Lễ Phục sinh 2020 giữa bối cảnh Corona hoành hành khắp thế giới. Ta thấy gì qua sự giết chóc thầm lặng, không đổ máu nhưng hiệu quả dữ dội này?
Tôi xin chia sẻ vài điều dựa trên chính đức tin mà Thánh Gioan tông đồ đã thể hiện, được ghi lại trong Tin Mừng của lễ Phục sinh.
Đó là sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, chính ngày lễ Phục sinh, cả Thánh Phêrô và Thánh Gioan đều chạy ra mồ. Đứng trước nấm mồ trống, Thánh Gioan cho biết: "Ông đã thấy và ông đã tin".
Nhờ tương quan tình yêu mật thiết với Chúa, Thánh Gioan đã tin Chúa sống lại. Tình yêu dẫn thánh Gioan đến cảm thức đức tin. Thánh Gioan nhận ra, lời ghi chép của Kinh Thánh, Thầy sẽ sống lại, thì bây giờ là giây phút này đây.
Tôi cũng tin như thánh Gioan. Tôi xác tín mạnh: Lễ Phục sinh giữa bối cảnh chết chóc nghiệt ngã, Thiên Chúa đang làm trỗi dậy, đúng hơn, Thiên Chúa làm phục sinh nhiều thứ. Tôi có thể kể ra vài điều mà mình cảm nghiệm.
1. Niềm khao khát thiêng liêng.
Trước đây, đến nhà thờ, mọi nghi lễ có sẵn, cửa mở, vào ra dễ dàng, gọi là tham dự, nhưng ào ào, vội cho xong "ván" lễ, vội về trước thánh lễ kết thúc.
Tham gia việc phượng tự mà không hề cảm nghiệm, không có sự thấu đáo hay dừng lại để nhận thức: tôi hiện diện trước mặt Chúa, Chúa nhìn thấy tôi. Bây giờ, nhà thờ đóng cửa im ỉm. Linh mục dâng thánh lễ mà xung quanh chỉ là không gian trống rỗng...
Tôi tin niềm phục sinh thiêng liêng đang có trong từng người để ta quý hơn rất nhiều những điều mà bình thường mình có được.
2. Yêu thương đoàn kết giữa người với người.
Bắt đầu từ nhận thức: Nhân loại không đứng một mình. Nhân loại có nhau. Chủng virus khởi từ một vùng, lan cả thế giới. Nếu đã lâm bệnh, thế giới cùng bệnh. Nếu đã chết, số phận thế giới chẳng đứng ngoài cuộc.
Nhiều quốc gia, chánh phủ, thậm chí bình thường đối đầu nhau, giờ lại chia sẻ cho nhau cách thức, kinh nghiệm chữa trị dịch của mình, của quốc gia mình.
Họ viện trợ cả người, cả tiền của, dụng cụ y tế, thực phẩm, nhu yếu phẩm để cùng chống dịch, để thêm phương tiện, thêm khả năng cứu người.
Chúa còn phục sinh sự yêu thương nơi từng người. Từ lúc dịch xuất hiện, nhiều người tặng khẩu trang miễn phí. Trong những ngày giới nghiêm, người này giúp người kia tiền, gạo, thức ăn... Biết bao nhiêu cá nhân tự nguyện san sớt thực phẩm, nhiều vật chất khác... cho những người lâm cảnh thiếu kém.
Trong nỗi sợ bệnh tật, sợ chết, con người xích lại gần nhau. Chúa đang phục sinh lại tất cả niềm yêu thương trong lòng người.
3. Tính bất toàn, yếu đuối của nhân loại.
Nhiều thập niên, con người ngủ mê trong nỗi tự hào mình văn minh, mình làm điều này, chinh phục điều kia, đạt đỉnh cao nọ. Nhân loại ngày đêm đổ công sức xây dựng vô số công trình, chế tạo bao nhiêu thứ hiện đại chưa từng có. Nhân loại không ít tự mãn về những an tâm, những hưởng thụ, những thoải mái, những tiện nghi mà trí óc mang lại cho chính cuộc sống của mình...
