CHÚA VÀO NHÀ THỜ
“Cha mẹ Chúa Giêsu đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, lễ Dâng Chúa Vào Đền Thánh hôm nay được sánh ví như chiếc kính vạn hoa muôn màu. Những tên gọi, những ý nghĩa và những truyền thống khác biệt chồng ghép lên nhau trong ngày ‘Chúa vào nhà thờ’ tựa hồ những mảnh thuỷ tinh nhảy múa trong chiếc kính vạn hoa.
Thật thú vị! Với mỗi vòng xoay, chiếc kính sẽ cho thấy từ hình ảnh này đến hình ảnh khác. Ống kính ‘Dâng Chúa Trong Đền Thờ’ xoay nhẹ, vòng đầu tiên, đó là lễ Thanh Tẩy Của Đức Mẹ; tiếp tục xoay, nó được gọi là lễ Gặp Gỡ Của Chúa, Thiên Chúa đến gặp dân Người, một lễ Hiển Linh của anh em Đông Phương; và xoay nữa, đó là lễ Nến, Ngài là ánh sáng xua tan bóng tối
Tuy nhiên, đằng sau tất cả những tên gọi giàu ý nghĩa ấy, Tin Mừng Luca coi biến cố ‘Chúa vào nhà thờ’ là việc chu toàn lề luật thánh của cha mẹ Ngài sau bốn mươi ngày sinh con; Luca còn nói đến việc ‘Chúa vào nhà thờ’ lần nữa khi Ngài còn là một cậu bé và sau đó, trưởng thành, Ngài vẫn vào. Chúa Giêsu còn coi thân xác Ngài như một đền thờ mà Ngài sẽ dựng lại trong ba ngày. Như thế, ngay từ đầu đời cho đến cuối đời, cuộc sống của Chúa Giêsu là một sự tự hiến liên lỉ cho Thiên Chúa Cha; cha mẹ Ngài không mang con trai lên núi, xuống suối hay tìm đến một khu rừng huyền diệu, nhưng chính trong đền thờ, nơi Thiên Chúa hiện diện, các ngài đã tìm đến, để từ đây, Thiên Chúa không chỉ hiện diện trong đền thờ nhưng chính trong Con Một Người.
Ngôi đền tráng lệ huy hoàng ở Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu được Thánh Giuse và Mẹ Maria hiến dâng, đã bị thiêu huỷ bởi Titus năm 70; nó không bao giờ được xây dựng lại. Đền thờ trần gian bị phá hủy, nhưng Đền Thờ Thân Thể Đức Kitô sẽ tồn tại muôn đời. Kitô giáo chưa bao giờ chỉ có một nơi thiêng thánh tương đương với đền thờ của người Do Thái hay Kaaba của người Hồi Giáo ở Mecca. Đức tin của chúng ta có tính lịch sử, nhưng có phạm vi toàn cầu; nó không cho được phép gieo trồng ở một nền văn hoá hoặc chỉ ở một địa điểm; Chúa Kitô được định sẵn cho mọi nền văn hóa và mọi thời đại. Mỗi nhà thờ Công Giáo với bí tích Thánh Thể, có Mình Thánh Chúa, nơi thể hiện đầy đủ những bí ẩn sâu xa nhất của niềm tin. Không cần phải hành hương đến Rôma hoặc Giêrusalem một lần trong đời, nhưng chúng ta phải hành hương đến nhà thờ giáo xứ mình ít nữa mỗi tuần một lần để tham dự Thánh Lễ.
Giáo Hoàng của chúng ta không sống ở Giêrusalem, chiếc nôi lịch sử của đức tin; Thánh Phêrô thấy không nhất thiết phải ở lại đó mới thể hiện lòng trung thành với Thầy mình. Chúa Kitô ở đâu, Giáo Hội ở đó; Chúa Kitô ở trong Giáo Hội và Chúa Giêsu Thánh Thể ở khắp mọi nơi. Bởi thế, chúng ta đến nhà thờ vì Chúa sẽ ‘là Chúa hơn’ trong không gian linh thánh ấy; trải nghiệm một Thiên Chúa đích thực, chúng ta trải nghiệm con người thực của mình, nghĩa là, chúng ta sẽ là ‘chúng ta hơn’ khi Chúa là ‘Thiên Chúa hơn’. Trong nhà thờ, Chúa Giêsu được bảo vệ khỏi sự hiểu sai; Ngài được bao quanh và bảo vệ bởi các thánh, các linh mục, các bí tích, thánh nhạc, nghệ thuật và sự thờ phượng. Trong nhà thờ, Chúa mặc cẩm bào, trang thiết bị và mão giáp; Ngài không thể bị hiểu lầm. Vì vậy, lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta đi tìm Chúa Giêsu ở đó, hiến thân cho Ngài ở đó; và cũng ở đó, đón nhận Ngài qua Mình Máu Thánh Ngài.
