Sáng thứ Hai 30 tháng Chín, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố Tự Sắc “Aperuit illis” – nghĩa là “Ngài mở trí cho các ông” - của Đức Thánh Cha Phanxicô trong đó truyền rằng “Chúa Nhật thứ ba Mùa Quanh Năm được dành cho việc cử hành, suy niệm và phổ biến Lời Chúa”.
Thời điểm công bố Tự Sắc này rất có ý nghĩa. Thật vậy, ngày 30 tháng Chín là Lễ Thánh Giêrônimô, người đã dịch phần lớn Kinh Thánh sang tiếng Latinh, và là người đã nói một câu thời danh: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Năm nay cũng đánh dấu 1,600 năm ngày mất của thánh nhân.
Tiêu đề của tài liệu là “Aperuit illis” - “Ngài mở trí cho các ông”, cũng quan trọng không kém. Đó là những lời mở đầu được trích từ Tin Mừng Thánh Luca, khi vị Thánh Sử mô tả Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các môn đệ của Ngài như thế nào, và cách “Ngài mở mang tâm trí cho các ngài để có thể hiểu được Kinh Thánh”.
Đáp ứng trước các yêu cầu
Nhắc lại tầm quan trọng của Công đồng Vatican II trong việc tái khám phá Kinh Thánh cho đời sống của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đã đưa ra Tự Sắc này để đáp lại những yêu cầu của các tín hữu trên khắp thế giới muốn có một ngày Chúa Nhật dành riêng cho việc tôn vinh Lời Chúa.
Một giá trị đại kết
Trong Tự Sắc này, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng Chúa Nhật thứ Ba Mùa Quanh Năm sẽ được dành cho việc cử hành, suy gẫm và phổ biến Lời Chúa. Điều này không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, phụng vụ trong ngày này có “giá trị đại kết, vì Phúc Âm chỉ ra cho những ai lắng nghe Lời Chúa con đường dẫn đến sự hiệp nhất đích thực và vững chắc”.
Một sự trang trọng nhất định
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các cộng đồng địa phương tìm cách “đánh dấu ngày Chúa Nhật này với một sự trang trọng nhất định”. Ngài đề nghị rằng sách thánh nên được đặt ở một vị thế trang trọng, để thu hút sự chú ý của cộng đoàn vào giá trị chuẩn mực của Lời Chúa. Để làm nổi bật việc công bố Lời Chúa, sẽ rất thích hợp “để nhấn mạnh trong bài giảng về vinh dự xứng đáng của Lời Chúa,” Đức Thánh Cha viết.
“Các mục tử cũng có thể tìm kiếm những phương thế trao tặng toàn bộ sách Kinh Thánh, hoặc ít là một trong những cuốn sách trong Kinh Thánh, cho toàn bộ cộng đoàn như một cách thể hiện tầm quan trọng của việc học hỏi cách đọc Kinh Thánh, đánh giá cao và cầu nguyện hàng ngày với Sách Thánh.”
Kinh Thánh là dành cho tất cả
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng Kinh Thánh không dành cho một số ít người có đặc quyền. Trái lại Kinh Thánh thuộc về tất cả những người được mời gọi để lắng nghe thông điệp Tin Mừng và nhận ra chính mình trong những lời này. Kinh Thánh không thể được dành độc quyền hoặc giới hạn trong các nhóm được chọn, bởi vì đó là cuốn sách của dân Chúa, là những người khi nghe sách này, chuyển từ sự phân tán và chia rẽ sang hiệp nhất.
Tầm quan trọng của bài giảng
“Các vị mục tử có trách nhiệm chủ yếu trong việc giải thích Kinh Thánh, và giúp mọi người có thể hiểu được,” Đức Thánh Cha viết. Đó là lý do tại sao bài giảng thủ đắc “một tính cách á bí tích”. Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại việc ứng khẩu giảng hoặc đưa ra “các bài giảng quá dài, sa lầy vào tiểu tiết, hoặc lan man sang những chủ đề không liên quan”.
Thay vào đó, ngài đề nghị sử dụng ngôn ngữ đơn giản và phù hợp. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đối với nhiều tín hữu, đây là cơ hội duy nhất họ có để nắm bắt được vẻ đẹp của Lời Chúa và thấy Lời Chúa được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của họ ra sao.
Kinh Thánh và các Bí tích
Đức Thánh Cha sử dụng cảnh Chúa phục sinh xuất hiện trước các môn đệ tại làng Emmaus để chứng minh điều mà ngài gọi là mối liên kết không thể phá vỡ giữa Sách thánh và Bí tích Thánh Thể. Vì Kinh Thánh nói về Chúa Kitô ở khắp mọi nơi, các trình thuật cho phép chúng ta tin rằng cái chết và sự phục sinh của Ngài không phải là huyền thoại mà là lịch sử, và là trung tâm trong đức tin của các môn đệ Ngài.
Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng khi các bí tích được giới thiệu và chiếu sáng bởi Lời Chúa, các bí tích này trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết mục tiêu của một quá trình qua đó Chúa Kitô mở rộng tâm trí và trái tim của chúng ta để đón nhận ơn cứu độ của Ngài.
Vai trò của Chúa Thánh Thần
“Vai trò của Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh là căn cội”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. Không có tác động của Thánh Linh, sẽ luôn có nguy cơ chúng ta bị giới hạn trong văn bản mà thôi. “Điều này sẽ dẫn đến cách đọc máy móc, mà chúng ta cần tránh, kẻo chúng ta phản bội tính cách linh hứng, năng động và thánh thiêng liêng của sách thánh. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã biến Kinh Thánh thành lời sống động của Thiên Chúa, được cảm nghiệm và lưu truyền trong đức tin của dân thánh Ngài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta đừng bao giờ coi Lời Chúa là nhàm chán, nhưng thay vào đó, hãy để chúng ta được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, ngõ hầu có thể nhận ra và sống trọn vẹn mối quan hệ của chúng ta với Chúa và với anh chị em của chúng ta.
Thực hành lòng thương xót
Đức Thánh Cha kết thúc Tự Sắc của mình bằng cách định nghĩa những gì ngài mô tả là một thách thức lớn trong cuộc sống của chúng ta: đó là lắng nghe Kinh Thánh và sau đó thực hành lòng thương xót. Đức Thánh Cha viết: “Lời Chúa có sức mạnh mở mắt chúng ta và cho phép chúng ta từ bỏ chủ nghĩa cá nhân ngột ngạt và cằn cỗi và thay vào đó bắt đầu một con đường mới chia sẻ và liên đới.
Bức thư khép lại với một tham chiếu đến Đức Mẹ, Đấng đồng hành cùng chúng ta “trên hành trình đón nhận Lời Chúa”, dạy chúng ta niềm vui của những người lắng nghe Lời này - và suy đi nghĩ lại trong lòng.
Thời điểm công bố Tự Sắc này rất có ý nghĩa. Thật vậy, ngày 30 tháng Chín là Lễ Thánh Giêrônimô, người đã dịch phần lớn Kinh Thánh sang tiếng Latinh, và là người đã nói một câu thời danh: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Năm nay cũng đánh dấu 1,600 năm ngày mất của thánh nhân.
Tiêu đề của tài liệu là “Aperuit illis” - “Ngài mở trí cho các ông”, cũng quan trọng không kém. Đó là những lời mở đầu được trích từ Tin Mừng Thánh Luca, khi vị Thánh Sử mô tả Chúa Giêsu Phục sinh hiện ra với các môn đệ của Ngài như thế nào, và cách “Ngài mở mang tâm trí cho các ngài để có thể hiểu được Kinh Thánh”.
Đáp ứng trước các yêu cầu
Nhắc lại tầm quan trọng của Công đồng Vatican II trong việc tái khám phá Kinh Thánh cho đời sống của Giáo Hội, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng ngài đã đưa ra Tự Sắc này để đáp lại những yêu cầu của các tín hữu trên khắp thế giới muốn có một ngày Chúa Nhật dành riêng cho việc tôn vinh Lời Chúa.
Một giá trị đại kết
Trong Tự Sắc này, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên bố rằng Chúa Nhật thứ Ba Mùa Quanh Năm sẽ được dành cho việc cử hành, suy gẫm và phổ biến Lời Chúa. Điều này không chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên, phụng vụ trong ngày này có “giá trị đại kết, vì Phúc Âm chỉ ra cho những ai lắng nghe Lời Chúa con đường dẫn đến sự hiệp nhất đích thực và vững chắc”.
Một sự trang trọng nhất định
Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi các cộng đồng địa phương tìm cách “đánh dấu ngày Chúa Nhật này với một sự trang trọng nhất định”. Ngài đề nghị rằng sách thánh nên được đặt ở một vị thế trang trọng, để thu hút sự chú ý của cộng đoàn vào giá trị chuẩn mực của Lời Chúa. Để làm nổi bật việc công bố Lời Chúa, sẽ rất thích hợp “để nhấn mạnh trong bài giảng về vinh dự xứng đáng của Lời Chúa,” Đức Thánh Cha viết.
