Tiệc cưới là thời gian đặc biệt. Đặc biệt vì đây là ngày đầu một gia đình được thành lập. Quan trọng hơn nữa là ngày này bắt đầu có những thay đổi lớn trong đời của đôi hôn nhân. Thay đổi đầu tiên là giã từ cuộc sống độc thân. Kế đến là nhận thêm họ hàng, thân thuộc hai bên. Đang từ kẻ xa lạ nay trở thành con, dâu, rể trong gia đình. Thay đổi kế tiếp là trở thành anh chị em trong đại gia đình mới, nhận thêm bà con họ hàng mới. Tóm lại thay đổi chính là từ người xa lạ thành người thân trong gia đình, với những liên hệ tình cảm mới. Đức Kitô dùng hình ảnh tiệc cưới trần gian diễn tả, giúp Kitô hữu hiểu biết thêm về những thay đổi tâm linh trong nước trời. Liên hệ Tâm linh khởi đầu bằng bí tích Thanh Tẩy. Qua bí tích Thanh Tẩy chúng ta trở thành con cái Chúa, là thành viên trong Giáo Hội Chúa, thành anh chị em trong đại gia đình Kitô hữu. Những thay đổi này bắt đầu nơi trần gian và hoàn thành, viên mãn nơi Thiên Quốc. Thánh Phaolô trong thư thứ nhất gởi tín hữu Thesaonica 4,13-18 viết: 'Về những ai đã an giấc ngàn thu, tôi không muốn để anh em không hay biết, hầu anh em khỏi buồn phiên như những người khác, là những người không có niềm hy vọng...Dức Jêsu đã chết và đã sống lại... những người đã an giấc trong Đức Jêsu, cũng sẽ được Thiên Chúa đưa về cùng Đức Jêsu... chúng ta sẽ được ở cùng Chúa mãi mãi'.

Dụ ngôn tiệc cưới nói về mười trinh nữ, năm khôn ngoan và năm khờ dại. Vì chàng rể đến chậm hơn theo chương trình nên tất cả đều mỏi mệt, thiếp ngủ. Ngủ không gây phiền toái gì. Phiền toái xuất hiện khi nghe loan báo chàng rể đến. Các cô khờ dại nhận biết đèn hết dầu, nên hỏi mượn dầu từ các cô khôn ngoan. Các cô từ chối và khuyên nên đi mua dầu ngoài chợ. Trong lúc các cô đi mua dầu, chàng rể đến. Có dầu rồi trở lại, tiệc cưới đã bắt đầu và cổng khoá chặt. Các cô kêu gọi nhưng không ai mở cho. Cái khờ dại đầu tiên là không chuẩn bị mang thêm dầu. Từ đây phát sinh ra nhiều cái dại khác. Thứ nhất tính kĩ quá, chắc quá hoá lép. Cần phải trừ hao trong việc tính toán. Thứ hai, các cô hỏi mượn dầu trong đêm là một sai lầm khác. Nếu mỗi cô khờ dại xin đi chung với một cô khôn ngoan, như thế cả hai cùng đi trong ánh sáng và cùng vào dự tiệc cưới. Việc đi mua dầu khiến cho người khác hiểu lầm là dầu (vật chất) quan trọng hơn đón chàng rể (con người). Việc làm này dẫn đến giải thích là vật chất quan trọng hơn con người. Những cô khôn ngoan đặt vấn đề đón chàng rể là quan trọng nhất; những cô khờ dại coi việc mua dầu quan trọng hơn cả. Sau khi vào dự tiệc cưới thì số dầu dự trữ, thừa thãi kia có lẽ sẽ chẳng bao giờ dùng đến. Như thế việc vay dầu và trả dầu trở thành thừa thãi. Hơn nữa sau tiệc cưới người cho vay dầu phải lưu lại chờ đợi cho các cô đi mua dầu về trả là một phiền toái lớn. Rất có thể lỡ cả chuyến xe về. Từ chối xem ra có vẻ khôn ngoan hơn, ít phiền toái hơn cho vay dầu. Thứ đến, việc từ chối không cho mượn dầu có thể là do liên hệ tình cảm giữa các cô lạnh nhạt. Thiếu tình cảm dẫn đến thiếu thông cảm. Điều các cô cần là dầu thì không được, các cô nhận được điều không cần là lời khuyên. Dù là lời khuyên đến từ người khôn ngoan. Điều này cho biết không ai suốt đời khôn, và cũng không ai suốt đời khờ. Kẻ khôn cũng có lúc dại; người dại cũng có lúc khôn. Trên đường lữ hành mà có bạn đồng hành là điều may lành. Không thân thiết với bạn đồng hành là một cái dại lớn bởi bạn đồng hành là người không những cùng đi với, chia sẻ tâm tình, vui cùng hưởng, hoạn nạn cùng chịu và nguy hiểm cùng bảo vệ, hỗ trợ.

