1. 1,700 giáo sư đã ký kháng thư bảo vệ danh tiếng Thánh Gioan Phaolô II
Gần 2,000 giáo sư đã ký kháng thư bảo vệ danh tiếng Thánh Gioan Phaolô II sau những chỉ trích bùng lên sau báo cáo McCarrick.
Trong một tuyên bố vào ngày 7 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã chua chát nhận xét rằng:
“Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta lại đang phải chứng kiến những vụ tấn công chưa từng có vào bản thân ngài.”
Tuy nhiên, cũng “chưa từng có” là lời kêu gọi đã được ký kết bởi 1,700 giáo sư làm việc tại các trường đại học Ba Lan và các viện nghiên cứu. Những người ký kết bao gồm cả Hanna Suchocka, nữ thủ tướng đầu tiên của Ba Lan, cựu ngoại trưởng Adam Daniel Rotfeld, các nhà vật lý Andrzej Staruszkiewicz và Krzysztof Meissner, và đạo diễn phim Krzysztof Zanussi.
“Một danh sách dài đầy ấn tượng về những công lao và thành tích của Đức Gioan Phaolô II đang bị thách thức và xóa bỏ ngày nay,” các giáo sư nói trong kháng cáo.
“Đối với những người trẻ, những người được sinh ra sau khi ngài qua đời, hình ảnh bị biến dạng, giả dối và bị xem thường của vị Giáo hoàng có thể trở thành hình ảnh duy nhất mà họ biết.”
“Chúng tôi kêu gọi tất cả những người thiện chí hãy tỉnh táo lại. Đức Gioan Phaolô II, giống như mọi người khác, xứng đáng được nói đến một cách trung thực. Khi phỉ báng và phủ nhận Đức Gioan Phaolô II, chúng ta gây tổn hại lớn cho chính chúng ta, chứ không phải cho ngài.”
Các giáo sư cho biết họ đang phản ứng trước những cáo buộc chống lại Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là mục tử toàn thể Hội Thánh từ năm 1978 đến 2005, sau khi Tòa Thánh công bố một báo cáo vào tháng trước về cựu Hồng Y Theodore McCarrick, là người đã bị cho huyền chức. Vị Giáo Hoàng Ba Lan bị chỉ trích vì đã bổ nhiệm McCarrick làm tổng giám mục Washington vào năm 2000 và phong ông ta trở thành Hồng Y một năm sau đó.
Các giáo sư cho biết: “Trong vài ngày gần đây, chúng ta đã chứng kiến một làn sóng cáo buộc chống lại Đức Gioan Phaolô II. Ngài bị cáo buộc che đậy các hành vi ấu dâm trong các linh mục Công Giáo và có những lời kêu gọi dỡ bỏ các đài tưởng niệm công khai của ngài. Những hành vi này nhằm biến hình ảnh của một người đáng được kính trọng nhất thành một kẻ đã đồng lõa với những tội ác ghê tởm.”
“Một lý do để đưa ra những yêu cầu cấp tiến là do Tòa Thánh công bố ‘Phúc trình về Nhận thức Thể chế và Việc ra Quyết định của Tòa Thánh liên quan đến Cựu Hồng Y Theodore Edgar McCarrick’. Tuy nhiên, việc phân tích kỹ bản báo cáo không chỉ ra bất kỳ sự kiện nào có thể tạo thành cơ sở để biện minh cho những cáo buộc nói trên đối với Đức Gioan Phaolô II.”
Các giáo sư nói tiếp: “Có một khoảng cách rất lớn giữa việc thăng chức cho một trong những kẻ có hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và việc đưa ra các quyết định nhân sự sai lầm do không đủ kiến thức hoặc do nhận được các thông tin hoàn toàn sai lệch.”
“Nhân vật Theodore McCarrick được đề cập đến được nhiều người lỗi lạc, bao gồm cả các tổng thống Hoa Kỳ, tin tưởng. Ông ta lại có khiếu che giấu kỹ lưỡng mặt trái tội lỗi đen tối trong cuộc đời mình”.
“Tất cả những điều này dẫn chúng tôi đến lập luận rằng những lời vu khống và các cuộc tấn công không có nguồn gốc rõ ràng nhắm vào ký ức về Đức Gioan Phaolô II đang được thúc đẩy bởi một lý thuyết đầy định kiến, là điều đã làm chúng tôi đau buồn và lo lắng sâu sắc”.
