1. Chính Thống Giáo Ukraine thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đang sụp đổ tại Ukraine
Hôm 21 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry, là Tổng Giám Mục của Kiev và Toàn Ukraine, đã tham dự một cuộc họp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và các thành viên của Hội đồng Các Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo Ukraine. Cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của nhà lãnh đạo Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, ông Petro Poroshenko lưu ý sự cần thiết phải đề cao các nguyên tắc tự do tôn giáo. “Là tổng thống, với tư cách là người bảo đảm việc thực hiện đúng hiến pháp, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ tự do tôn giáo ở Ukraine. Sự tự do tôn giáo phải là một đối tượng trong các hoạt động chung của chúng ta,” ông nói và thêm rằng “bạo lực không bao giờ có thể là một phương tiện để giải quyết vấn đề.”
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cho biết:
“Trong Mùa Chay hồng phúc này, Giáo hội kêu gọi sám hối, tự kiềm chế, cầu nguyện và hòa giải với người anh em. Nhiệm vụ của Giáo hội là chăm sóc những điều thuộc tâm linh, đạo đức, dẫn dắt mọi người đến với Chúa, rao giảng về tình yêu, sự tha thứ và hòa bình. Nhiệm vụ của nhà nước là chăm sóc chiều kích vật chất của đời sống con người, thực thi luật pháp, vân vân. Tuy nhiên, trong mùa Chay này, cũng như trong một thời gian dài trước đó, ở nước ta, đã có những phát triển diễn ra trong phạm vi tôn giáo khiến chúng ta đau buồn. Tôi muốn nói đến việc tịch thu các nhà thờ, sự can thiệp của các quan chức chính phủ trong các vấn đề Giáo Hội và các hành vi phạm tội khác.”
Trước ngày 5 tháng Giêng, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cáo buộc rằng nhiều tài sản của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã rơi vào tay của Giáo Hội Chính Thống tân lập Ukraine bằng bạo lực. Tuy nhiên, các nguồn tin khách quan hơn từ Ukraine nhận định rằng nhiều giáo dân Chính Thống Giáo trước đây trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nay bỏ sang Giáo Hội Chính Thống tân lập và muốn đưa các nhà thờ của họ vào Giáo Hội mới. Tranh chấp đã xảy ra vì một số giáo dân khác vẫn muốn ở lại trong Giáo Hội cũ.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa có vẻ là hiển nhiên.
2. Sáng lập viên và toàn ban biên tập tạp chí phụ nữ của Vatican đồng loạt từ chức
Ban biên tập của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố cùng với tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã công bố việc đồng loạt từ chức trong một bức thư ngỏ được gởi đến các cơ quan truyền thông thế tục lớn trên thế giới.
Bức thư ngỏ nêu trên, là bức thư từ chức gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng sẽ được đăng trong số ra ngày 01 tháng Tư sắp đến.
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia đã viết trong bức thư ngỏ:
“Chúng con đầu hàng bởi vì chúng con cảm thấy bị bao quanh bởi một bầu không khí nghi ngờ và cố gắng ngày càng tăng muốn loại bỏ chúng con.”
Trong bài xã luận, bà viết: “Chúng tôi tin rằng không còn đủ điều kiện để tiếp tục sự hợp tác với tờ Quan Sát Viên Rôma.”
Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng quyết định đồng loạt từ chức được đưa ra sau khi chủ biên mới của tờ Quan Sát Viên Rôma, là ông Andrea Monda, đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí này. Bà cho biết Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Vào năm 2012, “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” là một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma. Dần dà, tạp chí này được xuất bản như một ấn phẩm độc lập dù vẫn dưới sự bảo trợ của tờ Quan Sát Viên Rôma.
Scaraffia, một giáo sư lịch sử và là một nhà báo. Bà có lẽ là người phụ nữ cao cấp nhất tại Vatican. Bà là một nhà tranh đấu nữ quyền thường xuyên nhấn mạnh quá đáng đến sự đối kháng giữa nam và nữ với những lời chỉ trích như “một nửa nhân loại - và một nửa chịu trách nhiệm truyền bá đức tin cho các thế hệ tương lai - đơn giản là vô hình đối với một Giáo Hội Công Giáo do đàn ông kiểm soát.”
Tháng Hai vừa qua, nhân Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội từ 21 đến 24 tháng Hai, bà “tố cáo” trên tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” việc lạm dụng tình dục các nữ tu khiến một số nữ tu đã phá thai hoặc sinh ra những đứa trẻ vô thừa nhận. Những chuyện như thế đời nào cũng có thể xảy ra, “tố cáo” như một phát hiện mới hay mô tả tội lỗi đó như một trào lưu thiết tưởng không phản ánh đúng sự thật.
