Trong một cuộc phỏng vấn của Vatican Media, ông António Guterres, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, nói đến lòng biết ơn của ông đối với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì ngài đã ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn khắp thế giới của ông.
Đại diện cho Vatican Media trong cuộc phỏng vấn này là Andrea Monda, chủ bút nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh.
Ngưng bắn, ngưng bạo lực.
Về lời kêu gọi ngưng bắn toàn diện trong bối cảnh Covid-19, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trước nhất, tôi muốn được lặp lại lời đánh giá cao sâu sắc của tôi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì việc ngài đã ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn khắp thế giới của tôi và việc làm của Liên Hiệp Quốc. Việc dấn thân hoàn cầu, lòng cảm thương và các lời kêu gọi đoàn kết của ngài tái khẳng định các giá trị cốt lõi vốn hướng dẫn việc làm của chúng tôi: giảm thiểu đau khổ của con người và cổ vũ nhân phẩm.
“Khi tôi phát động lời kêu gọi ngưng bắn, sứ điệp của tôi với các bên tranh chấp khắp thế giới rất đơn giản: việc chiến đấu cần chấm dứt để chúng ta có thể tập chú vào kẻ thù chung là Covid-19.
“Cho đến nay, lời kêu gọi đã được sự ủng hộ của 115 quốc gia, các tổ chức vùng, hơn 200 nhóm xã hội dân sự cũng như nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Mười sáu nhóm vũ trang đã đoan hứa chấm dứt bạo lực. Hàng triệu người cũng đã ký ủng hộ lời kêu gọi trực tuyến.
“Nhưng sự không tin tưởng nhau vẫn còn cao, và thật khó có thể biến các cam kết này thành hành động để tạo ra sự khác biệt trong đời sống những người bị ảnh hưởng bởi tranh chấp.
“Các đại diện và phái viên đặc biệt của tôi đang làm việc không biết mệt mỏi khắp thế giới, với việc trực tiếp can thiệp của tôi, nếu cần, để biến các ý định đã được phát biểu thành những vụ ngưng bắn hữu hiệu.
“Tôi tiếp tục kêu gọi các bên tranh chấp và tất cả những ai có thể có một ảnh hưởng nào đó đối với họ, hãy đặt sức khỏe và an toàn của ta lên trên hết.
“Tôi cũng muốn nhắc đến một lời kêu gọi khác tôi từng đưa ra và được tôi coi là chủ yếu: đó là lời kêu gọi hòa bình trong các gia đình. Khắp địa cầu, trong khi đại dịch đang lan tràn, chúng ta cũng vẫn đang mục kích sự gia tăng bạo lực đáng lo ngại chống lại phụ nữ và các thiếu nữ.
“Tôi đã yêu cầu các chính phủ, xã hội dân sự và tất cả những ai khắp thế giới có thể góp tay huy động việc bảo vệ phụ nữ tốt hơn. Tôi cũng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc mọi tín ngưỡng lên án một cách không hàm hồ mọi hành vi bạo lực chống các phụ nữ và thiếu nữ và nêu cao các nguyên tắc bình đẳng”.
Liên đới
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay đại dịch Covid-19 không hẳn chỉ là tình thế khẩn trương về mặt y tế hoàn cầu. Theo ông, “trong mấy tuần gần đây, có việc xuất hiện các lý thuyết âm mưu và các cảm quan bài ngoại. Trong một số trường hợp, các nhà báo, các nhà chuyên nghiệp y tế, và các nhà bảo vệ nhân quyền đang bị tấn công vì đã làm điều họ phải làm.
“Ngay từ lúc khởi đầu, tôi đã cổ vũ tình liên đới trong các xã hội và giữa các quốc gia. Đáp ứng của chúng ta phải dựa trên nhân quyền và nhân phẩm.
“Tôi cũng kêu gọi các định chế giáo dục tập chú vào việc biết sử dụng kỹ thuật số, và tôi đã thúc giục các phương tiện truyền thông, nhất là các công ty truyền thông xã hội, làm nhiều hơn nữa để xác định và loại bỏ các nội dung kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phụ nữ và có hại khác, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo có vai trò quan yếu phải đóng trong việc cổ vũ lòng tương kính trong các cộng đồng của họ và bên ngoài các cộng đồng ấy. Họ có đủ vị thế để thách thức các sứ điệp sai lạc và có hại, và khuyến khích mọi cộng đồng cổ vũ bất bạo động và bác bỏ tinh thần bài ngoại, kỳ thị chủng tộc và mọi hình thức bất khoan dung”.