Các giáo sư thừa nhận tầm quan trọng của việc điều tra cẩn thận cuộc đời của các nhân vật lịch sử quan trọng. Nhưng họ kêu gọi một “suy tư cân bằng và các phân tích trung thực”, thay vì những chỉ trích “cảm tính” hoặc “có động cơ ý thức hệ”.
Họ nhấn mạnh rằng Thánh Gioan Phaolô II đã có một “ảnh hưởng tích cực đến lịch sử thế giới”. Trích dẫn vai trò của ngài trong việc làm sụp đổ khối Cộng sản, bảo vệ sự thánh thiện của cuộc sống, và những “quyết định mang tính đột phá” của ngài như chuyến thăm năm 1986 tới một giáo đường Do Thái ở Rôma, hội nghị thượng đỉnh liên tôn tại Assisi cùng năm đó, và lời kêu gọi của ngài, vào năm 2000, xin tha thứ cho các tội lỗi đã phạm nhân danh Giáo hội.
Các giáo sư viết tiếp: “Một cử chỉ quan trọng khác, đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi, là việc phục hồi danh dự cho Galileo, là điều mà Đức Giáo Hoàng đã trông đợi rất sớm từ năm 1979 trong một lễ tưởng niệm trọng thể về Albert Einstein nhân một trăm năm ngày sinh của ông”.
“Việc phục hồi này, được thực hiện theo yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II bởi Học viện Khoa học của Tòa Thánh 13 năm sau đó, là một sự công nhận mang tính biểu tượng về quyền tự chủ và tầm quan trọng của các nghiên cứu khoa học”.
Lời kêu gọi của các giáo sư đã diễn ra sau một sự can thiệp vào đầu tháng này của Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan. Trong một tuyên bố ngày 7 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Gądecki phàn nàn về điều mà ngài gọi là “ các cuộc tấn công chưa từng có” nhắm vào Thánh Gioan Phaolô II. Ngài nhấn mạnh rằng đối với vị Giáo Hoàng Ba Lan “ưu tiên cao nhất” là chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và bảo vệ thanh thiếu niên.
Hồi tháng 11 vừa qua, hiệu trưởng trường Đại học Công Giáo John Paul II ở Lublin cũng nói rằng những lời chỉ trích chống lại Đức Gioan Phaolô II là không có cơ sở thực tế, và than thở về “những lời buộc tội đầy ngụy biện, vô lý và vu khống nhắm vào vị thánh quan thầy của chúng ta gần đây”.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của trường đại học ở miền đông Ba Lan nhận xét: “Các luận điểm chủ quan được một số giới đưa ra không được chứng minh bằng các sự kiện và kết quả khách quan - như những gì đã được trình bày trong báo cáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về Theodore. McCarrick”.
Trong lời kêu gọi của mình, 1,700 giáo sư lập luận rằng, nếu việc phủ nhận Đức Gioan Phaolô II không bị phản đối, thì một bức tranh “sai lầm sâu xa” về lịch sử Ba Lan sẽ được hình thành trong tâm trí của những người Ba Lan trẻ tuổi.
Họ nói rằng hậu quả nghiêm trọng nhất của việc này sẽ là “niềm tin của thế hệ sau rằng không có lý do gì để duy trì một cộng đồng có quá khứ như vậy”.
Các nhà tổ chức sáng kiến này mô tả kháng thư này là “một sự kiện chưa từng có, một sự kiện đã tập hợp các cộng đồng học thuật lại với nhau và vượt quá sự mong đợi của chúng tôi.”
Source:Catholic News AgencySt. John Paul II: 1,700 professors respond to ‘wave of accusations’ against Polish pope
Trong một tuyên bố vào ngày 7 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã chua chát nhận xét rằng:
“Nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Thánh Gioan Phaolô II, chúng ta lại đang phải chứng kiến những vụ tấn công chưa từng có vào bản thân ngài.”
Tuy nhiên, cũng “chưa từng có” là lời kêu gọi đã được ký kết bởi 1,700 giáo sư làm việc tại các trường đại học Ba Lan và các viện nghiên cứu. Những người ký kết bao gồm cả Hanna Suchocka, nữ thủ tướng đầu tiên của Ba Lan, cựu ngoại trưởng Adam Daniel Rotfeld, các nhà vật lý Andrzej Staruszkiewicz và Krzysztof Meissner, và đạo diễn phim Krzysztof Zanussi.
“Một danh sách dài đầy ấn tượng về những công lao và thành tích của Đức Gioan Phaolô II đang bị thách thức và xóa bỏ ngày nay,” các giáo sư nói trong kháng cáo.
