Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) là một chương trình cơ bản cho thế giới hậu Covid
Các phản ứng đối với Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) được phát hành gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lan rộng, các giám mục và các tổ chức bác ái Công Giáo ca ngợi tầm nhìn của ĐTC về một tương lai dựa trên sự đoàn kết của con người.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Thông điệp thứ ba của Đức Thánh Cha Phanxicô, Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) đã gây lên một làn sóng đánh giá rất cao về Thông Điệp này trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Tổ chức Từ thiện cho các Chương trình phát triển Hải ngoại (CAFOD), cũng như các giám mục Ireland và New Zealand, đang nỗ lực để truyền bá lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về một xã hội đặt để phẩm giá con người làm trung tâm.
Kế hoạch chi tiết cho một thế giới tốt đẹp hơn
Cô Christine Allen, Giám đốc tổ chức Từ thiện phát triển Quốc tế Công Giáo ở Anh và xứ Wales cho hay Thông Điệp này là một “bản thiết kế cơ bản cho một thế giới hậu coronavirus”.
Trong một tuyên bố, cô Allen nhấn mạnh thông điệp của Đức Thánh Cha về mối quan hệ giữa chính trị và nghèo đói.
“Chính trị đang lãng quên người nghèo,” cô lưu ý, “và thật đáng xấu hổ khi một số quyết định chính trị được đưa ra có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến những người nghèo, đẩy họ vào thế giới nghèo đói, đau khổ và tuyệt vọng hơn”.
Cô Allen cho biết khi bắt đầu cơn đại dịch Covid-19, một hy vọng lóe sáng cho thấy có sự đoàn kết được nảy sinh từ những đau khổ do cơn đại dịch gây ra. Nhưng gần đây, cô ấy chia sẻ với Đức Thánh Cha Phanxicô rằng nhanh chóng đã có một sự “trở lại bối cảnh ‘bình thường’ – lại vì tư lợi mà thờ ơ với hoàn cảnh bi đáp của những người nghèo khổ không tiếng nói...”
Cô nói thêm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một “tầm nhìn cho sự thay đổi thực sự và lâu dài, bằng cách kêu gọi chúng ta hãy xây dựng cộng đồng ở mọi cấp độ - cá nhân, xã hội và toàn cầu, nơi những bức tường của sợ hãi và ngờ vực được thay thế bằng một nền “văn hóa gặp gỡ”, và sự đoàn kết của chúng ta với nhau để phục hồi phẩm giá con người.”
Cô Allen, Giám đốc của Tổ chức Từ thiện cho các Chương trình phát triển Hải ngoại (CAFOD) cho hay giờ là lúc để cải thiện cơ cấu của hệ thống kinh tế toàn cầu, vì lợi ích của người nghèo bị thiệt thòi.
Đoàn kết với những người bị thiệt thòi
Một cách đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin, Chủ tịch HĐGM Irelan (Ái nhĩ Lan) đón nhận Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) như một thông điệp tình yêu và sự đoàn kết dành cho những người ở Ireland và những người đau khổ bị đẩy ra bên lề xã hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “thực hiện một lời kêu gọi đặc biệt nhân danh công lý và lòng thương xót đối với trẻ mồ côi, người nghèo, người xa lạ, người di cư, người tị nạn và tất cả những người ở 'bên lề', 'vùng ngoại vi' của cuộc sống và xã hội.”
Đức Tổng Giám Mục Martin nói ngài cảm thấy bị thôi thúc bởi lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha rằng “Một số vùng ngoại vi ở gần chúng tôi, ngay trung tâm thành phố hoặc trong gia đình của chúng tôi”.
Đức Tổng Giám Mục Armagh cũng lưu ý rằng Thông Điệp này là một lời mời gọi mọi người dân Ireland “hãy cân nhắc xem ai bị bỏ rơi, ai là người mà chúng ta có xu hướng đẩy họ ra ngoài lề xã hội và cố quên lãng họ đi.”