“Các mục tử cũng có thể tìm kiếm những phương thế trao tặng toàn bộ sách Kinh Thánh, hoặc ít là một trong những cuốn sách trong Kinh Thánh, cho toàn bộ cộng đoàn như một cách thể hiện tầm quan trọng của việc học hỏi cách đọc Kinh Thánh, đánh giá cao và cầu nguyện hàng ngày với Sách Thánh.”
Kinh Thánh là dành cho tất cả
Đức Thánh Cha Phanxicô nói tiếp rằng Kinh Thánh không dành cho một số ít người có đặc quyền. Trái lại Kinh Thánh thuộc về tất cả những người được mời gọi để lắng nghe thông điệp Tin Mừng và nhận ra chính mình trong những lời này. Kinh Thánh không thể được dành độc quyền hoặc giới hạn trong các nhóm được chọn, bởi vì đó là cuốn sách của dân Chúa, là những người khi nghe sách này, chuyển từ sự phân tán và chia rẽ sang hiệp nhất.
Tầm quan trọng của bài giảng
“Các vị mục tử có trách nhiệm chủ yếu trong việc giải thích Kinh Thánh, và giúp mọi người có thể hiểu được,” Đức Thánh Cha viết. Đó là lý do tại sao bài giảng thủ đắc “một tính cách á bí tích”. Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại việc ứng khẩu giảng hoặc đưa ra “các bài giảng quá dài, sa lầy vào tiểu tiết, hoặc lan man sang những chủ đề không liên quan”.
Thay vào đó, ngài đề nghị sử dụng ngôn ngữ đơn giản và phù hợp. Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng đối với nhiều tín hữu, đây là cơ hội duy nhất họ có để nắm bắt được vẻ đẹp của Lời Chúa và thấy Lời Chúa được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của họ ra sao.
Kinh Thánh và các Bí tích
Đức Thánh Cha sử dụng cảnh Chúa phục sinh xuất hiện trước các môn đệ tại làng Emmaus để chứng minh điều mà ngài gọi là mối liên kết không thể phá vỡ giữa Sách thánh và Bí tích Thánh Thể. Vì Kinh Thánh nói về Chúa Kitô ở khắp mọi nơi, các trình thuật cho phép chúng ta tin rằng cái chết và sự phục sinh của Ngài không phải là huyền thoại mà là lịch sử, và là trung tâm trong đức tin của các môn đệ Ngài.
Đức Thánh Cha giải thích thêm rằng khi các bí tích được giới thiệu và chiếu sáng bởi Lời Chúa, các bí tích này trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết mục tiêu của một quá trình qua đó Chúa Kitô mở rộng tâm trí và trái tim của chúng ta để đón nhận ơn cứu độ của Ngài.
Vai trò của Chúa Thánh Thần
“Vai trò của Chúa Thánh Thần trong Kinh Thánh là căn cội”, Đức Thánh Cha Phanxicô viết. Không có tác động của Thánh Linh, sẽ luôn có nguy cơ chúng ta bị giới hạn trong văn bản mà thôi. “Điều này sẽ dẫn đến cách đọc máy móc, mà chúng ta cần tránh, kẻo chúng ta phản bội tính cách linh hứng, năng động và thánh thiêng liêng của sách thánh. Chính Chúa Thánh Thần là Đấng đã biến Kinh Thánh thành lời sống động của Thiên Chúa, được cảm nghiệm và lưu truyền trong đức tin của dân thánh Ngài.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mời gọi chúng ta đừng bao giờ coi Lời Chúa là nhàm chán, nhưng thay vào đó, hãy để chúng ta được nuôi dưỡng bởi Lời Chúa, ngõ hầu có thể nhận ra và sống trọn vẹn mối quan hệ của chúng ta với Chúa và với anh chị em của chúng ta.
Thực hành lòng thương xót
Đức Thánh Cha kết thúc Tự Sắc của mình bằng cách định nghĩa những gì ngài mô tả là một thách thức lớn trong cuộc sống của chúng ta: đó là lắng nghe Kinh Thánh và sau đó thực hành lòng thương xót. Đức Thánh Cha viết: “Lời Chúa có sức mạnh mở mắt chúng ta và cho phép chúng ta từ bỏ chủ nghĩa cá nhân ngột ngạt và cằn cỗi và thay vào đó bắt đầu một con đường mới chia sẻ và liên đới.
Bức thư khép lại với một tham chiếu đến Đức Mẹ, Đấng đồng hành cùng chúng ta “trên hành trình đón nhận Lời Chúa”, dạy chúng ta niềm vui của những người lắng nghe Lời này - và suy đi nghĩ lại trong lòng.
Source:Vatican News