Ngày 12 tháng 12, tại Vatican, Đức Thánh Cha sẽ cử hành lễ Đức Mẹ Guadalupe. Tại các nước Mỹ Châu lễ này có thể được mừng sớm hơn.
Tờ The First Things số ra ngày 28 tháng 11 vừa qua đã đăng bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco trong “thánh lễ các dân tộc Mỹ Châu” tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thủ đô Washington.
Nguyên bản tiếng Anh có nhan đề “No Unity without The Cross” – “Không có Hiệp Nhất nếu không có Thánh Giá”. Bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, ngay tại vị trí nơi Thánh giá của Chúa chúng ta, có một bàn thờ nghi lễ Đông phương. Ngay bên cạnh là một bàn thờ nghi lễ Latinh, và ở giữa hai bàn thờ treo một bức ảnh Mẹ Thiên Chúa. Ngay tại địa điểm gặp gỡ này, nơi Mẹ đã đứng gần 2,000 năm trước dưới chân Thánh giá, giờ đây Mẹ đứng kết hiệp giữa Đông và Tây, giữa Đông phương và Latinh.
Mẹ là Mẹ của chúng ta, là người mà tất cả chúng ta tôn kính, và Mẹ muốn các môn đệ của Con mình nên một. Mẹ tiếp tục cầu bầu cho ý nguyện, là lời trăn trối của con Mẹ, có thể được hoàn thành: “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Thánh lễ mà chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay, “thánh lễ của các dân tộc Mỹ châu” nói lên quyền thế của Mẹ trong việc hiệp nhất tất cả chúng ta, những đứa con của Mẹ. Mẹ đứng đó giữa mọi thế hệ của Giáo Hội, cầu thay nguyện giúp cho con cái Mẹ và tích cực dẫn họ đến với Con Mẹ, để chúng có thể được hợp nhất nên một trong Ngài. Trong suốt lịch sử, Mẹ đã xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, đặc biệt là trong những thời khắc hỗn loạn và hoang mang, khiến Mẹ phải có mặt để khuyên nhủ và an ủi, để hô hào và mạc khải, để kêu gọi cầu nguyện và đền tội, để tất cả con cái Mẹ có thể được dẫn sâu hơn vào trái tim của Con Mẹ.
Ai trong chúng ta cũng đều biết câu chuyện về sự hiện ra của Mẹ Vô nhiễm của chúng ta trên lục địa này vào năm 1531 với một người đàn ông bản địa nghèo khổ, mù chữ và sùng đạo tên là Juan Diego, cũng như câu chuyện đông đảo dân chúng trở lại đạo, quay về với Con Mẹ sau khi Mẹ hiện ra tại Tepeyac. Mẹ hiện ra vào thời điểm có những xung đột lớn, hỗn loạn và đổ máu, để thành lập một dân Kitô mới cho Con Mẹ không phải bằng những thanh kiếm cũng không phải bởi sự hy sinh của con người, mà bởi tình yêu của một người mẹ tự đồng hóa với những con cái của mình. Người Aztec đã nhìn thấy nơi hình ảnh của người phụ nữ trên chiếc tilma của Juan Diego hình ảnh của chính họ: Mẹ mặc một chiếc áo choàng màu ngọc lam, là một vinh dự dành cho các vị thần Aztec và hoàng gia Aztec, và Mẹ được rước đi, như một dấu hiệu danh dự khác được trao cho gia đình hoàng tộc của đế chế Aztec.
