Linh mục Matt Malone, chủ bút tập san America (https://www.americamagazine.org/america-profile-speaker-john-boehner-pope-francis-congress) của các cha Dòng Tên Hoa Kỳ vừa có cuộc gặp gỡ với Ông John Boehner, cựu Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ, người đã sắp xếp buổi nói chuyện lịch sử của Đức Phanxicô trước lưỡng viện Hiệp Chúng Quốc và đã đích thân giới thiệu ngài với Lưỡng Viện năm 2015.
Cha nhắc lại ngày lịch sử ấy như sau:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đứng ở lối vào giữa Hạ Viện Hoa Kỳ, chờ đợi giây phút của ngài. Ngài sắp sửa trở thành vị Giám Mục Thành Rome đầu tiên đọc diễn văn trước phiên họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ, và trông ngài hơi lo lắng một chút, có lẽ do viễn ảnh phải nói tiếng Anh thay vì nói tiếng mẹ đẻ Tây Ban Nha của ngài.
Ở cuối đàng kia của cánh giữa, trên chiếc bục nơi ông thường chủ tọa đã hơn 4 năm sóng gió nay, là Ông John Boehner, Chủ tịch thứ 53 của Hạ Viện. Ông có thể nhìn thấy Đức Giáo Hoàng ở lối vào, đứng dưới bức tranh nổi Môsê, một nhắc nhở cho thấy đây không phải lần đầu tiên một tiên tri đã ngỏ lời với một quốc gia đầy lo âu xao xuyến. Gần 25 năm qua, gần như từ ngày đến đây như dân biểu mới ra lò đại diện cho Quận Quốc Hội Thứ Tám của Ohio, Ông Boehner đã cố gắng giàn xếp một cuộc nói chuyện của một vị Giáo Hoàng. Nay, qua một dải rộng của căn phòng chật cứng, chính với Ông John Boehner mà vị cảnh vệ của Quốc Hội lên tiếng thưa: “Thưa Ông Chủ Tịch! Đức Giáo Hoàng của Tòa Thánh!”
Ông Boehner cắn môi dưới. Ông ráng không khóc. Sau khi Đức Phanxicô lên tới bục cao giữa tiếng hoan hô vang dội, Chủ tịch Quốc Hội chính thức giới thiệu Đức Giáo Hoàng. Giọng nói của ông ngập ngừng một lúc, rồi, lại một cái cắn môi. Rõ ràng ông không còn nhịn được lâu hơn nữa. Thực vậy, chỉ một khoảnh khắc sau đó, khi Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài biết ơn vì được “ngỏ lời với phiên họp chung của Quốc Hội trên ‘lãnh thổ của những con người tự do và là nhà của những con người can đảm’, thì xúc cảm của Ông Boehner vỡ toang, khiến cử tọa của cả nước đều nhận thấy.
John Boehner vốn có tiếng từ lâu là người đàn ông dễ xúc động, không thể giấu xúc cảm trong những giời phút như thế này. Nhưng các quan sát viên lâu năm nghĩ rằng ngày ấy Ông có khác, thậm chí cường độ cao hơn nhiều. Robert Costa, phóng viên của tờ Washington Post, quan sát Ông Boehner sát nút suốt trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Một ngày sau bài nói chuyện, ông Costa viết: “Đây là một người đàn ông đang hết sức thoải mái sau nhiều tháng sóng gío trong hàng ngũ của ông, một người đàn ông nói rằng ông ta cảm thấy có phước. Nhưng chúng tôi nhận thấy có điều gì đó đã thay đổi”.
Non 24 giờ sau khi Đức Giáo Hoàng rời khỏi Đồi Capitol, vào ngày 15 tháng 9 năm 2015, Ông John Boehner làm các Đảng viên Cộng Hòa trong Quốc Hội ngạc nhiên khi công bố rằng ông sẽ không phục vụ hết nhiệm kỳ của mình. Ông sẽ từ chức chủ tịch Hạ Viện và rời khỏi Quốc Hội.
Quả thực một điều gì đó đã thay đổi dứt khoát.
‘Dean Martin’ của chính trị Hoa Kỳ (1)
Linh mục Malone kể về bản thân Ông Boehner:
Một làn khói thuốc lá báo hiệu tôi đang ở gần văn phòng của ông ta. Đó là mùa thu năm 2019 và sau một năm qua lại giữa chúng tôi, John Boehner đã đồng ý cho tôi phỏng vấn. Ông ấy bảo tôi: “Cha kiên trì gớm”. Theo như ông Boehner thấy, một trong những lợi ích của việc về hưu là không còn phải trả lời các câu hỏi của các nhà báo. Ông không hài lòng với tình trạng hiện tại của các phương tiện truyền thông; ông nói rằng, “tất cả đều có ý định lôi và kéo mọi người vào một trong hai phía, khiến ngày càng ít người ở giữa”.
Tuy nhiên, có lẽ ông ta thấy khó khăn hơn khi phải nói không với một nhà báo cũng là một linh mục. Điều đó giúp giải thích lý do tại sao tôi ở đây, vì các tu sĩ Dòng Tên chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của ông Boehner.
Sau khi xuất ngũ khỏi Hải quân Hoa Kỳ, ông Boehner đăng ký học tại Đại học Xavier do Dòng Tên điều hành ở Cincinnati, năm 1977, trở thành thành viên đầu tiên trong gia đình ông tốt nghiệp đại học. Ông cần tới sáu năm để kiếm được mảnh bằng: vì ông cũng phải làm việc toàn thời gian để trả học phí và chu cấp cho vợ, Debbie và hai cô con gái của họ. Nhân viên đào tạo của đại học Xavier, cũng là một tu sĩ Dòng Tên, đã giúp ông sắp xếp lịch trình để ông có thể làm cả hai việc một lúc. Ông nói, “Các cụ Jebbies [tên lóng chỉ các cha Dòng Tên] luôn ở đó”.
Hiện nay, trong ít ngày mỗi tháng ở Washington, DC, ông Boehner treo mũ tại công ty luật Squire, Patton và Bogss, nhóm vận động hành lang lớn thứ ba ở nước này, nơi ông đại diện cho một loạt các khách hàng doanh nghiệp lớn và phục vụ trong ban giám đốc của công ty thuốc lá Reynold American. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã có một mối liên hệ gần gũi với những hãng thuốc lá lớn (ông từng bị chỉ trích nặng nề vào năm 1995 vì đã chuyển giao tiền quyên góp tranh cử từ những người vận động hành lang thuốc lá cho các thành viên tại phòng Hạ Viện), nhưng ít nhất ông đã dùng số tiền ấy để cải thiện một tình trạng xấu xa, đúng nghĩa. Khi tôi bước vào văn phòng của ông, ông Boehner vừa mới bước vào sau khi đã hút một trong năm điếu thuốc ông thường hút trong hai giờ.
Văn phòng của ông là một căn phòng khiêm tốn ở trong góc chứa đầy những vật kỷ niệm trong sự nghiệp của Quốc hội của ông – các hình ảnh với các vị tổng thống, tấm biển với tên ông vốn treo trên cửa văn phòng của ông trên đồi Capitol, một tấm bảng nhỏ với dòng chữ, “Lạy Chúa, biển của Chúa thật mênh mông, mà thuyền của con thì nhỏ nhoi làm sao!”. Nhưng cung cách xuề xòa, gần như uể oải mà ông dùng để chỉ cho tôi xem những thứ này cho thấy ông gần như thờ ơ với chúng, như thể chúng được trưng bầy ở đây chủ yếu vì lợi ích của những người đến thăm như tôi. Tính xa vắng của Ông Boehner, và tiếng tăm “lạnh lùng” của ông đã khiến các nhà quan sát nói rằng có lẽ ông muốn chạy theo nhóm Rat Pack (2) - một thứ “Dean Martin của nền chính trị Hoa kỳ”, như nhiều đồng nghiệp Cộng hòa đã mô tả ông. Quan sát gần, tôi có thể thấy tại sao: làn da rám nắng không bao giờ phai; mái tóc dường như không bao giờ hoàn toàn hoa râm, ngay cả việc chỉ còn vài tháng nữa là ông đã 70 tuổi rồi; cách ông đi đứng dễ dàng; giọng trầm sâu.
Trên chiếc kệ có một chai Johnny Walker. Một kệ khác, một chai Merlot. Tôi hòi ông “ông có phải là người sành sỏi không?”
Ông nói “không”, rồi đổi đề tài. Không ai đã nói John Boehner lắm lời. Đặt câu hỏi có hoặc không và bạn sẽ nhận được câu trả lời có hoặc không và không có gì khác.
Ông nói, “Đây là bức ảnh duy nhất trên lò sưởi của tôi ở Đồi Capitol”, vừa nói ông vừa nhặt một bức ảnh đóng khung của các nhà chơi golf huyền thoại Arnold Palmer và Jack Nicklaus. Ông Boehner mê trò chơi này và, mặc dù tạp chí Golf đã có lần mô tả cú đánh vung của ông như “khiến người ta phải né tránh” nhưng ông có “handicap” (3) thấp nhất là 4.8. Ông nói với tôi rằng bức ảnh được chụp ở ban công bên ngoài văn phòng ở Hạ Viện của ông. “Tôi đã đến gặp họ và nói, ‘Các ông đang nói về điều gì vậy?’ Và ông sẽ không tin đâu, chúng tôi đang nói về việc chúng ta rất dễ dàng chẩy nước mắt... Tất cả chúng ta đều có cùng một vấn đề. Đơn giản thế đấy".
