta sẽ gắn bó và thuộc về Chúa Kitô, và Người sẽ “biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Bài đọc 2).
Thiên Chúa yêu thương con người là một tình yêu không “môn đăng hộ đối”, hoàn toàn do sáng kiến và lòng xót thương của Ngài. Thiên Chúa đã đi bước đầu trong mối tương quan và thiết lập giao ước với Apraham.Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi đông đúc và nguyên vẹn. Thiên Chúa cũng hứa thông qua ông, tất cả các dân tộc trên trái đất sẽ được chúc phúc, bởi vì Đấng Messia sẽ đến từ dòng dõi của ông. Lời hứa ấy đã được nên trọn vẹn nơi Chúa Giêsu. Biến cố biến hình chính là một mạc khải về tình thương lạ lùng đó. Thiên Chúa hiến mình cho con người: Cha hiến ban Con và Con hiến ban chính bản thân mình chịu chết để vào Phục Sinh khai mở con đường dẫn tới sự sống. Tin vào tình thương Thiên Chúa, nên chúng ta học theo lối sống của Chúa Giêsu bằng cách đọc và suy gẫm Tin Mừng, đem Lời Chúa vào cuộc sống, để cho Lời Chúa thay đổi cách suy nghĩ, nói năng và hành động của chúng ta được trở nên giống với cung cách của Chúa Giêsu. Đó là được biến hình trong Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa như Thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2,10).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở trong người đó…sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5). Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mỗi ngày nên giống Chúa trong lời nói việc làm, xin cho đời sống chúng con nên dấu chỉ yêu thương của Chúa giữa cuộc đời hôm nay. Amen.
Một Thoáng Thiên Đàng
Chúa Giêsu đưa ba môn đệ lên núi Tabor. Biến Hình rực rỡ nhằm củng cố tinh thần cho các môn đệ sau khi Chúa loan báo cuộc khổ nạn. Các môn đệ không thể hiểu được hành trình của Đấng Cứu Thế sao lắm gian nan; kẻ theo Ngài làm sao không ngại ngùng sợ hãi cho được! (x. Mt 17,13-14; Mc 8,34; Mt 8,18; Mc 13,9; Lc 9,26). Nếu người ta làm an toàn những viên thuốc đắng bằng vỏ bọc kẹo ngọt; Chúa Giêsu hoá giải tin cuộc khổ nạn bằng cuộc Biến Hình rực rỡ. Bọc kẹo chứ không bọc thuốc ngũ. Hoá giải chứ không gây mê. Chúa cho các môn đệ thấy trước một thoáng Phục Sinh trước Phục Sinh. Chúa cho họ cảm nếm một chút Thiên Đàng trước Thiên Đàng.
[Một thoáng Thiên Đàng đã làm cho ông Phêrô ngây ngất và muốn ở lại đó luôn: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê và một cho ông Êlia”. Ông Môsê đại diện cho luật, ông Êlia đại diện cho các ngôn sứ. Hai ông đến chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đấng mà hai ông đã loan báo và chờ đợi. Ông Môsê đã xin cho được thấy dung nhan Thiên Chúa mà không được (x.Xh 33,19-22). Ông Êlia là “ông Ba Lửa”, ba lần khiến lửa từ trời xuống, một lần để đốt của lễ trên núi Cat Minh (1V 18, 36-38), hai lần để đốt lính của vua (2V 1,9-12); ông không xin được thấy dung nhan Đức Chúa, nhưng Đức Chúa tỏ cho ông thấy Người không ở trong gió bão, không ở trong cơn động đất, không ở trong lửa. “Sau lửa có tiếng gió hiu hiu.Vừa nghe tiếng đó, ông Êlia lấy áo choàng che mặt, rồi ra ngoài đứng ở cửa hang. Bấy giờ có tiếng hỏi ông” (1V 19,11-13). Hôm nay cả hai ông được chiêm ngắm dung nhan vinh hiển của Đức Kitô.
Ông Phêrô ngây ngất không biết phải nói gì, “vì các ông kinh hoàng”. Đây không phải lần đầu các ông kinh hoàng. Nhưng hôm nay nỗi kinh hoàng lên tới cực độ khi đám mây bao phủ các ông. Và từ đám mây có tiếng phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy nghe lời Người”. Đó là câu trả lời cho sự phản kháng của ông Phêrô. Hãy vâng nghe lời Người, kể cả lời về thập giá mà loài người không thể chấp nhận. Chỉ có Con Yêu Dấu của Thiên Chúa mới chấp nhận và cho ta sức mạnh để vác mà đi đàng sau Người, để có thể vào trong vinh quang với Người. Tại sao Thiên Đàng lại ở cuối con đường thập giá? Tại sao lại cần đến Con Yêu Dấu của Thiên Chúa để dẫn ta đi trên con đường ấy mà vào trong vinh quang?