Nhưng Mẹ còn hơn cả một nàng công chúa: Những ngôi sao trang trí áo choàng của Đức Mẹ Guadalupe, và Mẹ đứng trên mặt trăng lưỡi liềm. Đầu Mẹ cúi xuống và hai tay khoanh lại trong sự cầu xin khiêm nhường, mặc dù Mẹ vượt lên trên tất cả những người khác, Mẹ tôn sùng một Đấng uy thế hơn mình. Và Mẹ đeo một dải băng màu tối của sản phụ, chỉ ra rằng Mẹ đang mang một hài nhi. Chiếc trâm cài của Mẹ là một cây thánh giá. Người phụ nữ cao cả nhưng khiêm nhường này là Mẹ của Con Thiên Chúa, “là nữ tỳ của Chúa”, Đấng mọi loài ngợi khen là Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Người Tây Ban Nha cũng đã chấp nhận người phụ nữ hiện ra này là Mẹ của Thiên Chúa nhập thể của họ, bởi vì họ nhìn thấy nơi Mẹ một hình ảnh của Đấng Vô nhiễm Nguyên tội. Họ nhìn thấy trong hình ảnh này, người phụ nữ trong Sách Sáng thế đã nghiền nát đầu con rắn. Họ cũng nhìn thấy trong đó người phụ nữ trong Sách Khải Huyền, người phụ nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và trên đầu có vương miện mười hai ngôi sao và sắp hạ sinh một hài nhi (Kh 12: 1-2). Người Tây Ban Nha nhìn thấy trong hình ảnh này, Người phụ nữ mà họ tôn sùng là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội, một giáo điều mà các nhà thần học của họ đã tuyên xưng và các nghệ sĩ của họ đã miêu tả với vẻ đẹp sâu sắc trong nhiều thế kỷ trước khi Đức Giáo Hoàng Pius IX tuyên bố như thế vào năm 1854.
Sau Tepeyac, Mễ Tây Cơ trở thành quốc gia Công Giáo. Đức Mẹ Guadalupe hợp nhất Thế giới cũ và mới, và do đó, một dân Kitô mới được hình thành từ hai dân tộc nên một dân mestizo [Danh từ chỉ dân tộc pha trộn giữa Tây Ban Nha và bản địa. Tĩnh từ là mestiza - chú thích của người dịch]. Một nền văn minh Kitô giáo mới được sinh ra từ sự kết hợp này và Mẹ được tôn kính với cả hai danh hiệu La Morenita và La Inmaculada.
Tầm quan trọng của sự kiện lịch sử vô song này, đặc biệt là ở Mỹ châu, đã không bị quên lãng đối với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong Tông huấn Giáo Hội Mỹ Châu, ngài viết:
Việc Đức Maria hiện ra với Juan Diego, một người bản địa, trên ngọn đồi Tepeyac năm 1531 có ảnh hưởng quyết định đến việc truyền giáo. Ảnh hưởng của cuộc hiện ra này vượt qua rất nhiều ranh giới của Mễ Tây Cơ, lan rộng ra toàn lục địa. Mỹ Châu, nơi về mặt lịch sử mà nói đã là và vẫn là một nồi hòa nhập của các dân tộc, đã được công nhận nơi gương mặt mestiza của Đức Trinh Nữ Tepeyac, nơi Đức Maria Guadalupe như một ví dụ đầy ấn tượng về việc loan báo Tin Mừng một cách hội nhập văn hóa hoàn hảo.
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều sự chú ý đã tập trung vào Đức Mẹ như một hình ảnh, hay một biểu tượng của Giáo Hội. Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh giáo huấn của Thánh Ambrose về chủ đề này. Công đồng nói trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội như sau:
Như thánh Ambrose đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là một gương mẫu của Giáo Hội về đức tin, đức ái và sự kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô.. . . Thực thế, Giáo Hội trở thành một người mẹ khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện của Mẹ, bắt chước đức ái của Mẹ và trung thành thực hiện thánh ý Chúa Cha, bằng cách đón nhận lời Chúa trong đức tin. Bằng lời rao giảng, Giáo Hội mang đến một cuộc sống mới và bất tử cho những người con được sinh ra cho Giáo Hội trong bí tích rửa tội, được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Thiên Chúa. Giáo Hội là một trinh nữ, giữ gìn đức tin được trao cho mình bởi vị Hôn Phu một cách trọn vẹn và toàn bộ. Bắt chước mẹ Thiên Chúa và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội giữ một đức tin thuần khiết trinh nguyên, một niềm hy vọng vững chắc và một đức ái chân thành.
Giáo Hội là mẹ của chúng ta: Một người mẹ chào đón, nuôi dưỡng, an ủi và hiệp nhất. Đâu là nơi những người mới đến một vùng đất xa lạ hướng về khi họ cảm thấy mất phương hướng, sợ hãi hoặc không được chăm sóc? Đó là Giáo Hội. Cách riêng, đối với người Công Giáo, Giáo Hội là mái nhà ở bất cứ nơi nào họ có mặt trên thế giới. Và những người nghèo khổ, đau khổ hoặc đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, ngay cả với những người hiếm khi bước chân tới cửa nhà thờ, khi đến lúc họ tìm kiếm sự giải thoát họ sẽ đến với Giáo Hội. Họ biết những người ở đó sẽ không quay đầu lại với họ mà bỏ đi, nhưng nâng đỡ họ trong các nhu cầu của họ.