Charles Swindoll nhận định, “Sự bận rộn ức hiếp các mối tương quan. Nó thay thế sự điên cuồng nông cạn cho một tình bạn sâu sắc; nó nuôi sống cái tôi nhưng lại bỏ đói con người bên trong; nó lấp đầy lịch nhưng phá vỡ một gia đình; nó vun trồng một chương trình vốn cày xới các ưu tiên. Nhiều nhà thờ tự hào về chương trình dày đặc của mình, ‘Một điều gì đó mỗi tối trong tuần cho mọi người’. Xấu hổ làm sao! Việc tập hợp với mục đích tốt có thể tạo bầu khí mà nó được thiết kế ‘để hạn chế’; hạn chế việc yêu mến và ước ao gặp gỡ Đấng ngự trong nhà thờ, Đấng ngự trong lòng người đến nhà thờ và cả trong lòng những người ở ngoài nhà thờ”.
Anh Chị em,
Swindoll thật có lý, Chúa Giêsu Thánh Thể đang đợi chúng ta. Lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta rằng, Chúa Giêsu đang ở đó, ước ao chúng ta tiếp nhận chính Ngài. Từ đó, ra khỏi nhà thờ, chúng ta tiếp tục đón Ngài, yêu mến Ngài trong anh chị em. ‘Chúa vào nhà thờ’ còn nói rằng, chúng ta là ‘Đền Thờ sống động và di động’ của Ngài. Mỗi ngày, Ngài đến trong chúng ta để chúng ta ngày càng ‘Thiên Chúa hơn’; qua chúng ta, Ngài sẽ ở giữa dân Ngài, Ngài gặp gỡ dân Ngài và qua chúng ta, Giêsu, “Ánh Rạng Ngời Chân lý” đang soi tỏ trần gian, xua tan bóng tối.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘Chúa vào nhà thờ’ ngày còn đỏ ỏng, con được mẹ ẵm đến đó từ thuở mới sinh, đúng với thư Do Thái hôm nay, “Người phải nên giống anh em mình mọi đàng”. Trong mọi đấng bậc, xin giúp con tận hiến cho Chúa mỗi ngày như Chúa đã hiến mình cho Thiên Chúa Cha”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Cha mẹ Chúa Giêsu đem Người lên Giêrusalem để hiến dâng cho Chúa”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật thú vị! Với mỗi vòng xoay, chiếc kính sẽ cho thấy từ hình ảnh này đến hình ảnh khác. Ống kính ‘Dâng Chúa Trong Đền Thờ’ xoay nhẹ, vòng đầu tiên, đó là lễ Thanh Tẩy Của Đức Mẹ; tiếp tục xoay, nó được gọi là lễ Gặp Gỡ Của Chúa, Thiên Chúa đến gặp dân Người, một lễ Hiển Linh của anh em Đông Phương; và xoay nữa, đó là lễ Nến, Ngài là ánh sáng xua tan bóng tối
Tuy nhiên, đằng sau tất cả những tên gọi giàu ý nghĩa ấy, Tin Mừng Luca coi biến cố ‘Chúa vào nhà thờ’ là việc chu toàn lề luật thánh của cha mẹ Ngài sau bốn mươi ngày sinh con; Luca còn nói đến việc ‘Chúa vào nhà thờ’ lần nữa khi Ngài còn là một cậu bé và sau đó, trưởng thành, Ngài vẫn vào. Chúa Giêsu còn coi thân xác Ngài như một đền thờ mà Ngài sẽ dựng lại trong ba ngày. Như thế, ngay từ đầu đời cho đến cuối đời, cuộc sống của Chúa Giêsu là một sự tự hiến liên lỉ cho Thiên Chúa Cha; cha mẹ Ngài không mang con trai lên núi, xuống suối hay tìm đến một khu rừng huyền diệu, nhưng chính trong đền thờ, nơi Thiên Chúa hiện diện, các ngài đã tìm đến, để từ đây, Thiên Chúa không chỉ hiện diện trong đền thờ nhưng chính trong Con Một Người.