Chúng ta từng tự hào mình khám phá không gian, khám phá những làn sóng kinh khủng để có thể bức phá mà chạy đến tận cùng, như không còn rào cản. Từ đầu này đến đầu kia của hành tinh mà chỉ nháy mắt, ta kết nối, liên lạc bất kể mọi giờ, mọi hoàn cảnh... Ngay trước mặt tôi, hình ảnh Thánh lễ tải đến TV nhà anh chị em nhanh chóng cũng nằm trong sự bức phá ấy.
Càng say, càng lao vào những công trình "chuyển núi dời non" tưởng chừng "vỹ đại", loài người đua nhau trang bị vũ trang. Từ đó, biết bao nhiêu vũ khí tối tân, cực độc, cực hủy diệt liên tục ra đời. Con vi trùng nhỏ bé nhưng hiệu quả trong việc cướp đi mạng sống khắp nhân loại, không loại trừ khả năng là vũ khí do những cái đầu bạo tàn sáng chế...
Nhân loại phát triển nhiều lắm, làm ra nhiều lắm. Sự tài giỏi ấy đẩy họ đến chỗ kiêu ngạo. Nhân loại dễ xem mình ở địa vị cao, địa vị nhất trên đời này.
Đùng một phát, virus nhỏ đến không nhìn thấy lại phá đổ tất cả. Thế giới đối mặt cả chiến trận vô hình. Nó lần lượt hại không biết bao nhiêu mà kể. Người bị nó giết đến hàng trăm ngàn, bị tấn công đến hàng triệu. Nó khiến nhiều người đói khổ, khiến biết bao nhiêu xáo trộn, đảo lộn trong cuộc sống. Nó làm thế giới điêu đứng. Nó hủy hoại kinh tế toàn cầu, gây rúng động từng hẻm chợ, góc phố, biến quốc gia hùng mạnh, giàu sang thành nơi tắm nước mắt...
Nếu con người phải chết, mà xây dựng thật nhiều, thật lớn lao những công trình bề thế, thể hiện sự văn minh, để làm gì? Còn đâu là ý nghĩa?
Nếu con người đối diện cái chết mà lại tìm thống trị không gian, thống trị tầng sóng vĩ đại chưa từng có, cuối cùng để làm gì? Đâu là chân lý?
Chính đây là lúc Chúa làm cho chúng ta phải ý thức mình nhỏ bé, con người phải khiêm nhường, phải hạ mình và biết mình chỉ là thụ tạo. Mình là loài bất toàn, yếu đuối, mỏng manh, chẳng có gì, chẳng là gì.
Thế giới phải trở về lệ thuộc đường lối của Thiên Chúa, lệ thuộc quyền năng của Đấng tạo thành mình.
4. Sự xác tín vào Đấng Toàn Năng.
Giữa lúc chết chóc, người ta cầu nguyện nhiều hơn. Họ tìm Chúa, níu Đức Mẹ, xin thánh Giuse. Họ biết chạy đến Đấng có quyền chi phối vận mạng cuộc đời.
Chúa phục sinh trong ta khao khát thiêng liêng. Chúa cho ta hiểu mình bất tất, bất toàn, nhỏ nhoi để biết bám vào Chúa, gọi đến Đấng mình tôn thờ.
Theo Tin Mừng thánh Marcô (4, 35-41), có lần Chúa an nhiên ngủ thì sóng gió nổi, thuyền tròng trành nguy hiểm. Sóng gió mạnh đến nỗi các môn đệ, những chuyên viên đi biển phải sợ hãi. Các ông gọi: "Thầy, chúng ta chết mất".
Cũng vậy, ta phải nắm tay Chúa, gọi và biểu lộ lòng tin, một lòng tin mà vì mê mang trần thế, có thể đã trôi xa khỏi tâm tư nhiều người đương thời.
Loài người kiêu ngạo. Loài người "tự sướng" với những thành quả do chính bàn tay của mình, rồi ảo tưởng mình trên hết, mình toàn năng.
