Đức Thánh Cha chia sẻ: 'Giáo dục là một tác động của hy vọng'
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp video yểm trợ cho một dự án được gọi là “Sứ mệnh 4.7 và Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục”.
(Tin Vatican)
“Giáo dục luôn là một tác động của hy vọng, mở ra từ hiện tại tới tương lai,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong lời kêu gọi mở đầu của đoạn video thông điệp của ngài gửi cho Đại Hội nghị Giới trẻ Vatican, những người đang thực hiện chương trình của “Sứ Mệnh 4.7 và Hiệp Ước toàn cầu” về giáo dục.
Sứ Mệnh 4.7
Sứ mệnh 4.7 (lấy tên từ Mục tiêu 4.7 của SDG, tập chú vào kiến thức và giáo dục) qui tụ các nhà lãnh đạo từ chính phủ, đại học, xã hội dân sự và doanh nghiệp để đẩy nhanh việc thúc đẩy Giáo dục nhằm phát triển lâu bền cho toàn thế giới và nêu bật tầm quan trọng của giáo dục nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).
Đại Hội Giới trẻ Vatican thường niên, diễn ra vào ngày 16-17 tháng 12 dưới hình thức trực tuyến được tổ chức tại Trung tâm Giáo hoàng Pio IV, Đại hội này tập chú vào nhu cầu có một loại hình giáo dục mới, “một nền giáo dục vượt lên trên toàn cầu hóa hiện nay trước sự thờ ơ và văn hóa xa thải."
Hậu quả của đại dịch đối với nền giáo dục
Năm 2020 là một năm nhiều thương đau bất thường do bệnh dịch Covid-19 gây ra - làm cô lập và hủy hoại, gây đau khổ về tinh thần và cướp đi nhiều sinh mạng con người - trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha cho biết đại dịch cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng giáo dục chưa từng có.
ĐTC nói: “Hơn một tỷ trẻ em đã phải đối diện với sự gián đoạn trong việc học hành. Hàng trăm triệu trẻ em đã bị thụt lùi không có các cơ hội phát triển xã hội và tri thức. Và ở nhiều nơi, còn bị khủng hoảng về sinh học, tâm lý và kinh tế một cách trầm trọng hơn cả các cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội nữa!”
Đức Thánh Cha cám ơn các tham dự viên đã cùng nhau đề ra những hoạt động chống lại “hận thù, gây hấn, gây chia rẽ và thiếu cảm thông”, những hành động cụ thể để vượt qua nhờ “những chương trình giáo dục dựa trên công bằng xã hội và tình yêu thương hỗ tương”: Một Hiệp ước Toàn cầu mới về Giáo dục đã được đề ra vào tháng 10.
Trên tất cả, ĐTC cho hay, “Cha cảm ơn các bạn đã đến với nhau trong những ngày này để cùng gom sức nhóm lên hy vọng và đề ra các kế hoạch chung nhằm xây dựng một nền giáo dục mới phát triển 'tính siêu việt của con người, một sự triển nở con người toàn diện và bền vững, đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta qua các cuộc trao đổi vì hòa bình và mở ra những chân trời hướng tới Thiên Chúa.”
Vai trò và trách nhiệm của LHQ
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng vai trò và sự đóng góp của Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất để các chính phủ và xã hội dân sự trên thế giới đoàn kết lại với nhau trong hy vọng và xây dựng một nền giáo dục mới.
ĐTC trích dẫn thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI gửi Liên Hiệp Quốc, năm 1965, trong đó Ngài đánh giá rất cao về LHQ như sau: “Thưa quý vị, quý vị đã hoàn thành và đang trong quá trình hoàn tất một công việc vĩ đại: quý vị đang loan truyền hòa bình cho mọi người. Liên Hợp Quốc là trường học tuyệt vời, nơi cống hiến cho mọi người một nền giáo dục quí giá."