Một thoáng Thiên Đàng trôi qua như gió thoảng, như mây bay: “Các ông chợt nhìn quanh thì không thấy ai nữa, chỉ còn Đức Giêsu với các ông mà thôi”. Trên đường xuống núi, Đức Giêsu lại truyền cho các ông giữ bí mật: “Người truyền cho các ông không được kể lại cho ai nghe những điều vừa thấy, trước khi Con Người từ cõi chết sống lại”]. (x.Tĩnh tâm với sách Tin mừng Maccô; Lm Giuse Nguyễn Công Đoan. SJ).
Trên núi cao, Đức Giêsu gặp gỡ thân mật với Chúa Cha. Bỗng chốc Người biến hình. Các môn đệ ngất ngây trong niềm hạnh phúc tuyệt vời. Các ông muốn ở lại trên núi để sống niềm hạnh phúc ngập tràn ấy. Các ông muốn níu kéo khoảnh khắc thần tiên ấy lại nên Phêrô thay mặt anh em thưa với Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, chúng con ở đây, thật là hay! Chúng con xin dựng tại đây ba cái lều, một cho Thầy, một cho ông Môsê, và một cho ông Êlia”. Các môn đệ muốn đăng ký thường trú trên núi Tabor, muốn đắm mình trong hào quang rực rỡ. Họ bỏ lại dưới chân núi các bạn đồng môn, các cuộc truyền giáo của Thầy. Họ muốn xa rời dân chúng đang khao khát Lời Chúa. Nhưng Đức Giêsu đưa các môn đệ trở xuống. Người chỉ lên đỉnh Tabor trong chốc lát rồi xuống núi chuẩn bị vác thập giá lên núi Golgotha. Xuống núi để chu toàn nhiệm vụ trần gian. Đức Giêsu phải chịu khổ nạn, chịu chết rồi mới Phục Sinh mở lối vào thiên đàng. “Cảm nghiệm sự kiện Hiển Dung đã giúp cho thánh Phêrô nhận thức trong lúc ngất trí, những thực tại được biểu trưng trong các nghi thức của ngày lễ đã được hoàn tất, biến cố Hiển Dung loan báo thời đại Messia đã bắt đầu. Mãi khi xuống núi, thánh Phêrô lại phải học hỏi một lần nữa, thời đại Messia trước tiên là thời đại của thập giá và việc Hiển Dung, Chúa biến dạng thành ánh sáng, sẽ bao trùm chúng ta trong ánh sáng của cuộc khổ nạn.” (x.Đức Giêsu thành Nazareth, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, Lm Aug Nguyễn Văn Trinh biên dịch, trang 269).
Ba môn đệ thân tín được Đức Giêsu dẫn lên núi Tabor. Ở đó cả ba nhìn thấy vinh quang của vương quốc Thiên Chúa chói sáng nơi Đức Giêsu. Trên núi, đám mây thánh thiện của Thiên Chúa bao phủ họ. Trên núi, trong cuộc đàm đạo của Đức Giêsu Hiển Dung với Lề luật và Tiên tri, họ hiểu rằng, giờ của ngày Lễ Lều đích thực đã đến. Trên núi, họ cảm nghiệm, Đức Giêsu chính là Tora sống động, là lời trọn vẹn của Thiên Chúa. Trên núi, họ thấy “quyền lực” của vương quốc đang đến trong Đức Kitô. Nhưng chính trong sự gặp gỡ đáng sợ với vinh quang của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu, họ phải học biết điều thánh Phaolô nói trong lá thư thứ nhất gởi giáo đoàn Côrintô với các môn đệ thuộc mọi thời đại: “Chúng tôi rao giảng một Đức Kitô bị đóng đinh, điều mà người Do thái coi là ô nhục không thể chấp nhận, và dân ngoại cho là điên rồ. Nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi, dù là Do thái hay Hy lạp, Đấng ấy chính là Đức Kitô, Người là sức mạnh và là sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (1Cor,23-24). Sức mạnh của vương quốc tương lai xuất hiện nơi Đức Giêsu Hiển Dung, Đấng nói với các chứng nhân Cựu ước về sự cần thiết của cuộc khổ nạn như con đường tiến đến vinh quang (x. Lc 24,26-27). Như thế, họ được tiền dự vào ngày quang lâm; nhờ đó dần dần họ được dẫn vào mầu nhiệm sâu thẳm của Đức Giêsu.(x.sđd, trang 273).
