1. Những đứa trẻ suýt chết vì phá thai đã được rửa tội ở Tây Ban Nha
Mười bốn đứa trẻ mà mẹ chúng đã toan tính phá thai đã được Đức Hồng Y Carlos Osoro, Tổng Giám Mục Madrid rửa tội trong cùng một thánh lễ tại Madrid.
Những người mới được rửa tội là con của những phụ nữ có hoàn cảnh dễ bị tổn thương, những người đã nghĩ đến việc phá thai khi mang thai. Họ được hỗ trợ bởi Hiệp hội Más Futuro, một tổ chức Công Giáo cung cấp hỗ trợ cho những bà mẹ tương lai lâm vào hoàn cảnh khó khăn.
Trong thánh lễ này có một bé gái 6 tuổi, hai bé trai bốn tuổi và 11 em bé chưa đầy một tuổi.
Chín đứa trẻ khác cũng được lên kế hoạch làm lễ rửa tội cùng lúc, nhưng không thể có mặt vì đang chờ kết quả xét nghiệm coronavirus.
Đức Hồng Y Osoro đã vinh danh các bà mẹ của trẻ em trong nghi thức rửa tội vì đã chọn sự sống.
Một số phụ nữ trước đây đã từng phá thai.
Có mặt tại lễ rửa tội là các tình nguyện viên của Hiệp hội Más Futuro, những người cầu nguyện tại các phòng khám phá thai ở Madrid, và đưa ra các trợ giúp cho những phụ nữ tại các phòng khám đang cân nhắc việc phá thai.
Source:Catholic News Agency
2. Tổng thống Trump đe dọa Trung Quốc phải trả giá cho đại dịch coronavirus
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump một lần nữa tấn công Trung Quốc, đe dọa Bắc Kinh sẽ phải “trả một giá lớn cho những gì họ đã gây ra với thế giới”.
“Đại dịch này không phải lỗi của chúng ta, đó là lỗi của Trung Quốc”, Tổng thống Trump nói trong một video từ Tòa Bạch Ốc, trong đó ông cho biết về sự phục hồi nhanh chóng của chính mình. “Trung Quốc sẽ phải trả một giá đắt cho những gì họ đã gây ra cho đất nước này và thế giới”.
Bắc Kinh đã mong đợi những luận điệu này sau khi hay tin Tổng thống Trump bị lây nhiễm. Tuy nhiên, lợi dụng Hoa Kỳ đang phải tập trung vào cuộc bầu cử sắp đến, Trung Quốc đã tăng cường các hành vi khiêu khích và tuyên bố chủ quyền lãnh thổ của mình ở Biển Đông, dãy Hi mã lạp sơn và đảo quốc Đài Loan.
Những lời hứa của Tổng thống Trump sẽ khiến Trung Quốc phải “trả giá” có nhiều khả năng ám chỉ đến những đòn trừng phạt Bắc Kinh về phương diện thương mại, là trọng tâm chính của chính quyền ông. Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể đã nghĩ nhiều hơn đến một cuộc chiến tranh quân sự.
Trong những tuần gần đây, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã tung ra một loạt video quảng cáo khả năng đối đầu với Mỹ, trong khi truyền thông nhà nước đã cảnh báo Washington không nên thách thức Bắc Kinh và phát lại lễ kỷ niệm 70 năm Trung Quốc tham gia Chiến tranh Triều Tiên. Trung Quốc gọi cuộc chiến này là “Cuộc chiến chống lại bọn xâm lược Mỹ” và “Cuộc chiến vì tình anh em vô sản với Triều Tiên”.
Source:CNN
3. Trong cuộc tranh luận với phó tổng thống Pence, Harris không ngần ngại ca tụng Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Kamala Harris đã tấn công chính sách đối ngoại của chính quyền Trump trong cuộc tranh luận hôm thứ Tư tại Utah với Phó Tổng thống Mike Pence. Bà Kamala Harris cho rằng Mỹ đang mất đi sự ủng hộ của các đồng minh vì hành động chống Trung Quốc của mình.
Bà ta nói: “Hãy nói về vị thế của chúng ta. Pew, một công ty nghiên cứu có uy tín, đã thực hiện một phân tích cho thấy rằng các nhà lãnh đạo của tất cả các nước đồng minh trước đây của chúng ta ngày nay đã quyết định rằng họ yêu mến và kính trọng Tập Cận Bình, người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc, hơn Donald Trump, tổng thống của nước Mỹ. Đây là vị thế của chúng ta hôm nay, vì sự thất bại trong cách thức lãnh đạo của chính quyền này”.
Hôm thứ Ba, Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết các dữ liệu họ thu thập được cho thấy nhiều người ở các nền kinh tế tiên tiến nhất thế giới có cái nhìn tiêu cực đối với cả Mỹ lẫn Trung Quốc. Tuy nhiên, đoạn sau trong báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew đã bị bà Kamala Harris cố ý không đề cập đến.
