Thiên Chúa luôn ở gần chúng ta trong đau khổ khi chúng ta cầu nguyện
Trong buổi triều yết thứ Tư 14/10/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục bài giáo lý của mình về việc cầu nguyện như Thánh Vịnh đã diễn tả “Trái tim Chúa luôn rộng mở, khi chúng ta khẩn cầu Người trong các nỗi đau...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha dùng các Thánh Vịnh, ngài cho hay đây là “kho tàng phong phú cho việc cầu nguyện”.
Cách cầu nguyện
Là một phần của sách khôn ngoan, các Thánh vịnh thật hữu dụng cho những người tin vào Chúa học hỏi để “biết cách cầu nguyện”.
Đức Thánh Cha nói: “Trong các Thánh vịnh, chúng ta tìm thấy những tâm tình của con người: vui, buồn, nghi nan, hy vọng, đau khổ...
ĐTC nói thêm, Thiên Chúa đã truyền cảm hứng cho tác giả viết lên tâm tình cầu nguyện trong các Thánh vịnh để con người có thể ca ngợi, cảm tạ, khẩn cầu và nài xin Chúa.
“Tóm lại, các Thánh vịnh là lời Thiên Chúa mà loài người chúng ta dùng để thân thưa với Chúa.”
Đức Thánh Cha cho biết những lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh được phát xuất từ kinh nghiệm sống, chứ không phải từ những ý tưởng trừu tượng. “Cầu nguyện của thi nhân phát xuất từ cuộc sống,” với tất cả những vấn đề và sự mong manh của đời người.
Vấn đề đau khổ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục khám phá ra cách tác giả Thánh vịnh đối diện với vấn đề đau khổ, ĐTC cho hay họ chấp nhận đau khổ như một phần của đời sống và tự vấn nó... và ĐTC nói “vấn nạn này” mãi sẽ không có lời đáp trả!
“Mọi nỗi đau đều xin được giải thoát, mọi giọt nước mắt đều xin cho được an ủi, mọi vết thương mong được chữa lành, và mọi vu khống được giải oan”.
Đức Thánh Cha cho biết Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta: cuộc sống chỉ được cứu thoát bằng chính những khổ đau khổ! Người khẩn cầu Chúa ý thức được rằng họ “rất quý giá trong mắt của Chúa, và vì vậy việc kêu cầu Chúa có nhiều ý nghĩa hơn”.
Cầu nguyện: một tiếng kêu tới Chúa
Thánh Vịnh cho chúng ta ý thức rằng việc kêu cầu Chúa trong các tâm tình cầu nguyện “là con đường và khởi đầu của ơn cứu độ.”
ĐTC Phanxicô nói rằng lời cầu nguyện biến nỗi đau thành “một mối tương quan: một tiếng kêu cứu đang mong chờ được lắng nghe.”
ĐTC nói tiếp: “Tất cả những nỗi đau của con người đối với Chúa đều là thánh thiêng. “Trước mặt Chúa, chúng ta không phải là những người xa lạ, hay những con số! Chúng ta là những con người với trái tim, là một cá thể, và được gọi từng tên một”.
Cánh cửa của Chúa luôn rộng mở
Vì vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, người tín hữu tìm được câu trả lời cho sự đau khổ trong các Thánh vịnh.
“Chúa biết ngay cả khi tất cả các cánh cửa của con người đều bị đóng, thì cánh cửa của Chúa vẫn luôn rộng mở. Ngay cả khi cả thế giới đã phán quyết và kết án, thì trong Chúa vẫn luôn có ơn cứu rỗi."
ĐTC nói: người cầu nguyện ý thức rằng các lời cầu xin không phải lúc nào cũng được nhận lời, nhưng “nếu chúng ta biết lắng nghe, thì mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn”.
Chúa khóc với chúng ta
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa cứu chúng ta thoát khỏi đau khổ khi bị bỏ rơi, vì lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, Đấng “thấu xuất những nỗi khổ của con cái Chúa.”
ĐTC nói: “Nếu chúng ta duy trì mối quan hệ của mình với Chúa,“ dù cuộc sống vẫn đầy đau khổ, nhưng chúng ta được tiến tới một chân trời mới tốt đẹp hơn và tiến đạt tới sự hoàn thiện...