Dụ ngôn tiệc cưới nhắc nhở Kitô hữu cần chuẩn bị kĩ cho tiệc cưới nước trời, tiệc cưới vĩnh cửu. Thời gian ta tại thế không nằm trong tay ta, không biết ngày nào, giờ nào vì thế cần chuẩn bị trước. Chuẩn bị bằng cách tạo mối giây liên hệ tình cảm tốt đẹp với Thiên Chúa và với tha nhân. Đây chính là những điều kiện cần thiết để được đón nhận vào nước trời. Tóm lại, chuẩn bị chính là thực hành cuộc sống yêu Chúa, thương người.

TiengChuong.org

Watchfulness

A wedding feast is a special time. It is special because, apart from a new family being born, a couple's status is about to change, from unknown to in- law relatives, from a non- member to a new member, from a non-relative, to be included, as sister or brother of the families. In short, a wedding feast is the happy occasion which celebrates a whole range of new relationships with the extended family members and friends. Jesus used these personal status change, and the new relationships of the wedding feast on earth, to talk about the spiritual change in God's kingdom. Our spiritual wedding feast begins at our own Baptism. Through Baptism, our personal status changes to becoming God's children, new members of God's Church on earth, and finally part of the sisters and brothers in heaven. The changes begin here on earth, and culminate when we actually enter the everlasting wedding feast. St Paul wrote to the Thessalonians 4,13-18, confirming the heavenly realm: 'We want you to be quite certain, about those who have died... God will bring them with him....We shall stay with the Lord forever.

The parable of the wedding feast talks about ten maidens. Five were wise and five were foolish. For some reason, the groom arrived later than expected. All the maidens fell asleep. Sleepiness in waiting was not the problem, but the problem arose for half of them when their lamps' oil run out. With the announcement of the groom's arrival, the wise maidens entered the wedding hall with the groom. The foolish ones went to buy oil. By the time they returned, the banquet had already begun, and the wedding hall's door was bolted. They knocked, but were refused. They took advice from the wise maidens, and yet they alone took all the blame. Listening to the wise advice, in this case, was unwise. No one is always wise and no one is always foolish. Foolishness in this case was about 'un-readiness', and was about asking the wrong question. Instead of asking for oil, they should have asked for partnership, that each of the foolish pair with a wise one to enter the wedding hall. They should have never gone away to buy oil, but would have been better remaining to welcome the groom. Going away to buy oil would make people think that material (oil) was more important than people, the groom. The wise maidens had their focus on the groom; while the foolish had their focus on the oil. The relationship between the wise and the foolish maidens was poor. What they needed most was not advice, but oil. They didn't receive what they most needed. The extra oil the wise maids brought into the wedding hall may be considered as a waste, because there was no need for it after they had entered the wedding hall. Foolishness happens when one focuses on materials, rather than on people. Materials are needed for life, to support life, but our lives are much more important than materials. Having no companions on a journey was considered as foolish as well, because companionship is the source of life. It gives life, supports life and life- security.

The parable is about readiness for our own eternal wedding banquet. Our time of death is unknown. Being ready whenever it comes is what the parable is about. Having right relationships with God and with one's neighbours are conditions of entering the eternal banquet.