Kamala Harris đưa ra quan điểm trên trong cuộc tranh luận với Phó tổng thống Mike Pence vào hôm thứ Tư, 7 tháng 10 năm 2020, tại Kingsbury Hall trong khuôn viên Đại học Utah ở Thành phố Salt Lake.
Bà Kamala Harris tỏ ra thiếu hiểu biết. Cái nhìn tiêu cực đối với Hoa Kỳ là truyền thống của Âu Châu. Người dân tại lục địa cổ này vẫn thường xem Hoa Kỳ là một mối âu lo về văn hóa, và là một cản trở cho nền kinh tế, đặc biệt trong lãnh vực thu hút chất xám. Tâm thức bài Mỹ tại Âu Châu tồn tại dưới bất cứ thời tổng thống Hoa Kỳ nào.
Trả lời những tuyên bố của bà Kamala Harris, Phó tổng thống Pence nói “Những điều bà nói không đúng”.
Thật thế, báo cáo của Pew được công bố hôm 6 tháng 10, một ngày trước cuộc tranh luận, có tựa đề “Unfavorable Views of China Reach Historic Highs in Many Countries” nghĩa là “Quan điểm không thuận lợi đối với Trung Quốc đạt đến những mức cao trong lịch sử ở nhiều quốc gia”. Chỉ riêng cái tựa đề đã cho thấy bà Kamala Harris nói láo không chớp mắt.
Ông chỉ ra rằng Trung tâm Nghiên cứu Pew cho biết: “Tại Úc, Vương quốc Anh, Đức, Hà Lan, Thụy Điển, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha và Canada, quan điểm tiêu cực đối với Trung Quốc đã đạt mức cao nhất kể từ khi Trung tâm bắt đầu nghiên cứu về chủ đề này hơn một thập kỷ trước”.
81% người Úc cho biết họ có cái nhìn tiêu cực với Trung Quốc. Tiếp theo là Nhật Bản và Nam Hàn với 79% người được hỏi cho rằng Trung Quốc là mối đe đọa đối với an ninh quốc gia. Ở Nhật Bản, quốc gia đã từng bị 2 quả bom nguyên tử của Mỹ, lần đầu tiên người ta thấy người Nhật xuống đường cầu nguyện và ủng hộ cho Tổng thống Trump khi hay tin ông trúng phải virus Tầu độc địa.
Source:Fox News
4. Chương thứ sáu của thông điệp Fratelli Tutti: Đối thoại và tình bạn trong xã hội
Tiếp tục giới thiệu thông điệp thứ ba của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Fratelli Tutti”, nghĩa là “Tất Cả Là Anh Em”, trong chương trình này, Kim Thúy xin gởi đến quý vị và anh chị em chương thứ sáu của thông điệp này.
Chương thứ sáu của thông điệp Fratelli Tutti, có tựa đề: “Đối thoại và tình bạn trong xã hội”, đưa ra khái niệm sống như “nghệ thuật gặp gỡ” với mọi người, ngay cả với các vùng ngoại vi của thế giới và với các dân tộc nguyên thủy, vì “mỗi người chúng ta đều có thể học được một điều gì đó từ những người khác. Không ai là vô dụng và không ai có thể bị hy sinh”. Thật vậy, đối thoại chân chính là điều giúp người ta tôn trọng quan điểm của người khác, lợi ích hợp pháp của họ và trên hết, là sự thật về phẩm giá con người. Chúng ta thấy Thông điệp viết rằng, thuyết duy tương đối không phải là một giải pháp, vì nếu không có các nguyên tắc phổ quát và các chuẩn mực đạo đức nhằm ngăn cấm điều ác nội tại, luật lệ trở thành chỉ còn là những áp đặt độc đoán. Từ viễn ảnh này, một vai trò đặc thù được dành cho các phương tiện truyền thông, những phương tiện trong khi không khai thác những điểm yếu của con người hay lợi dụng những điều tồi tệ nhất trong chúng ta, phải hướng đến cuộc gặp gỡ rộng lượng và sự gần gũi với những người nhỏ bé nhất, cổ vũ sự gần gũi và cảm thức gia đình nhân loại. Sau đó, cách riêng, Đức Thánh Cha nhắc đến phép lạ của “sự tốt bụng”, một thái độ cần được phục hồi vì nó là một ngôi sao “tỏa sáng giữa bóng tối” và “giải phóng chúng ta khỏi sự ác độc... sự lo lắng... sự hoạt động điên loạn” đang thịnh hành trong thời đương đại. Đức Phanxicô viết, một người tốt bụng tạo ra một cuộc sống chung lành mạnh và mở ra các nẻo đường ở những nơi mà việc gây bực tức đang đốt cháy các cây cầu.
Source:Vatican News