Các nữ tu, linh mục Công Giáo tham gia biểu tình chống đảo chính Myanmar

Trong khi quân đội Myanmar tăng cường đàn áp những người biểu tình, thì các cuộc biểu tình vẫn bộc phát khắp nơi, yêu cầu khôi phục lại thể chế dân chủ và trả tự do cho các nhà lãnh đạo được dân bầu nên, có cả những người Công Giáo đã tham gia vào các biểu tình, các nữ tu cung cấp đồ ăn thức uống cho những người biểu tình.

(Tin Vatican - Robin Gomes)

Nhiều tu sĩ nam nữ và linh mục Công Giáo tham gia các cuộc biểu tình diễn ra trên khắp đất nước Myanmar để phản đối cuộc đảo chính quân sự cách đây hai tuần, kêu gọi quân đội hãy trả tự do cho nhà lãnh đạo được dân chúng bầu chọn trong đảng của bà Aung San Suu Kyi và các dân biểu khác trong chính phủ, làm nên nền dân chủ.

Thông tấn xã UCA đưa tin, có hàng trăm ngàn người Công Giáo diễu hành trên các đường phố của thành phố chính của đất nước hôm Chủ nhật, vừa tuần hành vừa đọc kinh lần hạt. Những người trẻ tuổi cầm các biển ngữ “trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi” và “Chúng tôi ủng hộ CDM”, nghĩa là phong trào dân sự. Các nữ tu từ các giáo xứ khác nhau đã thể hiện tình đoàn kết với người dân Myanmar bằng cách diễu hành trên đường phố, cầu nguyện tại các hàng quán và cung cấp đồ ăn thức uống cho những người biểu tình ở Yangon và nhiều nơi khác.

Ở bang Kachin, một thành trì của đạo Thiên chúa, các nữ tu đứng ở lối vào của một khuôn viên nhà thờ trong khi cầm các biểu ngữ “Phản đối chế độ độc tài” và “Xin hãy lắng nghe tiếng nói của người dân” trong khi những người biểu tình tràn ra đường phố Myitkyina, thủ phủ của tiểu bang ngày 14 tháng 2.

Cuộc đảo chính chống lại nền dân chủ

Quân đội Myanmar đã đảo chính vào ngày 1 tháng 2, sau khi bắt giữ các nhà lãnh đạo được dân chúng bầu phiếu một cách dân chủ từ đảng Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Su Kyi đứng đầu. Cuộc đảo chính diễn ra sau nhiều ngày leo thang căng thẳng giữa chính phủ dân sự và quân đội, vốn cho rằng cuộc tổng tuyển cử tháng 11, giành chiến thắng cho đảng NLD là gian lận. Kể từ đó các vụ bắt giữ cứ tăng lên...

Các cáo buộc của phe quân sự buộc tội bà Su Kyi bao gồm việc đăng ký các nhân viên trong guồng máy chính trị của bà…

Không sợ hãi trước đại dịch và bất chấp lệnh cấm tụ tập đông người, hàng nghìn người thuộc mọi tầng lớp, mọi tôn giáo đã xuống đường trên khắp đất nước Phật giáo này kể từ khi quân đội đảo chính vào ngày 6 tháng 2.

Đối mặt

Lực lượng an ninh đã tăng cường đàn áp những người biểu tình chống đảo chính vào hôm thứ Hai, khi hàng ngàn thầy cô sinh viên học sinh và dân chúng diễu hành trên đường phố Mandalay, hô vang và cầm những tấm biển ngữ có nội dung như: “Hãy trả tự do cho các nhà lãnh đạo của chúng ta”, “Ai đứng về phía công lý?” và "Yêu cầu ngừng bắt người bất hợp pháp lúc nửa đêm."

Tối Chủ nhật vừa qua, quân đội đã cúp internet trên toàn quốc trong vòng 8 giờ, hầu kiểm soát an ninh ở các thành phố lớn.

Chính quyền quân đội cảnh báo những người biểu tình trên toàn quốc rằng họ có thể phải đối diện với án tù 20 năm nếu bất chấp các lực lượng vũ trang. Quân đội cho biết các bản án dài và tiền phạt cũng sẽ được áp dụng cho những người kích động "thù hận hoặc khinh thường" đối với các nhà lãnh đạo của cuộc đảo chính. Các việc thay đổi pháp lý đã được công bố khi xe bọc thép xuất hiện trên đường phố của thành phố.

LHQ

Người đứng đầu Liên hợp quốc hôm Chủ nhật đã kêu gọi quân đội và cảnh sát đảm bảo quyền hội họp và biểu tình cách ôn hòa, phải được “tôn trọng hoàn toàn” và người biểu tình “không bị trả thù”. Stéphane Dujarric, phát ngôn viên của ông Antonio Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc cho biết: “Các báo cáo về bạo lực tiếp tục leo thang, đe dọa và quấy nhiễu các nhân viên chính quyền là điều không thể chấp nhận được.

Ông Thomas Andrews, một nhân viên đặc biệt của LHQ cho hay về tình hình nhân quyền ở Myanmar, trên tweet như sau “cứ như thể các tướng lĩnh đã tuyên chiến với người dân Myanmar: các cuộc đột kích vào nhà đêm khuya; hạch sách và bắt bớ; nhiều quyền lợi của dân chúng bị tước bỏ như cúp internet, đưa các đoàn xe quân đội vào kiểm soát dân chúng”. Ông ta đã nhấn mạnh: “Thật là những thảm trạng của một tình trạng tuyệt vọng! Các tướng lãnh trong quân đội sẽ phải chịu trách nhiệm!”