Tin giả
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay “Người ta ở khắp thế giới muốn biết phải làm gì và phải chạy tới đâu để xin ý kiến. Thay vào đó, họ đã phải bơi lội giữa cơn dịch thông tin giả, một cơn dịch, trong những trường hợp tồi tệ nhất, có thể gây ra chết chóc.
“Tôi hoan nginh các nhà báo và nhiều người khác đã kiểm soát sự kiện trong hàng núi các câu chuyện sai lạc và các đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Để hỗ trợ các cố gắng trên, tôi đã phát động sáng kiến Đáp Ứng Truyền Thông Liên Hiệp Quốc, dưới tên Verified (Kiểm chứng), nhằm cung cấp cho người ta các thông tin chính xác, dựa vào sự kiện, trong khi khuyến khích các giải pháp và tình liên đới, lúc chúng ta đang thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng để phục hồi.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có vai trò để đóng trong biệc lên đòn bẩy cho các mạng lưới và khả năng truyền thông của họ để hỗ trợ các chính phủ trong việc cổ vũ các biện pháp y tế công cộng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, từ việc giữ khoảng cách xã hội đến việc giữ vệ sinh cho thật tốt, và đánh tan các thông tin sai lạc và tiếng đồn thổi”.
Cơ quan Y Tế Thế Giới (WHO)
Gần đây có những lời chỉ trích Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO), Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không đề cập thẳng đến vấn đề này, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò của nó trong chiến dịch cứu người. Ông nói: “việc nhìn trở lui diễn biến của đại dịch và đáp ứng quốc tế, sẽ là điều quan yếu. Nhưng hiện nay, Cơ Quan Y Tế Thế Giới và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đang chạy đua với đồng hồ để cứu mạng sống người ta.
“Tôi đặc biệt ưu tư đối với việc thiếu liên đới thỏa đáng với các nước đang phát triển, cả trong việc trang bị để họ có thể đáp ứng đại dịch Covid-19 lẫn trong việc giải quyết các tác dụng kinh tế và xã hội đối với những người nghèo nhất thế giới.
“Cơ Quan Y Tế Thế Giới, và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn được huy động để cứu sống, cứu đói, giảm đau và đặt kế hoạch phục hồi.
“Chúng tôi đã đưa ra Kế Hoạch Đáp Ứng Nhân Đạo Hoàn cầu trị giá 7.6 tỷ dollars Mỹ dành cho những dân số dễ bị tổn thương nhất, trong đó, có người ty nạn và những người di tản trong nước. Cho đến nay, những người quảng đại đã đóng góp cho quĩ này được 1 tỷ dollars Mỹ và tôi tiếp tục vận động để quĩ này được tài trợ trọn vẹn.
“Các toán của chúng tôi tại các quốc gia đang phối hợp với các chính phủ sở tại để vận động gây quĩ, hòng trợ giúp các ngành y tế, yểm trợ các biện pháp kinh tế và xã hội, từ an toàn thực phẩm tới việc học tại nhà và chuyển ngân cũng như nhiều nhu cầu khác.
“Các chiến dịch hòa bình của chúng tôi vẫn tiếp tục thi hành các sứ mệnh bảo vệ quan trọng của họ, để hỗ trợ hòa bình và các diễn trình dân chủ.
“Các mạng lưới phân phối của Liên Hiệp Quốc đã được đặt dưới sự sử dụng của các nước đang phát triển, với hàng triệu bộ thử nghiệm, máy thở và mặt nạ giải phẫu nay đã tới tay hơn 100 quốc gia. Chúng tôi đã thiết lập các chuyến bay liên đới để đem thêm nhiều tiếp liệu và nhân viên cho hàng chục nước ở Châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
“Và ngay từ đầu, tôi đã huy động tài chuyên môn bên trong toàn bộ gia đình Liên Hiệp Quốc để xuất bản một loạt tường trình và hướng dẫn chính sách, cung cấp các phân tích và tư vấn để có được một đáp ứng hữu hiệu, có phối hợp của cộng đồng quốc tế (xem https://www.un.org/en/coronavirus/un-secretary-general).
