Trong buổi triều yết chung tại quảng trường Thánh Phêrô, hôm Thứ Tư, 27 tháng 11, Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố rằng ngài sẽ gởi một lá thư cho các tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới để giải thích ý nghĩa máng cỏ Giáng Sinh.
Trước hết, Đức Thánh Cha cho biết ngài sẽ đến Greccio vào ngày Chúa Nhật 1 tháng 12, nhân dịp Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng, chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.
Thị trấn Umbria, thuộc tỉnh Rieti, phía đông bắc Rôma, là nơi đầu tiên máng cỏ Giáng Sinh được thực hiện bởi thánh Phanxicô thành Assisi, vào năm 1223, tức là ba năm trước khi ngài qua đời.
“Tôi sẽ đến Greccio, để cầu nguyện nơi máng cỏ đầu tiên của Thánh Phanxicô thành Assisi,” Đức Thánh Cha nói.
Sau đó, Đức Thánh Cha công bố rằng một lá thư sẽ được gởi cho tất cả các tín hữu Công Giáo nhằm làm rõ ý nghĩa của máng cỏ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Greccio vào tháng Giêng năm 2016. Ngài đã cầu nguyện trước bức bích họa mô tả máng cỏ Giáng Sinh đầu tiên được thực hiện tại Greccio bởi Thánh Phanxicô thành Assisi, là vị Thánh Quan Thầy của Greccio. Ngài cũng dành thời gian để trao đổi với cộng đồng các tu sĩ Phanxicô quản thủ Đền thờ.
Sau sáng kiến thực hiện máng cỏ Giáng Sinh của Thánh Phanxicô thành Assisi, đến nay, các nghệ nhân Italia đã đóng góp rất nhiều và đã tạo ra nhiều kiệt tác về mặt nghệ thuật. Máng Cỏ không chỉ diễn tả biến cố Giáng Sinh ở Bê Lem, mà còn cho thấy cuộc sống thường nhật của người dân, với trang phục, nhà cửa, công việc và niềm vui sống. Nhìn vào những Máng Cỏ của Italia, người ta đọc thấy lịch sử và văn hoá của nhiều khu vực qua nhiều thời đại. Italia có 40 tổng giáo phận và 187 giáo phận. Tờ Corriere Della Sera, nghĩa là Tin Chiều, cho biết năm ngoái, hơn một nửa trong số 227 tổng giáo phận và giáo phận có các hội thi làm máng cỏ Giáng Sinh.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có sáng kiến thiết lập cây thông Giáng Sinh và hang đá ở Quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1982. Vị kế nhiệm ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ủng hộ nồng nhiệt sáng kiến này và giải thích thêm rằng: “hang đá không chỉ là một yếu tố linh đạo, nhưng còn là một yếu tố văn hóa và nghệ thuật.”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 27 tháng 11, Đức Thánh Cha đã dành một khoảng thời gian để nói về chuyến tông du hai nước Á Châu là Thái Lan và Nhật Bản của ngài.
Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua tôi đã trở về sau chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản; tôi rất biết ơn Chúa về món quà đó. Tôi muốn một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Chính quyền và Giám mục của hai quốc gia này, những người đã mời tôi và chào đón tôi rất nồng nhiệt, và trên hết là cảm ơn người dân Thái Lan và người dân Nhật Bản. Chuyến thăm này đã gia tăng sự gần gũi và tình cảm của tôi đối với những dân tộc này: xin Chúa chúc lành và ban cho họ được thịnh vượng và hòa bình.
Thái Lan là một vương quốc cổ kính nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ. Khi gặp Quốc vương, Thủ tướng và các cấp chính quyền, tôi đã tôn vinh truyền thống văn hóa và tinh thần phong phú của người Thái, dân tộc của “nụ cười xinh đẹp”, dân tộc mỉm cười. Tôi đã khuyến khích họ dấn thân vì sự hòa hợp giữa các thành phần khác nhau của quốc gia, cũng như để sự phát triển kinh tế có thể mang lại lợi ích cho mọi người và xoa dịu những vết thương của sự bóc lột, đặc biệt là phụ nữ và trẻ vị thành niên. Phật giáo là một phần không thể thiếu trong lịch sử và cuộc sống của người dân nước này, vì vậy tôi đã đến thăm Đức Tăng Thống của các Phật tử, tiếp tục con đường tôn trọng lẫn nhau mà các vị tiền nhiệm của tôi đã khởi xướng, để lòng từ bi và tình huynh đệ có thể gia tăng trên thế giới. Theo nghĩa này, cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn, diễn ra tại trường đại học lớn nhất nước này, rất có ý nghĩa.