Ngôi đền tráng lệ huy hoàng ở Giêrusalem, nơi Chúa Giêsu được Thánh Giuse và Mẹ Maria hiến dâng, đã bị thiêu huỷ bởi Titus năm 70; nó không bao giờ được xây dựng lại. Đền thờ trần gian bị phá hủy, nhưng Đền Thờ Thân Thể Đức Kitô sẽ tồn tại muôn đời. Kitô giáo chưa bao giờ chỉ có một nơi thiêng thánh tương đương với đền thờ của người Do Thái hay Kaaba của người Hồi Giáo ở Mecca. Đức tin của chúng ta có tính lịch sử, nhưng có phạm vi toàn cầu; nó không cho được phép gieo trồng ở một nền văn hoá hoặc chỉ ở một địa điểm; Chúa Kitô được định sẵn cho mọi nền văn hóa và mọi thời đại. Mỗi nhà thờ Công Giáo với bí tích Thánh Thể, có Mình Thánh Chúa, nơi thể hiện đầy đủ những bí ẩn sâu xa nhất của niềm tin. Không cần phải hành hương đến Rôma hoặc Giêrusalem một lần trong đời, nhưng chúng ta phải hành hương đến nhà thờ giáo xứ mình ít nữa mỗi tuần một lần để tham dự Thánh Lễ.
Giáo Hoàng của chúng ta không sống ở Giêrusalem, chiếc nôi lịch sử của đức tin; Thánh Phêrô thấy không nhất thiết phải ở lại đó mới thể hiện lòng trung thành với Thầy mình. Chúa Kitô ở đâu, Giáo Hội ở đó; Chúa Kitô ở trong Giáo Hội và Chúa Giêsu Thánh Thể ở khắp mọi nơi. Bởi thế, chúng ta đến nhà thờ vì Chúa sẽ ‘là Chúa hơn’ trong không gian linh thánh ấy; trải nghiệm một Thiên Chúa đích thực, chúng ta trải nghiệm con người thực của mình, nghĩa là, chúng ta sẽ là ‘chúng ta hơn’ khi Chúa là ‘Thiên Chúa hơn’. Trong nhà thờ, Chúa Giêsu được bảo vệ khỏi sự hiểu sai; Ngài được bao quanh và bảo vệ bởi các thánh, các linh mục, các bí tích, thánh nhạc, nghệ thuật và sự thờ phượng. Trong nhà thờ, Chúa mặc cẩm bào, trang thiết bị và mão giáp; Ngài không thể bị hiểu lầm. Vì vậy, lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta đi tìm Chúa Giêsu ở đó, hiến thân cho Ngài ở đó; và cũng ở đó, đón nhận Ngài qua Mình Máu Thánh Ngài.
Charles Swindoll nhận định, “Sự bận rộn ức hiếp các mối tương quan. Nó thay thế sự điên cuồng nông cạn cho một tình bạn sâu sắc; nó nuôi sống cái tôi nhưng lại bỏ đói con người bên trong; nó lấp đầy lịch nhưng phá vỡ một gia đình; nó vun trồng một chương trình vốn cày xới các ưu tiên. Nhiều nhà thờ tự hào về chương trình dày đặc của mình, ‘Một điều gì đó mỗi tối trong tuần cho mọi người’. Xấu hổ làm sao! Việc tập hợp với mục đích tốt có thể tạo bầu khí mà nó được thiết kế ‘để hạn chế’; hạn chế việc yêu mến và ước ao gặp gỡ Đấng ngự trong nhà thờ, Đấng ngự trong lòng người đến nhà thờ và cả trong lòng những người ở ngoài nhà thờ”.
Anh Chị em,
Swindoll thật có lý, Chúa Giêsu Thánh Thể đang đợi chúng ta. Lễ ‘Chúa vào nhà thờ’ nhắc chúng ta rằng, Chúa Giêsu đang ở đó, ước ao chúng ta tiếp nhận chính Ngài. Từ đó, ra khỏi nhà thờ, chúng ta tiếp tục đón Ngài, yêu mến Ngài trong anh chị em. ‘Chúa vào nhà thờ’ còn nói rằng, chúng ta là ‘Đền Thờ sống động và di động’ của Ngài. Mỗi ngày, Ngài đến trong chúng ta để chúng ta ngày càng ‘Thiên Chúa hơn’; qua chúng ta, Ngài sẽ ở giữa dân Ngài, Ngài gặp gỡ dân Ngài và qua chúng ta, Giêsu, “Ánh Rạng Ngời Chân lý” đang soi tỏ trần gian, xua tan bóng tối.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, ‘Chúa vào nhà thờ’ ngày còn đỏ ỏng, con được mẹ ẵm đến đó từ thuở mới sinh, đúng với thư Do Thái hôm nay, “Người phải nên giống anh em mình mọi đàng”. Trong mọi đấng bậc, xin giúp con tận hiến cho Chúa mỗi ngày như Chúa đã hiến mình cho Thiên Chúa Cha”, Amen.
(Tgp. Huế)