Tôi hỏi ông ta sau đó rằng liệu ông ta có luôn như vậy không, một người dễ khóc. Ông nói “không. Ở một nơi nào đó trên đường, điều đó đã xảy ra. Có một số điều khó để tôi nói đến: con cái, binh lính, cựu chiến binh, một số trong những khoảnh khắc ấy. Thường có vấn đề. Nhân viên của tôi thường la tôi. Và tôi nói, ‘Nghe đây, chỉ là chuyện thường tình. Tôi sẽ không lo lắng về điều đó”.
Đức tin Công Giáo của ông là một trong những điều ông Boehner ít khi nói tới. Ông không thích trưng bầy cho mọi người thấy. Tôi hỏi ông liệu có một sự sùng kính, một nơi hoặc một vị thánh từng nói chuyện với ông hay không.
Ông trả lời “không. Tôi có hai nơi để đi”, ý muốn nói các nguồn để suy niệm thiêng liêng hàng ngày. “Tôi không nói gì về chuyện này, nhưng hai nơi tôi đến và nhận được sứ điệp trong ngày, sau đó tôi cuốc bộ. Tôi cuốc bộ khoảng một giờ mỗi sáng. Đó là lúc bắt đầu một cuộc hội thoại nghiêm túc”. “Hội thoại” ở đây, ông Boehner dường như muốn nói việc cầu nguyện, mặc dù ông không sử dụng chữ đó. “Đọc những sách sùng kính và suy nghĩ về nó là một chuyện, nhưng khi tôi cuốc bộ, có cả một cuộc trò chuyện kéo dài cả một giờ đồng hồ về bất cứ điều gì. Quả rất tốt đẹp”.
Đức tin của ông là một đức tin đơn giản, mặc dù không giản dị thái quá, phát sinh từ lòng đạo đức và sùng kính ông từng được dạy dỗ trong một thời thiều niên khó kiếm sống thuộc giai cấp lao động, vùng tây nam Ohio. Ông Boehner là một trong 12 đứa con trong một căn nhà hai phòng ngủ, một phòng tắm ở Reading, một ngoại ô của thành phố Cincinnati.
Ông nói, “Cha mẹ tôi là những người kiên nhẫn nhất mà Chúa từng đặt lên Trái đất” vừa nói ông vừa chẩy nước mắt, lần đầu tiên trong nhiều lần của chuyến viếng thăm của tôi. “tôi đã, phần nào, nhận được một liều thuốc kiên nhẫn lành mạnh đó”. Trong bài phát biểu từ giã của ông trước Quốc hội, ông Boehner nói với các đồng nghiệp của mình rằng “kiên nhẫn là điều làm cho mọi sự trở nên có thật”.
Ông cho hay, “Tuy nhiên, [đức tin] mới là nền tảng cho cách sống của cha mẹ tôi, và những gì các ngài dạy chúng tôi. Đơn giản như thế."
Để nhấn mạnh quan điểm của mình, ông Boehner nói với tôi rằng, khi còn là một thiếu niên, ông chơi bóng đá tại trường trung học Moeller, nơi huấn luyện viên huyền thọai của ông là Gerry Faust, người sẽ trở thành huấn luyện viên trưởng cho Đại học Notre Dame. Ông nhắc nhớ, “Chúng tôi đọc nhiều kinh Kính Mừng trước khi, trong khi, sau khi luyện tập bóng đá. Và Chúa ơi, ngày thi đấu, chúng tôi đi lễ. Chúng tôi cầu nguyện trước trận đấu, chúng tôi cầu nguyện trên xe buýt. Tôi có thể đọc một kinh Kính Mừng mỗi ngày suốt phần còn lại của đời tôi và tôi sẽ không bao giờ đọc một nửa kinh Kính Mừng như tôi đã đọc ở trường trung học”.
Vào giữa thập niên 1980, ông Boehner lập một thương nghiệp địa phương khi ông bắt đầu nghĩ rằng cuộc đời ông nên đi theo một nẻo khác. “Tôi bận bịu điều hành thương nghiệp của mình, tôi làm trong lĩnh vực đóng gói và kinh doanh đồ nhựa, và khi làm ăn như thế, tôi có tham gia hiệp hội chủ nhà trong khu phố của mình”, việc tham gia này đã nẩy sinh ý muốn hoạt động chính trị. Rồi, ông nói, “điều này dẫn đến điều kia”. “Điều kia” trước tiên là tranh cử thành công vào Hạ viện Ohio năm 1985. Sau bốn năm trong cơ quan lập pháp, với việc dân biểu đương nhiệm bị sa lầy trong một vụ tai tiếng bản thân, các người ủng hộ và bạn bè của ông Boehner khuyến khích ông nghĩ đến việc tranh cử vào ghế quốc hội.
Nhưng John Boehner không biết chắc. Ông tự vấn “Đây có phải là tôi không hay đây có phải là điều Chúa muốn tôi làm hay không? Vì vậy, tôi đã đi lễ 10 ngày liên tiếp. Dưới kia, bên dưới nhà thờ, trong nhà nguyện, 12 bà già và tôi xuất hiện. Tất cả họ đều nhìn tôi. Tôi xuất hiện vào ngày hôm sau. Tôi đã gây ra cả một cảnh tò mò cho những mệnh phụ này, tất cả những người mà tôi sẽ tìm biết sau này; nhưng sau 10 ngày, tôi như thể, ‘Được rồi, được lắm. Tôi nghĩ rằng đây là điều Người muốn tôi làm’. Và tôi đã làm thế”.
Ông nói “Điều tiếp theo như cha biết đấy, tôi là chủ tịch Hạ viện”.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, sự việc không đơn giản như thế. Việc Ông Boehner leo lên chức chủ tịch đã gặp nhiều đình đốn, bao gồm cả việc ông thất bại khi tái tranh cử chức chủ tịch hội nghị của đảng Cộng hòa sau khi đảng này tổn thất trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1998. Nhưng ông là một người sống còn.
“Ông đã đương đầu được các thách thức này, phục hồi và trở thành chủ tịch Hạ Viện”, đồng nghiệp quốc hội của ông, Mike Oxley, nói thế vào năm 2015. “Quả là một điều phi thường, và có lẽ là lần duy nhất xảy ra trong kiểu diễn biến đó".
Ông Boehner nói rằng ông cũng khá ngạc nhiên. Ông nói sau khi bước vào sinh hoạt công cộng, "35 năm không phải như thể ‘đây không phải là điều tôi sẽ làm với cuộc sống của tôi’. Nhưng tôi được tạo ra để làm những gì tôi đang làm với cuộc sống của mình, và bạn không nhận ra điều đó, đôi khi Thiên Chúa có những ý nghĩ khác”.
Tôi hỏi ông, “Ông có cảm thấy như ông đang được dẫn dắt hay không?”
Ông nói không do dự “Ồ, chắc chắn như thế. Không còn nghi ngờ chi nữa. Đến lúc trở thành chủ tịch Hạ Viện, tôi không bao giờ nghi ngờ việc Thiên Chúa quyết định tôi sẽ trở thành chủ tịch Hạ Viện. Không nghi ngờ gì nữa. Tôi hoàn toàn xác tín điều đó. Có những ngày tôi đã ngồi một mình trong văn phòng, nhìn chiếc trần nhà hình vòm này, được vẽ nhiều hình ảnh, trang trí muôn mầu. Tôi nhìn lên và thưa, ‘Xin chào? Xin chào? Ngài đã đặt con vào đây. Vậy, thưa Ngài, đâu là các câu giải đáp? Thế là các giải đáp xuất hiện, không hẳn nhanh như tôi muốn”.
Tôi ngạc nhiên một lúc trước sự nghịch lý. Một mặt, ông Boehner là một người khá miễn cưỡng thảo luận về đức tin của mình. Mặt khác, ông ta lại chắc chắn rằng Thiên Chúa muốn ông làm chủ tịch, và ông không bận tâm ai biết điều đó. Nói bởi một người khác, một câu tuyên bố như vậy có thể có vẻ cao ngạo hoặc tự phụ, nhưng ông Boehner dường như đang nói một điều gì đó khác hẳn. Điều tôi nghĩ ông muốn nói là Thiên Chúa phải làm điều đó bởi vì ông không thể tự mình làm được. Ông đơn giản không nghĩ cao ngạo về chính mình.
Tuy nhiên, ngay cả khi ông ta có những nghi ngờ về khả năng tự nhiên của mình, ông Boehner rõ ràng có tham vọng. Những người đàn ông và đàn bà không tham vọng sẽ không trở thành chủ tịch, ngoại trừ do tình cờ. Tuy nhiên, ông nói, khi đã thực hiện được tham vọng trở thành chủ tịch, điều quan trọng, là ông không cho phép công việc thay đổi ông”. Ông cho hay, “làm chủ tịch không bao giờ là vì tôi. Tôi đã nói điều đó ngày đầu tiên làm chủ tịch khi Nancy Pelosi trao cho tôi chiếc búa. Tôi nói về việc phục vụ. Tôi nói về Mùa Chay và nhận tro. ‘Ngươi là bụi đất, và từ bụi đất, và ngươi sẽ trở thành bụi đất’. Đại khái giống như thế. Cha biết những lời đó hơn tôi”.