Các định chế quốc tế
Trả lời câu hỏi về lòng tín nhiệm của người ta đối với định chế quốc tế, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết “Việc hợp tác và đóng góp của mọi quốc gia, kể cả những quốc gia hùng mạnh nhất, là điều chủ yếu không những đối với cuộc chiến chống Covid-19 mà còn để giải quyết các thách thức hòa bình và an ninh đang đặt ra cho chúng ta. Điều cũng chủ yếu là giúp tạo ra các điều kiện cho việc phục hồi hữu hiệu ở các nước đang phát triển và đã phát triển.
“Virus đã chứng tỏ tính mong manh khắp hoàn cầu của chúng ta. Và tính mong manh này không giới hạn ở các hệ thống y tế. Nó ảnh hưởng đến mọi phạm vi của thế giới và các định chế của chúng ta.
“Tính mong manh trong các cố gắng hoàn cầu có phối hợp đã được làm nổi bật bởi đáp ứng thất bại của chúng ta đối với cuộc khủng hoảng khí hậu, bởi nguy cơ tràn lan vũ khí hạch nhân mỗi ngày một gia tăng, bởi sự bất lực của ta trong việc cùng nhau điều hòa mạng lưới.
“Đại dich nên là tiếng chuông cảnh tỉnh. Các đe dọa giết người khắp hoàn cầu đòi chúng ta phải có sự đoàn kết và liên đới mới”.
Vắcxin, vũ khí thống trị?
Được hỏi về xu hướng một số nước mưu toan dùng việc chế tạo vắcxin chống Covid-19 làm vũ khí thống trị, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay: “Trong một thế giớ có tính quốc tế, không ai trong chúng ta an toàn trừ khi mọi người chúng ta an toàn.
“Tóm lại, đó là sứ điệp của tôi khi phát động ‘Hành Động Tăng tốc’ (ACT Accelerator), tức việc hợp tác hoàn cầu để tăng tốc việc khai triển, sản xuất và phân phối công bằng các phương tiện chẩn đoán, điều trị và vắcxin chống Covid-19.
“Phải coi việc này như một thiện ích công cộng hoàn cầu. Không phải vắcxin cho một nước hay một vùng hay một nửa thế giới, mà là một vắcxin và điều trị vừa túi tiền, an toàn, hữu hiệu, dễ quản trị và có sẵn cho mọi người, mọi nơi.Vắcxin này phải là vắxin của người dân”.
Bất bình đẳng
Làm thế nào tránh được cảnh nước hạng nhất nước hạng nhì trong cuộc chiến chống Covid-19? Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trận đại dịch này đang cho thấy nhiều bất bình đẳng ở khắp nơi. Bất bình đẳng kinh tế, không cập nhật đồng đều các dịch vụ y tế và nhiều phương diện khác.
“Con số người nghèo có thể tăng thêm 500 triệu, lần gia tăng đầu tiên trong 3 thập niên qua.
“Chúng ta không thể để cho việc này xẩy ra và đây là lý do tôi tiếp tục cổ động một gói viện trợ hoàn cầu có thể lên tới 10 phần trăm nền kinh tế thế giới.
“Các nước đã phát triển hơn hết có thể làm việc đó bằng các tài nguyên của chính họ, và một số đã bắt đầu thi hành các biện pháp này. Nhưng các nước đang phát triển cần sự hỗ trợ lớn lao và khẩn cấp.
“Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế đã chấp thuận việc tài trợ khẩn cấp cho một nhóm đầu tiên các nước đang phát triển. Ngân Hàng Thế Giới đã cho thấy: với các tài nguyên mới và hiện có, họ có thể cung cấp 160 tỷ tài trợ trong 15 năm tới. Nhóm G20 cũng đồng ý ngưng trả nợ cho các nước nghèo hơn cả.