Trước đó, trong số tháng Ba năm 2018, bà tố cáo sự phục vụ “không được trả công”, “địa vị hạng hai” trong Giáo Hội của các nữ tu phụ giúp các giám mục và Hồng Y trong việc nấu ăn và dọn dẹp. Nhiều nữ tu không đồng ý với cách đặt vấn đề có tính quá khích của Scaraffia. Họ cho rằng công việc của họ là một việc tự nguyện, khiêm nhường phục vụ vì lòng yêu mến Giáo Hội và chẳng hề có cảm giác “địa vị hạng hai”.
Tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” phiên bản tiếng Ý ước tính bán được 12,000 số hàng tháng, chưa kể số người xem trực tuyến.
3. Chủ biên tờ Quan Sát Viên Rôma lên tiếng về quyết định từ chức của bà Lucetta Scaraffia
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia và toàn ban biên tập, gồm toàn phụ nữ, của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố như một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã đồng loạt từ chức.
Scaraffia cáo buộc ông Andrea Monda, tân chủ nhiệm tờ Quan Sát Viên Rôma vào đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí phụ nữ do bà lãnh đạo. Theo bà, ông Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác được đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Trong một tuyên bố, ông Monda phủ nhận việc cố gắng làm suy yếu tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” và nói rằng ông chỉ cố gắng củng cố những tiếng nói và quan điểm của phụ nữ khác trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Ông khẳng định luôn bảo đảm quyền tự chủ của tạp chí, và tự giới hạn bản thân trong việc đề xuất các ý tưởng và giới thiệu những người có thể đóng góp cho tờ tạp chí phụ nữ.
“Tránh sự can thiệp vào phụ bản hàng tháng này, tôi đã yêu cầu đừng có một cuộc đối đầu thực sự trên tờ Quan Sát Viên Rôma, dựa trên cơ chế nhóm này đối kháng với nhóm kia hoặc việv hình thành các nhóm kín. Tôi đã làm như vậy như là một dấu hiệu của sự cởi mở và của ‘paressia’, (quyền tự do nói lên sự thật) mà Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu.”
Ông Monda cho biết thêm ông ghi nhận quyết định rút lui một cách tự nguyện của Scaraffia, cám ơn bà vì các đóng góp của bà, và cam kết rằng tạp chí sẽ được tiếp tục theo ý hướng hiện nay là “không có chủ nghĩa giáo sĩ trị hay tương tự.”
4. Đức Thánh Cha viếng thăm Marốc
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chiều thứ Sáu 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Phụng Vụ Sám Hối 24 giờ cho Chúa tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, vào sáng Thứ Bảy ngài đã lên đường tông du Marốc.
Lúc 10:45, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang thủ đô Rabat của Marốc trong một chuyến đi dài tổng cộng 36 tiếng đồng hồ. Đây là chuyến tông du thứ 28 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 3 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama và Abu Dhabi.
Lúc 14:00, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Cũng tại quảng trường này, vào lúc 15g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn. Ngài đã đọc một diễn từ tại đây.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha đã viếng thăm lăng tẩm của Vua Mohammed V, trước khi hội kiến riêng với Vua Mohammed VI tại hoàng cung vào lúc 16:25.
Sau đó, lúc 17:10, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Học Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo.
Sinh hoạt cuối cùng trong ngày diễn ra lúc 18:10 khi Đức Thánh Cha viếng thăm trụ sở của Caritas giáo phận Rabat để gặp gỡ anh chị em di dân.
Lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn của các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ và có một diễn từ trước các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với mọi người trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.
Vào lúc 14:45, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu.
Lúc 17g đã có nghi thức tiễn biệt tại phi trường quốc tế Salé của Rabat.
Lúc 17:15, máy bay đã cất cánh đưa ngài trở về Roma.
Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino lúc 21:30.
5. Chương trình chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani
Trong thông báo đưa ra hôm 25 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm 3 ngày của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani, từ 31 tháng 5 đến 2 tháng 6 năm 2019.
Đây là chuyến tông du thứ 29 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 4 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama, Abu Dhabi và Rabat.
Thứ Sáu 31 tháng Năm.
Lúc 8:10, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang phi trường quốc tế Henri Coandă-Otopeni của Bucarest.
Lúc 11:30, giờ địa phương, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni. Tưởng cũng nên biết thêm là Bucarest đi trước Rôma một giờ.
Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha.
Sau các nghi thức chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ dùng xe hơi di chuyển đến dinh Cotroceni, là Phủ Tổng Thống Rumani nơi sẽ diễn ra các nghi thức đón tiếp chính thức tại tiền đình của dinh này.