Rồi, ông bồi thêm cho quan điểm của mình: “Tôi sẽ làm việc ngoài giờ, ngay cả trước khi tôi làm chủ tịch, chỉ để là tôi thôi... Đôi khi nhân viên của tôi nghĩ tôi quá giống tôi, nhưng thành tựu đáng tự hào nhất của tôi là sau 25 năm ở Washington, tôi vẫn là một chàng ngốc đã bước vào đó. Chỉ là một gã bình thường có một công việc lớn”.
Chính sách mở rộng cửa
Ông nói, nền giáo dục của John Boehner cho “công việc lớn” đó bắt đầu trong quán bar của ông bố, ở khu Carthage thành phố Cincinnati, nơi ông bắt đầu làm việc khi mới 8 tuổi. Ông bảo “những anh say rượu cứ ngồi ỳ ở đó suốt đêm và cha không muốn đồng ý với một gã như thế, nhưng cha cũng không muốn dính vào vụ đánh nhau với hắn suốt đêm, vì vậy cha phải tìm cách để bất đồng mà không làm phật ý”. Ông Boehner nói rằng đó là “một trong những bài học vĩ đại nhất từng giúp tôi trong sự nghiệp chính trị của mình”.
Tôi hỏi ông, “Khi ông còn là một đứa trẻ, khu phố của ông có thuộc Dân chủ hay không?”
Câu trả lời của ông làm tôi ngạc nhiên: “tôi không biết. Chúng tôi không biết chính trị. Chúng tôi không bao giờ nói tới chính trị. Chúng tôi là đảng Dân chủ Kennedy, nhưng không bao giờ trò chuyện về điều đó. Tôi không bao giờ nhớ một cuộc trò chuyện chính trị nào”.
"Khi nào ông quyết định không còn là Dân chủ Kennedy nữa?"
Ông trả lời “À, đầu thập niên 70. Tôi nghĩ, ‘Tôi không biết gì về anh chàng Muskie (4) này. Thật không? Tôi không nghĩ như vậy’. Và rồi năm ‘76: ‘À, tôi nghĩ Ford là lựa chọn tốt hơn. Và rồi, vào cuối thập niên 70, tôi biết tôi ủng hộ Ronald Reagan. Vâng, tôi là một đảng viên đảng Cộng hòa. Và điều buồn cười là toàn bộ gia đình tôi đều trở thành người Cộng hòa. Tôi chưa bao giờ có một cuộc trò chuyện với bất cứ ai trong số họ”.
Ông Boehner nói, Ông học được một bài học khác trong quán bar của ông bố. “Cha phải học cách đối phó với mọi gã ngốc đi vào qua cánh cửa. Cha tin tôi đi, khi cha là chủ tịch Hạ viện, tất cả họ đều bước vào qua cánh cửa”. Ông cho biết, trong suốt bốn năm làm chủ tịch, cánh cửa của ông luôn mở rộng cho người Dân chủ, người Cộng hòa, bất cứ ai. Và mọi người đều muốn một điều gì đó. Ông nói “Nếu tôi không thể làm điều đó, tôi đơn giản nói với họ rằng tôi không thể làm điều đó. Còn nếu có cơ hội làm điều đó, tôi sẽ nói với họ rằng có cơ hội để tôi làm điều đó. Tôi đơn giản nói với họ một cách trung thực nhất có thể”.
Ông Boehner đã giành được chiếc ghế chủ tịch với việc Đảng Cộng Hòa tiếp quản Hạ viện vào năm 2010, sau những lần làm lãnh tụ thiểu số và đa số tại Hạ viện. Ông là sự lựa chọn nhất trí của đảng Cộng hòa, nhưng thiện chí nhất thời đó đã không chứng minh được một điềm báo trước nào về nhiệm kỳ của ông. Nhiệm kỳ này diễn ra trong những năm giữa đầy hỗn loạn của thời Barack Obama làm tổng thống. Viêc bầu ông ta năm 2008 đã huy động nhiều lực lượng phản ứng dữ dội chưa bao giờ thấy. Sự trỗi dậy của phe cực hữu - Đảng Trà, đảng Tự do, lực lượng Fox News đi đến đâu đánh đến đó, đã bất ngờ tấn công giới lãnh đạo, trong đó có John Boehner. Các chính trị gia từng bị coi là bảo thủ xét theo hầu hết mọi tiêu chuẩn đột nhiên không còn bảo thủ đủ đối với làn sóng mới của các nhà hoạt động Cộng hòa, ngày càng chủ trương cô lập về các vấn đề đối ngoại và dân túy trong nước. Mặc dù việc thăng tiến của ông được tạo điều kiện thuận lợi một phần nhờ cuộc cách mạng của Gingrich năm 1994, nhưng xét theo nhiều cách, ông Boehner là một chính trị gia của thời Tiền Đảng Trà trong một thế giới Hậu Đảng Trà. Kết quả là, Chủ Tịch Boehner bị phe cực hữu cũng như phe tả làm cho điêu đứng.
Tuy nhiên, ông nói dù “lúc đó [trong thời tôi]bị phân cực”, nhưng ngày nay mọi điều còn tồi tệ hơn.
Ông trưng dẫn, “Tôi nghĩ tại các phương tiện truyền thông, nói chuyện trên đài phát thanh, truyền hình cáp, LinkedIn, YouTube, Twitter, internet, người ta chỉ cần qua đêm đã khởi sự được các tổ chức, loan truyền tin tức”. Ông thấy có việc mất dần cơ sở chung trong thời gian ông làm chủ tịch, và tôi có cảm giác Ông ấy cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn nó. Ông nói, “Đến nỗi khi đến gặp Tổng thống Obama, tôi phải lẻn vào Nhà Trắng, bởi vì nếu tôi đi vào ở chỗ báo chí luôn thấy tôi, báo chí cánh cữu sẽ nổi điên và báo chí cánh tả sẽ phát điên lên đối với Tổng thống Obama".
Dù ông Boehner thừa nhận rằng ông đã thất bại trong việc “trao đổi lớn” với Tổng thống Obama - thỏa thuận lớn, lưỡng đảng để giảm nợ quốc gia - ông vẫn nói ông không hối tiếc. “có một vài điều tôi ước chúng ta có thể làm nhưng không làm được, nhưng không, không một [hối tiếc] nào”. Ông nói, đó là vì, ông đã làm những gì ông nghĩ là đúng. Ông nói ông thường nói với các đồng nghiệp của ông, “nghe này, đây là những gì bố mẹ tôi đã dạy tôi, đây là những gì tôi đã dạy những đứa con của tôi và tôi sẽ dạy các ông. Nếu mỗi ngày họ đều làm những điều đúng, vì những lý do đúng, những điều đúng sẽ xảy ra... Dường như điều đó chưa bao giờ khó đối với tôi”.
Ông Boehner đổ lỗi cho giới truyền thông nhiều sự phân cực và tình trạng đáng tiếc của chính trị Mỹ, nhưng ông cũng gợi ý về những nguyên nhân khả hữu khác. Ví dụ, ông nhấn mạnh rằng ông là một người luôn lạc quan và ông được sinh ra với một nửa ly nước đầy. Tôi nghĩ ông tin điều đó, mặc dù tôi không tin rằng đó là sự thật: Ông có vẻ mơ tưởng (wishful) hơn, không phải cùng một điều. Khi tôi hỏi ông Boehner, cần phải làm gì để chỉnh đốn nền chính trị của đất nước, ông nói, “hoặc bàn tay Thiên Chúa hoặc một biến cố kinh hoàng nào đó” nghe có vẻ khá bi quan yếm thế.
Ông Boehner nói, phải có một lúc, đủ lớn “khiến người Mỹ phải nhìn lên và nói, ‘Ồ, vâng. Tôi có thể là người cấp tiến hoặc bảo thủ, Dân chủ hoặc Cộng hòa, nhưng trước tiên, tôi là một người Mỹ’, điều mà họ đã quên khuấy”.
Tôi hỏi liệu ông có vào chính trị hay không nếu ngày nay ông là một chàng trai trẻ. Ông đáp lại bằng một tiếng cười phá: “Không! Hãy bắn tôi đi, bắn tôi đi!” Tuy nhiên, ông cẩn thận nói thêm rằng “95% những người tôi phục vụ ở cả hai bên phòng Hạ viện đều là những người tốt lành, trung thực, những người đàng hoàng cố gắng làm những gì họ nghĩ là tốt nhất cho các cử tri của họ và cho đất nước. Chúng tôi có chung các bất đồng, nhưng thời đó chúng tôi hòa thuận hơn rất nhiều”.
Khi ông Boehner nói về các mối liên hệ của ông với một số đồng nghiệp cũ, có vẻ như ông đang mô tả cuộc sống từ rất lâu về trước, trong một thiên hà xa, rất xa, hơn là những điều như chúng đang được thực hiện ở Washington một vài năm trước đây. Chẳng hạn, tôi hỏi ông về những người đã truyền cảm hứng cho ông trong đời sống công cộng. Ông nói đến con sư tử cấp tiến quá cố của Massachusetts, “Ted Kennedy. Ted Kennedy và tôi, họ thường gọi chúng tôi là những chiếc chắn sách (bookends) chính trị. Vì trong khoảng năm năm, tôi là chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lực lượng Lao động Hạ viện, còn ông ta là người đứng đầu một ủy ban tương tự về phía Thượng viện. Chúng tôi đã làm tất cả những điều ấy với nhau, mọi luật lệ ấy với nhau. Chúng tôi chưa bao giờ được nghe như thế vì ông ta quen ra ngoài và gây ồn ào [vận động chống lại đảng Cộng hòa], nhưng ông là một nhà lập pháp nghiêm túc, người muốn hoàn thành công việc. Chúng tôi luôn hoàn thành công việc. Tôi học được rất nhiều bài học chính trị từ Teddy".
