Chúa Giêsu Kitô chết được an táng trong mồ sâu dưới lòng đất là biến cố đau thương buồn sầu cùng sợ hãi cho nhóm 11 Tông đồ và những người yêu mến tin theo người.
Nhưng tin Chúa Giêsu Kitô sống lại không còn xác trong ngôi mộ chôn ngài hai ngày hôm trước càng làm cho họ sửng sốt cùng hoài nghi hơn nữa.
Ông Tông đồ Phero đi ra vào trong mộ thận trọng ngó nhìn chung quanh tìm bằng chứng cụ thể xem xác Chúa Giêsu có còn ở đây không. Ông yên lặng, như một điều tra viên ghi chú chụp hình, thấy tấm khăn liệm che phủ đầu và những dây chằng buộc xác Chúa Giesu cuộn lại nằm riêng rẽ ở đó, không còn xác Chúa Giesu nữa. Ông không vội tin ngay, nhưng với lý trí tìm hiểu trước.
Ông Tông đồ Gioan đi vào mộ sau . Ông nhìn không thấy xác Chúa Giêsu trong mộ. Và Ông tin ngay theo trực giác cảm nhận của mình. Ông tin với tầm nhìn của con mắt tâm hồn, của một người có trực giác nhạy bén.
Chị Madalena hốt hoảng chạy vào mộ sau cùng, dù Chị đến đó trước tiên. Chị không còn ngăn nổi dòng nước mắt tuôn trào khóc thương nhớ Chúa Giêsu đã chết, và bây giờ xác cũng không còn ở trong mộ nữa. Chị cảm thấy bơ vơ vì mất Chúa Giêsu. Chi đi tìm Chúa Giêsu thần tượng của mình. Chị chỉ chịu rời khỏi mộ, khi biết được xác Chúa Giêsu ở đâu. Và sau cùng chị đã thấy Chúa Giêsu sống lại hiện ra nói chuyện với chị. Thế là chị mới an lòng, mới tin. Chị tin trong mối tương quan thân thiết tình yêu mến. ( Ga 20, 1-9)
Còn có một Tông đồ khác, Ông Thomas, không vội tin Chúa Giêsu phục sinh, nhưng trước hết hoài nghi đã.
Tên của vị tông đồ Thomas này ẩn dấu hai khía cạnh, nôm na gọi là bộ đôi.
“ Tên của Ông có gốc nguyên ngữ tiếng Do Thái ( Aramae) „ ta-am“, có nghĩa là „bộ đôi“ hay „sinh đôi“. Trong thực tế, nơi phúc âm theo Thánh Gioan rất nhiều lần Ông được nói đến với tên phụ nữa là Didymo ( Ga 11,6- 20,24 - 21,2) theo nguyên ngữ Hylạp có nghĩa là „sinh đôi". Tại sao Ông có tên phụ như vậy, không rõ nguyên nhân.“ ( Giáo hoàng Benedictô XVI., Bài giáo lý, ngày 27.09.2006 về Tông đề Thomas).
Và như thế cung cách nếp sống của Ông cũng phản ảnh sự song hành „bộ đôi“, „ sinh đôi" như nơi tên của Ông nói lên: Hoài nghi và tin tưởng.
Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ, nhưng Ông Thomas lại không có mặt hôm đó. Sau được các anh em tông đồ kể thuật lại biến cố vui mừng Thầy Giesu đã sống lại hiện ra, chúng tôi đã thấy Chúa Giêsu. Nhưng Ông không tin. Ông còn có thái độ cứng rắn hoài nghi nữa: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin“.
Tông đồ Thomas muốn tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh với những vết thương tích nơi chân tay, nơi cạnh sườn. Với Ông những vết thương tích nơi Chúa Giêsu là những dấu chỉ trung thực, như căn cước tính của Chúa Giêsu phục sinh, mà trước đó đã chịu bị đóng đinh trên thập gía.