“Tôi hoàn toàn đánh giá cao các biện pháp ấy, nhằm bảo vệ người ta, việc làm và gia tăng phát triển. Nhưng ngay cả việc này vẫn chưa đủ và điều quan trọng là phải xem xét các biện pháp phụ trội, kể cả tha nợ, tránh các cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế kéo dài".
Viễn ảnh tương lai
Hỏi về tương lai Liên Hiệp Quốc sau khi đại dịch qua đi, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết: “Việc phục hồi sau đại dịch đem lại nhiều cơ hội để lái thế giới vào nẻo đường an toàn hơn, lành mạnh hơn, vững bền hơn và bao gồm nhiều hơn.
“Các bất bình đẳng và hố phân cách trong việc bảo vệ xã hội từng bị xuất đầu lộ diện lâu nay cần được giải quyết. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội đặt vấn đề bất bình đẳng của phụ nữ và phái tính lên hàng đầu, giúp tạo nên sự co dãn đủ để chống lại các cú sốc trong tương lai.
“Việc phục hồi trên cũng cần phải đi song song với các hành động liên quan đến khí hậu.
“Tôi vốn đang kêu gọi các chính phủ phải bảo đảm rằng các khoản chi để phục hồi nền kinh tế nên được dùng để đầu tư vào tương lai, chứ không vào quá khứ.
“Tiền của người trả thuế nên được sử dụng để tăng tốc việc phi cácbon hóa mọi khía cạnh của nền kinh tế chúng ta và dành ưu tiên cho việc tạo ra các việc làm ‘xanh’. Nay là lúc phải đặt giá lên cácbon và các tác nhân gây ô nhiễm phải trả giá cho việc họ gây ô nhiễm. Các định chế tài chánh và các nhà đầu tư phải xem xét đầy đủ nguy cơ gây ra cho khí hậu.
“Khuôn mẫu của chúng ta vẫn là Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững và Thỏa Ước Paris về việc thay đổi khí hậu.
“Nay là lúc phải cương quyết. Cương quyết đánh bại Covid-19 và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này bằng cách xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người”.
Đại diện cho Vatican Media trong cuộc phỏng vấn này là Andrea Monda, chủ bút nhật báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh.
Ngưng bắn, ngưng bạo lực.
Về lời kêu gọi ngưng bắn toàn diện trong bối cảnh Covid-19, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trước nhất, tôi muốn được lặp lại lời đánh giá cao sâu sắc của tôi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô vì việc ngài đã ủng hộ lời kêu gọi ngưng bắn khắp thế giới của tôi và việc làm của Liên Hiệp Quốc. Việc dấn thân hoàn cầu, lòng cảm thương và các lời kêu gọi đoàn kết của ngài tái khẳng định các giá trị cốt lõi vốn hướng dẫn việc làm của chúng tôi: giảm thiểu đau khổ của con người và cổ vũ nhân phẩm.
“Khi tôi phát động lời kêu gọi ngưng bắn, sứ điệp của tôi với các bên tranh chấp khắp thế giới rất đơn giản: việc chiến đấu cần chấm dứt để chúng ta có thể tập chú vào kẻ thù chung là Covid-19.
“Cho đến nay, lời kêu gọi đã được sự ủng hộ của 115 quốc gia, các tổ chức vùng, hơn 200 nhóm xã hội dân sự cũng như nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo khác. Mười sáu nhóm vũ trang đã đoan hứa chấm dứt bạo lực. Hàng triệu người cũng đã ký ủng hộ lời kêu gọi trực tuyến.
“Nhưng sự không tin tưởng nhau vẫn còn cao, và thật khó có thể biến các cam kết này thành hành động để tạo ra sự khác biệt trong đời sống những người bị ảnh hưởng bởi tranh chấp.
“Các đại diện và phái viên đặc biệt của tôi đang làm việc không biết mệt mỏi khắp thế giới, với việc trực tiếp can thiệp của tôi, nếu cần, để biến các ý định đã được phát biểu thành những vụ ngưng bắn hữu hiệu.
“Tôi tiếp tục kêu gọi các bên tranh chấp và tất cả những ai có thể có một ảnh hưởng nào đó đối với họ, hãy đặt sức khỏe và an toàn của ta lên trên hết.