“Ông ta có phải là một người bạn?”
Ông thưa “Ồ, đúng. Người bạn thân. Vâng".
Washington nơi John Boehner, một người ủng hộ sự sống, ủng hộ thuốc lá, bảo thủ tài chính, có thể là bạn bè và là đối tác hữu dụng với một người vốn là biểu tượng của mọi điều đối nghịch dường như đã qua đi từ lâu rồi. Hay là chưa? Ông Boehner nói, nhiều điều vẫn được thực hiện ở Washington, nhưng khi người ta làm việc với cả cánh bên kia, các phương tiện truyền thông không tường thuật điều đó,. Ông nhắc đến Joe Biden, người, trong tư cách phó Tổng thống, ngồi cạnh ông Boehner khi Đức Giáo Hoàng phát biểu trước Quốc hội. Ông nói mỗi lúc một mơ tưởng hơn “Joe và tôi có thể làm bất cứ điều gì về bất cứ đề tài nào. Ông ta là một người dân chủ ôn hòa. Tôi là một người Cộng hòa bảo thủ, nhưng tôi không điên. Ông ta và tôi biết nhau, thích nhau, chúng tôi giải quyết đủ thứ công chuyện. Thành thật mà nói, không có điều gì chúng tôi không thể giải quyết”.
Tôi hỏi ông , “Vậy, điều gì ngăn chặn việc giải quyết các vụ lớn lao?”
Ông nói “À, mọi người khác. Cha phải nhớ, một nhà lãnh đạo không có người theo chỉ đơn giản là một người cuốc bộ”.
Dựa vào những điều ông vừa nói, tôi hỏi ông Boehner rằng ông sẽ bỏ phiếu như thế nào nếu năm 2020 trở thành sự lựa chọn giữa Joe Biden và Donald Trump. Ông lảng tránh, rồi nói thêm, với một ánh mắt khó chịu, “và cũng không phải là một câu hỏi công bằng”.
Trong khi ông Boehner có thể không hối tiếc về sự nghiệp chính trị của mình, ông có hối tiếc một điều. Tôi hỏi ông xem ông có cầu nguyện khá nhiều khi làm chủ tịch. Ông trả lời “Mỗi ngày, suốt ngày”. Rồi, ông dừng lại và nói thêm, không cần tôi gợi ý, rằng “một trong những điều tôi hối tiếc là tôi đã hiểu được sự cần thiết phải có mối liên hệ bản thân này với Chúa chúng ta sớm hơn. Ở đâu đó trên đường đi, trong hơn 30 năm qua, có lẽ 35 năm, tôi bắt đầu hiểu tầm quan trọng của mối liên hệ bản thân này, nơi Chúa là Vua của tôi, và là đồng chí của tôi, đồng nghiệp của tôi, bạn đồng hành của tôi”.
Một mình với Đức Phanxicô
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đứng trên ban công của Quốc hội Hoa Kỳ, không xa nơi ông Boehner đã nói chuyện với ông Nicklaus và ông Palmer. Đức Giáo Hoàng vừa kết thúc bài diễn văn của ngài trước Quốc hội và bây giờ ngài đang chào đón đám đông 75.000 người tụ tập ở bên ngoài. Ông Boehner nói, “Họ đang hoan hô và tiếp tục làm vậy. Tôi không biết kế hoạch ra sao, vì vậy tôi cúi xuống và thưa, ‘Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có thể nói một vài điều’”.
Đức Giáo Hoàng trả lời, “À, có, có”.
Đến lúc Đức Giáo Hoàng nói “Thiên Chúa chúc lành cho nước Mỹ”, ông Boehner đã bật khóc.
Tôi hỏi ông, “Tại sao đối với ông, việc Đức Giáo Hoàng nói chuyện với Quốc hội lại quan trọng đến thế? Tại sao ông đã kiên trì 20 năm trong việc cố gắng làm điều đó xẩy ra?"
Ông nói “Tôi không biết. Trường tiểu học Công Giáo, trường trung học Công Giáo, trường đại học Công Giáo. Tôi khá Công Giáo. Đức Giáo Hoàng luôn đóng một vai trò lớn lao”.
Đặc biệt, vị Giáo hoàng này đóng một vai trò lớn trong chương cuối cùng của sự nghiệp chính trị của ông Boehner. Đến mùa thu năm 2015, ông biết rằng ông sẽ không tái tranh cử. Thời thế đã thay đổi. Các đảng viên Cộng hòa ở Quốc Hội đã dần dần di chuyển nhiều hơn về cánh hữu trong nhiệm kỳ của ông. Việc nắm giữ chức chủ tịch của ông khá mỏng manh và ông Boehner biết rõ điều đó. Nhưng bất cứ thông báo nào về việc nghỉ hưu của ông vẫn còn vài tháng nữa, hoặc gần như thế, theo ông nghĩ.
Ông nói “Tôi đã gặp [Đức Giáo Hoàng] ở tầng một và ở đó, buổi lễ từ biệt đang diễn ra. Và tôi nhìn lên; chỉ có Đức Giáo hoàng và tôi. Không có một linh hồn nào khác, và Đức Giáo Hoàng giơ bàn tay trái của ngài và ngài nắm lấy cánh tay trái của tôi và kéo tôi đến bên cạnh ngài và bắt đầu nói điều tốt đẹp nhất mà chưa có ai từng nói với tôi. Ngài vẫn giữ chặt lấy tôi, cho tôi cái ôm khổng lồ bằng cánh tay phải và nói, ‘ông chủ tịch, ông có cầu nguyện cho tôi không’?
“Ai, con ấy hả?”
Đức Giáo Hoàng nói “đúng, đúng”.
Ông Boehner nói, trong 25 năm làm việc với tư cách thành viên của Quốc hội, “tôi đã không bao giờ thấy Đồi Capitol hạnh phúc hơn ngày hôm đó... Mọi thành viên đều ở đó. Có rất nhiều thành viên Công Giáo, nhưng các thành viên của đạo Tin lành, đạo Do Thái, đạo Hồi, tất cả đều hạnh phúc”.
Liệu Mỹ có thể lấy lại cảm thức hợp nhất vốn nổi bật ngày hôm đó hay không? Đóng vai trò người lạc quan, ông Boehner nói chúng ta có thể. “Người Mỹ, chúng ta vốn là những người mềm dẻo nhất mà Thiên Chúa từng đặt lên trên Trái đất. Chúng ta phạm sai lầm, nhưng chúng ta dường như tìm được đường thoát ra. Và đến một lúc nào đó, người dân Mỹ sẽ nói, 'Đủ rồi, tôi đã chán ngấy thứ ồn ào này. Tôi đã chán cảnh Washington là Washington. Tôi sẽ bỏ phiếu cho người khác”.
Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta có thể lấy lại được một phần tinh thần của ngày hôm đó, John Boehner đã nhận ra một điều khác khi nhìn Đức Giáo Hoàng rời khỏi Đồi Capitol: Sẽ không bao giờ có một ngày bằng ngày hôm đó. Vì vậy, khi ông Boehner về nhà tối hôm đó, ông đã nói với vợ mình, bà Debbie: “anh có thể đưa ra thông báo vào ngày mai".
Bà hỏi, “Thông báo cái gì chứ?”
“Thông báo anh sẽ rời khỏi nơi đây”.
Nhưng còn một người khác mà ông phải hỏi ý kiến, một điều khác mà ông Boehner phải làm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ông cần có một trong những “cuộc trò chuyện” đó.
Sáng sớm hôm sau, sau khi nhận được “thông điệp trong ngày”, ông cuốc bộ rất lâu. “Tôi cuốc bộ đến tận tiệm Pete’s Diner, nơi tôi từng ăn sáng cả 25 năm nay. Tôi cuốc bộ xuống Phố thứ hai từ tiệm Pete’s Diner và tôi đi ngang qua Nhà thờ Thánh Phêrô, nơi có một hang đá. Trong hang đá, có bức tượng Đức Trinh Nữ Maria.
“Tôi liếc nhìn vào đó và tôi nói, ‘Rồi. Hôm nay là ngày đây'"
Ghi Chú của người chuyển ngữ
(1) Dean Martin vốn được nuôi dậy thành người Công Giáo gốc Ý chân chính, nhưng không bao giờ nói đến đức tin của mình, làm như mình vô tôn giáo.
(2) Rat Pack là một nhóm không chính thức của các nhà trình diễn tụ tập quanh sòng bạc Las Vegas. Khởi đầu là nhóm bạn hữu tụ tập ở Los Angeles tại nhà của Humphrey Bogart và Lauren Bacall
(3) Trong môn chơi golf, "handicap" là một mức đo bằng số tiềm năng của người chơi dùng để xác định khả năng của họ trong việc thi đấu với nhau. Các cầu thủ càng có "handicap" thấp càng được đánh giá cao.
(4) Edmund Sixtus Muskie, 28/3/1914 – 26/3/1996) là một chính trị gia Hoa Kỳ, ngoại trưởng thứ 58 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, Thượng nghị sĩ đại diện Tiểu Bang Maine từ 1959-1980, Thống đốc thứ 64 của Maine từ 1955 tới 1959, và là ứng cử viên Phó Tổng Thống trong cuộc bầu cử na7m 1968.
