Trong một cuộc phỏng vấn dành cho AsiaNews, thông tấn xã của Liên Hiệp Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo, Đức Cha Basil Yaldo, Giám Mục Phụ Tá Baghdad và là một cộng sự viên đắc lực của Đức Hồng Y Louis Sako Raphael, xác nhận trong cộng đoàn Công Giáo địa phương đang có những lo ngại về một sự “gia tăng mới” các phong trào thánh chiến được kích thích bởi các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền bắc Syria. Ngài nói: “Chúng tôi đã có kinh nghiệm này và có một nỗi sợ hãi ngày càng gia tăng rằng quân khủng bố Hồi Giáo IS đang quay trở lại. Và nếu chẳng may xảy ra như thế thì chúng tôi chết mất”.
Quân khủng bố Hồi Giáo IS bắt đầu gây chú ý vào đầu năm 2014 khi chúng lần lượt chiếm được nhiều thành phố của Iraq và Syria. Nghiêm trọng nhất là vào đêm mùng 9 rạng sáng mùng 10 tháng Sáu, 2014 khi chúng chiếm được thành phố Mosul là thành phố quan trọng thứ hai của Iraq sau Baghdad. Quân số IS vào thời điểm đó được ước tính là khoảng 30,000 tên và tăng lên dần cho đến khi bị đánh bại vào tháng Bẩy năm 2017.
Với một quân số đông đảo như thế và khả năng đánh cả chiến tranh du kích lẫn chiến tranh quy ước trên một diện rộng từ Iraq đến Syria, bọn khủng bố Hồi Giáo IS phải có một nguồn cung cấp các khí tài chiến tranh rất lớn. Quốc gia duy nhất có động lực và khả năng làm điều đó là Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì thế, theo Đức Giám Mục Phụ Tá Thổ Nhĩ Kỳ là nguồn linh hứng cho các tiểu tổ IS nằm vùng vẫn còn đầy rẫy tại Iraq, đặc biệt là trong vùng phụ cận thành phố Mosul và vùng đồng bằng Ninivê.
Đức Giám Mục Phụ Tá Baghdad khẳng định rằng cuộc chiến do Thổ Nhĩ Kỳ phát động chống lại người Kurd ở miền bắc Syria chắc chắn sẽ gây ra hậu quả ở nước láng giềng Iraq. Ngài nhắc lại một tuyên bố mới đây của Đức Tổng Giám Mục thành Erbil về nguy cơ một làn sóng tị nạn mới trong một lãnh thổ vẫn còn gánh chịu những hậu quả to lớn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS từ mùa hè 2014.
Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê ở Erbil nói với tờ National Review rằng người Công Giáo đã gần biến mất khỏi Iraq. Ngài nói với một vẻ mặt đầy âu lo rằng: “Nếu một cuộc tấn công khác của quân khủng bố Hồi Giáo IS diễn ra, có lẽ chúng tôi sẽ biến mất khỏi khu vực này.”
Vào đêm mùng 6 tháng Tám năm 2014, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã càn qua vùng đồng bằng Nineveh ở miền bắc Iraq, khiến hơn 120,000 Kitô hữu phải sống lưu vong ở Kurdistan. Năm năm sau, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bị đánh bại, và các biện pháp ổn định khu vực đã được đề ra.
Theo Đức Tổng Giám Mục Warda, cho đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Tính chung trong tổng số 40 triệu dân Iraq hiện nay, 69% dân số theo Hồi Giáo Shiite. Chỉ có khoảng 30% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, đó không phải là tình hình tại Mosul. Tuyệt đại dân chúng trong thành phố này theo Hồi Giáo Sunni. Chính vì thế, sau khi giải phóng được Mosul, lực lượng PMF của Hồi Giáo Shiite không bị giải giới nhưng vẫn hoạt động mạnh trong vùng với ý đồ thanh lọc tôn giáo tại Mosul và khu vực chung quanh. Cả các tín hữu Kitô lẫn người Hồi Giáo Sunni đều trong tầm ngắm của họ. Tuy nhiên, các tín hữu Kitô có lẽ là mục tiêu dễ nuốt hơn.
Trước thềm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2003, Kitô hữu có khoảng 1.5 triệu người. Ngày nay, chỉ còn lại 1/6 con số này.
