TĐCV 14: 21-27; Tvịnh.144; Kh 21:1-5; Gioan 10: 27-30

Đã đến lúc tôi thú nhận: Như tôi đã nói trước, khi nào chúng tôi, các cha giảng bắt đầu soạn bài giảng, chúng tôi thường hỏi "Phúc âm nào"?. Câu chuyện trong Phúc âm có làm chúng ta tập trung chú ý vào bài Phúc âm hơn là chú trọng đến Chúa Giêsu, nơi Ngài rao giảng và các việc tuyệt vời Ngài làm. Bài Phúc âm cũng là bài đọc cuối cùng, rồi đến ngay bài giảng. Và các tín hữu thường nhớ bài Phúc âm họ vừa nghe. Dù vậy, trong bài giảng tuần này tôi sẽ chú trọng đến bài đọc thứ nhất trích từ sách Công Vụ Tông Đồ.

It lời về sách Tông Đồ Công Vụ: Tác giả sách Công Vụ là thánh Luca, và đó là sách thứ hai thánh Luca viết sau khi viết phúc âm. Có người muốn đặt tên cho phúc âm thánh Luca là "Luca-Công Vụ". Ý kiến lý giải đều đó là trong lời mở đầu của hai sách. Trong phúc âm thánh Luca viết lời mở đầu như sau: "Thưa ngài Thêôphilô đáng kính". Luca hứa là sau khi "đã cẫn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài". Còn sách Tông Đồ Công Vụ cũng mở đàu bằng câu gắn liền với phúc âm: "Thưa ngài Thêôphilô, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những việc Đức Giê su làm và những điều Người dạy..." Phúc âm kết thúc với Việc Chúa Giêsu gởi các môn đệ đi rao giảng (Lc 24: 46-47) và sách Công Vụ bắt đầu từ đó.

Độ một phần ba sách Công Vụ Tông Đồ nói về lời phát biểu và các bài giảng của những nhân vật chính trong giáo hội tiên khởi. Các bài giảng đầu tiên xãy ra ở Giêrusalem (Cv 1:1 - 8:3), rồi chuyển đến Giuđêa và Samaria (Cv 8:4 - 9: 43). Ngôn sứ Isaia đã hứa là Ísrael sẽ là "ánh sáng cho mọi nước", nên sau đó các tông đồ nhận sứ mệnh đi đến các dân ngoại (Cv 10: 1-15 - 15:35). Phần cuối, các bài giảng của thánh Phaolô là minh họa lời Thiên Chúa kêu gọi các tông đò ra đi rao giảng "đến tận cùng thế giới" (Cv 15:36 - 26: 31).

Thánh Phaolô và Banaba trở lại rao giảng ở Lystra, Iconium và Antiokia là những nơi họ đã bị truy bắt. Ở Lystra người ta ném đá vào Phaolô và bỏ mặc Phaolô cho đến chết. Hôm nay, trong bài đọc, các tông đồ trở lại với các cộng đoàn tín hữu do họ đã thành lập, huấn giáo và khuyến khích các cộng đoàn cũng cố đức tin của họ. Khì chúng ta theo dõi dể học hỏi các việc rao giảng của các tông đồ, chúng ta biết được có một số người chấp nhận sứ điệp của tin mừng, và một số khác đã từ chối và bắt bớ các ông.

Trong lúc các tông đồ kiên trì và chịu đau khổ vì lời rao giảng của họ, Các tông đồ ban đầu không chỉ cố gắng dựa vào năng lực và sự hiểu biết của họ mà thôi. Điều các ông nêu ra là chính Chúa Giêsu đã giữ lời hứa của Ngài và đã ban cho họ ơn Chúa Thánh Thần. Chính thần khí Chúa Thánh Thần đã ban cho họ sự hăng hái rao giảng và làm nhân chứng cho sự sống lại của Chúa. Mỗi khi họ trở về cộng đoàn của các tông đồ, các ông không khoe khoan về các thành quả mà họ đã gặt hái được, nhưng các ông xác nhận việc Chúa Thánh Thần đã tác động qua họ một cách đặc biệt. Vì thề, hôm nay bài đọc kết thúc với Phaolô và Banaba khi họ trở về nhà ở Antiokia. Ở đó họ "kêu gọi cộng đoàn giáo hội họp để tường trình lại những gì Thiên Chúa đã làm với họ, và Thiên Chúa đã làm thế nào mở cửa đức tin cho dân ngoại".