Cha nhắc lại ngày lịch sử ấy như sau:
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đứng ở lối vào giữa Hạ Viện Hoa Kỳ, chờ đợi giây phút của ngài. Ngài sắp sửa trở thành vị Giám Mục Thành Rome đầu tiên đọc diễn văn trước phiên họp chung của Quốc Hội Hoa Kỳ, và trông ngài hơi lo lắng một chút, có lẽ do viễn ảnh phải nói tiếng Anh thay vì nói tiếng mẹ đẻ Tây Ban Nha của ngài.
Ở cuối đàng kia của cánh giữa, trên chiếc bục nơi ông thường chủ tọa đã hơn 4 năm sóng gió nay, là Ông John Boehner, Chủ tịch thứ 53 của Hạ Viện. Ông có thể nhìn thấy Đức Giáo Hoàng ở lối vào, đứng dưới bức tranh nổi Môsê, một nhắc nhở cho thấy đây không phải lần đầu tiên một tiên tri đã ngỏ lời với một quốc gia đầy lo âu xao xuyến. Gần 25 năm qua, gần như từ ngày đến đây như dân biểu mới ra lò đại diện cho Quận Quốc Hội Thứ Tám của Ohio, Ông Boehner đã cố gắng giàn xếp một cuộc nói chuyện của một vị Giáo Hoàng. Nay, qua một dải rộng của căn phòng chật cứng, chính với Ông John Boehner mà vị cảnh vệ của Quốc Hội lên tiếng thưa: “Thưa Ông Chủ Tịch! Đức Giáo Hoàng của Tòa Thánh!”
Ông Boehner cắn môi dưới. Ông ráng không khóc. Sau khi Đức Phanxicô lên tới bục cao giữa tiếng hoan hô vang dội, Chủ tịch Quốc Hội chính thức giới thiệu Đức Giáo Hoàng. Giọng nói của ông ngập ngừng một lúc, rồi, lại một cái cắn môi. Rõ ràng ông không còn nhịn được lâu hơn nữa. Thực vậy, chỉ một khoảnh khắc sau đó, khi Đức Giáo Hoàng nói rằng ngài biết ơn vì được “ngỏ lời với phiên họp chung của Quốc Hội trên ‘lãnh thổ của những con người tự do và là nhà của những con người can đảm’, thì xúc cảm của Ông Boehner vỡ toang, khiến cử tọa của cả nước đều nhận thấy.
John Boehner vốn có tiếng từ lâu là người đàn ông dễ xúc động, không thể giấu xúc cảm trong những giời phút như thế này. Nhưng các quan sát viên lâu năm nghĩ rằng ngày ấy Ông có khác, thậm chí cường độ cao hơn nhiều. Robert Costa, phóng viên của tờ Washington Post, quan sát Ông Boehner sát nút suốt trong chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng. Một ngày sau bài nói chuyện, ông Costa viết: “Đây là một người đàn ông đang hết sức thoải mái sau nhiều tháng sóng gío trong hàng ngũ của ông, một người đàn ông nói rằng ông ta cảm thấy có phước. Nhưng chúng tôi nhận thấy có điều gì đó đã thay đổi”.
Non 24 giờ sau khi Đức Giáo Hoàng rời khỏi Đồi Capitol, vào ngày 15 tháng 9 năm 2015, Ông John Boehner làm các Đảng viên Cộng Hòa trong Quốc Hội ngạc nhiên khi công bố rằng ông sẽ không phục vụ hết nhiệm kỳ của mình. Ông sẽ từ chức chủ tịch Hạ Viện và rời khỏi Quốc Hội.
Quả thực một điều gì đó đã thay đổi dứt khoát.
‘Dean Martin’ của chính trị Hoa Kỳ (1)
Linh mục Malone kể về bản thân Ông Boehner:
Một làn khói thuốc lá báo hiệu tôi đang ở gần văn phòng của ông ta. Đó là mùa thu năm 2019 và sau một năm qua lại giữa chúng tôi, John Boehner đã đồng ý cho tôi phỏng vấn. Ông ấy bảo tôi: “Cha kiên trì gớm”. Theo như ông Boehner thấy, một trong những lợi ích của việc về hưu là không còn phải trả lời các câu hỏi của các nhà báo. Ông không hài lòng với tình trạng hiện tại của các phương tiện truyền thông; ông nói rằng, “tất cả đều có ý định lôi và kéo mọi người vào một trong hai phía, khiến ngày càng ít người ở giữa”.
Tuy nhiên, có lẽ ông ta thấy khó khăn hơn khi phải nói không với một nhà báo cũng là một linh mục. Điều đó giúp giải thích lý do tại sao tôi ở đây, vì các tu sĩ Dòng Tên chiếm một vị trí đặc biệt trong trái tim của ông Boehner.
Sau khi xuất ngũ khỏi Hải quân Hoa Kỳ, ông Boehner đăng ký học tại Đại học Xavier do Dòng Tên điều hành ở Cincinnati, năm 1977, trở thành thành viên đầu tiên trong gia đình ông tốt nghiệp đại học. Ông cần tới sáu năm để kiếm được mảnh bằng: vì ông cũng phải làm việc toàn thời gian để trả học phí và chu cấp cho vợ, Debbie và hai cô con gái của họ. Nhân viên đào tạo của đại học Xavier, cũng là một tu sĩ Dòng Tên, đã giúp ông sắp xếp lịch trình để ông có thể làm cả hai việc một lúc. Ông nói, “Các cụ Jebbies [tên lóng chỉ các cha Dòng Tên] luôn ở đó”.
Hiện nay, trong ít ngày mỗi tháng ở Washington, DC, ông Boehner treo mũ tại công ty luật Squire, Patton và Bogss, nhóm vận động hành lang lớn thứ ba ở nước này, nơi ông đại diện cho một loạt các khách hàng doanh nghiệp lớn và phục vụ trong ban giám đốc của công ty thuốc lá Reynold American. Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã có một mối liên hệ gần gũi với những hãng thuốc lá lớn (ông từng bị chỉ trích nặng nề vào năm 1995 vì đã chuyển giao tiền quyên góp tranh cử từ những người vận động hành lang thuốc lá cho các thành viên tại phòng Hạ Viện), nhưng ít nhất ông đã dùng số tiền ấy để cải thiện một tình trạng xấu xa, đúng nghĩa. Khi tôi bước vào văn phòng của ông, ông Boehner vừa mới bước vào sau khi đã hút một trong năm điếu thuốc ông thường hút trong hai giờ.
Văn phòng của ông là một căn phòng khiêm tốn ở trong góc chứa đầy những vật kỷ niệm trong sự nghiệp của Quốc hội của ông – các hình ảnh với các vị tổng thống, tấm biển với tên ông vốn treo trên cửa văn phòng của ông trên đồi Capitol, một tấm bảng nhỏ với dòng chữ, “Lạy Chúa, biển của Chúa thật mênh mông, mà thuyền của con thì nhỏ nhoi làm sao!”. Nhưng cung cách xuề xòa, gần như uể oải mà ông dùng để chỉ cho tôi xem những thứ này cho thấy ông gần như thờ ơ với chúng, như thể chúng được trưng bầy ở đây chủ yếu vì lợi ích của những người đến thăm như tôi. Tính xa vắng của Ông Boehner, và tiếng tăm “lạnh lùng” của ông đã khiến các nhà quan sát nói rằng có lẽ ông muốn chạy theo nhóm Rat Pack (2) - một thứ “Dean Martin của nền chính trị Hoa kỳ”, như nhiều đồng nghiệp Cộng hòa đã mô tả ông. Quan sát gần, tôi có thể thấy tại sao: làn da rám nắng không bao giờ phai; mái tóc dường như không bao giờ hoàn toàn hoa râm, ngay cả việc chỉ còn vài tháng nữa là ông đã 70 tuổi rồi; cách ông đi đứng dễ dàng; giọng trầm sâu.
Trên chiếc kệ có một chai Johnny Walker. Một kệ khác, một chai Merlot. Tôi hòi ông “ông có phải là người sành sỏi không?”
Ông nói “không”, rồi đổi đề tài. Không ai đã nói John Boehner lắm lời. Đặt câu hỏi có hoặc không và bạn sẽ nhận được câu trả lời có hoặc không và không có gì khác.
Ông nói, “Đây là bức ảnh duy nhất trên lò sưởi của tôi ở Đồi Capitol”, vừa nói ông vừa nhặt một bức ảnh đóng khung của các nhà chơi golf huyền thoại Arnold Palmer và Jack Nicklaus. Ông Boehner mê trò chơi này và, mặc dù tạp chí Golf đã có lần mô tả cú đánh vung của ông như “khiến người ta phải né tránh” nhưng ông có “handicap” (3) thấp nhất là 4.8. Ông nói với tôi rằng bức ảnh được chụp ở ban công bên ngoài văn phòng ở Hạ Viện của ông. “Tôi đã đến gặp họ và nói, ‘Các ông đang nói về điều gì vậy?’ Và ông sẽ không tin đâu, chúng tôi đang nói về việc chúng ta rất dễ dàng chẩy nước mắt... Tất cả chúng ta đều có cùng một vấn đề. Đơn giản thế đấy".