ĐTC cũng nhắc nhớ lại bản Hiến pháp được UNESCO thông qua năm 1945, lúc cuộc chiến thế giới thứ hai vừa kết thúc. Trong phần Mở đầu, Hiến pháp thừa nhận rằng “kể từ khi chiến tranh bùng nổ, trong tâm thức con người, cũng như trong tâm trí con người, một xác tín bảo vệ hòa bình phải được xây dựng”. Và ĐTC tiếp tục, cách đây bảy mươi lăm năm, những người sáng lập UNESCO đã kêu gọi phải cung cấp những "cơ hội giáo dục đầy đủ và bình đẳng cho tất cả mọi người, trong khi theo đuổi công lý và kiến tạo tự do lý tưởng và khoa học... để mọi người có thể hiểu biết nhau nhiều hơn và có được những kiến thức chân thành hơn và hoàn hảo hơn về cuộc sống của nhau. "
Trong thời đại của chúng ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, khi hiệp ước về giáo dục toàn cầu được bùng nổ, “Tôi vui mừng được biết nhiều chính phủ đã cam kết áp dụng những ý tưởng này vào cuộc sống thực tế bằng cách thông qua những chương trình nghị nhắm hoàn thành vào năm 2030, hầu Phát triển Bền vững theo chương trình và kế hoạch của Liên hiệp quốc, cùng với Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục.”
ĐTC cũng nhấn nhấn mạnh tới trọng tâm của giáo dục, là nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), là công nhận một nền giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người, đó là nền tảng cần thiết để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta và nuôi dưỡng tình huynh đệ nhân loại.
'Đừng quên người già'
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách bày tỏ sự ủng hộ sự hợp tác giữa Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục và Sứ mệnh 4.7, nên ĐTC mời gọi tất cả hãy cùng nhau làm việc “vì nền văn minh tình yêu, nét đẹp và sự thống nhất.” ĐTC nói: “Đừng quên những người già cả và lớn tuổi, họ là những chứng nhân mang đầy những giá trị nhân văn quan trọng của xã hội chúng ta…”
Đức Thánh Cha Phanxicô gửi một thông điệp video yểm trợ cho một dự án được gọi là “Sứ mệnh 4.7 và Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục”.
(Tin Vatican)
“Giáo dục luôn là một tác động của hy vọng, mở ra từ hiện tại tới tương lai,” Đức Thánh Cha Phanxicô nói trong lời kêu gọi mở đầu của đoạn video thông điệp của ngài gửi cho Đại Hội nghị Giới trẻ Vatican, những người đang thực hiện chương trình của “Sứ Mệnh 4.7 và Hiệp Ước toàn cầu” về giáo dục.
Sứ Mệnh 4.7
Sứ mệnh 4.7 (lấy tên từ Mục tiêu 4.7 của SDG, tập chú vào kiến thức và giáo dục) qui tụ các nhà lãnh đạo từ chính phủ, đại học, xã hội dân sự và doanh nghiệp để đẩy nhanh việc thúc đẩy Giáo dục nhằm phát triển lâu bền cho toàn thế giới và nêu bật tầm quan trọng của giáo dục nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs).
Đại Hội Giới trẻ Vatican thường niên, diễn ra vào ngày 16-17 tháng 12 dưới hình thức trực tuyến được tổ chức tại Trung tâm Giáo hoàng Pio IV, Đại hội này tập chú vào nhu cầu có một loại hình giáo dục mới, “một nền giáo dục vượt lên trên toàn cầu hóa hiện nay trước sự thờ ơ và văn hóa xa thải."
Hậu quả của đại dịch đối với nền giáo dục
Năm 2020 là một năm nhiều thương đau bất thường do bệnh dịch Covid-19 gây ra - làm cô lập và hủy hoại, gây đau khổ về tinh thần và cướp đi nhiều sinh mạng con người - trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha cho biết đại dịch cũng đã gây ra một cuộc khủng hoảng giáo dục chưa từng có.
ĐTC nói: “Hơn một tỷ trẻ em đã phải đối diện với sự gián đoạn trong việc học hành. Hàng trăm triệu trẻ em đã bị thụt lùi không có các cơ hội phát triển xã hội và tri thức. Và ở nhiều nơi, còn bị khủng hoảng về sinh học, tâm lý và kinh tế một cách trầm trọng hơn cả các cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội nữa!”