Đối với một số người, có vẻ như đạo đức giả khi nói về việc chăm sóc người nghèo trong một ngôi nhà thờ trang hoàng lộng lẫy như thế này. Chúng ta phải nhớ câu chuyện về người phụ nữ với lọ dầu thơm, là người đã đổ thuốc thơm đắt tiền trên đầu của Chúa Giêsu. Đối với những người phản đối, những người phàn nàn rằng dầu thơm ấy có thể bán được tiền mà bố thí cho người nghèo, Chúa Giêsu đáp lại: “Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu” (Mt 26:11)
Là một người đến từ San Francisco, một ví dụ khác loé lên trong tâm trí tôi. Đầu những năm 1970, chỉ vài tháng sau khi nhà thờ chính tòa Đức Maria mới tinh được thánh hiến, không ai khác mà chính là sơ Dorothy Day đã đến đó để tham gia một cuộc họp được tổ chức tại trung tâm hội nghị bên dưới nhà thờ. Không có gì đáng ngạc nhiên, một người hay bắt bẻ đã lên tiếng phàn nàn rằng cuộc họp của họ nhằm thảo luận về nhu cầu của người nghèo lại đang diễn ra trong một tòa nhà xa hoa sang trọng. Nhiều người cổ vũ cho anh ta, nhưng sơ Dorothy Day không nằm trong số họ. Sơ ấy nói:
Giáo Hội có nghĩa vụ nuôi sống người nghèo và chúng ta không thể tiêu hết tiền vào các tòa nhà. Tuy nhiên, có nhiều loại đói. Có một sự đói khát của ăn, và chúng ta phải cung cấp cho mọi người thực phẩm. Nhưng cũng có một sự khao khát về cái đẹp và có rất ít nơi đẹp mà người nghèo có thể vào được. Đây là một nơi có vẻ đẹp siêu việt, và người vô gia cư ở Tenderloin cũng có thể vào được như ngài thị trưởng San Francisco.
Chúng ta phải làm nhiều việc để phục vụ người nghèo, và chắc chắn đáp ứng nhu cầu vật chất của họ là một trong số đó. Nhưng như sơ Dorothy Day chỉ ra, chúng ta cũng phải nuôi sống linh hồn của họ. Có lẽ điều mà người nghèo thiếu nhất trong cuộc sống của họ là vẻ đẹp: vẻ đẹp đó làm say mê và nâng cao tâm hồn, bảo đảm cho họ về phẩm giá của họ như những đứa con của Thiên Chúa mà Ngài tạo ra theo hình ảnh và chân dung của Người. Như thế, hoàn toàn không phải là cường điệu, khi nói rằng những gì chúng ta làm ngày hôm nay là một dịch vụ dành cho người nghèo. Như sơ Dorothy Day đã từng nói, người nghèo nhất trên đường phố thủ đô của đất nước chúng ta cũng có quyền bước vào ngôi nhà thờ tráng lệ này được xây dựng để tôn vinh Thiên Chúa, tiếp cận với âm nhạc tuyệt đẹp, tiếp cận với vẻ đẹp của các nghi lễ.
Giáo Hội trong sự khôn ngoan của mình luôn hiểu rằng sự thật, vẻ đẹp và lòng tốt là tất cả những điều cần thiết để sửa chữa một xã hội tan vỡ và xây dựng một nền văn minh hưng thịnh. Đây thực sự là ba trụ cột mà Giáo Hội xây dựng trong nền văn minh phương Tây và đã cống hiến rất nhiều cho thế giới. Lòng tốt mà thôi thì không đi đến đâu, vì nếu không có sự thật nó sẽ chỉ làm dịu các triệu chứng đau khổ, nhưng không đi đến cùng tận nguyên nhân gốc rễ; sự thật mà thôi cũng không đủ, vì sự thật cần phải được chuyển thành hành động cụ thể và được thể hiện thông qua sức mạnh của cái đẹp.