“Tôi cũng muốn nhắc đến một lời kêu gọi khác tôi từng đưa ra và được tôi coi là chủ yếu: đó là lời kêu gọi hòa bình trong các gia đình. Khắp địa cầu, trong khi đại dịch đang lan tràn, chúng ta cũng vẫn đang mục kích sự gia tăng bạo lực đáng lo ngại chống lại phụ nữ và các thiếu nữ.
“Tôi đã yêu cầu các chính phủ, xã hội dân sự và tất cả những ai khắp thế giới có thể góp tay huy động việc bảo vệ phụ nữ tốt hơn. Tôi cũng đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo thuộc mọi tín ngưỡng lên án một cách không hàm hồ mọi hành vi bạo lực chống các phụ nữ và thiếu nữ và nêu cao các nguyên tắc bình đẳng”.
Liên đới
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay đại dịch Covid-19 không hẳn chỉ là tình thế khẩn trương về mặt y tế hoàn cầu. Theo ông, “trong mấy tuần gần đây, có việc xuất hiện các lý thuyết âm mưu và các cảm quan bài ngoại. Trong một số trường hợp, các nhà báo, các nhà chuyên nghiệp y tế, và các nhà bảo vệ nhân quyền đang bị tấn công vì đã làm điều họ phải làm.
“Ngay từ lúc khởi đầu, tôi đã cổ vũ tình liên đới trong các xã hội và giữa các quốc gia. Đáp ứng của chúng ta phải dựa trên nhân quyền và nhân phẩm.
“Tôi cũng kêu gọi các định chế giáo dục tập chú vào việc biết sử dụng kỹ thuật số, và tôi đã thúc giục các phương tiện truyền thông, nhất là các công ty truyền thông xã hội, làm nhiều hơn nữa để xác định và loại bỏ các nội dung kỳ thị chủng tộc, kỳ thị phụ nữ và có hại khác, phù hợp với luật nhân quyền quốc tế.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo có vai trò quan yếu phải đóng trong việc cổ vũ lòng tương kính trong các cộng đồng của họ và bên ngoài các cộng đồng ấy. Họ có đủ vị thế để thách thức các sứ điệp sai lạc và có hại, và khuyến khích mọi cộng đồng cổ vũ bất bạo động và bác bỏ tinh thần bài ngoại, kỳ thị chủng tộc và mọi hình thức bất khoan dung”.
Tin giả
Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay “Người ta ở khắp thế giới muốn biết phải làm gì và phải chạy tới đâu để xin ý kiến. Thay vào đó, họ đã phải bơi lội giữa cơn dịch thông tin giả, một cơn dịch, trong những trường hợp tồi tệ nhất, có thể gây ra chết chóc.
“Tôi hoan nginh các nhà báo và nhiều người khác đã kiểm soát sự kiện trong hàng núi các câu chuyện sai lạc và các đăng tải trên các phương tiện truyền thông xã hội.
“Để hỗ trợ các cố gắng trên, tôi đã phát động sáng kiến Đáp Ứng Truyền Thông Liên Hiệp Quốc, dưới tên Verified (Kiểm chứng), nhằm cung cấp cho người ta các thông tin chính xác, dựa vào sự kiện, trong khi khuyến khích các giải pháp và tình liên đới, lúc chúng ta đang thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng để phục hồi.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo cũng có vai trò để đóng trong biệc lên đòn bẩy cho các mạng lưới và khả năng truyền thông của họ để hỗ trợ các chính phủ trong việc cổ vũ các biện pháp y tế công cộng do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, từ việc giữ khoảng cách xã hội đến việc giữ vệ sinh cho thật tốt, và đánh tan các thông tin sai lạc và tiếng đồn thổi”.
Cơ quan Y Tế Thế Giới (WHO)
Gần đây có những lời chỉ trích Cơ Quan Y Tế Thế Giới (WHO), Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không đề cập thẳng đến vấn đề này, nhưng nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò của nó trong chiến dịch cứu người. Ông nói: “việc nhìn trở lui diễn biến của đại dịch và đáp ứng quốc tế, sẽ là điều quan yếu. Nhưng hiện nay, Cơ Quan Y Tế Thế Giới và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đang chạy đua với đồng hồ để cứu mạng sống người ta.
