30. NÀNG DÂU “HIẾU THUẬN”
Có người hỏi phú ông:
- “Con dâu đối xử với ông có tốt không? ”
Phú ông trả lời:
- “Mấy đứa con dâu đối xử với tôi rất hiếu thuận. Con dâu lớn sợ trong miệng tôi nhạt không vị, tôi vừa vào cửa nó liền thên muối (1); con dâu thứ hai sợ tôi buồn không vui, thường gõ nồi gõ chén cho tôi nghe “âm nhạc”; con dâu thứ ba thì càng hiếu thuận hơn, nó nói: “ngạn ngữ nói rất hay, cơm tối ăn ít lại thì sống đến chín mươi chín tuổi”, nên ngay cả cơm sáng cũng không cho tôi ăn !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 30:
Đối xử độc ác với cha chồng thì cũng giống như đối xử độc ác với cha ruột mình vậy, bởi vì cha chồng cũng là cha của mình, quan tâm chăm sóc cha chồng cũng như mẹ chồng là chăm sóc cha mẹ ruột của mình, đó là đạo làm người mà mỗi người phải biết...
Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ để họ kết hợp với nhau làm thành một gia đình mới, nói như thế không có nghĩa là từ đây mình không còn phải phụng dưỡng cha mẹ ruột cũng như cha mẹ của chồng (vợ) nữa, bởi vì như thế là trái với đạo làm con mà Thiên Chúa đã dạy: thảo kính cha mẹ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết chăm lo cho cha mẹ chồng như cha mẹ ruột của mình.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu không biết kêu ca khi cha mẹ chồng đổi tính đổi nết vì tuổi già.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết thức trước khi cha mẹ chồng thức, biết ngủ sau khi cha mẹ chồng đã ngủ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu luôn nhìn thấy cha mẹ ruột của mình nơi cha mẹ chồng để vâng lời và phục vụ...
Làm được như thế, thì trong nhà của nàng sẽ rộn rã tiếng cười vui, và con cháu của nàng sẽ được hưởng phúc do tính hiếu thuận của nàng mang lại, bởi vì không một người con hiếu thảo nào mà bị Thiên Chúa bỏ quên ở đời này cũng như ở đời sau bao giờ.
(1) Chữ “muối鹽” tiếng Hoa phát âm là “yen”, chữ ghét cũng phát âm là “yen厭”, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có người hỏi phú ông:
- “Con dâu đối xử với ông có tốt không? ”
Phú ông trả lời:
- “Mấy đứa con dâu đối xử với tôi rất hiếu thuận. Con dâu lớn sợ trong miệng tôi nhạt không vị, tôi vừa vào cửa nó liền thên muối (1); con dâu thứ hai sợ tôi buồn không vui, thường gõ nồi gõ chén cho tôi nghe “âm nhạc”; con dâu thứ ba thì càng hiếu thuận hơn, nó nói: “ngạn ngữ nói rất hay, cơm tối ăn ít lại thì sống đến chín mươi chín tuổi”, nên ngay cả cơm sáng cũng không cho tôi ăn !”
(Tiếu lâm)
Suy tư 30:
Đối xử độc ác với cha chồng thì cũng giống như đối xử độc ác với cha ruột mình vậy, bởi vì cha chồng cũng là cha của mình, quan tâm chăm sóc cha chồng cũng như mẹ chồng là chăm sóc cha mẹ ruột của mình, đó là đạo làm người mà mỗi người phải biết...
Thiên Chúa đã dựng nên người nam và người nữ để họ kết hợp với nhau làm thành một gia đình mới, nói như thế không có nghĩa là từ đây mình không còn phải phụng dưỡng cha mẹ ruột cũng như cha mẹ của chồng (vợ) nữa, bởi vì như thế là trái với đạo làm con mà Thiên Chúa đã dạy: thảo kính cha mẹ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết chăm lo cho cha mẹ chồng như cha mẹ ruột của mình.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu không biết kêu ca khi cha mẹ chồng đổi tính đổi nết vì tuổi già.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu biết thức trước khi cha mẹ chồng thức, biết ngủ sau khi cha mẹ chồng đã ngủ.
- Nàng dâu hiếu thuận là nàng dâu luôn nhìn thấy cha mẹ ruột của mình nơi cha mẹ chồng để vâng lời và phục vụ...
Làm được như thế, thì trong nhà của nàng sẽ rộn rã tiếng cười vui, và con cháu của nàng sẽ được hưởng phúc do tính hiếu thuận của nàng mang lại, bởi vì không một người con hiếu thảo nào mà bị Thiên Chúa bỏ quên ở đời này cũng như ở đời sau bao giờ.
(1) Chữ “muối鹽” tiếng Hoa phát âm là “yen”, chữ ghét cũng phát âm là “yen厭”, đồng âm khác nghĩa.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info