Tất cả các đồng xu đều có giá trị giống nhau. Không đồng xu nào có giá trị cao hơn đồng xu nào, bởi chúng cùng phát sinh trong một đất nước, sống cùng một thể chế, và được luật pháp nước đó bảo vệ. Mọi người trong nước đều chấp nhận giá trị chung của đồng xu.
Trong Kinh thánh có nhiều dụ ngôn về đồng xu. Đồng xu trong dụ ngôn có giá trị cao thấp tuỳ thuộc vào mức độ khôn ngoan của người xử dụng đồng xu. Cũng là đồng xu mà trong tay người khôn ngoan thì đồng xu đó có giá trị tuyệt vời. Tuy nhiên nếu đồng xu đó trong tay người 'khờ dại' thì đồng xu đó không những giảm giá trị, mà nó còn là nguyên nhân gây đau thương cho tha nhân. Khờ dại trong bài này mang một nghĩa duy nhất là khờ dại trong cách dùng đồng xu: chi, thu, tiêu dùng đồng xu. Chủ đồng xu có thể là người khôn ngoan, tài giỏi trong nhiều vấn đề, như kiến thức rộng, có tài biện luận, tài lãnh đạo, khôn khéo trong việc gian tham, nhưng lại khờ dại khi dùng đồng xu.
Đồng xu tự nó không có khả năng nâng cao, hay giảm giá mà chính là người tiêu thụ nó biết cách tăng giá trị đồng xu, hay giữ nguyên giá và ngay cả làm giảm giá trị đồng xu. Có nhiều dụ ngôn đồng xu nhưng chỉ xin nhắc đến vài ba trường hợp. Dụ ngôn thứ nhất nói về đồng xu đó là việc đóng thuế thân cho chính phủ bảo hộ. Loại thuế này đóng vào cá nhân khi tới tuổi trưởng thành. Môn đệ Đức Kitô không tìm ra tiền đóng thuế thân nên họ xin Đức Kitô giúp. Đức Kitô bảo các tông đồ đi câu, con cá đầu tiên câu được trong miệng nó có tiền. Lấy tiền nơi miệng cá đóng thuế (Mt 17;24-27). Đồng xu người nghèo kiếm được, nếu là ngư phủ thì phải trầm mình dưới sóng nước, chịu lạnh, chịu ngứa do nọc độc của bọ nước. Nếu là nông dân phải tắm nắng trưa hè trong mùa thu hoạch, chấp nhận cơn gió nóng cháy da. Nếu là dân làm vườn, làm rẫy thì phải chịu trận, đầu đội mưa, chân đạp xình, tay thu hoạch rau trái. Nếu là công nhân xí nghiệp, nếu không vác nặng, cũng phải trèo cao, hoặc chìm sâu trong các hầm mỏ, mới hy vọng có được đồng xu. Dụ ngôn thợ làm vườn nho xác định cơ hàn trong cuộc sống. (Mt. 20). Dân nghèo kiếm ra đồng xu, ngoài cơm áo ra, phần còn lại đồng xu đó nuôi nhóm lãnh đạo, họ dùng tiền đó trả lương cho chính họ. Nhóm lãnh đạo cũng trông mong vào đồng xu đó chi dùng cho các công trình công cộng.
Đồng xu nữa trong Kinh Thánh là đồng xu bán mạng. Đây là đồng xu máu, dù thất bại nhưng người xử dụng dùng nó với mục đích dùng tay người khác đòi mạng Đức Kitô. Nhóm lãnh đạo Do Thái và Herodian họp nhau tìm cách triệt tiêu Đức Kitô. Họ hỏi Đức Kitô xin Ngài cho í kiến về việc có nên đóng thuế cho hoàng đế Rôma. Nếu Đức Kitô nói là nên đóng thuế thì họ liệt Ngài vào loại thuộc hạ, kẻ bợ đỡ quân Roma. Nếu Ngài đáp là không thì họ sẽ báo cho hoàng đế Roma biết là Đức Kitô đang nổi loạn chống lại hoàng đế. Đức Kitô thoát ra khỏi kế giết người của họ một cách dẽ dàng, khi Ngài đáp: Những gì thuộc về hoàng đế thì trả cho hoàng đế, những gì thuộc về Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa. (Mt 22:15-21). Cả hai nhóm vắt óc tìm kế giết Đức Kitô. Họ thất bại trong việc dùng đồng xu giết người. Lạ lùng thay cả hai nhóm tự nhận là lãnh đạo, là người khôn ngoan, thông thái trong dân. Họ đã âm thầm họp bàn, tìm mưu, tính kết triệt hạ Đức Kitô. Họ thất bại thê thảm. Trong khi đó một thân, một ngựa, một mình Giuđa lại thành công trong âm mưu bán Thầy mình. Giuđa thành công khi phản bội, bán Thầy lấy ba mươi đồng xu. Giuđa không nhìn nhận những đồng xu này là đồng xu máu nhưng nhóm lãnh đạo chi tiền cho Giuđa xác nhận đây là đồng xu máu Mt 27:6. Máu đây chính là máu Đức Kitô tươm ra sau mỗi roi đòn, máu rơi rớt trên đường vác thập tự, máu phun thành vòi khi búa nện đinh vào da thịt, và máu sót trong tim, gần đông quánh khi nhát gươm đâm cạnh sườn Đức Kitô.