“Đối với những người trẻ, những người được sinh ra sau khi ngài qua đời, hình ảnh bị biến dạng, giả dối và bị xem thường của vị Giáo hoàng có thể trở thành hình ảnh duy nhất mà họ biết.”
“Chúng tôi kêu gọi tất cả những người thiện chí hãy tỉnh táo lại. Đức Gioan Phaolô II, giống như mọi người khác, xứng đáng được nói đến một cách trung thực. Khi phỉ báng và phủ nhận Đức Gioan Phaolô II, chúng ta gây tổn hại lớn cho chính chúng ta, chứ không phải cho ngài.”
Các giáo sư cho biết họ đang phản ứng trước những cáo buộc chống lại Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là mục tử toàn thể Hội Thánh từ năm 1978 đến 2005, sau khi Tòa Thánh công bố một báo cáo vào tháng trước về cựu Hồng Y Theodore McCarrick, là người đã bị cho huyền chức. Vị Giáo Hoàng Ba Lan bị chỉ trích vì đã bổ nhiệm McCarrick làm tổng giám mục Washington vào năm 2000 và phong ông ta trở thành Hồng Y một năm sau đó.
Các giáo sư cho biết: “Trong vài ngày gần đây, chúng ta đã chứng kiến một làn sóng cáo buộc chống lại Đức Gioan Phaolô II. Ngài bị cáo buộc che đậy các hành vi ấu dâm trong các linh mục Công Giáo và có những lời kêu gọi dỡ bỏ các đài tưởng niệm công khai của ngài. Những hành vi này nhằm biến hình ảnh của một người đáng được kính trọng nhất thành một kẻ đã đồng lõa với những tội ác ghê tởm.”
“Một lý do để đưa ra những yêu cầu cấp tiến là do Tòa Thánh công bố ‘Phúc trình về Nhận thức Thể chế và Việc ra Quyết định của Tòa Thánh liên quan đến Cựu Hồng Y Theodore Edgar McCarrick’. Tuy nhiên, việc phân tích kỹ bản báo cáo không chỉ ra bất kỳ sự kiện nào có thể tạo thành cơ sở để biện minh cho những cáo buộc nói trên đối với Đức Gioan Phaolô II.”
Các giáo sư nói tiếp: “Có một khoảng cách rất lớn giữa việc thăng chức cho một trong những kẻ có hành vi phạm tội nghiêm trọng nhất và việc đưa ra các quyết định nhân sự sai lầm do không đủ kiến thức hoặc do nhận được các thông tin hoàn toàn sai lệch.”
“Nhân vật Theodore McCarrick được đề cập đến được nhiều người lỗi lạc, bao gồm cả các tổng thống Hoa Kỳ, tin tưởng. Ông ta lại có khiếu che giấu kỹ lưỡng mặt trái tội lỗi đen tối trong cuộc đời mình”.
“Tất cả những điều này dẫn chúng tôi đến lập luận rằng những lời vu khống và các cuộc tấn công không có nguồn gốc rõ ràng nhắm vào ký ức về Đức Gioan Phaolô II đang được thúc đẩy bởi một lý thuyết đầy định kiến, là điều đã làm chúng tôi đau buồn và lo lắng sâu sắc”.
Các giáo sư thừa nhận tầm quan trọng của việc điều tra cẩn thận cuộc đời của các nhân vật lịch sử quan trọng. Nhưng họ kêu gọi một “suy tư cân bằng và các phân tích trung thực”, thay vì những chỉ trích “cảm tính” hoặc “có động cơ ý thức hệ”.
Họ nhấn mạnh rằng Thánh Gioan Phaolô II đã có một “ảnh hưởng tích cực đến lịch sử thế giới”. Trích dẫn vai trò của ngài trong việc làm sụp đổ khối Cộng sản, bảo vệ sự thánh thiện của cuộc sống, và những “quyết định mang tính đột phá” của ngài như chuyến thăm năm 1986 tới một giáo đường Do Thái ở Rôma, hội nghị thượng đỉnh liên tôn tại Assisi cùng năm đó, và lời kêu gọi của ngài, vào năm 2000, xin tha thứ cho các tội lỗi đã phạm nhân danh Giáo hội.
Các giáo sư viết tiếp: “Một cử chỉ quan trọng khác, đặc biệt quan trọng đối với chúng tôi, là việc phục hồi danh dự cho Galileo, là điều mà Đức Giáo Hoàng đã trông đợi rất sớm từ năm 1979 trong một lễ tưởng niệm trọng thể về Albert Einstein nhân một trăm năm ngày sinh của ông”.