“Tôi đặc biệt ưu tư đối với việc thiếu liên đới thỏa đáng với các nước đang phát triển, cả trong việc trang bị để họ có thể đáp ứng đại dịch Covid-19 lẫn trong việc giải quyết các tác dụng kinh tế và xã hội đối với những người nghèo nhất thế giới.
“Cơ Quan Y Tế Thế Giới, và toàn bộ hệ thống Liên Hiệp Quốc đã hoàn toàn được huy động để cứu sống, cứu đói, giảm đau và đặt kế hoạch phục hồi.
“Chúng tôi đã đưa ra Kế Hoạch Đáp Ứng Nhân Đạo Hoàn cầu trị giá 7.6 tỷ dollars Mỹ dành cho những dân số dễ bị tổn thương nhất, trong đó, có người ty nạn và những người di tản trong nước. Cho đến nay, những người quảng đại đã đóng góp cho quĩ này được 1 tỷ dollars Mỹ và tôi tiếp tục vận động để quĩ này được tài trợ trọn vẹn.
“Các toán của chúng tôi tại các quốc gia đang phối hợp với các chính phủ sở tại để vận động gây quĩ, hòng trợ giúp các ngành y tế, yểm trợ các biện pháp kinh tế và xã hội, từ an toàn thực phẩm tới việc học tại nhà và chuyển ngân cũng như nhiều nhu cầu khác.
“Các chiến dịch hòa bình của chúng tôi vẫn tiếp tục thi hành các sứ mệnh bảo vệ quan trọng của họ, để hỗ trợ hòa bình và các diễn trình dân chủ.
“Các mạng lưới phân phối của Liên Hiệp Quốc đã được đặt dưới sự sử dụng của các nước đang phát triển, với hàng triệu bộ thử nghiệm, máy thở và mặt nạ giải phẫu nay đã tới tay hơn 100 quốc gia. Chúng tôi đã thiết lập các chuyến bay liên đới để đem thêm nhiều tiếp liệu và nhân viên cho hàng chục nước ở Châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh.
“Và ngay từ đầu, tôi đã huy động tài chuyên môn bên trong toàn bộ gia đình Liên Hiệp Quốc để xuất bản một loạt tường trình và hướng dẫn chính sách, cung cấp các phân tích và tư vấn để có được một đáp ứng hữu hiệu, có phối hợp của cộng đồng quốc tế (xem https://www.un.org/en/coronavirus/un-secretary-general).
Các định chế quốc tế
Trả lời câu hỏi về lòng tín nhiệm của người ta đối với định chế quốc tế, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết “Việc hợp tác và đóng góp của mọi quốc gia, kể cả những quốc gia hùng mạnh nhất, là điều chủ yếu không những đối với cuộc chiến chống Covid-19 mà còn để giải quyết các thách thức hòa bình và an ninh đang đặt ra cho chúng ta. Điều cũng chủ yếu là giúp tạo ra các điều kiện cho việc phục hồi hữu hiệu ở các nước đang phát triển và đã phát triển.
“Virus đã chứng tỏ tính mong manh khắp hoàn cầu của chúng ta. Và tính mong manh này không giới hạn ở các hệ thống y tế. Nó ảnh hưởng đến mọi phạm vi của thế giới và các định chế của chúng ta.
“Tính mong manh trong các cố gắng hoàn cầu có phối hợp đã được làm nổi bật bởi đáp ứng thất bại của chúng ta đối với cuộc khủng hoảng khí hậu, bởi nguy cơ tràn lan vũ khí hạch nhân mỗi ngày một gia tăng, bởi sự bất lực của ta trong việc cùng nhau điều hòa mạng lưới.
“Đại dich nên là tiếng chuông cảnh tỉnh. Các đe dọa giết người khắp hoàn cầu đòi chúng ta phải có sự đoàn kết và liên đới mới”.
Vắcxin, vũ khí thống trị?
Được hỏi về xu hướng một số nước mưu toan dùng việc chế tạo vắcxin chống Covid-19 làm vũ khí thống trị, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho hay: “Trong một thế giớ có tính quốc tế, không ai trong chúng ta an toàn trừ khi mọi người chúng ta an toàn.