Đồng xu cuối cùng trong tay bà goá là đồng xu khôn ngoan nhất trong việc dùng đồng xu. Đây là đồng xu có giá trị cao cả nhất trong số các đồng xu được ghi lại trong Kinh thánh (Lk 21:3). Đồng xu này cao quí vì nhiều lí do. Thứ nhất đây là đồng xu tình nghĩa, không phải cho người thân quen, mà là tình nghĩa cho người xa lạ, người không quen biết. Thứ hai, đồng xu này có í nghĩa bởi nó đến từ tay một người nghèo, một bà goá, chính tay bà trao đồng xu cho người nghèo vô danh khác. Thứ ba và đây là í nghĩa cao cả nhất, giá trị nhất, khôn ngoan nhât, đáng ca tụng nhất là bà goá này không phải cho đi đồng xu để dành, cất tủ, giấu kín mà chính là đồng xu bà dùng để mua thực phẩm cho gia đình. Bà đã chia một phần thực phẩm đó cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống. Coi như bà goá này chấp nhận ăn đói một chút để cứu đói, cứu nạn kẻ đói hơn. Bà chịu khát một chút để kẻ khác có nước trong lành uống. Vì thế nên đồng xu của bà trở nên giá trị tuyệt vời. Bà goá này rất khôn ngoan trong việc xử dụng đồng xu hiếm hoi của mình. Kẻ nghèo hèn như bà goá lại có lòng rộng lượng mang lại niềm an ủi cho tha nhân; trong khi kẻ giầu có cũng tiêu xài thoải mái không có mục đích mang lại an ủi cho tha nhân, mà chính là tìm vinh quang, danh giá và thoả mãn cho chính mình.
TiengChuong.org
Trong Kinh thánh có nhiều dụ ngôn về đồng xu. Đồng xu trong dụ ngôn có giá trị cao thấp tuỳ thuộc vào mức độ khôn ngoan của người xử dụng đồng xu. Cũng là đồng xu mà trong tay người khôn ngoan thì đồng xu đó có giá trị tuyệt vời. Tuy nhiên nếu đồng xu đó trong tay người 'khờ dại' thì đồng xu đó không những giảm giá trị, mà nó còn là nguyên nhân gây đau thương cho tha nhân. Khờ dại trong bài này mang một nghĩa duy nhất là khờ dại trong cách dùng đồng xu: chi, thu, tiêu dùng đồng xu. Chủ đồng xu có thể là người khôn ngoan, tài giỏi trong nhiều vấn đề, như kiến thức rộng, có tài biện luận, tài lãnh đạo, khôn khéo trong việc gian tham, nhưng lại khờ dại khi dùng đồng xu.
Đồng xu tự nó không có khả năng nâng cao, hay giảm giá mà chính là người tiêu thụ nó biết cách tăng giá trị đồng xu, hay giữ nguyên giá và ngay cả làm giảm giá trị đồng xu. Có nhiều dụ ngôn đồng xu nhưng chỉ xin nhắc đến vài ba trường hợp. Dụ ngôn thứ nhất nói về đồng xu đó là việc đóng thuế thân cho chính phủ bảo hộ. Loại thuế này đóng vào cá nhân khi tới tuổi trưởng thành. Môn đệ Đức Kitô không tìm ra tiền đóng thuế thân nên họ xin Đức Kitô giúp. Đức Kitô bảo các tông đồ đi câu, con cá đầu tiên câu được trong miệng nó có tiền. Lấy tiền nơi miệng cá đóng thuế (Mt 17;24-27). Đồng xu người nghèo kiếm được, nếu là ngư phủ thì phải trầm mình dưới sóng nước, chịu lạnh, chịu ngứa do nọc độc của bọ nước. Nếu là nông dân phải tắm nắng trưa hè trong mùa thu hoạch, chấp nhận cơn gió nóng cháy da. Nếu là dân làm vườn, làm rẫy thì phải chịu trận, đầu đội mưa, chân đạp xình, tay thu hoạch rau trái. Nếu là công nhân xí nghiệp, nếu không vác nặng, cũng phải trèo cao, hoặc chìm sâu trong các hầm mỏ, mới hy vọng có được đồng xu. Dụ ngôn thợ làm vườn nho xác định cơ hàn trong cuộc sống. (Mt. 20). Dân nghèo kiếm ra đồng xu, ngoài cơm áo ra, phần còn lại đồng xu đó nuôi nhóm lãnh đạo, họ dùng tiền đó trả lương cho chính họ. Nhóm lãnh đạo cũng trông mong vào đồng xu đó chi dùng cho các công trình công cộng.