Tin vào Đức Kitô là đi con đường Thập Giá cùng với Người. Muốn ở lại trong vinh quang của Đức Kitô, phải vác thập giá với Người: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo” (Lc 9,23).Vác thập giá hằng ngày là chấp nhận những khổ đau theo thánh ý Chúa, là đối diện với những thách đố của cuộc đời với lòng thanh thản trong sự phó thác vào tình yêu Thiên Chúa, là biết từ bỏ và chọn lựa những gì cần thiết để nuôi dưỡng niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc lữ hành Đức Tin đầy hiểm nguy sóng gió. Satan “như sư tử gầm thét, ngày đêm rình mò chờ chực cắn xé” (1 Pr 5,8).Satan luôn rình rập chung quanh chúng ta, nó “chờ đợi thời cơ” (Lc 4,13) thuận tiện và khai thác tất cả mọi thứ trong cuộc sống để làm lung lay niềm tin của chúng ta. Nếu chúng ta“có lòng tin lớn bằng hạt cải thôi, thì dù anh em có bảo núi này ‘rời khỏi đây, qua bên kia !’ nó cũng sẽ qua, và sẽ chẳng có gì mà anh em không làm được” (Mt 17,20-21). Sức mạnh đức tin thật lớn lao!
Bài đọc 1 kể về đức tin của Abraham. Nhờ “tin Đức Chúa” (St 15, 6), Abraham được “Đức Chúa lập giao ước” (St 15,18). Không những thế, ông còn trở thành tổ phụ của dòng dõi đông như sao trên trời (x. St 15,5). Nhưng trên hết, nhờ lòng tin, ông được “Đức Chúa kể ông là người công chính” (St 15,6). Lòng tin đã thực hiện một cuộc biến hình ngoạn mục trong đời Abraham. Đức tin đã khiến Abraham vượt núi băng rừng đến miền đất hứa. Đất hứa đó, ngày nay không đóng khung trong ranh giới Do thái, vì miêu duệ Abraham là Giáo hội đã trải rộng khắp mặt đất. Mặc dù niềm tin đó đã gặp nhiều thử thách, nhưng Giáo hội vẫn sống mạnh mẽ với niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Nhờ đó, Giáo hội đã biến hình và luôn phản ánh vinh quang Thiên Chúa giữa muôn dân.
Cuộc biến hình hôm nay còn ngoạn mục hơn Abraham nhiều. Chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu sẽ biến Kitô hữu thành người công chính, thành bạn hữu của Người để có thể đi vào cuộc hiệp thông sâu xa với Thiên Chúa.
Gặp gỡ Đức Kitô và bước theo Đức Kitô là một hành trình đức tin đi đến sự sống mới.Thánh Phaolô đã đi trọn hành trình ấy và ngài đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống biến đổi trở nên giống Chúa Kitô. Tư tưởng “trở nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô” (Pl 3,10) bàng bạc trong các bức thư của ngài và đã trở thành nguyên lý căn bản đưa chúng ta đến ơn cứu rỗi. Cuộc biến đổi để trở nên giống Chúa Kitô mỗi ngày một hơn là một tiến trình kéo dài cả đời người. Mỗi ngày một chút, rũ bỏ con người cũ, loại dần lối sống tội lỗi để làm con người mới với lối sống mới theo Thánh Thần, chúng ta sẽ gắn bó và thuộc về Chúa Kitô, và Người sẽ “biến đổi thân xác yếu hèn của chúng ta nên giống thân xác vinh hiển của Người” (Bài đọc 2).
Thiên Chúa yêu thương con người là một tình yêu không “môn đăng hộ đối”, hoàn toàn do sáng kiến và lòng xót thương của Ngài. Thiên Chúa đã đi bước đầu trong mối tương quan và thiết lập giao ước với Apraham.Thiên Chúa hứa ban cho ông một dòng dõi đông đúc và nguyên vẹn. Thiên Chúa cũng hứa thông qua ông, tất cả các dân tộc trên trái đất sẽ được chúc phúc, bởi vì Đấng Messia sẽ đến từ dòng dõi của ông. Lời hứa ấy đã được nên trọn vẹn nơi Chúa Giêsu. Biến cố biến hình chính là một mạc khải về tình thương lạ lùng đó. Thiên Chúa hiến mình cho con người: Cha hiến ban Con và Con hiến ban chính bản thân mình chịu chết để vào Phục Sinh khai mở con đường dẫn tới sự sống. Tin vào tình thương Thiên Chúa, nên chúng ta học theo lối sống của Chúa Giêsu bằng cách đọc và suy gẫm Tin Mừng, đem Lời Chúa vào cuộc sống, để cho Lời Chúa thay đổi cách suy nghĩ, nói năng và hành động của chúng ta được trở nên giống với cung cách của Chúa Giêsu. Đó là được biến hình trong Chúa, nên đồng hình đồng dạng với Chúa như Thánh Phaolô đã từng cảm nghiệm: “Tôi sống nhưng không phải tôi sống, chính Chúa Kitô sống trong tôi” (Gal 2,10).
“Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở trong người đó…sẽ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,5). Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con mỗi ngày nên giống Chúa trong lời nói việc làm, xin cho đời sống chúng con nên dấu chỉ yêu thương của Chúa giữa cuộc đời hôm nay. Amen.