“Việc phục hồi này, được thực hiện theo yêu cầu của Đức Gioan Phaolô II bởi Học viện Khoa học của Tòa Thánh 13 năm sau đó, là một sự công nhận mang tính biểu tượng về quyền tự chủ và tầm quan trọng của các nghiên cứu khoa học”.
Lời kêu gọi của các giáo sư đã diễn ra sau một sự can thiệp vào đầu tháng này của Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan. Trong một tuyên bố ngày 7 tháng 12, Đức Tổng Giám Mục Gądecki phàn nàn về điều mà ngài gọi là “ các cuộc tấn công chưa từng có” nhắm vào Thánh Gioan Phaolô II. Ngài nhấn mạnh rằng đối với vị Giáo Hoàng Ba Lan “ưu tiên cao nhất” là chống lại tội lỗi lạm dụng tính dục của hàng giáo sĩ và bảo vệ thanh thiếu niên.
Hồi tháng 11 vừa qua, hiệu trưởng trường Đại học Công Giáo John Paul II ở Lublin cũng nói rằng những lời chỉ trích chống lại Đức Gioan Phaolô II là không có cơ sở thực tế, và than thở về “những lời buộc tội đầy ngụy biện, vô lý và vu khống nhắm vào vị thánh quan thầy của chúng ta gần đây”.
Hiệu trưởng và phó hiệu trưởng của trường đại học ở miền đông Ba Lan nhận xét: “Các luận điểm chủ quan được một số giới đưa ra không được chứng minh bằng các sự kiện và kết quả khách quan - như những gì đã được trình bày trong báo cáo của Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh về Theodore. McCarrick”.
Trong lời kêu gọi của mình, 1,700 giáo sư lập luận rằng, nếu việc phủ nhận Đức Gioan Phaolô II không bị phản đối, thì một bức tranh “sai lầm sâu xa” về lịch sử Ba Lan sẽ được hình thành trong tâm trí của những người Ba Lan trẻ tuổi.
Họ nói rằng hậu quả nghiêm trọng nhất của việc này sẽ là “niềm tin của thế hệ sau rằng không có lý do gì để duy trì một cộng đồng có quá khứ như vậy”.
Các nhà tổ chức sáng kiến này mô tả kháng thư này là “một sự kiện chưa từng có, một sự kiện đã tập hợp các cộng đồng học thuật lại với nhau và vượt quá sự mong đợi của chúng tôi.”
Source:Catholic News Agency
2. Nhà hoạt động Công Giáo vì dân chủ Jimmy Lai có thể bị xử tù chung thân
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, trong bản tin hôm 12 tháng 12 bày tỏ quan ngại rằng nhà hoạt động vì dân chủ Jimmy Lai có thể bị xử tù chung thân vì tội “thông đồng” với các thế lực nước ngoài, một tội danh mới theo luật an ninh quốc gia do Bắc Kinh đưa ra.
Hôm 11 tháng 12, cảnh sát đã công bố các cáo buộc chính thức, đồng thời cho biết thêm rằng người chủ sở hữu 72 tuổi của tờ Apple Daily - một tiếng nói chỉ trích giới lãnh đạo thành phố và Bắc Kinh - sẽ phải ra trước tòa vào ngày thứ Hai 14 tháng 12. Ông là người đầu tiên bị xét xử vì tội “thông đồng” với các thế lực nước ngoài, có thể phải đối mặt với bản án chung thân, theo như truyền thống “dằn mặt” của các bọn cầm quyền cộng sản.
Đối với các bạn bè và cộng tác viên của ông, chiêu thức này của chính quyền bù nhìn ở Hương Cảng và bọn cầm quyền Trung Quốc là nhằm bịt miệng Lai. Ông là công dân Hương Cảng thứ tư chính thức bị buộc tội theo các biện pháp hà khắc, được phê duyệt vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Luật mới trừng phạt các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và hợp tác với các lực lượng nước ngoài. Bắc Kinh áp đặt nó để ngăn chặn các cuộc phản đối từ phong trào dân chủ. Hơn 30 người đã bị bắt theo luật này.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 2020, luật an ninh quốc gia mới dành cho Hương Cảng đã được quốc hội Trung Quốc ban hành, thông qua Hội đồng Lập pháp Hương Cảng. Trước khi luật được ban hành, ông Lai gọi đây là “hồi chuông báo tử cho Hương Cảng” và cáo buộc rằng nó sẽ phá hủy nền pháp quyền của lãnh thổ này.