Tiếp theo đó là các cuộc hội kiến của ngài với Tổng thống Klaus Iohannis và sau đó với nữ thủ tướng Viorica Dăncilă.
Lúc 13 giờ, Ðức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn cũng tại Phủ Tổng Thống Cotroceni.
Lúc 15:45, Ðức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Rumani, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này tại Tòa Thượng Phụ.
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha là Kinh Lạy Cha tại nhà thờ chính tòa mới của Giáo Hội Chính Thống Rumani nằm kế bên Tòa Thượng Phụ.
Sau đó, Ðức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo tại Nhà thờ Chính Tòa Thánh Giuse của thủ đô Bucarest.
Thứ Bẩy 1 tháng Sáu 6
Lúc 9g sáng thứ Bẩy, 1 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Bacau.
Đến nơi lúc 10:10, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng để bay đến vận động trường Sumuleu-Ciuc, rồi từ đó di chuyển bằng xe hơi đến đền thánh Ðức Mẹ Sumuleu-Ciuc để cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo.
Ban chiều, Ðức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Iasi và viếng thăm Nhà thờ chính tòa Ðức Maria Nữ Vương của giáo phận địa phương.
Lúc 17:25, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ tại quảng trường trước Tòa Nhà Văn hóa tại Iasi.
Lúc 19g, Đức Thánh Cha đáp máy bay trở về thủ đô Bucarest.
Lúc 20g, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni.
Chúa Nhật 2 tháng Sáu
Lúc 9h sáng Chúa Nhật 2 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Sibiu. Sau 40 phút bay, ngài đến nơi. Từ đây, Đức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Blaj để chủ sự thánh lễ tuyên phong chân phước cho 7 Giám Mục Công Giáo Rumani tử đạo dưới thời cộng sản.
Lúc 13:20, Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng trước khi có cuộc gặp gỡ với cộng đoàn người du mục Rom tại vận động trường thành phố Blaj.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha đáp trực thăng tới phi trường Sibiu. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức từ biệt, trước khi Ðức Thánh Cha đáp máy bay trở về Rôma vào lúc 17:30.
6. Tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong một tự sắc có tựa đề Communis Vita (Cuộc sống cộng đoàn), Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi bộ Giáo Luật để bao gồm việc sa thải gần như tự động đối với những tu sĩ vắng mặt quá 12 tháng mà không có sự cho phép từ cộng đoàn của họ.
Sự thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 10 tháng Tư và không có hiệu lực hồi tố. Đức Tổng Giám Mục Jose Rodriguez Carballo, tổng thư ký của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cho biết như trên. Tài liệu giải thích của Đức Tổng Giám Mục đã được công bố vào ngày 26 tháng Ba cùng với tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Khoản giáo luật số 694 của bộ Giáo Luật hiện nay, sau khi sửa đổi, có nội dung như sau:
Triệt 1: Các thành phần sau đây đương nhiên bị trục xuất, bởi chính hành động của họ: những kẻ đã lìa bỏ đức tin Công Giáo một cách tỏ tường; những kẻ đã kết hôn hoặc mưu toan kết hôn, dù là kết hôn nhân dân sự; những kẻ đã vắng mặt bất hợp pháp khỏi nhà dòng suốt 12 tháng liên tiếp, theo định nghĩa trong khoản giáo luật số 665, triệt 2, về tình trạng thất tung.
Triệt 2. Trong các trường hợp ấy, sau khi thu thập các bằng chứng, Bề Trên Thượng Cấp cùng với Hội đồng cố vấn không nên chần chờ tuyên bố sự kiện, để việc trục xuất trở thành minh bạch về mặt pháp lý.
Triệt 3. Trong trường hợp vắng mặt bất hợp pháp quá 12 tháng như nói ở triệt 1, số 3, để có công hiệu pháp lý, lời tuyên bố phải được Tòa Thánh phê chuẩn; đối với các dòng thuộc giáo phận, việc phê chuẩn thuộc về thẩm quyền của Giám Mục bản quyền nơi có trụ sở chính của nhà dòng”.
Trích dẫn khoản giáo luật số 665, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Đời sống cộng đoàn là một yếu tố thiết yếu của đời sống tu trì và các tu sĩ phải sống trong nhà của dòng mình và không được vắng mặt ngoại trừ với sự cho phép của cấp trên.”
Ngài phàn nàn rằng “Thật không may, kinh nghiệm trong vài năm gần đây đã chứng minh rằng có những tình huống mà các thành viên của các dòng rời khỏi cộng đoàn mà họ được chỉ định, không vâng lời cho cấp trên và khiến cho nhà dòng không thể liên lạc với mình.”