Chúa muốn đưa nhân loại về lại thao thức có Chúa bên trong mình. Chúa thèm họ chạm tới Chúa. Họ bỏ rơi Chúa lâu quá rồi. Loài người đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời biết bao nhiêu lần. Họ đã từng đuổi xô Chúa. Họ tránh xa Chúa.
Bao lâu rồi, ta đã để Thiên Chúa vắng bóng trong trái tim, vắng bóng trong mọi sinh hoạt, vắng bóng trong mọi nỗ lực xây dựng trần thế của mình. Chúa đã phải lặng lẽ đi vào một góc, đứng yên đó mà nhìn ta.
Giờ đây, Người đang phục sinh niềm xác tín: Chúng ta chỉ là con người. Chúng ta chỉ là loài bất toàn. Chúng ta chỉ là không không, hoàn toàn không có gì. Để từ đó, ta bám vào Chúa hơn.
5. Tạm kết.
Tình yêu và đức tin phục sinh trong tôi đang trổi dậy cùng Thánh Gioan. Tôi muốn gởi đến anh chị em chính lòng yêu mến và chính đức tin của tôi qua xác tín Chúa chúng ta sống lại. Nhờ tin, tôi thấy Chúa không bỏ rơi thế giới, nhưng Chúa làm phục sinh nhiều thứ.
Vài ý thức nhỏ như thế, chắc chắn chưa đầy đủ. Rất mong, qua sự xác tín của bản thân, dựa trên niềm khao khát đức tin mà Thánh Gioan để lại, có thể gợi chút gì để anh chị em tiến xa hơn trong đời sống đức tin. Có thể cách nào đó, nếu anh chị em đọc được những điều này, nhờ ơn Chúa, sẽ góp phần cho mỗi chúng ta khôi phục và làm lớn lên đức tin của mình.
Hãy xác tín: Chúa đang phục sinh. Không phải niềm tin phục sinh mông lung nào. Mà Chúa đang phục sinh trong chính cõi lòng, trong chính cuộc đời, trong chính tâm tư chúng ta.
Tôi xin chia sẻ vài điều dựa trên chính đức tin mà Thánh Gioan tông đồ đã thể hiện, được ghi lại trong Tin Mừng của lễ Phục sinh.
Đó là sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, chính ngày lễ Phục sinh, cả Thánh Phêrô và Thánh Gioan đều chạy ra mồ. Đứng trước nấm mồ trống, Thánh Gioan cho biết: "Ông đã thấy và ông đã tin".
Nhờ tương quan tình yêu mật thiết với Chúa, Thánh Gioan đã tin Chúa sống lại. Tình yêu dẫn thánh Gioan đến cảm thức đức tin. Thánh Gioan nhận ra, lời ghi chép của Kinh Thánh, Thầy sẽ sống lại, thì bây giờ là giây phút này đây.
Tôi cũng tin như thánh Gioan. Tôi xác tín mạnh: Lễ Phục sinh giữa bối cảnh chết chóc nghiệt ngã, Thiên Chúa đang làm trỗi dậy, đúng hơn, Thiên Chúa làm phục sinh nhiều thứ. Tôi có thể kể ra vài điều mà mình cảm nghiệm.
1. Niềm khao khát thiêng liêng.
Trước đây, đến nhà thờ, mọi nghi lễ có sẵn, cửa mở, vào ra dễ dàng, gọi là tham dự, nhưng ào ào, vội cho xong "ván" lễ, vội về trước thánh lễ kết thúc.
Tham gia việc phượng tự mà không hề cảm nghiệm, không có sự thấu đáo hay dừng lại để nhận thức: tôi hiện diện trước mặt Chúa, Chúa nhìn thấy tôi. Bây giờ, nhà thờ đóng cửa im ỉm. Linh mục dâng thánh lễ mà xung quanh chỉ là không gian trống rỗng...
Tôi tin niềm phục sinh thiêng liêng đang có trong từng người để ta quý hơn rất nhiều những điều mà bình thường mình có được.