ĐTGM nói, ánh mắt của một người vô gia cư hoặc hình ảnh của những người tị nạn trên TV có thể khiến chúng ta “cảm thấy thương cảm cho họ nhưng không bao giờ đặt câu hỏi về giá trị, lối sống hoặc thái độ của chúng ta với họ thế nào”.
Thêm vào viễn kiến này, Đức Tổng Giám Mục Martin còn lưu ý rằng theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Cha Phanxicô, đoàn kết có nghĩa là nhìn vào khuôn mặt của những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất, mà cố gắng giúp đỡ họ.
ĐTGM kết luận: “Nền văn minh của chúng ta không phải là toàn năng, vì vậy chúng ta cần tôn trọng phẩm giá bẩm sinh của nhau - từ gia đình thân thương đến người xa lạ - bằng tình yêu thương và sự hỗ trợ thiết thực, để loài người có thể phát triển.”
Thay đổi căn bản cho cuộc sống chúng ta
Ở phía bên kia địa cầu, Đức Hồng Y John Dew đã đồng lòng cho rằng Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) mời gọi chúng ta dấn thân nhiều hơn qua những thay đổi to nhỏ của cuộc sống chúng ta.
“Thông Điệp đúng là một cách thế mới để đọc và sống Phúc Âm cho thời đại của chúng ta.”
Đức Hồng Y Dew, Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Tân tây Lan (New Zealand) cho hay Thông Điệp của Đức Thánh Cha đụng chạm đến chính sự tồn vong của thế giới đương đại: “Nó thực nghiêm trọng thế nào. Nó hấp dẫn ra sao và Nó mời gọi cấp thiết đến đâu!”
Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) “là lời mời mọi người mở rộng quan điểm của mình để nhìn một thế giới không có biên giới và xem mọi người sống trong hành tinh này là anh chị em với nhau”.
Các phản ứng đối với Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) được phát hành gần đây của Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lan rộng, các giám mục và các tổ chức bác ái Công Giáo ca ngợi tầm nhìn của ĐTC về một tương lai dựa trên sự đoàn kết của con người.
(Tin Vatican - Devin Watkins)
Thông điệp thứ ba của Đức Thánh Cha Phanxicô, Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) đã gây lên một làn sóng đánh giá rất cao về Thông Điệp này trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Tổ chức Từ thiện cho các Chương trình phát triển Hải ngoại (CAFOD), cũng như các giám mục Ireland và New Zealand, đang nỗ lực để truyền bá lời kêu gọi của Đức Thánh Cha về một xã hội đặt để phẩm giá con người làm trung tâm.
Kế hoạch chi tiết cho một thế giới tốt đẹp hơn
Cô Christine Allen, Giám đốc tổ chức Từ thiện phát triển Quốc tế Công Giáo ở Anh và xứ Wales cho hay Thông Điệp này là một “bản thiết kế cơ bản cho một thế giới hậu coronavirus”.
Trong một tuyên bố, cô Allen nhấn mạnh thông điệp của Đức Thánh Cha về mối quan hệ giữa chính trị và nghèo đói.
“Chính trị đang lãng quên người nghèo,” cô lưu ý, “và thật đáng xấu hổ khi một số quyết định chính trị được đưa ra có tầm ảnh hưởng trực tiếp đến những người nghèo, đẩy họ vào thế giới nghèo đói, đau khổ và tuyệt vọng hơn”.
Cô Allen cho biết khi bắt đầu cơn đại dịch Covid-19, một hy vọng lóe sáng cho thấy có sự đoàn kết được nảy sinh từ những đau khổ do cơn đại dịch gây ra. Nhưng gần đây, cô ấy chia sẻ với Đức Thánh Cha Phanxicô rằng nhanh chóng đã có một sự “trở lại bối cảnh ‘bình thường’ – lại vì tư lợi mà thờ ơ với hoàn cảnh bi đáp của những người nghèo khổ không tiếng nói...”