Tôi hỏi ông ta sau đó rằng liệu ông ta có luôn như vậy không, một người dễ khóc. Ông nói “không. Ở một nơi nào đó trên đường, điều đó đã xảy ra. Có một số điều khó để tôi nói đến: con cái, binh lính, cựu chiến binh, một số trong những khoảnh khắc ấy. Thường có vấn đề. Nhân viên của tôi thường la tôi. Và tôi nói, ‘Nghe đây, chỉ là chuyện thường tình. Tôi sẽ không lo lắng về điều đó”.
Đức tin Công Giáo của ông là một trong những điều ông Boehner ít khi nói tới. Ông không thích trưng bầy cho mọi người thấy. Tôi hỏi ông liệu có một sự sùng kính, một nơi hoặc một vị thánh từng nói chuyện với ông hay không.
Ông trả lời “không. Tôi có hai nơi để đi”, ý muốn nói các nguồn để suy niệm thiêng liêng hàng ngày. “Tôi không nói gì về chuyện này, nhưng hai nơi tôi đến và nhận được sứ điệp trong ngày, sau đó tôi cuốc bộ. Tôi cuốc bộ khoảng một giờ mỗi sáng. Đó là lúc bắt đầu một cuộc hội thoại nghiêm túc”. “Hội thoại” ở đây, ông Boehner dường như muốn nói việc cầu nguyện, mặc dù ông không sử dụng chữ đó. “Đọc những sách sùng kính và suy nghĩ về nó là một chuyện, nhưng khi tôi cuốc bộ, có cả một cuộc trò chuyện kéo dài cả một giờ đồng hồ về bất cứ điều gì. Quả rất tốt đẹp”.
Đức tin của ông là một đức tin đơn giản, mặc dù không giản dị thái quá, phát sinh từ lòng đạo đức và sùng kính ông từng được dạy dỗ trong một thời thiều niên khó kiếm sống thuộc giai cấp lao động, vùng tây nam Ohio. Ông Boehner là một trong 12 đứa con trong một căn nhà hai phòng ngủ, một phòng tắm ở Reading, một ngoại ô của thành phố Cincinnati.
Ông nói, “Cha mẹ tôi là những người kiên nhẫn nhất mà Chúa từng đặt lên Trái đất” vừa nói ông vừa chẩy nước mắt, lần đầu tiên trong nhiều lần của chuyến viếng thăm của tôi. “tôi đã, phần nào, nhận được một liều thuốc kiên nhẫn lành mạnh đó”. Trong bài phát biểu từ giã của ông trước Quốc hội, ông Boehner nói với các đồng nghiệp của mình rằng “kiên nhẫn là điều làm cho mọi sự trở nên có thật”.
Ông cho hay, “Tuy nhiên, [đức tin] mới là nền tảng cho cách sống của cha mẹ tôi, và những gì các ngài dạy chúng tôi. Đơn giản như thế."
Để nhấn mạnh quan điểm của mình, ông Boehner nói với tôi rằng, khi còn là một thiếu niên, ông chơi bóng đá tại trường trung học Moeller, nơi huấn luyện viên huyền thọai của ông là Gerry Faust, người sẽ trở thành huấn luyện viên trưởng cho Đại học Notre Dame. Ông nhắc nhớ, “Chúng tôi đọc nhiều kinh Kính Mừng trước khi, trong khi, sau khi luyện tập bóng đá. Và Chúa ơi, ngày thi đấu, chúng tôi đi lễ. Chúng tôi cầu nguyện trước trận đấu, chúng tôi cầu nguyện trên xe buýt. Tôi có thể đọc một kinh Kính Mừng mỗi ngày suốt phần còn lại của đời tôi và tôi sẽ không bao giờ đọc một nửa kinh Kính Mừng như tôi đã đọc ở trường trung học”.
Vào giữa thập niên 1980, ông Boehner lập một thương nghiệp địa phương khi ông bắt đầu nghĩ rằng cuộc đời ông nên đi theo một nẻo khác. “Tôi bận bịu điều hành thương nghiệp của mình, tôi làm trong lĩnh vực đóng gói và kinh doanh đồ nhựa, và khi làm ăn như thế, tôi có tham gia hiệp hội chủ nhà trong khu phố của mình”, việc tham gia này đã nẩy sinh ý muốn hoạt động chính trị. Rồi, ông nói, “điều này dẫn đến điều kia”. “Điều kia” trước tiên là tranh cử thành công vào Hạ viện Ohio năm 1985. Sau bốn năm trong cơ quan lập pháp, với việc dân biểu đương nhiệm bị sa lầy trong một vụ tai tiếng bản thân, các người ủng hộ và bạn bè của ông Boehner khuyến khích ông nghĩ đến việc tranh cử vào ghế quốc hội.
Nhưng John Boehner không biết chắc. Ông tự vấn “Đây có phải là tôi không hay đây có phải là điều Chúa muốn tôi làm hay không? Vì vậy, tôi đã đi lễ 10 ngày liên tiếp. Dưới kia, bên dưới nhà thờ, trong nhà nguyện, 12 bà già và tôi xuất hiện. Tất cả họ đều nhìn tôi. Tôi xuất hiện vào ngày hôm sau. Tôi đã gây ra cả một cảnh tò mò cho những mệnh phụ này, tất cả những người mà tôi sẽ tìm biết sau này; nhưng sau 10 ngày, tôi như thể, ‘Được rồi, được lắm. Tôi nghĩ rằng đây là điều Người muốn tôi làm’. Và tôi đã làm thế”.
Ông nói “Điều tiếp theo như cha biết đấy, tôi là chủ tịch Hạ viện”.
Tuy nhiên, vài năm sau đó, sự việc không đơn giản như thế. Việc Ông Boehner leo lên chức chủ tịch đã gặp nhiều đình đốn, bao gồm cả việc ông thất bại khi tái tranh cử chức chủ tịch hội nghị của đảng Cộng hòa sau khi đảng này tổn thất trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm 1998. Nhưng ông là một người sống còn.
“Ông đã đương đầu được các thách thức này, phục hồi và trở thành chủ tịch Hạ Viện”, đồng nghiệp quốc hội của ông, Mike Oxley, nói thế vào năm 2015. “Quả là một điều phi thường, và có lẽ là lần duy nhất xảy ra trong kiểu diễn biến đó".
Ông Boehner nói rằng ông cũng khá ngạc nhiên. Ông nói sau khi bước vào sinh hoạt công cộng, "35 năm không phải như thể ‘đây không phải là điều tôi sẽ làm với cuộc sống của tôi’. Nhưng tôi được tạo ra để làm những gì tôi đang làm với cuộc sống của mình, và bạn không nhận ra điều đó, đôi khi Thiên Chúa có những ý nghĩ khác”.
Tôi hỏi ông, “Ông có cảm thấy như ông đang được dẫn dắt hay không?”
Ông nói không do dự “Ồ, chắc chắn như thế. Không còn nghi ngờ chi nữa. Đến lúc trở thành chủ tịch Hạ Viện, tôi không bao giờ nghi ngờ việc Thiên Chúa quyết định tôi sẽ trở thành chủ tịch Hạ Viện. Không nghi ngờ gì nữa. Tôi hoàn toàn xác tín điều đó. Có những ngày tôi đã ngồi một mình trong văn phòng, nhìn chiếc trần nhà hình vòm này, được vẽ nhiều hình ảnh, trang trí muôn mầu. Tôi nhìn lên và thưa, ‘Xin chào? Xin chào? Ngài đã đặt con vào đây. Vậy, thưa Ngài, đâu là các câu giải đáp? Thế là các giải đáp xuất hiện, không hẳn nhanh như tôi muốn”.
Tôi ngạc nhiên một lúc trước sự nghịch lý. Một mặt, ông Boehner là một người khá miễn cưỡng thảo luận về đức tin của mình. Mặt khác, ông ta lại chắc chắn rằng Thiên Chúa muốn ông làm chủ tịch, và ông không bận tâm ai biết điều đó. Nói bởi một người khác, một câu tuyên bố như vậy có thể có vẻ cao ngạo hoặc tự phụ, nhưng ông Boehner dường như đang nói một điều gì đó khác hẳn. Điều tôi nghĩ ông muốn nói là Thiên Chúa phải làm điều đó bởi vì ông không thể tự mình làm được. Ông đơn giản không nghĩ cao ngạo về chính mình.
Tuy nhiên, ngay cả khi ông ta có những nghi ngờ về khả năng tự nhiên của mình, ông Boehner rõ ràng có tham vọng. Những người đàn ông và đàn bà không tham vọng sẽ không trở thành chủ tịch, ngoại trừ do tình cờ. Tuy nhiên, ông nói, khi đã thực hiện được tham vọng trở thành chủ tịch, điều quan trọng, là ông không cho phép công việc thay đổi ông”. Ông cho hay, “làm chủ tịch không bao giờ là vì tôi. Tôi đã nói điều đó ngày đầu tiên làm chủ tịch khi Nancy Pelosi trao cho tôi chiếc búa. Tôi nói về việc phục vụ. Tôi nói về Mùa Chay và nhận tro. ‘Ngươi là bụi đất, và từ bụi đất, và ngươi sẽ trở thành bụi đất’. Đại khái giống như thế. Cha biết những lời đó hơn tôi”.
Rồi, ông bồi thêm cho quan điểm của mình: “Tôi sẽ làm việc ngoài giờ, ngay cả trước khi tôi làm chủ tịch, chỉ để là tôi thôi... Đôi khi nhân viên của tôi nghĩ tôi quá giống tôi, nhưng thành tựu đáng tự hào nhất của tôi là sau 25 năm ở Washington, tôi vẫn là một chàng ngốc đã bước vào đó. Chỉ là một gã bình thường có một công việc lớn”.