Cả ba đều là cần thiết, bởi vì con người là một chỉnh thể: Lòng tốt nuôi sống thân xác, sự thật nuôi dưỡng tâm trí và vẻ đẹp nuôi sống tâm hồn. Có lẽ đó là vẻ đẹp thiếu nhất trên thế giới hiện nay, điều này giải thích cho sự bất ổn về tinh thần mà chính chúng ta có thể thấy. Chúng ta phải cống hiến hết mình cho vẻ đẹp, đòi lại sức mạnh của nó trong việc chữa lành và đoàn kết.
Hôm nay chúng ta đến với nhau để dâng một điều gì đó đẹp đẽ lên Thiên Chúa và bày tỏ tình yêu của chúng ta dành cho Mẹ của Con Ngài. Và ở đây, Đức Mẹ của chúng ta một lần nữa hợp nhất chúng ta: những người nghèo với những người thượng lưu giàu có và những người trung lưu, từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc và tiếng nói.
Cách đây rất lâu và xa xôi, Mẹ đứng dưới chân Thánh giá khi Con Mẹ hiến dâng cuộc đời mình để mang lại sự hòa giải lớn nhất cho tất cả: đó là hoà giải nhân loại tội lỗi với Đấng Tạo Hóa. Mẹ đã mô hình hóa những gì Con Mẹ đã dạy: đó là không có sự hiệp nhất nếu không có Thánh giá. Đối với những người có con mắt đức tin, vẻ đẹp trông rất khác biệt. Nó có dáng vẻ khiêm tốn, tự hy sinh, đặt trọng tâm nơi người khác và xả kỷ. Đức Mẹ rất đẹp bởi vì Mẹ phản ánh vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa, Con Mẹ. Mẹ là gương mẫu của sự khiêm nhu mà chúng ta cần ngõ hầu có thể thực hiện di nguyện của con Mẹ “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Source:The First ThingsNo Unity Without the Cross - by Salvatore J. Cordileone
Tờ The First Things số ra ngày 28 tháng 11 vừa qua đã đăng bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Salvatore J. Cordileone của tổng giáo phận San Francisco trong “thánh lễ các dân tộc Mỹ Châu” tại Đền Thánh Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội ở thủ đô Washington.
Nguyên bản tiếng Anh có nhan đề “No Unity without The Cross” – “Không có Hiệp Nhất nếu không có Thánh Giá”. Bản tiếng Anh xem ở đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Trong Nhà thờ Thánh Mộ ở Giêrusalem, ngay tại vị trí nơi Thánh giá của Chúa chúng ta, có một bàn thờ nghi lễ Đông phương. Ngay bên cạnh là một bàn thờ nghi lễ Latinh, và ở giữa hai bàn thờ treo một bức ảnh Mẹ Thiên Chúa. Ngay tại địa điểm gặp gỡ này, nơi Mẹ đã đứng gần 2,000 năm trước dưới chân Thánh giá, giờ đây Mẹ đứng kết hiệp giữa Đông và Tây, giữa Đông phương và Latinh.
Mẹ là Mẹ của chúng ta, là người mà tất cả chúng ta tôn kính, và Mẹ muốn các môn đệ của Con mình nên một. Mẹ tiếp tục cầu bầu cho ý nguyện, là lời trăn trối của con Mẹ, có thể được hoàn thành: “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Thánh lễ mà chúng ta kỷ niệm ngày hôm nay, “thánh lễ của các dân tộc Mỹ châu” nói lên quyền thế của Mẹ trong việc hiệp nhất tất cả chúng ta, những đứa con của Mẹ. Mẹ đứng đó giữa mọi thế hệ của Giáo Hội, cầu thay nguyện giúp cho con cái Mẹ và tích cực dẫn họ đến với Con Mẹ, để chúng có thể được hợp nhất nên một trong Ngài. Trong suốt lịch sử, Mẹ đã xuất hiện ở mọi nơi trên trái đất, đặc biệt là trong những thời khắc hỗn loạn và hoang mang, khiến Mẹ phải có mặt để khuyên nhủ và an ủi, để hô hào và mạc khải, để kêu gọi cầu nguyện và đền tội, để tất cả con cái Mẹ có thể được dẫn sâu hơn vào trái tim của Con Mẹ.