“Tóm lại, đó là sứ điệp của tôi khi phát động ‘Hành Động Tăng tốc’ (ACT Accelerator), tức việc hợp tác hoàn cầu để tăng tốc việc khai triển, sản xuất và phân phối công bằng các phương tiện chẩn đoán, điều trị và vắcxin chống Covid-19.
“Phải coi việc này như một thiện ích công cộng hoàn cầu. Không phải vắcxin cho một nước hay một vùng hay một nửa thế giới, mà là một vắcxin và điều trị vừa túi tiền, an toàn, hữu hiệu, dễ quản trị và có sẵn cho mọi người, mọi nơi.Vắcxin này phải là vắxin của người dân”.
Bất bình đẳng
Làm thế nào tránh được cảnh nước hạng nhất nước hạng nhì trong cuộc chiến chống Covid-19? Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nói rằng “Trận đại dịch này đang cho thấy nhiều bất bình đẳng ở khắp nơi. Bất bình đẳng kinh tế, không cập nhật đồng đều các dịch vụ y tế và nhiều phương diện khác.
“Con số người nghèo có thể tăng thêm 500 triệu, lần gia tăng đầu tiên trong 3 thập niên qua.
“Chúng ta không thể để cho việc này xẩy ra và đây là lý do tôi tiếp tục cổ động một gói viện trợ hoàn cầu có thể lên tới 10 phần trăm nền kinh tế thế giới.
“Các nước đã phát triển hơn hết có thể làm việc đó bằng các tài nguyên của chính họ, và một số đã bắt đầu thi hành các biện pháp này. Nhưng các nước đang phát triển cần sự hỗ trợ lớn lao và khẩn cấp.
“Quĩ Tiền Tệ Quốc Tế đã chấp thuận việc tài trợ khẩn cấp cho một nhóm đầu tiên các nước đang phát triển. Ngân Hàng Thế Giới đã cho thấy: với các tài nguyên mới và hiện có, họ có thể cung cấp 160 tỷ tài trợ trong 15 năm tới. Nhóm G20 cũng đồng ý ngưng trả nợ cho các nước nghèo hơn cả.
“Tôi hoàn toàn đánh giá cao các biện pháp ấy, nhằm bảo vệ người ta, việc làm và gia tăng phát triển. Nhưng ngay cả việc này vẫn chưa đủ và điều quan trọng là phải xem xét các biện pháp phụ trội, kể cả tha nợ, tránh các cuộc khủng hoảng tài chánh và kinh tế kéo dài".
Viễn ảnh tương lai
Hỏi về tương lai Liên Hiệp Quốc sau khi đại dịch qua đi, Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cho biết: “Việc phục hồi sau đại dịch đem lại nhiều cơ hội để lái thế giới vào nẻo đường an toàn hơn, lành mạnh hơn, vững bền hơn và bao gồm nhiều hơn.
“Các bất bình đẳng và hố phân cách trong việc bảo vệ xã hội từng bị xuất đầu lộ diện lâu nay cần được giải quyết. Chúng ta cũng sẽ có cơ hội đặt vấn đề bất bình đẳng của phụ nữ và phái tính lên hàng đầu, giúp tạo nên sự co dãn đủ để chống lại các cú sốc trong tương lai.
“Việc phục hồi trên cũng cần phải đi song song với các hành động liên quan đến khí hậu.
“Tôi vốn đang kêu gọi các chính phủ phải bảo đảm rằng các khoản chi để phục hồi nền kinh tế nên được dùng để đầu tư vào tương lai, chứ không vào quá khứ.
“Tiền của người trả thuế nên được sử dụng để tăng tốc việc phi cácbon hóa mọi khía cạnh của nền kinh tế chúng ta và dành ưu tiên cho việc tạo ra các việc làm ‘xanh’. Nay là lúc phải đặt giá lên cácbon và các tác nhân gây ô nhiễm phải trả giá cho việc họ gây ô nhiễm. Các định chế tài chánh và các nhà đầu tư phải xem xét đầy đủ nguy cơ gây ra cho khí hậu.
“Khuôn mẫu của chúng ta vẫn là Các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững và Thỏa Ước Paris về việc thay đổi khí hậu.
“Nay là lúc phải cương quyết. Cương quyết đánh bại Covid-19 và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này bằng cách xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người”.