Chính sách mở rộng cửa
Ông nói, nền giáo dục của John Boehner cho “công việc lớn” đó bắt đầu trong quán bar của ông bố, ở khu Carthage thành phố Cincinnati, nơi ông bắt đầu làm việc khi mới 8 tuổi. Ông bảo “những anh say rượu cứ ngồi ỳ ở đó suốt đêm và cha không muốn đồng ý với một gã như thế, nhưng cha cũng không muốn dính vào vụ đánh nhau với hắn suốt đêm, vì vậy cha phải tìm cách để bất đồng mà không làm phật ý”. Ông Boehner nói rằng đó là “một trong những bài học vĩ đại nhất từng giúp tôi trong sự nghiệp chính trị của mình”.
Tôi hỏi ông, “Khi ông còn là một đứa trẻ, khu phố của ông có thuộc Dân chủ hay không?”
Câu trả lời của ông làm tôi ngạc nhiên: “tôi không biết. Chúng tôi không biết chính trị. Chúng tôi không bao giờ nói tới chính trị. Chúng tôi là đảng Dân chủ Kennedy, nhưng không bao giờ trò chuyện về điều đó. Tôi không bao giờ nhớ một cuộc trò chuyện chính trị nào”.
"Khi nào ông quyết định không còn là Dân chủ Kennedy nữa?"
Ông trả lời “À, đầu thập niên 70. Tôi nghĩ, ‘Tôi không biết gì về anh chàng Muskie (4) này. Thật không? Tôi không nghĩ như vậy’. Và rồi năm ‘76: ‘À, tôi nghĩ Ford là lựa chọn tốt hơn. Và rồi, vào cuối thập niên 70, tôi biết tôi ủng hộ Ronald Reagan. Vâng, tôi là một đảng viên đảng Cộng hòa. Và điều buồn cười là toàn bộ gia đình tôi đều trở thành người Cộng hòa. Tôi chưa bao giờ có một cuộc trò chuyện với bất cứ ai trong số họ”.
Ông Boehner nói, Ông học được một bài học khác trong quán bar của ông bố. “Cha phải học cách đối phó với mọi gã ngốc đi vào qua cánh cửa. Cha tin tôi đi, khi cha là chủ tịch Hạ viện, tất cả họ đều bước vào qua cánh cửa”. Ông cho biết, trong suốt bốn năm làm chủ tịch, cánh cửa của ông luôn mở rộng cho người Dân chủ, người Cộng hòa, bất cứ ai. Và mọi người đều muốn một điều gì đó. Ông nói “Nếu tôi không thể làm điều đó, tôi đơn giản nói với họ rằng tôi không thể làm điều đó. Còn nếu có cơ hội làm điều đó, tôi sẽ nói với họ rằng có cơ hội để tôi làm điều đó. Tôi đơn giản nói với họ một cách trung thực nhất có thể”.
Ông Boehner đã giành được chiếc ghế chủ tịch với việc Đảng Cộng Hòa tiếp quản Hạ viện vào năm 2010, sau những lần làm lãnh tụ thiểu số và đa số tại Hạ viện. Ông là sự lựa chọn nhất trí của đảng Cộng hòa, nhưng thiện chí nhất thời đó đã không chứng minh được một điềm báo trước nào về nhiệm kỳ của ông. Nhiệm kỳ này diễn ra trong những năm giữa đầy hỗn loạn của thời Barack Obama làm tổng thống. Viêc bầu ông ta năm 2008 đã huy động nhiều lực lượng phản ứng dữ dội chưa bao giờ thấy. Sự trỗi dậy của phe cực hữu - Đảng Trà, đảng Tự do, lực lượng Fox News đi đến đâu đánh đến đó, đã bất ngờ tấn công giới lãnh đạo, trong đó có John Boehner. Các chính trị gia từng bị coi là bảo thủ xét theo hầu hết mọi tiêu chuẩn đột nhiên không còn bảo thủ đủ đối với làn sóng mới của các nhà hoạt động Cộng hòa, ngày càng chủ trương cô lập về các vấn đề đối ngoại và dân túy trong nước. Mặc dù việc thăng tiến của ông được tạo điều kiện thuận lợi một phần nhờ cuộc cách mạng của Gingrich năm 1994, nhưng xét theo nhiều cách, ông Boehner là một chính trị gia của thời Tiền Đảng Trà trong một thế giới Hậu Đảng Trà. Kết quả là, Chủ Tịch Boehner bị phe cực hữu cũng như phe tả làm cho điêu đứng.
Tuy nhiên, ông nói dù “lúc đó [trong thời tôi]bị phân cực”, nhưng ngày nay mọi điều còn tồi tệ hơn.
Ông trưng dẫn, “Tôi nghĩ tại các phương tiện truyền thông, nói chuyện trên đài phát thanh, truyền hình cáp, LinkedIn, YouTube, Twitter, internet, người ta chỉ cần qua đêm đã khởi sự được các tổ chức, loan truyền tin tức”. Ông thấy có việc mất dần cơ sở chung trong thời gian ông làm chủ tịch, và tôi có cảm giác Ông ấy cảm thấy bất lực trong việc ngăn chặn nó. Ông nói, “Đến nỗi khi đến gặp Tổng thống Obama, tôi phải lẻn vào Nhà Trắng, bởi vì nếu tôi đi vào ở chỗ báo chí luôn thấy tôi, báo chí cánh cữu sẽ nổi điên và báo chí cánh tả sẽ phát điên lên đối với Tổng thống Obama".
Dù ông Boehner thừa nhận rằng ông đã thất bại trong việc “trao đổi lớn” với Tổng thống Obama - thỏa thuận lớn, lưỡng đảng để giảm nợ quốc gia - ông vẫn nói ông không hối tiếc. “có một vài điều tôi ước chúng ta có thể làm nhưng không làm được, nhưng không, không một [hối tiếc] nào”. Ông nói, đó là vì, ông đã làm những gì ông nghĩ là đúng. Ông nói ông thường nói với các đồng nghiệp của ông, “nghe này, đây là những gì bố mẹ tôi đã dạy tôi, đây là những gì tôi đã dạy những đứa con của tôi và tôi sẽ dạy các ông. Nếu mỗi ngày họ đều làm những điều đúng, vì những lý do đúng, những điều đúng sẽ xảy ra... Dường như điều đó chưa bao giờ khó đối với tôi”.
Ông Boehner đổ lỗi cho giới truyền thông nhiều sự phân cực và tình trạng đáng tiếc của chính trị Mỹ, nhưng ông cũng gợi ý về những nguyên nhân khả hữu khác. Ví dụ, ông nhấn mạnh rằng ông là một người luôn lạc quan và ông được sinh ra với một nửa ly nước đầy. Tôi nghĩ ông tin điều đó, mặc dù tôi không tin rằng đó là sự thật: Ông có vẻ mơ tưởng (wishful) hơn, không phải cùng một điều. Khi tôi hỏi ông Boehner, cần phải làm gì để chỉnh đốn nền chính trị của đất nước, ông nói, “hoặc bàn tay Thiên Chúa hoặc một biến cố kinh hoàng nào đó” nghe có vẻ khá bi quan yếm thế.
Ông Boehner nói, phải có một lúc, đủ lớn “khiến người Mỹ phải nhìn lên và nói, ‘Ồ, vâng. Tôi có thể là người cấp tiến hoặc bảo thủ, Dân chủ hoặc Cộng hòa, nhưng trước tiên, tôi là một người Mỹ’, điều mà họ đã quên khuấy”.
Tôi hỏi liệu ông có vào chính trị hay không nếu ngày nay ông là một chàng trai trẻ. Ông đáp lại bằng một tiếng cười phá: “Không! Hãy bắn tôi đi, bắn tôi đi!” Tuy nhiên, ông cẩn thận nói thêm rằng “95% những người tôi phục vụ ở cả hai bên phòng Hạ viện đều là những người tốt lành, trung thực, những người đàng hoàng cố gắng làm những gì họ nghĩ là tốt nhất cho các cử tri của họ và cho đất nước. Chúng tôi có chung các bất đồng, nhưng thời đó chúng tôi hòa thuận hơn rất nhiều”.
Khi ông Boehner nói về các mối liên hệ của ông với một số đồng nghiệp cũ, có vẻ như ông đang mô tả cuộc sống từ rất lâu về trước, trong một thiên hà xa, rất xa, hơn là những điều như chúng đang được thực hiện ở Washington một vài năm trước đây. Chẳng hạn, tôi hỏi ông về những người đã truyền cảm hứng cho ông trong đời sống công cộng. Ông nói đến con sư tử cấp tiến quá cố của Massachusetts, “Ted Kennedy. Ted Kennedy và tôi, họ thường gọi chúng tôi là những chiếc chắn sách (bookends) chính trị. Vì trong khoảng năm năm, tôi là chủ tịch Ủy ban Giáo dục và Lực lượng Lao động Hạ viện, còn ông ta là người đứng đầu một ủy ban tương tự về phía Thượng viện. Chúng tôi đã làm tất cả những điều ấy với nhau, mọi luật lệ ấy với nhau. Chúng tôi chưa bao giờ được nghe như thế vì ông ta quen ra ngoài và gây ồn ào [vận động chống lại đảng Cộng hòa], nhưng ông là một nhà lập pháp nghiêm túc, người muốn hoàn thành công việc. Chúng tôi luôn hoàn thành công việc. Tôi học được rất nhiều bài học chính trị từ Teddy".