Đồng xu nữa trong Kinh Thánh là đồng xu bán mạng. Đây là đồng xu máu, dù thất bại nhưng người xử dụng dùng nó với mục đích dùng tay người khác đòi mạng Đức Kitô. Nhóm lãnh đạo Do Thái và Herodian họp nhau tìm cách triệt tiêu Đức Kitô. Họ hỏi Đức Kitô xin Ngài cho í kiến về việc có nên đóng thuế cho hoàng đế Rôma. Nếu Đức Kitô nói là nên đóng thuế thì họ liệt Ngài vào loại thuộc hạ, kẻ bợ đỡ quân Roma. Nếu Ngài đáp là không thì họ sẽ báo cho hoàng đế Roma biết là Đức Kitô đang nổi loạn chống lại hoàng đế. Đức Kitô thoát ra khỏi kế giết người của họ một cách dẽ dàng, khi Ngài đáp: Những gì thuộc về hoàng đế thì trả cho hoàng đế, những gì thuộc về Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa. (Mt 22:15-21). Cả hai nhóm vắt óc tìm kế giết Đức Kitô. Họ thất bại trong việc dùng đồng xu giết người. Lạ lùng thay cả hai nhóm tự nhận là lãnh đạo, là người khôn ngoan, thông thái trong dân. Họ đã âm thầm họp bàn, tìm mưu, tính kết triệt hạ Đức Kitô. Họ thất bại thê thảm. Trong khi đó một thân, một ngựa, một mình Giuđa lại thành công trong âm mưu bán Thầy mình. Giuđa thành công khi phản bội, bán Thầy lấy ba mươi đồng xu. Giuđa không nhìn nhận những đồng xu này là đồng xu máu nhưng nhóm lãnh đạo chi tiền cho Giuđa xác nhận đây là đồng xu máu Mt 27:6. Máu đây chính là máu Đức Kitô tươm ra sau mỗi roi đòn, máu rơi rớt trên đường vác thập tự, máu phun thành vòi khi búa nện đinh vào da thịt, và máu sót trong tim, gần đông quánh khi nhát gươm đâm cạnh sườn Đức Kitô.
Đồng xu cuối cùng trong tay bà goá là đồng xu khôn ngoan nhất trong việc dùng đồng xu. Đây là đồng xu có giá trị cao cả nhất trong số các đồng xu được ghi lại trong Kinh thánh (Lk 21:3). Đồng xu này cao quí vì nhiều lí do. Thứ nhất đây là đồng xu tình nghĩa, không phải cho người thân quen, mà là tình nghĩa cho người xa lạ, người không quen biết. Thứ hai, đồng xu này có í nghĩa bởi nó đến từ tay một người nghèo, một bà goá, chính tay bà trao đồng xu cho người nghèo vô danh khác. Thứ ba và đây là í nghĩa cao cả nhất, giá trị nhất, khôn ngoan nhât, đáng ca tụng nhất là bà goá này không phải cho đi đồng xu để dành, cất tủ, giấu kín mà chính là đồng xu bà dùng để mua thực phẩm cho gia đình. Bà đã chia một phần thực phẩm đó cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống. Coi như bà goá này chấp nhận ăn đói một chút để cứu đói, cứu nạn kẻ đói hơn. Bà chịu khát một chút để kẻ khác có nước trong lành uống. Vì thế nên đồng xu của bà trở nên giá trị tuyệt vời. Bà goá này rất khôn ngoan trong việc xử dụng đồng xu hiếm hoi của mình. Kẻ nghèo hèn như bà goá lại có lòng rộng lượng mang lại niềm an ủi cho tha nhân; trong khi kẻ giầu có cũng tiêu xài thoải mái không có mục đích mang lại an ủi cho tha nhân, mà chính là tìm vinh quang, danh giá và thoả mãn cho chính mình.
TiengChuong.org