Trong buổi triều yết thứ Tư 14/10/2020, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp tục bài giáo lý của mình về việc cầu nguyện như Thánh Vịnh đã diễn tả “Trái tim Chúa luôn rộng mở, khi chúng ta khẩn cầu Người trong các nỗi đau...
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Đức Thánh Cha dùng các Thánh Vịnh, ngài cho hay đây là “kho tàng phong phú cho việc cầu nguyện”.
Cách cầu nguyện
Là một phần của sách khôn ngoan, các Thánh vịnh thật hữu dụng cho những người tin vào Chúa học hỏi để “biết cách cầu nguyện”.
Đức Thánh Cha nói: “Trong các Thánh vịnh, chúng ta tìm thấy những tâm tình của con người: vui, buồn, nghi nan, hy vọng, đau khổ...
ĐTC nói thêm, Thiên Chúa đã truyền cảm hứng cho tác giả viết lên tâm tình cầu nguyện trong các Thánh vịnh để con người có thể ca ngợi, cảm tạ, khẩn cầu và nài xin Chúa.
“Tóm lại, các Thánh vịnh là lời Thiên Chúa mà loài người chúng ta dùng để thân thưa với Chúa.”
Đức Thánh Cha cho biết những lời cầu nguyện trong Thánh Vịnh được phát xuất từ kinh nghiệm sống, chứ không phải từ những ý tưởng trừu tượng. “Cầu nguyện của thi nhân phát xuất từ cuộc sống,” với tất cả những vấn đề và sự mong manh của đời người.
Vấn đề đau khổ
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục khám phá ra cách tác giả Thánh vịnh đối diện với vấn đề đau khổ, ĐTC cho hay họ chấp nhận đau khổ như một phần của đời sống và tự vấn nó... và ĐTC nói “vấn nạn này” mãi sẽ không có lời đáp trả!
“Mọi nỗi đau đều xin được giải thoát, mọi giọt nước mắt đều xin cho được an ủi, mọi vết thương mong được chữa lành, và mọi vu khống được giải oan”.
Đức Thánh Cha cho biết Thánh Vịnh nhắc nhở chúng ta: cuộc sống chỉ được cứu thoát bằng chính những khổ đau khổ! Người khẩn cầu Chúa ý thức được rằng họ “rất quý giá trong mắt của Chúa, và vì vậy việc kêu cầu Chúa có nhiều ý nghĩa hơn”.
Cầu nguyện: một tiếng kêu tới Chúa
Thánh Vịnh cho chúng ta ý thức rằng việc kêu cầu Chúa trong các tâm tình cầu nguyện “là con đường và khởi đầu của ơn cứu độ.”
ĐTC Phanxicô nói rằng lời cầu nguyện biến nỗi đau thành “một mối tương quan: một tiếng kêu cứu đang mong chờ được lắng nghe.”
ĐTC nói tiếp: “Tất cả những nỗi đau của con người đối với Chúa đều là thánh thiêng. “Trước mặt Chúa, chúng ta không phải là những người xa lạ, hay những con số! Chúng ta là những con người với trái tim, là một cá thể, và được gọi từng tên một”.
Cánh cửa của Chúa luôn rộng mở
Vì vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô nói, người tín hữu tìm được câu trả lời cho sự đau khổ trong các Thánh vịnh.
“Chúa biết ngay cả khi tất cả các cánh cửa của con người đều bị đóng, thì cánh cửa của Chúa vẫn luôn rộng mở. Ngay cả khi cả thế giới đã phán quyết và kết án, thì trong Chúa vẫn luôn có ơn cứu rỗi."
ĐTC nói: người cầu nguyện ý thức rằng các lời cầu xin không phải lúc nào cũng được nhận lời, nhưng “nếu chúng ta biết lắng nghe, thì mọi thứ sẽ trở nên nhẹ nhàng hơn”.
Chúa khóc với chúng ta
Kết luận, Đức Thánh Cha Phanxicô cầu xin Chúa cứu chúng ta thoát khỏi đau khổ khi bị bỏ rơi, vì lời cầu nguyện của chúng ta dâng lên Thiên Chúa, Đấng “thấu xuất những nỗi khổ của con cái Chúa.”
ĐTC nói: “Nếu chúng ta duy trì mối quan hệ của mình với Chúa,“ dù cuộc sống vẫn đầy đau khổ, nhưng chúng ta được tiến tới một chân trời mới tốt đẹp hơn và tiến đạt tới sự hoàn thiện...