Ai trong chúng ta cũng đều biết câu chuyện về sự hiện ra của Mẹ Vô nhiễm của chúng ta trên lục địa này vào năm 1531 với một người đàn ông bản địa nghèo khổ, mù chữ và sùng đạo tên là Juan Diego, cũng như câu chuyện đông đảo dân chúng trở lại đạo, quay về với Con Mẹ sau khi Mẹ hiện ra tại Tepeyac. Mẹ hiện ra vào thời điểm có những xung đột lớn, hỗn loạn và đổ máu, để thành lập một dân Kitô mới cho Con Mẹ không phải bằng những thanh kiếm cũng không phải bởi sự hy sinh của con người, mà bởi tình yêu của một người mẹ tự đồng hóa với những con cái của mình. Người Aztec đã nhìn thấy nơi hình ảnh của người phụ nữ trên chiếc tilma của Juan Diego hình ảnh của chính họ: Mẹ mặc một chiếc áo choàng màu ngọc lam, là một vinh dự dành cho các vị thần Aztec và hoàng gia Aztec, và Mẹ được rước đi, như một dấu hiệu danh dự khác được trao cho gia đình hoàng tộc của đế chế Aztec.
Nhưng Mẹ còn hơn cả một nàng công chúa: Những ngôi sao trang trí áo choàng của Đức Mẹ Guadalupe, và Mẹ đứng trên mặt trăng lưỡi liềm. Đầu Mẹ cúi xuống và hai tay khoanh lại trong sự cầu xin khiêm nhường, mặc dù Mẹ vượt lên trên tất cả những người khác, Mẹ tôn sùng một Đấng uy thế hơn mình. Và Mẹ đeo một dải băng màu tối của sản phụ, chỉ ra rằng Mẹ đang mang một hài nhi. Chiếc trâm cài của Mẹ là một cây thánh giá. Người phụ nữ cao cả nhưng khiêm nhường này là Mẹ của Con Thiên Chúa, “là nữ tỳ của Chúa”, Đấng mọi loài ngợi khen là Thiên Chúa duy nhất và chân thật.
Người Tây Ban Nha cũng đã chấp nhận người phụ nữ hiện ra này là Mẹ của Thiên Chúa nhập thể của họ, bởi vì họ nhìn thấy nơi Mẹ một hình ảnh của Đấng Vô nhiễm Nguyên tội. Họ nhìn thấy trong hình ảnh này, người phụ nữ trong Sách Sáng thế đã nghiền nát đầu con rắn. Họ cũng nhìn thấy trong đó người phụ nữ trong Sách Khải Huyền, người phụ nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng và trên đầu có vương miện mười hai ngôi sao và sắp hạ sinh một hài nhi (Kh 12: 1-2). Người Tây Ban Nha nhìn thấy trong hình ảnh này, Người phụ nữ mà họ tôn sùng là Đấng Vô nhiễm Nguyên tội, một giáo điều mà các nhà thần học của họ đã tuyên xưng và các nghệ sĩ của họ đã miêu tả với vẻ đẹp sâu sắc trong nhiều thế kỷ trước khi Đức Giáo Hoàng Pius IX tuyên bố như thế vào năm 1854.
Sau Tepeyac, Mễ Tây Cơ trở thành quốc gia Công Giáo. Đức Mẹ Guadalupe hợp nhất Thế giới cũ và mới, và do đó, một dân Kitô mới được hình thành từ hai dân tộc nên một dân mestizo [Danh từ chỉ dân tộc pha trộn giữa Tây Ban Nha và bản địa. Tĩnh từ là mestiza - chú thích của người dịch]. Một nền văn minh Kitô giáo mới được sinh ra từ sự kết hợp này và Mẹ được tôn kính với cả hai danh hiệu La Morenita và La Inmaculada.
Tầm quan trọng của sự kiện lịch sử vô song này, đặc biệt là ở Mỹ châu, đã không bị quên lãng đối với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Trong Tông huấn Giáo Hội Mỹ Châu, ngài viết:
Việc Đức Maria hiện ra với Juan Diego, một người bản địa, trên ngọn đồi Tepeyac năm 1531 có ảnh hưởng quyết định đến việc truyền giáo. Ảnh hưởng của cuộc hiện ra này vượt qua rất nhiều ranh giới của Mễ Tây Cơ, lan rộng ra toàn lục địa. Mỹ Châu, nơi về mặt lịch sử mà nói đã là và vẫn là một nồi hòa nhập của các dân tộc, đã được công nhận nơi gương mặt mestiza của Đức Trinh Nữ Tepeyac, nơi Đức Maria Guadalupe như một ví dụ đầy ấn tượng về việc loan báo Tin Mừng một cách hội nhập văn hóa hoàn hảo.