Ngày 10 tháng 8 năm 2020, ông Lai bị bắt tại nhà riêng vì cáo buộc cấu kết với lực lượng nước ngoài. Các nhân viên khác của Next Digital cũng bị bắt, và cảnh sát khám xét nhà của cả ông Lai và con trai ông. Cuối buổi sáng, khoảng 200 cảnh sát Hương Cảng đã đột kích vào văn phòng của Apple Daily ở Khu công nghiệp Tseung Kwan O, thu giữ khoảng 25 hộp tài liệu. Ngân hàng HSBC, dưới áp lực của bọn cầm quyền, đã phong tỏa tài khoản ngân hàng của anh ta.
Sau khi Lai bị bắt, giá cổ phiếu của Next Digital đã tăng cao tới 331% vài ngày sau đó. Tiền tại ngoại hầu tra được đặt ở mức 300,000 đô la Hương Cảng (khoảng 38,705 Mỹ kim). Ngày hôm sau, Apple Daily cho biết hơn 500,000 tờ báo đã được in ra, gấp 5 lần con số thông thường. Trên trang nhất của Apple Daily là hình ảnh ông Lai bị còng tay với dòng tiêu đề: “Apple Daily phải tiếp tục chiến đấu”.
Văn phòng các vấn đề về Hương Cảng và Macao, một cơ quan của Trung Quốc đại lục, hoan nghênh vụ bắt giữ và kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc Lai. Hiệp hội Nhà báo Hương Cảng mô tả cuộc đột kích là “khủng khiếp” và chưa từng có ở Hương Cảng. Đảng Dân chủ cáo buộc nhà cầm quyền bù nhìn của Hương Cảng đang cố tạo ra một nỗi khiếp sợ trong ngành truyền thông Hương Cảng. Trên báo chí Hương Cảng, cựu thống đốc Chris Patten gọi các sự kiện này là “cuộc tấn công quá đáng nhất từ trước đến nay”. Người đứng đầu khoa báo chí Đại học Hương Cảng gọi cuộc đột kích là một “cuộc tấn công cực đoan, đáng xấu hổ đối với tự do báo chí”.
Các nhân vật ủng hộ dân chủ khác cũng bị bắt vì các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia cùng ngày, bao gồm Agnes Chow, Wilson Li, Andy Li, và ít nhất bốn người khác.
Vào ngày 2 tháng 12, Lai đã đến trình diện với đồn cảnh sát theo một điều kiện khi được tại ngoại hầu tra sau khi bị bắt vào tháng 8 nhưng ngay lập tức anh bị cảnh sát bắt giữ vì tội lừa đảo. Trong vòng 48 giờ tiếp theo, tòa án đã từ chối mọi đơn xin tại ngoại và cho biết ông Lai bị giam cho đến tháng 4 năm 2021 vì bị “cáo buộc đã vi phạm các điều khoản thuê mướn địa ốc liên quan đến văn phòng Next Digital”.
Vào ngày 11 tháng 12, ông Lai trở thành nhân vật cấp cao đầu tiên bị buộc tội theo luật an ninh quốc gia mới với cáo buộc âm mưu và cấu kết với các lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Các công tố viên đã đưa ra cáo buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài với lý do là ông Lai đã trả lời các cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông nước ngoài. Ông cũng kêu gọi các chính phủ nước ngoài trừng phạt chính quyền bù nhìn Hương Cảng vì những hành động chống lại mặt trận dân chủ.
Source:Asia NewsJimmy Lai faces life imprisonment: he will be tried for 'collusion' with foreign forces
Hôm 11 tháng 12, cảnh sát đã công bố các cáo buộc chính thức, đồng thời cho biết thêm rằng người chủ sở hữu 72 tuổi của tờ Apple Daily - một tiếng nói chỉ trích giới lãnh đạo thành phố và Bắc Kinh - sẽ phải ra trước tòa vào ngày thứ Hai 14 tháng 12. Ông là người đầu tiên bị xét xử vì tội “thông đồng” với các thế lực nước ngoài, có thể phải đối mặt với bản án chung thân, theo như truyền thống “dằn mặt” của các bọn cầm quyền cộng sản.