Source:Asia NewsAuxiliary of Baghdad: We fear the return of Isis
Quân khủng bố Hồi Giáo IS bắt đầu gây chú ý vào đầu năm 2014 khi chúng lần lượt chiếm được nhiều thành phố của Iraq và Syria. Nghiêm trọng nhất là vào đêm mùng 9 rạng sáng mùng 10 tháng Sáu, 2014 khi chúng chiếm được thành phố Mosul là thành phố quan trọng thứ hai của Iraq sau Baghdad. Quân số IS vào thời điểm đó được ước tính là khoảng 30,000 tên và tăng lên dần cho đến khi bị đánh bại vào tháng Bẩy năm 2017.
Với một quân số đông đảo như thế và khả năng đánh cả chiến tranh du kích lẫn chiến tranh quy ước trên một diện rộng từ Iraq đến Syria, bọn khủng bố Hồi Giáo IS phải có một nguồn cung cấp các khí tài chiến tranh rất lớn. Quốc gia duy nhất có động lực và khả năng làm điều đó là Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì thế, theo Đức Giám Mục Phụ Tá Thổ Nhĩ Kỳ là nguồn linh hứng cho các tiểu tổ IS nằm vùng vẫn còn đầy rẫy tại Iraq, đặc biệt là trong vùng phụ cận thành phố Mosul và vùng đồng bằng Ninivê.
Đức Giám Mục Phụ Tá Baghdad khẳng định rằng cuộc chiến do Thổ Nhĩ Kỳ phát động chống lại người Kurd ở miền bắc Syria chắc chắn sẽ gây ra hậu quả ở nước láng giềng Iraq. Ngài nhắc lại một tuyên bố mới đây của Đức Tổng Giám Mục thành Erbil về nguy cơ một làn sóng tị nạn mới trong một lãnh thổ vẫn còn gánh chịu những hậu quả to lớn của bọn khủng bố Hồi Giáo IS từ mùa hè 2014.
Đức Tổng Giám Mục Bashar Warda của Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Chanđê ở Erbil nói với tờ National Review rằng người Công Giáo đã gần biến mất khỏi Iraq. Ngài nói với một vẻ mặt đầy âu lo rằng: “Nếu một cuộc tấn công khác của quân khủng bố Hồi Giáo IS diễn ra, có lẽ chúng tôi sẽ biến mất khỏi khu vực này.”
Vào đêm mùng 6 tháng Tám năm 2014, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã càn qua vùng đồng bằng Nineveh ở miền bắc Iraq, khiến hơn 120,000 Kitô hữu phải sống lưu vong ở Kurdistan. Năm năm sau, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã bị đánh bại, và các biện pháp ổn định khu vực đã được đề ra.
Theo Đức Tổng Giám Mục Warda, cho đến nay, 40,000 Kitô hữu đã trở về quê hương của họ, tái lập lại chín thị trấn lịch sử của Kitô giáo trong vùng. Một số lớn những người tị nạn đã di cư sang Âu Châu và Hoa Kỳ. Một con số nhỏ hơn vẫn tiếp tục sống trong các trại tị nạn ở Erbil.
Một số người tị nạn đã quay về cố hương trong vùng đồng bằng Nineveh, nhưng rồi họ lại quay trở lại các trại tị nạn ở Erbil sau khi mùa màng của họ bị đốt phá, và gia đình họ nhận được các truyền đơn hăm dọa từ các tiểu tổ ISIS nằm vùng vẫn còn lén lút hoạt động trong khu vực.
Tính chung trong tổng số 40 triệu dân Iraq hiện nay, 69% dân số theo Hồi Giáo Shiite. Chỉ có khoảng 30% theo Hồi Giáo Sunni. Tuy nhiên, đó không phải là tình hình tại Mosul. Tuyệt đại dân chúng trong thành phố này theo Hồi Giáo Sunni. Chính vì thế, sau khi giải phóng được Mosul, lực lượng PMF của Hồi Giáo Shiite không bị giải giới nhưng vẫn hoạt động mạnh trong vùng với ý đồ thanh lọc tôn giáo tại Mosul và khu vực chung quanh. Cả các tín hữu Kitô lẫn người Hồi Giáo Sunni đều trong tầm ngắm của họ. Tuy nhiên, các tín hữu Kitô có lẽ là mục tiêu dễ nuốt hơn.
Trước thềm cuộc xâm lược của Hoa Kỳ vào năm 2003, Kitô hữu có khoảng 1.5 triệu người. Ngày nay, chỉ còn lại 1/6 con số này.
Source:Asia News