Ông muốn tin sau khi đã trải qua được đụng chạm tới điều mình tin, được thuyết phục xác tín.
Ông tin Chúa Giêsu phục sinh, vì Ông được đụng chạm vào vết thương của Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập gía "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“
Tên của Ông Thomas ẩn dấu ý nghĩa bộ đôi, song sinh. Và vì thế nơi ông diễn tả ước vọng sự sống động : Hoài nghi và tin tưởng- thắc mắc và sự chắc chắn xác tín.
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về câu tuyên xưng đức tin thời danh vào Chúa của Tông đồ Thomas: „ Ông Thomas đã nhìn thấy và đụng chạm vào một người. Nhưng đức tin của Ông vào Chúa, mà ông vừa không nhìn thấy cũng vừa không đụng chạm vào được. Những gì ông nhìn thấy và chạm vào được đã dẫn đưa ông đến lòng tin tưởng mà trước đó ông đã hoài nghi.“.
Trong thế giới trên trần thế đức tin tôn giáo, nhất là đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và là cùng đích của đời sống, đóng vai trò quan trọng, cần thiết cho đời sống tinh thần. Nhưng cũng không thiếu, hay có không ít khoảnh khắc thời kỳ con người hoài nghi về Thiên Chúa. Vì không có cảm nghiệm, hay thiếu hiểu biết chắc chắn về Thiên Chúa
Những khi vướng vào hoàn cảnh như thế, trường hợp hoài nghi của Thánh tông đồ Thomas khi xưa lại trở nên sự an ủi cho con người, cùng thúc đẩy dẫn đưa con người đi tìm ánh sáng đức tin nơi chân trời mù mịt…
Và sau cùng cũng có thể thốt kêu lên lời cầu nguyện tuyên xưng như Thánh Thomas: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!
Lm. Daminh Nguyễn ngoc ̣ Long
Nhưng tin Chúa Giêsu Kitô sống lại không còn xác trong ngôi mộ chôn ngài hai ngày hôm trước càng làm cho họ sửng sốt cùng hoài nghi hơn nữa.
Ông Tông đồ Phero đi ra vào trong mộ thận trọng ngó nhìn chung quanh tìm bằng chứng cụ thể xem xác Chúa Giêsu có còn ở đây không. Ông yên lặng, như một điều tra viên ghi chú chụp hình, thấy tấm khăn liệm che phủ đầu và những dây chằng buộc xác Chúa Giesu cuộn lại nằm riêng rẽ ở đó, không còn xác Chúa Giesu nữa. Ông không vội tin ngay, nhưng với lý trí tìm hiểu trước.
Ông Tông đồ Gioan đi vào mộ sau . Ông nhìn không thấy xác Chúa Giêsu trong mộ. Và Ông tin ngay theo trực giác cảm nhận của mình. Ông tin với tầm nhìn của con mắt tâm hồn, của một người có trực giác nhạy bén.
Chị Madalena hốt hoảng chạy vào mộ sau cùng, dù Chị đến đó trước tiên. Chị không còn ngăn nổi dòng nước mắt tuôn trào khóc thương nhớ Chúa Giêsu đã chết, và bây giờ xác cũng không còn ở trong mộ nữa. Chị cảm thấy bơ vơ vì mất Chúa Giêsu. Chi đi tìm Chúa Giêsu thần tượng của mình. Chị chỉ chịu rời khỏi mộ, khi biết được xác Chúa Giêsu ở đâu. Và sau cùng chị đã thấy Chúa Giêsu sống lại hiện ra nói chuyện với chị. Thế là chị mới an lòng, mới tin. Chị tin trong mối tương quan thân thiết tình yêu mến. ( Ga 20, 1-9)
Còn có một Tông đồ khác, Ông Thomas, không vội tin Chúa Giêsu phục sinh, nhưng trước hết hoài nghi đã.
Tên của vị tông đồ Thomas này ẩn dấu hai khía cạnh, nôm na gọi là bộ đôi.