Trong các giáo xứ chúng ta cũng có những việc được tường trình như thế khi có các tình nguyện viên được mời dạy giáo lý cho các trẻ em vị thành niên, hay dạy giáo lý cho các tân tòng, hay thâu gom thức ăn, hoặc kiệu Mình Thánh Chúa cho các người đau ốm v.v... Thường thì những người đó có sự hiểu biết và kinh nghiệm khá hạn chế, họ vẫn "thưa vâng" lãnh nhận sứ vụ; họ được mời gọi. Họ chăm chỉ sửa soạn cho nhiệm vụ họ phải thực hiện và nghe lời hướng dẫn của các "vị cao niên". Họ khám phá ra là cộng đòan rất cảm động về việc họ làm. Và hơn nữa các người đi phục vụ như thế cảm thấy đức tin của họ được như có một sức sống mới như Phaolô và Banaba. Họ lãnh nhận trách hiệm rao giảng phúc âm. Làm sao mà họ lại thay đổi như thế được?. Không gì cả, đó chính là ơn Chúa Thánh Thần – Ngài xức dầu và đồng hành qua sự cố gắng của họ.

Bởi thế chúng ta sẽ đi đâu, vì chúng ta cũng đã được giao phó trách nhiệm rao giảng Tin Mừng cho thế giới? Có thể chúng ta không đi rao giảng một cách nhanh chóng như hai tông đồ mà chúng ta vừa nghe nói. Nhưng, dù sao đi nữa, Bí Tích rửa rội đã xức dầu cho chúng ta nên ngôn sứ ở những nơi chúng ta sống. Không có cách nào trốn tránh bổn phận đó!

Bạn hãy nói lên "nơi bạn phục vụ": như nơi bàn ăn sáng (đó có thể là một nơi phục vụ thật sự cho một số người); nơi bạn làm việc; ở giữa bạn bè khi hội họp nhau; trên máy vi tính, ở các cứa tiệm? Tôi không muốn đề nghị là bạn đứng trên bục gỗ để rao giảng. Mặc dù bạn có chút ngại ngùng về yếu kém đức tin của bạn cũng không sao. Nhưng, trong việc làm thường ngày, các giá trị và phán đoán của bạn, phong cách sống của bạn có thể làm cho những người xung quanh bạn ngạc nhiên. Ai biết được, họ có thể tò mò để đặt một câu hỏi lớn: "điều gì đã làm người đó khác như thế? Với tất cả những khó khăn của người đó, làm sao anh/ chị ta có thể tiếp tục như thế? Làm sao mà anh/chị ta có thể giũ hy vọng như thế" Rồi sẽ có dịp cho chúng ta làm như hai ông Phaolô và Banaba là "rao giảng Tim Mừng".

Chúng ta có thể cảm thấy là bản thân không được đào tạo về mặt thần học. Nhưng chúng ta cần phải nói lên với kiến thức và sự hiểu biết của chúng ta, vói kinh nghiệm và đức tin của chúng ta. (học hỏi về tín lý sẽ không sao đâu). Cũng như Phaolô và Banaba, chúng ta sẽ có ơn phù trợ trên đường dương thế. Chúa Thánh Thần sẽ là "người dẫn dắt" chúng ta. Và đó là điều sách Công Vụ Tông Đồ nói lên: Chúa Thánh Thần làm việc qua những con người tầm thường để giúp họ loan báo Tin Mừng và gây nên "một số lượng môn đệ lớn lao". Vậy bạn hãy thử xem !

Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP


5th SUNDAY OF EASTER -C-
Acts 14: 21-27; Psalm 145; Revelation 21: 1-5; John 13: 31-33, 34-35

Confession time: as I have mentioned before, when we preachers start our preparation we tend to ask, "What’s the gospel?" Gospel narratives catch the imagination as they focus on Jesus, the world in which he preached and his stunning works. The gospel passage is also the last of the readings – the preaching follows immediately – and our hearers are most likely to remember the gospel they just heard. Nevertheless, in my preparation this week, I’m going to focus on our first reading from the Acts of the Apostles.

A few words about Acts. It was written by Luke and is considered his "second volume." Some would name both under one title, "Luke-Acts." A clue to this relationship is in the opening lines of the two documents. Luke’s gospel begins addressing "most excellent Theophilus"; promising after "investigating everything," to "write an orderly account for you." Acts opens with a clear link to the gospel: "In the first book, Theophilus, I wrote all that Jesus did and taught…." The gospel ended with Jesus’ sending his disciples to preach (24:46-47). That’s where Acts picks up.

About a third of Acts features speeches and preachings from key figures in the early church. The initial setting for the preachings takes place in Jerusalem (1:1-8:3) and then moves to Judea and Samaria (8: 4-9:43). Isaiah had promised that Israel would be a "light to the nations" and so next, the preachers take up their mission to the Gentiles (10:1-15 – 15:35). In the last part, Paul’s preaching exemplifies God’s call for the mission to reach the "ends of the earth" (15:36–26:31).

Paul and Barnabas returned to preach at Lystra, Iconium, and Antioch – the very places they had suffered persecutions. In Lystra Paul was stoned and left for dead by his opponents. In today’s reading the apostles return to the Christian communities they established to teach and encourage the communities and to strengthen their faith. As we follow the preaching missions of the apostles we learn, while some accepted their message, others rejected and persecuted them.

In their perseverance and suffering, because of their preaching, the early evangelists were not just drawing on their own energies and grit. What these preachers reveal is that Jesus had kept his word and had given them the gift of the Holy Spirit. It was that Spirit that filled their spirits with a burning desire to preach and witness to their resurrected Lord. When they returned to their home communities they would not boast of their accomplishments, but of the Holy Spirit working through them in unique ways. Thus, today’s reading ends with Paul and Barnabas at their home base in Antioch, where they "… called in the church together and reported what God had done with them and how God had opened the door of faith to the Gentiles."

Something like that happens in parishes when members volunteer, or are asked, to teach religion to teens; be an RCIA team member; start a food pantry; take communion to the sick, etc. Often they profess their limited knowledge and experience, yet they say "Yes" to the invitation. They studiously prepare for their mission and take guidance from the "elders." They discover people are moved by their ministry and more – the ministers’ own faith takes on new life as, like Paul and Barnabas, they undertake the mission of preaching the gospel. How do those changes come about? How else, but through the work of the Holy Spirit – anointing and working through their efforts.

So, where do our travels take us, for we too have been assigned to proclaim the Good News to the world? Probably we won’t have to go on a whirlwind evangelizing mission like our two featured apostles. But still, our baptism has anointed us to be prophets in the places we find ourselves. There is no getting around that responsibility!

Name your own "mission field": around the breakfast table (that can be real mission territory for some!); at work; among friends at social gatherings; on line at the supermarket? I’m not suggesting we stand on a soapbox and start preaching; though being a little less shy about our faith wouldn’t hurt. But our habitual actions, values, judgments, style of life, etc. should stir up curiosity for those around us. Who knows, they might be curious enough to ask the big questions: "What makes you so different?" "With all the problems you have, how do you get your strength to go on?" "How can you be remain so hopeful?" Then the opportunity will arise for us to do what Paul and Barnabas were doing – "proclaim the Good News."

We may feel we are not theologically trained enough, but we should speak from the knowledge we do have – our heart and the experience of our faith. (A little study wouldn’t hurt either!) Like Paul and Barnabas, we won’t be unaccompanied on our journey, because the Spirit will be our "tour guide." Which is what the Acts of the Apostles is really about: the Holy Spirit working in ordinary people to help them proclaim the Good News and make, as Acts tells us, "a considerable number of disciples." Give it a try!