“Ông ta có phải là một người bạn?”
Ông thưa “Ồ, đúng. Người bạn thân. Vâng".
Washington nơi John Boehner, một người ủng hộ sự sống, ủng hộ thuốc lá, bảo thủ tài chính, có thể là bạn bè và là đối tác hữu dụng với một người vốn là biểu tượng của mọi điều đối nghịch dường như đã qua đi từ lâu rồi. Hay là chưa? Ông Boehner nói, nhiều điều vẫn được thực hiện ở Washington, nhưng khi người ta làm việc với cả cánh bên kia, các phương tiện truyền thông không tường thuật điều đó,. Ông nhắc đến Joe Biden, người, trong tư cách phó Tổng thống, ngồi cạnh ông Boehner khi Đức Giáo Hoàng phát biểu trước Quốc hội. Ông nói mỗi lúc một mơ tưởng hơn “Joe và tôi có thể làm bất cứ điều gì về bất cứ đề tài nào. Ông ta là một người dân chủ ôn hòa. Tôi là một người Cộng hòa bảo thủ, nhưng tôi không điên. Ông ta và tôi biết nhau, thích nhau, chúng tôi giải quyết đủ thứ công chuyện. Thành thật mà nói, không có điều gì chúng tôi không thể giải quyết”.
Tôi hỏi ông , “Vậy, điều gì ngăn chặn việc giải quyết các vụ lớn lao?”
Ông nói “À, mọi người khác. Cha phải nhớ, một nhà lãnh đạo không có người theo chỉ đơn giản là một người cuốc bộ”.
Dựa vào những điều ông vừa nói, tôi hỏi ông Boehner rằng ông sẽ bỏ phiếu như thế nào nếu năm 2020 trở thành sự lựa chọn giữa Joe Biden và Donald Trump. Ông lảng tránh, rồi nói thêm, với một ánh mắt khó chịu, “và cũng không phải là một câu hỏi công bằng”.
Trong khi ông Boehner có thể không hối tiếc về sự nghiệp chính trị của mình, ông có hối tiếc một điều. Tôi hỏi ông xem ông có cầu nguyện khá nhiều khi làm chủ tịch. Ông trả lời “Mỗi ngày, suốt ngày”. Rồi, ông dừng lại và nói thêm, không cần tôi gợi ý, rằng “một trong những điều tôi hối tiếc là tôi đã hiểu được sự cần thiết phải có mối liên hệ bản thân này với Chúa chúng ta sớm hơn. Ở đâu đó trên đường đi, trong hơn 30 năm qua, có lẽ 35 năm, tôi bắt đầu hiểu tầm quan trọng của mối liên hệ bản thân này, nơi Chúa là Vua của tôi, và là đồng chí của tôi, đồng nghiệp của tôi, bạn đồng hành của tôi”.
Một mình với Đức Phanxicô
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang đứng trên ban công của Quốc hội Hoa Kỳ, không xa nơi ông Boehner đã nói chuyện với ông Nicklaus và ông Palmer. Đức Giáo Hoàng vừa kết thúc bài diễn văn của ngài trước Quốc hội và bây giờ ngài đang chào đón đám đông 75.000 người tụ tập ở bên ngoài. Ông Boehner nói, “Họ đang hoan hô và tiếp tục làm vậy. Tôi không biết kế hoạch ra sao, vì vậy tôi cúi xuống và thưa, ‘Thưa Đức Thánh Cha, Đức Thánh Cha có thể nói một vài điều’”.
Đức Giáo Hoàng trả lời, “À, có, có”.
Đến lúc Đức Giáo Hoàng nói “Thiên Chúa chúc lành cho nước Mỹ”, ông Boehner đã bật khóc.
Tôi hỏi ông, “Tại sao đối với ông, việc Đức Giáo Hoàng nói chuyện với Quốc hội lại quan trọng đến thế? Tại sao ông đã kiên trì 20 năm trong việc cố gắng làm điều đó xẩy ra?"
Ông nói “Tôi không biết. Trường tiểu học Công Giáo, trường trung học Công Giáo, trường đại học Công Giáo. Tôi khá Công Giáo. Đức Giáo Hoàng luôn đóng một vai trò lớn lao”.
Đặc biệt, vị Giáo hoàng này đóng một vai trò lớn trong chương cuối cùng của sự nghiệp chính trị của ông Boehner. Đến mùa thu năm 2015, ông biết rằng ông sẽ không tái tranh cử. Thời thế đã thay đổi. Các đảng viên Cộng hòa ở Quốc Hội đã dần dần di chuyển nhiều hơn về cánh hữu trong nhiệm kỳ của ông. Việc nắm giữ chức chủ tịch của ông khá mỏng manh và ông Boehner biết rõ điều đó. Nhưng bất cứ thông báo nào về việc nghỉ hưu của ông vẫn còn vài tháng nữa, hoặc gần như thế, theo ông nghĩ.
Ông nói “Tôi đã gặp [Đức Giáo Hoàng] ở tầng một và ở đó, buổi lễ từ biệt đang diễn ra. Và tôi nhìn lên; chỉ có Đức Giáo hoàng và tôi. Không có một linh hồn nào khác, và Đức Giáo Hoàng giơ bàn tay trái của ngài và ngài nắm lấy cánh tay trái của tôi và kéo tôi đến bên cạnh ngài và bắt đầu nói điều tốt đẹp nhất mà chưa có ai từng nói với tôi. Ngài vẫn giữ chặt lấy tôi, cho tôi cái ôm khổng lồ bằng cánh tay phải và nói, ‘ông chủ tịch, ông có cầu nguyện cho tôi không’?
“Ai, con ấy hả?”
Đức Giáo Hoàng nói “đúng, đúng”.
Ông Boehner nói, trong 25 năm làm việc với tư cách thành viên của Quốc hội, “tôi đã không bao giờ thấy Đồi Capitol hạnh phúc hơn ngày hôm đó... Mọi thành viên đều ở đó. Có rất nhiều thành viên Công Giáo, nhưng các thành viên của đạo Tin lành, đạo Do Thái, đạo Hồi, tất cả đều hạnh phúc”.
Liệu Mỹ có thể lấy lại cảm thức hợp nhất vốn nổi bật ngày hôm đó hay không? Đóng vai trò người lạc quan, ông Boehner nói chúng ta có thể. “Người Mỹ, chúng ta vốn là những người mềm dẻo nhất mà Thiên Chúa từng đặt lên trên Trái đất. Chúng ta phạm sai lầm, nhưng chúng ta dường như tìm được đường thoát ra. Và đến một lúc nào đó, người dân Mỹ sẽ nói, 'Đủ rồi, tôi đã chán ngấy thứ ồn ào này. Tôi đã chán cảnh Washington là Washington. Tôi sẽ bỏ phiếu cho người khác”.
Tuy nhiên, ngay cả khi chúng ta có thể lấy lại được một phần tinh thần của ngày hôm đó, John Boehner đã nhận ra một điều khác khi nhìn Đức Giáo Hoàng rời khỏi Đồi Capitol: Sẽ không bao giờ có một ngày bằng ngày hôm đó. Vì vậy, khi ông Boehner về nhà tối hôm đó, ông đã nói với vợ mình, bà Debbie: “anh có thể đưa ra thông báo vào ngày mai".
Bà hỏi, “Thông báo cái gì chứ?”
“Thông báo anh sẽ rời khỏi nơi đây”.
Nhưng còn một người khác mà ông phải hỏi ý kiến, một điều khác mà ông Boehner phải làm trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Ông cần có một trong những “cuộc trò chuyện” đó.
Sáng sớm hôm sau, sau khi nhận được “thông điệp trong ngày”, ông cuốc bộ rất lâu. “Tôi cuốc bộ đến tận tiệm Pete’s Diner, nơi tôi từng ăn sáng cả 25 năm nay. Tôi cuốc bộ xuống Phố thứ hai từ tiệm Pete’s Diner và tôi đi ngang qua Nhà thờ Thánh Phêrô, nơi có một hang đá. Trong hang đá, có bức tượng Đức Trinh Nữ Maria.
“Tôi liếc nhìn vào đó và tôi nói, ‘Rồi. Hôm nay là ngày đây'"
Ghi Chú của người chuyển ngữ
(1) Dean Martin vốn được nuôi dậy thành người Công Giáo gốc Ý chân chính, nhưng không bao giờ nói đến đức tin của mình, làm như mình vô tôn giáo.
(2) Rat Pack là một nhóm không chính thức của các nhà trình diễn tụ tập quanh sòng bạc Las Vegas. Khởi đầu là nhóm bạn hữu tụ tập ở Los Angeles tại nhà của Humphrey Bogart và Lauren Bacall
(3) Trong môn chơi golf, "handicap" là một mức đo bằng số tiềm năng của người chơi dùng để xác định khả năng của họ trong việc thi đấu với nhau. Các cầu thủ càng có "handicap" thấp càng được đánh giá cao.
(4) Edmund Sixtus Muskie, 28/3/1914 – 26/3/1996) là một chính trị gia Hoa Kỳ, ngoại trưởng thứ 58 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter, Thượng nghị sĩ đại diện Tiểu Bang Maine từ 1959-1980, Thống đốc thứ 64 của Maine từ 1955 tới 1959, và là ứng cử viên Phó Tổng Thống trong cuộc bầu cử na7m 1968.