“ Tên của Ông có gốc nguyên ngữ tiếng Do Thái ( Aramae) „ ta-am“, có nghĩa là „bộ đôi“ hay „sinh đôi“. Trong thực tế, nơi phúc âm theo Thánh Gioan rất nhiều lần Ông được nói đến với tên phụ nữa là Didymo ( Ga 11,6- 20,24 - 21,2) theo nguyên ngữ Hylạp có nghĩa là „sinh đôi". Tại sao Ông có tên phụ như vậy, không rõ nguyên nhân.“ ( Giáo hoàng Benedictô XVI., Bài giáo lý, ngày 27.09.2006 về Tông đề Thomas).
Và như thế cung cách nếp sống của Ông cũng phản ảnh sự song hành „bộ đôi“, „ sinh đôi" như nơi tên của Ông nói lên: Hoài nghi và tin tưởng.
Chúa Giêsu phục sinh hiện ra với các tông đồ, nhưng Ông Thomas lại không có mặt hôm đó. Sau được các anh em tông đồ kể thuật lại biến cố vui mừng Thầy Giesu đã sống lại hiện ra, chúng tôi đã thấy Chúa Giêsu. Nhưng Ông không tin. Ông còn có thái độ cứng rắn hoài nghi nữa: "Nếu tôi không nhìn thấy vết đinh ở tay Người, nếu tôi không thọc ngón tay vào lỗ đinh, nếu tôi không thọc bàn tay vào cạnh sườn Người, thì tôi không tin“.
Tông đồ Thomas muốn tận mắt nhìn thấy Chúa Giêsu phục sinh với những vết thương tích nơi chân tay, nơi cạnh sườn. Với Ông những vết thương tích nơi Chúa Giêsu là những dấu chỉ trung thực, như căn cước tính của Chúa Giêsu phục sinh, mà trước đó đã chịu bị đóng đinh trên thập gía.
Ông muốn tin sau khi đã trải qua được đụng chạm tới điều mình tin, được thuyết phục xác tín.
Ông tin Chúa Giêsu phục sinh, vì Ông được đụng chạm vào vết thương của Chúa Giêsu đã bị đóng đinh trên thập gía "Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!“
Tên của Ông Thomas ẩn dấu ý nghĩa bộ đôi, song sinh. Và vì thế nơi ông diễn tả ước vọng sự sống động : Hoài nghi và tin tưởng- thắc mắc và sự chắc chắn xác tín.
Thánh Giáo phụ Augustino đã có suy tư về câu tuyên xưng đức tin thời danh vào Chúa của Tông đồ Thomas: „ Ông Thomas đã nhìn thấy và đụng chạm vào một người. Nhưng đức tin của Ông vào Chúa, mà ông vừa không nhìn thấy cũng vừa không đụng chạm vào được. Những gì ông nhìn thấy và chạm vào được đã dẫn đưa ông đến lòng tin tưởng mà trước đó ông đã hoài nghi.“.
Trong thế giới trên trần thế đức tin tôn giáo, nhất là đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa, và là cùng đích của đời sống, đóng vai trò quan trọng, cần thiết cho đời sống tinh thần. Nhưng cũng không thiếu, hay có không ít khoảnh khắc thời kỳ con người hoài nghi về Thiên Chúa. Vì không có cảm nghiệm, hay thiếu hiểu biết chắc chắn về Thiên Chúa
Những khi vướng vào hoàn cảnh như thế, trường hợp hoài nghi của Thánh tông đồ Thomas khi xưa lại trở nên sự an ủi cho con người, cùng thúc đẩy dẫn đưa con người đi tìm ánh sáng đức tin nơi chân trời mù mịt…
Và sau cùng cũng có thể thốt kêu lên lời cầu nguyện tuyên xưng như Thánh Thomas: Lạy Chúa con, lạy Thiên Chúa của con!
Lm. Daminh Nguyễn ngoc ̣ Long