Đức Thánh Cha cám ơn các tham dự viên đã cùng nhau đề ra những hoạt động chống lại “hận thù, gây hấn, gây chia rẽ và thiếu cảm thông”, những hành động cụ thể để vượt qua nhờ “những chương trình giáo dục dựa trên công bằng xã hội và tình yêu thương hỗ tương”: Một Hiệp ước Toàn cầu mới về Giáo dục đã được đề ra vào tháng 10.
Trên tất cả, ĐTC cho hay, “Cha cảm ơn các bạn đã đến với nhau trong những ngày này để cùng gom sức nhóm lên hy vọng và đề ra các kế hoạch chung nhằm xây dựng một nền giáo dục mới phát triển 'tính siêu việt của con người, một sự triển nở con người toàn diện và bền vững, đối thoại giữa các nền văn hóa và tôn giáo, bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta qua các cuộc trao đổi vì hòa bình và mở ra những chân trời hướng tới Thiên Chúa.”
Vai trò và trách nhiệm của LHQ
Đức Thánh Cha Phanxicô cũng lưu ý rằng vai trò và sự đóng góp của Liên Hợp Quốc là cơ quan duy nhất để các chính phủ và xã hội dân sự trên thế giới đoàn kết lại với nhau trong hy vọng và xây dựng một nền giáo dục mới.
ĐTC trích dẫn thông điệp của Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI gửi Liên Hiệp Quốc, năm 1965, trong đó Ngài đánh giá rất cao về LHQ như sau: “Thưa quý vị, quý vị đã hoàn thành và đang trong quá trình hoàn tất một công việc vĩ đại: quý vị đang loan truyền hòa bình cho mọi người. Liên Hợp Quốc là trường học tuyệt vời, nơi cống hiến cho mọi người một nền giáo dục quí giá."
ĐTC cũng nhắc nhớ lại bản Hiến pháp được UNESCO thông qua năm 1945, lúc cuộc chiến thế giới thứ hai vừa kết thúc. Trong phần Mở đầu, Hiến pháp thừa nhận rằng “kể từ khi chiến tranh bùng nổ, trong tâm thức con người, cũng như trong tâm trí con người, một xác tín bảo vệ hòa bình phải được xây dựng”. Và ĐTC tiếp tục, cách đây bảy mươi lăm năm, những người sáng lập UNESCO đã kêu gọi phải cung cấp những "cơ hội giáo dục đầy đủ và bình đẳng cho tất cả mọi người, trong khi theo đuổi công lý và kiến tạo tự do lý tưởng và khoa học... để mọi người có thể hiểu biết nhau nhiều hơn và có được những kiến thức chân thành hơn và hoàn hảo hơn về cuộc sống của nhau. "
Trong thời đại của chúng ta, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, khi hiệp ước về giáo dục toàn cầu được bùng nổ, “Tôi vui mừng được biết nhiều chính phủ đã cam kết áp dụng những ý tưởng này vào cuộc sống thực tế bằng cách thông qua những chương trình nghị nhắm hoàn thành vào năm 2030, hầu Phát triển Bền vững theo chương trình và kế hoạch của Liên hiệp quốc, cùng với Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục.”
ĐTC cũng nhấn nhấn mạnh tới trọng tâm của giáo dục, là nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), là công nhận một nền giáo dục có chất lượng cho tất cả mọi người, đó là nền tảng cần thiết để bảo vệ ngôi nhà chung của chúng ta và nuôi dưỡng tình huynh đệ nhân loại.
'Đừng quên người già'
Đức Thánh Cha kết luận bằng cách bày tỏ sự ủng hộ sự hợp tác giữa Hiệp ước Toàn cầu về Giáo dục và Sứ mệnh 4.7, nên ĐTC mời gọi tất cả hãy cùng nhau làm việc “vì nền văn minh tình yêu, nét đẹp và sự thống nhất.” ĐTC nói: “Đừng quên những người già cả và lớn tuổi, họ là những chứng nhân mang đầy những giá trị nhân văn quan trọng của xã hội chúng ta…”