Chứng tá của Giáo hội tại Thái Lan cũng được tỏ ra qua các hoạt động phục vụ bệnh nhân và những người rốt cùng. Trong số này có Bệnh viện Saint Louis nổi tiếng mà tôi đã đến thăm và khuyến khích nhân viên y tế và gặp gỡ một số bệnh nhân. Sau đó, tôi dành những thời gian cho các linh mục và tu sĩ, cho các giám mục, và cả cho các tu sĩ dòng Tên. Ở Bangkok tôi đã cử hành thánh lễ với tất cả dân Chúa tại Sân vận động Quốc gia và sau đó là với giới trẻ tại nhà thờ chính tòa. Ở đó chúng tôi đã cảm nghiệm rằng trong gia đình mới được Chúa Giêsu thành lập cũng có những khuôn mặt và tiếng nói của người dân Thái.
Sau đó tôi đến Nhật Bản. Khi đến Tòa Sứ thần ở Tokyo, tôi đã được các giám mục của nước này chào đón và ngay sau đó tôi đã chia sẻ với các ngài thách đố của người mục tử của một Giáo hội rất nhỏ, nhưng là người mang nước hằng sống, Tin Mừng của Chúa Giêsu.
“Bảo vệ mọi sự sống” là khẩu hiệu chuyến viếng thăm Nhật Bản của tôi, một đất nước mang vết thương của vụ thả bom nguyên tử và là người phát ngôn cho toàn thế giới về quyền căn bản sống và hòa bình. Tại Nagasaki và Hiroshima tôi đã dừng lại cầu nguyện, đã găp một vài người sống sót sau thảm kịch và gia đình của các nạn nhân, và tôi đã lập lại lời lên án mạnh mẽ về vũ khí hạt nhân và sự giả hình khi nói về hòa bình mà lại chế tạo và bán bom đạn chiến tranh. Sau thảm kịch đó, Nhật Bản đã thể hiện một khả năng phi thường để chiến đấu cho sự sống; và mới đây, họ cũng đã làm như vậy, sau ba thảm họa vào năm 2011: động đất, sóng thần và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân.
Để bảo vệ sự sống thì cần phải yêu quý nó, và ngày nay, mối đe dọa nghiêm trọng, ở các nước phát triển nhất, là sự đánh mất ý nghĩa sống. Các tài nguyên kinh tế thôi thì không đủ, công nghệ thôi không đủ, cần có tình yêu của Chúa Cha mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta và cho chúng ta. Tình yêu đã đem lại sức sống cho chứng tá của các vị tử đạo, như các vị tử đạo ở Nagasaki, thánh Phaolô Miki và 25 người bạn; tình yêu đã nâng đỡ chân phước Justo Takayama Ukon và nhiều người nam nữ vô danh, những người đã giữ vững niềm tin trong thời gian dài bị đàn áp.
Nạn nhân đầu tiên của sự trống rỗng, thiếu ý nghĩa sống là những người trẻ tuổi, vì vậy đã có một cuộc gặp gỡ ở Tokyo dành riêng cho họ. Tôi lắng nghe những câu hỏi và ước mơ của họ; tôi khuyến khích họ cùng nhau chống lại mọi hình thức bắt nạt, và vượt qua nỗi sợ hãi và đóng kín, bằng cách mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, trong cầu nguyện và phục vụ tha nhân. Tôi đã gặp những người trẻ tuổi khác tại Đại học “Sophia”, cùng với cộng đồng học thuật. Trường đại học này, giống như tất cả các trường Công Giáo, được đánh giá cao ở Nhật Bản.
Ở Tokyo, tôi có cơ hội đến thăm Nhật Hoàng Naruhito, tôi muốn tái bày tỏ lòng biết ơn của mình với nhà vua; và tôi đã gặp Chính quyền và ngoại giao đoàn. Tôi hy vọng về một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, đặc trưng bởi sự khôn ngoan và chân trời mở rộng. Vẫn trung thành với các giá trị tôn giáo và đạo đức của mình, và mở lòng ra với thông điệp Tin Mừng, Nhật Bản có thể là một quốc gia hàng đầu vì một thế giới công bằng và hòa bình hơn và vì sự hòa hợp giữa con người và môi trường.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy phó thác Thái Lan và Nhật Bản cho sự tốt lành và quan phòng của Thiên Chúa.
Trước hết, Đức Thánh Cha cho biết ngài sẽ đến Greccio vào ngày Chúa Nhật 1 tháng 12, nhân dịp Chúa Nhật đầu tiên của Mùa Vọng, chuẩn bị cho lễ Giáng sinh.