2. Yêu thương đoàn kết giữa người với người.
Bắt đầu từ nhận thức: Nhân loại không đứng một mình. Nhân loại có nhau. Chủng virus khởi từ một vùng, lan cả thế giới. Nếu đã lâm bệnh, thế giới cùng bệnh. Nếu đã chết, số phận thế giới chẳng đứng ngoài cuộc.
Nhiều quốc gia, chánh phủ, thậm chí bình thường đối đầu nhau, giờ lại chia sẻ cho nhau cách thức, kinh nghiệm chữa trị dịch của mình, của quốc gia mình.
Họ viện trợ cả người, cả tiền của, dụng cụ y tế, thực phẩm, nhu yếu phẩm để cùng chống dịch, để thêm phương tiện, thêm khả năng cứu người.
Chúa còn phục sinh sự yêu thương nơi từng người. Từ lúc dịch xuất hiện, nhiều người tặng khẩu trang miễn phí. Trong những ngày giới nghiêm, người này giúp người kia tiền, gạo, thức ăn... Biết bao nhiêu cá nhân tự nguyện san sớt thực phẩm, nhiều vật chất khác... cho những người lâm cảnh thiếu kém.
Trong nỗi sợ bệnh tật, sợ chết, con người xích lại gần nhau. Chúa đang phục sinh lại tất cả niềm yêu thương trong lòng người.
3. Tính bất toàn, yếu đuối của nhân loại.
Nhiều thập niên, con người ngủ mê trong nỗi tự hào mình văn minh, mình làm điều này, chinh phục điều kia, đạt đỉnh cao nọ. Nhân loại ngày đêm đổ công sức xây dựng vô số công trình, chế tạo bao nhiêu thứ hiện đại chưa từng có. Nhân loại không ít tự mãn về những an tâm, những hưởng thụ, những thoải mái, những tiện nghi mà trí óc mang lại cho chính cuộc sống của mình...
Chúng ta từng tự hào mình khám phá không gian, khám phá những làn sóng kinh khủng để có thể bức phá mà chạy đến tận cùng, như không còn rào cản. Từ đầu này đến đầu kia của hành tinh mà chỉ nháy mắt, ta kết nối, liên lạc bất kể mọi giờ, mọi hoàn cảnh... Ngay trước mặt tôi, hình ảnh Thánh lễ tải đến TV nhà anh chị em nhanh chóng cũng nằm trong sự bức phá ấy.
Càng say, càng lao vào những công trình "chuyển núi dời non" tưởng chừng "vỹ đại", loài người đua nhau trang bị vũ trang. Từ đó, biết bao nhiêu vũ khí tối tân, cực độc, cực hủy diệt liên tục ra đời. Con vi trùng nhỏ bé nhưng hiệu quả trong việc cướp đi mạng sống khắp nhân loại, không loại trừ khả năng là vũ khí do những cái đầu bạo tàn sáng chế...
Nhân loại phát triển nhiều lắm, làm ra nhiều lắm. Sự tài giỏi ấy đẩy họ đến chỗ kiêu ngạo. Nhân loại dễ xem mình ở địa vị cao, địa vị nhất trên đời này.
Đùng một phát, virus nhỏ đến không nhìn thấy lại phá đổ tất cả. Thế giới đối mặt cả chiến trận vô hình. Nó lần lượt hại không biết bao nhiêu mà kể. Người bị nó giết đến hàng trăm ngàn, bị tấn công đến hàng triệu. Nó khiến nhiều người đói khổ, khiến biết bao nhiêu xáo trộn, đảo lộn trong cuộc sống. Nó làm thế giới điêu đứng. Nó hủy hoại kinh tế toàn cầu, gây rúng động từng hẻm chợ, góc phố, biến quốc gia hùng mạnh, giàu sang thành nơi tắm nước mắt...
Nếu con người phải chết, mà xây dựng thật nhiều, thật lớn lao những công trình bề thế, thể hiện sự văn minh, để làm gì? Còn đâu là ý nghĩa?