Đối với các bạn bè và cộng tác viên của ông, chiêu thức này của chính quyền bù nhìn ở Hương Cảng và bọn cầm quyền Trung Quốc là nhằm bịt miệng Lai. Ông là công dân Hương Cảng thứ tư chính thức bị buộc tội theo các biện pháp hà khắc, được phê duyệt vào ngày 30 tháng 6 vừa qua. Luật mới trừng phạt các tội ly khai, lật đổ, khủng bố và hợp tác với các lực lượng nước ngoài. Bắc Kinh áp đặt nó để ngăn chặn các cuộc phản đối từ phong trào dân chủ. Hơn 30 người đã bị bắt theo luật này.
Vào ngày 30 tháng 6 năm 2020, luật an ninh quốc gia mới dành cho Hương Cảng đã được quốc hội Trung Quốc ban hành, thông qua Hội đồng Lập pháp Hương Cảng. Trước khi luật được ban hành, ông Lai gọi đây là “hồi chuông báo tử cho Hương Cảng” và cáo buộc rằng nó sẽ phá hủy nền pháp quyền của lãnh thổ này.
Ngày 10 tháng 8 năm 2020, ông Lai bị bắt tại nhà riêng vì cáo buộc cấu kết với lực lượng nước ngoài. Các nhân viên khác của Next Digital cũng bị bắt, và cảnh sát khám xét nhà của cả ông Lai và con trai ông. Cuối buổi sáng, khoảng 200 cảnh sát Hương Cảng đã đột kích vào văn phòng của Apple Daily ở Khu công nghiệp Tseung Kwan O, thu giữ khoảng 25 hộp tài liệu. Ngân hàng HSBC, dưới áp lực của bọn cầm quyền, đã phong tỏa tài khoản ngân hàng của anh ta.
Sau khi Lai bị bắt, giá cổ phiếu của Next Digital đã tăng cao tới 331% vài ngày sau đó. Tiền tại ngoại hầu tra được đặt ở mức 300,000 đô la Hương Cảng (khoảng 38,705 Mỹ kim). Ngày hôm sau, Apple Daily cho biết hơn 500,000 tờ báo đã được in ra, gấp 5 lần con số thông thường. Trên trang nhất của Apple Daily là hình ảnh ông Lai bị còng tay với dòng tiêu đề: “Apple Daily phải tiếp tục chiến đấu”.
Văn phòng các vấn đề về Hương Cảng và Macao, một cơ quan của Trung Quốc đại lục, hoan nghênh vụ bắt giữ và kêu gọi trừng phạt nghiêm khắc Lai. Hiệp hội Nhà báo Hương Cảng mô tả cuộc đột kích là “khủng khiếp” và chưa từng có ở Hương Cảng. Đảng Dân chủ cáo buộc nhà cầm quyền bù nhìn của Hương Cảng đang cố tạo ra một nỗi khiếp sợ trong ngành truyền thông Hương Cảng. Trên báo chí Hương Cảng, cựu thống đốc Chris Patten gọi các sự kiện này là “cuộc tấn công quá đáng nhất từ trước đến nay”. Người đứng đầu khoa báo chí Đại học Hương Cảng gọi cuộc đột kích là một “cuộc tấn công cực đoan, đáng xấu hổ đối với tự do báo chí”.
Các nhân vật ủng hộ dân chủ khác cũng bị bắt vì các tội danh liên quan đến an ninh quốc gia cùng ngày, bao gồm Agnes Chow, Wilson Li, Andy Li, và ít nhất bốn người khác.
Vào ngày 2 tháng 12, Lai đã đến trình diện với đồn cảnh sát theo một điều kiện khi được tại ngoại hầu tra sau khi bị bắt vào tháng 8 nhưng ngay lập tức anh bị cảnh sát bắt giữ vì tội lừa đảo. Trong vòng 48 giờ tiếp theo, tòa án đã từ chối mọi đơn xin tại ngoại và cho biết ông Lai bị giam cho đến tháng 4 năm 2021 vì bị “cáo buộc đã vi phạm các điều khoản thuê mướn địa ốc liên quan đến văn phòng Next Digital”.
Vào ngày 11 tháng 12, ông Lai trở thành nhân vật cấp cao đầu tiên bị buộc tội theo luật an ninh quốc gia mới với cáo buộc âm mưu và cấu kết với các lực lượng nước ngoài gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Các công tố viên đã đưa ra cáo buộc tội thông đồng với các lực lượng nước ngoài với lý do là ông Lai đã trả lời các cuộc phỏng vấn với các phương tiện truyền thông nước ngoài. Ông cũng kêu gọi các chính phủ nước ngoài trừng phạt chính quyền bù nhìn Hương Cảng vì những hành động chống lại mặt trận dân chủ.
Source:Asia News