Thị trấn Umbria, thuộc tỉnh Rieti, phía đông bắc Rôma, là nơi đầu tiên máng cỏ Giáng Sinh được thực hiện bởi thánh Phanxicô thành Assisi, vào năm 1223, tức là ba năm trước khi ngài qua đời.
“Tôi sẽ đến Greccio, để cầu nguyện nơi máng cỏ đầu tiên của Thánh Phanxicô thành Assisi,” Đức Thánh Cha nói.
Sau đó, Đức Thánh Cha công bố rằng một lá thư sẽ được gởi cho tất cả các tín hữu Công Giáo nhằm làm rõ ý nghĩa của máng cỏ Giáng Sinh.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã đến Greccio vào tháng Giêng năm 2016. Ngài đã cầu nguyện trước bức bích họa mô tả máng cỏ Giáng Sinh đầu tiên được thực hiện tại Greccio bởi Thánh Phanxicô thành Assisi, là vị Thánh Quan Thầy của Greccio. Ngài cũng dành thời gian để trao đổi với cộng đồng các tu sĩ Phanxicô quản thủ Đền thờ.
Sau sáng kiến thực hiện máng cỏ Giáng Sinh của Thánh Phanxicô thành Assisi, đến nay, các nghệ nhân Italia đã đóng góp rất nhiều và đã tạo ra nhiều kiệt tác về mặt nghệ thuật. Máng Cỏ không chỉ diễn tả biến cố Giáng Sinh ở Bê Lem, mà còn cho thấy cuộc sống thường nhật của người dân, với trang phục, nhà cửa, công việc và niềm vui sống. Nhìn vào những Máng Cỏ của Italia, người ta đọc thấy lịch sử và văn hoá của nhiều khu vực qua nhiều thời đại. Italia có 40 tổng giáo phận và 187 giáo phận. Tờ Corriere Della Sera, nghĩa là Tin Chiều, cho biết năm ngoái, hơn một nửa trong số 227 tổng giáo phận và giáo phận có các hội thi làm máng cỏ Giáng Sinh.
Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có sáng kiến thiết lập cây thông Giáng Sinh và hang đá ở Quảng trường Thánh Phêrô vào năm 1982. Vị kế nhiệm ngài là Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 ủng hộ nồng nhiệt sáng kiến này và giải thích thêm rằng: “hang đá không chỉ là một yếu tố linh đạo, nhưng còn là một yếu tố văn hóa và nghệ thuật.”
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Trong buổi triều yết chung hôm thứ Tư 27 tháng 11, Đức Thánh Cha đã dành một khoảng thời gian để nói về chuyến tông du hai nước Á Châu là Thái Lan và Nhật Bản của ngài.
Đức Thánh Cha nói:
Hôm qua tôi đã trở về sau chuyến viếng thăm Thái Lan và Nhật Bản; tôi rất biết ơn Chúa về món quà đó. Tôi muốn một lần nữa bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với Chính quyền và Giám mục của hai quốc gia này, những người đã mời tôi và chào đón tôi rất nồng nhiệt, và trên hết là cảm ơn người dân Thái Lan và người dân Nhật Bản. Chuyến thăm này đã gia tăng sự gần gũi và tình cảm của tôi đối với những dân tộc này: xin Chúa chúc lành và ban cho họ được thịnh vượng và hòa bình.
Thái Lan là một vương quốc cổ kính nhưng được hiện đại hóa mạnh mẽ. Khi gặp Quốc vương, Thủ tướng và các cấp chính quyền, tôi đã tôn vinh truyền thống văn hóa và tinh thần phong phú của người Thái, dân tộc của “nụ cười xinh đẹp”, dân tộc mỉm cười. Tôi đã khuyến khích họ dấn thân vì sự hòa hợp giữa các thành phần khác nhau của quốc gia, cũng như để sự phát triển kinh tế có thể mang lại lợi ích cho mọi người và xoa dịu những vết thương của sự bóc lột, đặc biệt là phụ nữ và trẻ vị thành niên. Phật giáo là một phần không thể thiếu trong lịch sử và cuộc sống của người dân nước này, vì vậy tôi đã đến thăm Đức Tăng Thống của các Phật tử, tiếp tục con đường tôn trọng lẫn nhau mà các vị tiền nhiệm của tôi đã khởi xướng, để lòng từ bi và tình huynh đệ có thể gia tăng trên thế giới. Theo nghĩa này, cuộc gặp gỡ đại kết và liên tôn, diễn ra tại trường đại học lớn nhất nước này, rất có ý nghĩa.