Nếu con người đối diện cái chết mà lại tìm thống trị không gian, thống trị tầng sóng vĩ đại chưa từng có, cuối cùng để làm gì? Đâu là chân lý?
Chính đây là lúc Chúa làm cho chúng ta phải ý thức mình nhỏ bé, con người phải khiêm nhường, phải hạ mình và biết mình chỉ là thụ tạo. Mình là loài bất toàn, yếu đuối, mỏng manh, chẳng có gì, chẳng là gì.
Thế giới phải trở về lệ thuộc đường lối của Thiên Chúa, lệ thuộc quyền năng của Đấng tạo thành mình.
4. Sự xác tín vào Đấng Toàn Năng.
Giữa lúc chết chóc, người ta cầu nguyện nhiều hơn. Họ tìm Chúa, níu Đức Mẹ, xin thánh Giuse. Họ biết chạy đến Đấng có quyền chi phối vận mạng cuộc đời.
Chúa phục sinh trong ta khao khát thiêng liêng. Chúa cho ta hiểu mình bất tất, bất toàn, nhỏ nhoi để biết bám vào Chúa, gọi đến Đấng mình tôn thờ.
Theo Tin Mừng thánh Marcô (4, 35-41), có lần Chúa an nhiên ngủ thì sóng gió nổi, thuyền tròng trành nguy hiểm. Sóng gió mạnh đến nỗi các môn đệ, những chuyên viên đi biển phải sợ hãi. Các ông gọi: "Thầy, chúng ta chết mất".
Cũng vậy, ta phải nắm tay Chúa, gọi và biểu lộ lòng tin, một lòng tin mà vì mê mang trần thế, có thể đã trôi xa khỏi tâm tư nhiều người đương thời.
Loài người kiêu ngạo. Loài người "tự sướng" với những thành quả do chính bàn tay của mình, rồi ảo tưởng mình trên hết, mình toàn năng.
Chúa muốn đưa nhân loại về lại thao thức có Chúa bên trong mình. Chúa thèm họ chạm tới Chúa. Họ bỏ rơi Chúa lâu quá rồi. Loài người đẩy Chúa ra khỏi cuộc đời biết bao nhiêu lần. Họ đã từng đuổi xô Chúa. Họ tránh xa Chúa.
Bao lâu rồi, ta đã để Thiên Chúa vắng bóng trong trái tim, vắng bóng trong mọi sinh hoạt, vắng bóng trong mọi nỗ lực xây dựng trần thế của mình. Chúa đã phải lặng lẽ đi vào một góc, đứng yên đó mà nhìn ta.
Giờ đây, Người đang phục sinh niềm xác tín: Chúng ta chỉ là con người. Chúng ta chỉ là loài bất toàn. Chúng ta chỉ là không không, hoàn toàn không có gì. Để từ đó, ta bám vào Chúa hơn.
5. Tạm kết.
Tình yêu và đức tin phục sinh trong tôi đang trổi dậy cùng Thánh Gioan. Tôi muốn gởi đến anh chị em chính lòng yêu mến và chính đức tin của tôi qua xác tín Chúa chúng ta sống lại. Nhờ tin, tôi thấy Chúa không bỏ rơi thế giới, nhưng Chúa làm phục sinh nhiều thứ.
Vài ý thức nhỏ như thế, chắc chắn chưa đầy đủ. Rất mong, qua sự xác tín của bản thân, dựa trên niềm khao khát đức tin mà Thánh Gioan để lại, có thể gợi chút gì để anh chị em tiến xa hơn trong đời sống đức tin. Có thể cách nào đó, nếu anh chị em đọc được những điều này, nhờ ơn Chúa, sẽ góp phần cho mỗi chúng ta khôi phục và làm lớn lên đức tin của mình.
Hãy xác tín: Chúa đang phục sinh. Không phải niềm tin phục sinh mông lung nào. Mà Chúa đang phục sinh trong chính cõi lòng, trong chính cuộc đời, trong chính tâm tư chúng ta.