Trong những thập kỷ gần đây, nhiều sự chú ý đã tập trung vào Đức Mẹ như một hình ảnh, hay một biểu tượng của Giáo Hội. Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh giáo huấn của Thánh Ambrose về chủ đề này. Công đồng nói trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội như sau:
Như thánh Ambrose đã dạy, Mẹ Thiên Chúa là một gương mẫu của Giáo Hội về đức tin, đức ái và sự kết hợp hoàn toàn với Chúa Kitô.. . . Thực thế, Giáo Hội trở thành một người mẹ khi chiêm ngưỡng sự thánh thiện của Mẹ, bắt chước đức ái của Mẹ và trung thành thực hiện thánh ý Chúa Cha, bằng cách đón nhận lời Chúa trong đức tin. Bằng lời rao giảng, Giáo Hội mang đến một cuộc sống mới và bất tử cho những người con được sinh ra cho Giáo Hội trong bí tích rửa tội, được thụ thai bởi Chúa Thánh Thần và được sinh ra bởi Thiên Chúa. Giáo Hội là một trinh nữ, giữ gìn đức tin được trao cho mình bởi vị Hôn Phu một cách trọn vẹn và toàn bộ. Bắt chước mẹ Thiên Chúa và nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội giữ một đức tin thuần khiết trinh nguyên, một niềm hy vọng vững chắc và một đức ái chân thành.
Giáo Hội là mẹ của chúng ta: Một người mẹ chào đón, nuôi dưỡng, an ủi và hiệp nhất. Đâu là nơi những người mới đến một vùng đất xa lạ hướng về khi họ cảm thấy mất phương hướng, sợ hãi hoặc không được chăm sóc? Đó là Giáo Hội. Cách riêng, đối với người Công Giáo, Giáo Hội là mái nhà ở bất cứ nơi nào họ có mặt trên thế giới. Và những người nghèo khổ, đau khổ hoặc đang trong thời kỳ khủng hoảng trầm trọng, ngay cả với những người hiếm khi bước chân tới cửa nhà thờ, khi đến lúc họ tìm kiếm sự giải thoát họ sẽ đến với Giáo Hội. Họ biết những người ở đó sẽ không quay đầu lại với họ mà bỏ đi, nhưng nâng đỡ họ trong các nhu cầu của họ.
Đối với một số người, có vẻ như đạo đức giả khi nói về việc chăm sóc người nghèo trong một ngôi nhà thờ trang hoàng lộng lẫy như thế này. Chúng ta phải nhớ câu chuyện về người phụ nữ với lọ dầu thơm, là người đã đổ thuốc thơm đắt tiền trên đầu của Chúa Giêsu. Đối với những người phản đối, những người phàn nàn rằng dầu thơm ấy có thể bán được tiền mà bố thí cho người nghèo, Chúa Giêsu đáp lại: “Người nghèo thì lúc nào anh em cũng có với anh em; còn Thầy, thì không phải lúc nào anh em cũng có đâu” (Mt 26:11)
Là một người đến từ San Francisco, một ví dụ khác loé lên trong tâm trí tôi. Đầu những năm 1970, chỉ vài tháng sau khi nhà thờ chính tòa Đức Maria mới tinh được thánh hiến, không ai khác mà chính là sơ Dorothy Day đã đến đó để tham gia một cuộc họp được tổ chức tại trung tâm hội nghị bên dưới nhà thờ. Không có gì đáng ngạc nhiên, một người hay bắt bẻ đã lên tiếng phàn nàn rằng cuộc họp của họ nhằm thảo luận về nhu cầu của người nghèo lại đang diễn ra trong một tòa nhà xa hoa sang trọng. Nhiều người cổ vũ cho anh ta, nhưng sơ Dorothy Day không nằm trong số họ. Sơ ấy nói:
Giáo Hội có nghĩa vụ nuôi sống người nghèo và chúng ta không thể tiêu hết tiền vào các tòa nhà. Tuy nhiên, có nhiều loại đói. Có một sự đói khát của ăn, và chúng ta phải cung cấp cho mọi người thực phẩm. Nhưng cũng có một sự khao khát về cái đẹp và có rất ít nơi đẹp mà người nghèo có thể vào được. Đây là một nơi có vẻ đẹp siêu việt, và người vô gia cư ở Tenderloin cũng có thể vào được như ngài thị trưởng San Francisco.