Chứng tá của Giáo hội tại Thái Lan cũng được tỏ ra qua các hoạt động phục vụ bệnh nhân và những người rốt cùng. Trong số này có Bệnh viện Saint Louis nổi tiếng mà tôi đã đến thăm và khuyến khích nhân viên y tế và gặp gỡ một số bệnh nhân. Sau đó, tôi dành những thời gian cho các linh mục và tu sĩ, cho các giám mục, và cả cho các tu sĩ dòng Tên. Ở Bangkok tôi đã cử hành thánh lễ với tất cả dân Chúa tại Sân vận động Quốc gia và sau đó là với giới trẻ tại nhà thờ chính tòa. Ở đó chúng tôi đã cảm nghiệm rằng trong gia đình mới được Chúa Giêsu thành lập cũng có những khuôn mặt và tiếng nói của người dân Thái.
Sau đó tôi đến Nhật Bản. Khi đến Tòa Sứ thần ở Tokyo, tôi đã được các giám mục của nước này chào đón và ngay sau đó tôi đã chia sẻ với các ngài thách đố của người mục tử của một Giáo hội rất nhỏ, nhưng là người mang nước hằng sống, Tin Mừng của Chúa Giêsu.
“Bảo vệ mọi sự sống” là khẩu hiệu chuyến viếng thăm Nhật Bản của tôi, một đất nước mang vết thương của vụ thả bom nguyên tử và là người phát ngôn cho toàn thế giới về quyền căn bản sống và hòa bình. Tại Nagasaki và Hiroshima tôi đã dừng lại cầu nguyện, đã găp một vài người sống sót sau thảm kịch và gia đình của các nạn nhân, và tôi đã lập lại lời lên án mạnh mẽ về vũ khí hạt nhân và sự giả hình khi nói về hòa bình mà lại chế tạo và bán bom đạn chiến tranh. Sau thảm kịch đó, Nhật Bản đã thể hiện một khả năng phi thường để chiến đấu cho sự sống; và mới đây, họ cũng đã làm như vậy, sau ba thảm họa vào năm 2011: động đất, sóng thần và tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân.
Để bảo vệ sự sống thì cần phải yêu quý nó, và ngày nay, mối đe dọa nghiêm trọng, ở các nước phát triển nhất, là sự đánh mất ý nghĩa sống. Các tài nguyên kinh tế thôi thì không đủ, công nghệ thôi không đủ, cần có tình yêu của Chúa Cha mà Chúa Giêsu Kitô đã ban cho chúng ta và cho chúng ta. Tình yêu đã đem lại sức sống cho chứng tá của các vị tử đạo, như các vị tử đạo ở Nagasaki, thánh Phaolô Miki và 25 người bạn; tình yêu đã nâng đỡ chân phước Justo Takayama Ukon và nhiều người nam nữ vô danh, những người đã giữ vững niềm tin trong thời gian dài bị đàn áp.
Nạn nhân đầu tiên của sự trống rỗng, thiếu ý nghĩa sống là những người trẻ tuổi, vì vậy đã có một cuộc gặp gỡ ở Tokyo dành riêng cho họ. Tôi lắng nghe những câu hỏi và ước mơ của họ; tôi khuyến khích họ cùng nhau chống lại mọi hình thức bắt nạt, và vượt qua nỗi sợ hãi và đóng kín, bằng cách mở lòng đón nhận tình yêu của Thiên Chúa, trong cầu nguyện và phục vụ tha nhân. Tôi đã gặp những người trẻ tuổi khác tại Đại học “Sophia”, cùng với cộng đồng học thuật. Trường đại học này, giống như tất cả các trường Công Giáo, được đánh giá cao ở Nhật Bản.
Ở Tokyo, tôi có cơ hội đến thăm Nhật Hoàng Naruhito, tôi muốn tái bày tỏ lòng biết ơn của mình với nhà vua; và tôi đã gặp Chính quyền và ngoại giao đoàn. Tôi hy vọng về một nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại, đặc trưng bởi sự khôn ngoan và chân trời mở rộng. Vẫn trung thành với các giá trị tôn giáo và đạo đức của mình, và mở lòng ra với thông điệp Tin Mừng, Nhật Bản có thể là một quốc gia hàng đầu vì một thế giới công bằng và hòa bình hơn và vì sự hòa hợp giữa con người và môi trường.
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi: Anh chị em thân mến, chúng ta hãy phó thác Thái Lan và Nhật Bản cho sự tốt lành và quan phòng của Thiên Chúa.