Cô nói thêm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một “tầm nhìn cho sự thay đổi thực sự và lâu dài, bằng cách kêu gọi chúng ta hãy xây dựng cộng đồng ở mọi cấp độ - cá nhân, xã hội và toàn cầu, nơi những bức tường của sợ hãi và ngờ vực được thay thế bằng một nền “văn hóa gặp gỡ”, và sự đoàn kết của chúng ta với nhau để phục hồi phẩm giá con người.”
Cô Allen, Giám đốc của Tổ chức Từ thiện cho các Chương trình phát triển Hải ngoại (CAFOD) cho hay giờ là lúc để cải thiện cơ cấu của hệ thống kinh tế toàn cầu, vì lợi ích của người nghèo bị thiệt thòi.
Đoàn kết với những người bị thiệt thòi
Một cách đặc biệt, Đức Tổng Giám Mục Eamon Martin, Chủ tịch HĐGM Irelan (Ái nhĩ Lan) đón nhận Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) như một thông điệp tình yêu và sự đoàn kết dành cho những người ở Ireland và những người đau khổ bị đẩy ra bên lề xã hội.
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “thực hiện một lời kêu gọi đặc biệt nhân danh công lý và lòng thương xót đối với trẻ mồ côi, người nghèo, người xa lạ, người di cư, người tị nạn và tất cả những người ở 'bên lề', 'vùng ngoại vi' của cuộc sống và xã hội.”
Đức Tổng Giám Mục Martin nói ngài cảm thấy bị thôi thúc bởi lời nhắc nhở của Đức Thánh Cha rằng “Một số vùng ngoại vi ở gần chúng tôi, ngay trung tâm thành phố hoặc trong gia đình của chúng tôi”.
Đức Tổng Giám Mục Armagh cũng lưu ý rằng Thông Điệp này là một lời mời gọi mọi người dân Ireland “hãy cân nhắc xem ai bị bỏ rơi, ai là người mà chúng ta có xu hướng đẩy họ ra ngoài lề xã hội và cố quên lãng họ đi.”
ĐTGM nói, ánh mắt của một người vô gia cư hoặc hình ảnh của những người tị nạn trên TV có thể khiến chúng ta “cảm thấy thương cảm cho họ nhưng không bao giờ đặt câu hỏi về giá trị, lối sống hoặc thái độ của chúng ta với họ thế nào”.
Thêm vào viễn kiến này, Đức Tổng Giám Mục Martin còn lưu ý rằng theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Cha Phanxicô, đoàn kết có nghĩa là nhìn vào khuôn mặt của những người nghèo và dễ bị tổn thương nhất, mà cố gắng giúp đỡ họ.
ĐTGM kết luận: “Nền văn minh của chúng ta không phải là toàn năng, vì vậy chúng ta cần tôn trọng phẩm giá bẩm sinh của nhau - từ gia đình thân thương đến người xa lạ - bằng tình yêu thương và sự hỗ trợ thiết thực, để loài người có thể phát triển.”
Thay đổi căn bản cho cuộc sống chúng ta
Ở phía bên kia địa cầu, Đức Hồng Y John Dew đã đồng lòng cho rằng Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) mời gọi chúng ta dấn thân nhiều hơn qua những thay đổi to nhỏ của cuộc sống chúng ta.
“Thông Điệp đúng là một cách thế mới để đọc và sống Phúc Âm cho thời đại của chúng ta.”
Đức Hồng Y Dew, Phó chủ tịch Hội đồng Giám mục Tân tây Lan (New Zealand) cho hay Thông Điệp của Đức Thánh Cha đụng chạm đến chính sự tồn vong của thế giới đương đại: “Nó thực nghiêm trọng thế nào. Nó hấp dẫn ra sao và Nó mời gọi cấp thiết đến đâu!”
Thông Điệp “Tất cả là anh chị em” (Fratelli tutti) “là lời mời mọi người mở rộng quan điểm của mình để nhìn một thế giới không có biên giới và xem mọi người sống trong hành tinh này là anh chị em với nhau”.