Chúng ta phải làm nhiều việc để phục vụ người nghèo, và chắc chắn đáp ứng nhu cầu vật chất của họ là một trong số đó. Nhưng như sơ Dorothy Day chỉ ra, chúng ta cũng phải nuôi sống linh hồn của họ. Có lẽ điều mà người nghèo thiếu nhất trong cuộc sống của họ là vẻ đẹp: vẻ đẹp đó làm say mê và nâng cao tâm hồn, bảo đảm cho họ về phẩm giá của họ như những đứa con của Thiên Chúa mà Ngài tạo ra theo hình ảnh và chân dung của Người. Như thế, hoàn toàn không phải là cường điệu, khi nói rằng những gì chúng ta làm ngày hôm nay là một dịch vụ dành cho người nghèo. Như sơ Dorothy Day đã từng nói, người nghèo nhất trên đường phố thủ đô của đất nước chúng ta cũng có quyền bước vào ngôi nhà thờ tráng lệ này được xây dựng để tôn vinh Thiên Chúa, tiếp cận với âm nhạc tuyệt đẹp, tiếp cận với vẻ đẹp của các nghi lễ.
Giáo Hội trong sự khôn ngoan của mình luôn hiểu rằng sự thật, vẻ đẹp và lòng tốt là tất cả những điều cần thiết để sửa chữa một xã hội tan vỡ và xây dựng một nền văn minh hưng thịnh. Đây thực sự là ba trụ cột mà Giáo Hội xây dựng trong nền văn minh phương Tây và đã cống hiến rất nhiều cho thế giới. Lòng tốt mà thôi thì không đi đến đâu, vì nếu không có sự thật nó sẽ chỉ làm dịu các triệu chứng đau khổ, nhưng không đi đến cùng tận nguyên nhân gốc rễ; sự thật mà thôi cũng không đủ, vì sự thật cần phải được chuyển thành hành động cụ thể và được thể hiện thông qua sức mạnh của cái đẹp.
Cả ba đều là cần thiết, bởi vì con người là một chỉnh thể: Lòng tốt nuôi sống thân xác, sự thật nuôi dưỡng tâm trí và vẻ đẹp nuôi sống tâm hồn. Có lẽ đó là vẻ đẹp thiếu nhất trên thế giới hiện nay, điều này giải thích cho sự bất ổn về tinh thần mà chính chúng ta có thể thấy. Chúng ta phải cống hiến hết mình cho vẻ đẹp, đòi lại sức mạnh của nó trong việc chữa lành và đoàn kết.
Hôm nay chúng ta đến với nhau để dâng một điều gì đó đẹp đẽ lên Thiên Chúa và bày tỏ tình yêu của chúng ta dành cho Mẹ của Con Ngài. Và ở đây, Đức Mẹ của chúng ta một lần nữa hợp nhất chúng ta: những người nghèo với những người thượng lưu giàu có và những người trung lưu, từ mọi quốc gia, chủng tộc, dân tộc và tiếng nói.
Cách đây rất lâu và xa xôi, Mẹ đứng dưới chân Thánh giá khi Con Mẹ hiến dâng cuộc đời mình để mang lại sự hòa giải lớn nhất cho tất cả: đó là hoà giải nhân loại tội lỗi với Đấng Tạo Hóa. Mẹ đã mô hình hóa những gì Con Mẹ đã dạy: đó là không có sự hiệp nhất nếu không có Thánh giá. Đối với những người có con mắt đức tin, vẻ đẹp trông rất khác biệt. Nó có dáng vẻ khiêm tốn, tự hy sinh, đặt trọng tâm nơi người khác và xả kỷ. Đức Mẹ rất đẹp bởi vì Mẹ phản ánh vẻ đẹp của Đấng Tạo Hóa, Con Mẹ. Mẹ là gương mẫu của sự khiêm nhu mà chúng ta cần ngõ hầu có thể thực hiện di nguyện của con Mẹ “xin cho tất cả họ nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21).
Source:The First Things