1. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đưa ra dự luật cấm gọi Tập Cận Bình là nguyên thủ quốc gia

Một dự luật được giới thiệu tại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ cấm các tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các quan chức chính phủ không được đề cập đến Tập Cận Bình với danh xưng là nguyên thủ quốc gia qua từ ngữ “President”, nghĩa là “Tổng thống” hay “Chủ tịch”.

Các nhà lập pháp ở Washington đã đưa ra một dự luật để thay đổi cách chính phủ liên bang đề cập đến nhà lãnh đạo của Trung Quốc, đặc biệt là nghiêm cấm việc sử dụng thuật ngữ “President”.

“Name the Enemy Act”, nghĩa là “Đạo luật Gọi Tên Kẻ Thù”, sẽ buộc các tài liệu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ không được đề cập đến các chức danh có ý nghĩa là nguyên thủ quốc gia và thay vào đó phải dùng các thuật ngữ chỉ liên quan đến vai trò là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tập Cận Bình, nắm giữ ba chức danh chính thức, nhưng cả ba chức danh này không có chức danh nào có thể tương đương với “President”, thường được hiểu là một vị “Tổng thống”, được dân bầu một cách dân chủ. Chức danh của Tập Cận Bình thường được báo chí Trung Quốc đề cập đến là 国家竹溪, nghĩa là chủ tịch nhà nước. Các chức danh khác là chủ tịch quân ủy trung ương; và tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, thế giới nói tiếng Anh, thường gọi Tập Cận Bình là “President”, là điều mà dự luật này cho rằng mang lại tính chất hợp pháp không chính đáng cho một nhà lãnh đạo không được dân chúng bầu.

Dự luật nhấn mạnh rằng:

“Việc đề cập đến nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với danh xưng ‘President’ tạo ra một giả định sai sự thật rằng người này được dân chúng bầu lên, thông qua các phương tiện dân chủ, và như thế chúng ta vô tình sẵn sàng hợp pháp hóa kẻ cai trị họ một cách phản dân chủ.”

Được giới thiệu bởi Dân biểu Scott Perry, của Đảng Cộng hòa đơn vị Pennsylvania, dự luật của Hạ viện cũng sẽ cấm sử dụng quỹ liên bang để “tạo hoặc phổ biến” các tài liệu và thông tin chính thức đề cập đến nhà lãnh đạo Trung Quốc với danh xưng “President”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thường dùng danh xưng tổng bí thư khi nhắc đến tên Tập Cận Bình, ám chỉ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thay vì là nguyên thủ quốc gia.

Đạo luật này được đưa ra khi nhiều quan chức nội các, do Ngoại trưởng Mike Pompeo dẫn đầu, gần đây đã bắt đầu từ bỏ thuật ngữ “President” để chuyển sang “tổng bí thư”.

Dự luật này sẽ “chính thức hóa điều gì đó mà chúng tôi đã lưu ý trong các tuyên bố của chính quyền”, Anna Ashton, người đứng đầu các vấn đề chính phủ tại Hội đồng Hoa Kỳ-Trung Quốc Sự Vụ cho biết.

Từ nay có lẽ chúng ta cũng không nên gọi là “chủ tịch Tập Cận Bình” mà nên gọi trống không hay gọi một cách mỉa mai là Đại Đế Tập Cận Bình.


Source:South China Morning Post


2. Nhóm Dân Chủ Phò Sinh lên tiếng: Joe Biden không cho chúng tôi lý do nào để bầu cho ông ta

Lần đầu tiên kể từ năm 2000, Hội nghị Quốc gia của đảng Dân chủ không cho phép Nhóm Dân Chủ Phò Sinh, gọi tắt là DFLA, có cuộc họp riêng như một phần chính thức trong đại hội đảng và thậm chí từ chối không cho phép họ được điều trần trước ủy ban soạn thảo nghị quyết của đảng. Đó là những dấu hiệu mới nhất sự thù địch công khai của đảng Dân Chủ Mỹ với phong trào ủng hộ sự sống trong hàng ngũ của họ.

Việc thẳng thừng loại trừ quan điểm phò sinh trong chính sách của đảng Dân Chủ đã làm giảm nhiệt tình của những đảng viên Dân chủ phò sự sống, mà lẽ ra đã được nâng lên từ sự đề cử chính thức của đại hội đối với Joe Biden, người Công Giáo thứ tư trong lịch sử Hoa Kỳ được đa số thành viên đảng Dân Chủ ủng hộ. Joe Biden trên danh nghĩa vẫn là người Công Giáo mặc dù nhiều người, ngay cả các Giám Mục, hoài nghi về thực chất của điều này.

Kristen Day, chủ tịch DFLA, đã phát biểu với tờ National Catholic Register vào ngày 17 tháng 8 sau cuộc họp ủng hộ cuộc sống của nhóm cô diễn ra bên ngoài đại hội đảng Dân Chủ vào ngày 17 tháng 8. Cô cho biết: “Có quá nhiều sự thất vọng và mọi người rất hào hứng với việc muốn được lên tiếng. Họ muốn bỏ phiếu cho Biden, nhưng Biden không cho chúng tôi bất kỳ lý do nào để bỏ phiếu cho ông ta. … Ông ta đang nói về việc cho phép phá thai thời kỳ cối, thanh toán các chi phí phá thai bằng tiền thuế và luật hóa phán quyết Roe.”

Nhóm Dân Chủ Phò Sinh đã lên tiếng phản đối ở Milwaukee chống lại sự loại trừ họ; và, theo Day, sự thù địch ngày càng gia tăng đối với những cử tri này và mối quan tâm của họ đối với chính nghĩa phò sinh chỉ làm tăng thêm quyết tâm và số lượng của họ.

Trên thực tế, Kristen Day gọi động lực và sự phát triển của các đảng viên Đảng Dân chủ phò sinh trong năm nay là “chưa từng có”.

Day nói rằng phong trào của cô bao gồm những đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc sống, những người cũng “muốn công bằng xã hội, công bằng chủng tộc, công bằng kinh tế”, nhưng đang thất vọng vì “thực tế là chúng tôi đang bị loại trừ và thậm chí không có bất kỳ nỗ lực nào dù rất nhỏ để yêu cầu chúng tôi bỏ phiếu cho ông Joe Biden.”

Kristen Day cho biết bầu không khí chống lại nhóm của cô là “thù địch nhất” chưa từng có đối với những người ủng hộ sự sống trong đảng và đề cập đến cuộc họp năm 2017 với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ là Tom Perez. Trong cuộc gặp gỡ này Tom Perez nhấn mạnh rằng “chúng tôi hoan nghênh những người ủng hộ cuộc sống trong đảng miễn là họ đừng bỏ phiếu theo cách đó.”

Cô Day nói rằng “sự thù địch” của Perez đối với Nhóm Dân Chủ Phò Sinh càng lúc càng gia tăng, và chỉ ra một số sự kiện sau cuộc gặp gỡ với Perez vào năm 2017, bao gồm việc trang web gây quỹ ActBlue không cho phép nhóm của cô quyên tiền cho các Dân biểu Dân chủ phò sinh. Các hành vi thù địch chống lại các đảng viên dân chủ phò sinh như Dan Lipinski ở Illinois và Collin Peterson ở Minnesota và Hiệp hội Luật sư Dân chủ là những thí dụ cho thấy tính chất cực đoan phò phá thai của ban lãnh đạo đảng này.


Source:National Catholic Register