35. CÂU ĐÁP HAY CỦA KHỔNG TỬ
Có hai thầy đồ gàn tôn thờ học thuyết của Nho gia, chỉ cần hai người gặp nhau thì cãi nhau khoe mình là người nho học thật và nói người kia là nho học giả, hai người không ngớt tranh luận, nên cùng nhau đi thỉnh giáo Khổng tử.
Khổng tử đi xuống bậc thềm, cúi chào hai người và nói:
- “Tôi biết chủ trương nội dung của Nho học rất rộng rãi, luận điểm cụ thể, việc gì mà phải tương đồng toàn bộ chứ? Hai vị đều là những nhà Nho học thật, đều là những người xưa nay tôi kính trọng ngưỡng mộ, lẽ nào vẫn còn cái gì đó là giả sao? ”
Hai người rất phấn khởi và cáo từ.
Các đệ tử hỏi:
- “Tại sao thầy lại tâng bốc họ chứ? ”
Khổng tử đáp:
- “Loại người ấy chỉ cần tâng bốc để họ đi khỏi là được rồi, không nên cùng họ trò chuyện.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 35:
Đạo của Khổng tử coi nặng về lễ nghĩa, nhưng có những lúc Khổng tử cũng thiên vị người giàu sang và người hèn, người trí và người ngu.
Có nhiều cách để giáo huấn người ngu cũng như có nhiều cách để khuyến khích người tài giỏi, đó là cái tài của người thầy khôn ngoan. Đức Chúa Giê-su đã làm như thế với người tội lỗi và người thanh niên tốt lành muốn theo làm môn đồ của Ngài.
Đạo của Đức Chúa Giê-su chắc chắn không giống đạo Khổng hay bất cứ đạo nào khác, bởi vì đạo của Ngài làm cho con người ta khi sống ở đời này nhận biết nhau là anh em chị em của nhau trong Ngài, và đời sau cùng hưởng hạnh phúc trên trời với Thiên Chúa. Cho nên khi đưa ra cho nhau lời khuyên bào thì không đánh lừa nhau để khỏi “bị làm rầy”, nhưng thành tâm yêu mến và hy vọng người anh em chị em tốt hơn...
Đừng lấy lòng bịp bợm đối với người vô học, nghèo khó, nhưng hãy lấy lòng thành thật để đối đãi với tất cả mọi người không phân biệt một ai. Đó chính là bổn phận và là sứ mạng truyền giáo của người Ki-tô hữu trong mọi thời đại vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có hai thầy đồ gàn tôn thờ học thuyết của Nho gia, chỉ cần hai người gặp nhau thì cãi nhau khoe mình là người nho học thật và nói người kia là nho học giả, hai người không ngớt tranh luận, nên cùng nhau đi thỉnh giáo Khổng tử.
Khổng tử đi xuống bậc thềm, cúi chào hai người và nói:
- “Tôi biết chủ trương nội dung của Nho học rất rộng rãi, luận điểm cụ thể, việc gì mà phải tương đồng toàn bộ chứ? Hai vị đều là những nhà Nho học thật, đều là những người xưa nay tôi kính trọng ngưỡng mộ, lẽ nào vẫn còn cái gì đó là giả sao? ”
Hai người rất phấn khởi và cáo từ.
Các đệ tử hỏi:
- “Tại sao thầy lại tâng bốc họ chứ? ”
Khổng tử đáp:
- “Loại người ấy chỉ cần tâng bốc để họ đi khỏi là được rồi, không nên cùng họ trò chuyện.”
(Tiếu lâm)
Suy tư 35:
Đạo của Khổng tử coi nặng về lễ nghĩa, nhưng có những lúc Khổng tử cũng thiên vị người giàu sang và người hèn, người trí và người ngu.
Có nhiều cách để giáo huấn người ngu cũng như có nhiều cách để khuyến khích người tài giỏi, đó là cái tài của người thầy khôn ngoan. Đức Chúa Giê-su đã làm như thế với người tội lỗi và người thanh niên tốt lành muốn theo làm môn đồ của Ngài.
Đạo của Đức Chúa Giê-su chắc chắn không giống đạo Khổng hay bất cứ đạo nào khác, bởi vì đạo của Ngài làm cho con người ta khi sống ở đời này nhận biết nhau là anh em chị em của nhau trong Ngài, và đời sau cùng hưởng hạnh phúc trên trời với Thiên Chúa. Cho nên khi đưa ra cho nhau lời khuyên bào thì không đánh lừa nhau để khỏi “bị làm rầy”, nhưng thành tâm yêu mến và hy vọng người anh em chị em tốt hơn...
Đừng lấy lòng bịp bợm đối với người vô học, nghèo khó, nhưng hãy lấy lòng thành thật để đối đãi với tất cả mọi người không phân biệt một ai. Đó chính là bổn phận và là sứ mạng truyền giáo của người Ki-tô hữu trong mọi thời đại vậy...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info