Sau sáu tháng vắng mặt như vậy, bộ Giáo Luật đã chỉ thị và tiếp tục hướng dẫn cấp trên phải làm mọi thứ có thể được để tìm kiếm và giúp họ trở lại và kiên trì theo đuổi ơn gọi của mình.
Đức Tổng Giám Mục Rodriguez cho biết hầu hết các trường hợp vắng mặt kéo dài như vậy liên quan đến những tu sĩ nam nữ được cho phép tạm thời vắng mặt, nhưng họ ra đi không bao giờ trở lại.
Trừ khi họ chính thức yêu cầu hủy bỏ lời thề của mình hoặc xin được rút lui khỏi dòng, về mặt pháp lý, họ vẫn là một phần của nhà dòng. “Trong tình trạng như thế, khi chưa bị tách biệt một cách hợp pháp, họ có thể gây gương mù trong những tình huống họ không sống phù hợp với đời sống tu trì, hoặc thậm chí thể hiện những hành vi trái ngược với đời sống ấy.”
Cuộc sống của họ bên ngoài cộng đoàn, cũng có thể gây ra những hệ quả kinh tế gây hại cho nhà dòng, đó là lý do tại sao Giáo Hội cần có một quy trình trục xuất.
7. Giáo hội Úc hướng tới Công đồng Toàn thể năm 2020.
Hội thảo “Sứ mệnh: một trái tim, nhiều tiếng nói” dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 5 năm 2019 tại Sydney mang lại cho các tham dự viên “một cơ hội để lắng nghe và phân định, chuẩn bị cho Công đồng Toàn thể năm 2020, một thời gian của đối thoại và suy tư về tương lai của Giáo Hội Công Giáo Úc”.
Trên đây là những điều được một nữ giáo dân Úc, bà Lana Turvey-Collins thông tin cho Hãng tin Fides, thuộc Bộ Truyền giáo. Bà Lana Turvey-Collins là một trong số những người tổ chức Công đồng Toàn thể năm 2020 và sự kiện tháng 5 năm 2019. Chủ đề của sự kiện tập trung vào những thách thức loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội Công Giáo tại Châu lục mới. Sự kiện được tổ chức với sự cộng tác của “Catholic Mission”, Ban Giám đốc Quốc gia của Các Hội giáo hoàng truyền giáo tại Úc. Việc suy tư cũng sẽ hữu ích trong cái nhìn của việc cử hành Tháng Truyền giáo Ngoại thường, được Ðức Giáo hoàng công bố vào tháng 10 năm 2019.
Trong hội nghị truyền giáo sắp tới, bà Turvey-Collins cùng với chủ tịch Công đồng Toàn thể, Ðức Tổng giám mục Timothy Costelloe sẽ tiến hành một lớp học, mục đích khuyến khích những suy tư về cái nhìn của người Công Giáo trong xã hội Úc, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ năm 2020. Mọi người từ các cộng đồng khác nhau và các chi nhánh của Giáo hội sẽ tập trung vào việc suy tư: “Hội nghị: một trái tim, nhiều tiếng nói”.
Bà Turvey-Collins giải thích: “Giai đoạn chuẩn bị của Công đồng, bắt đầu vào tháng 5 năm 2018 và dựa trên các cuộc gặp gỡ đối thoại và lắng nghe, được tổ chức trên toàn lãnh thổ Úc, liên hệ đến hơn 68,000 người. Bà nói: “Chúng tôi rất biết ơn tất cả những người đã đóng góp bằng cách chia sẻ lịch sử và kinh nghiệm đức tin của họ. Các cuộc gặp gỡ cởi mở, lắng nghe và đối thoại là một kinh nghiệm phong phú và hiệu quả cho tất cả chúng tôi”.
Công đồng Toàn thể sẽ được tổ chức thành hai phiên: lần thứ nhất dự kiến vào tháng 10 năm 2020, trong khi lần thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2021. Sự lựa chọn chia cuộc gặp thành hai thời điểm là do mong muốn giúp phân định sâu hơn về các vấn đề được giải quyết trong giai đoạn đầu.
8. Giáo sư Massimo Faggioli nhận định rằng Hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội đang sụp đổ ngay trước mắt chúng ta
Trong bài “The End of an Era?” – “Sự kết thúc của một kỷ nguyên?”, được đăng trên tờ Commonweal Magazine ngày 25 tháng 3 năm 2019, Massimo Faggioli, sử gia về lịch sử Giáo Hội, giáo sư Thần Học và Khoa Học Tôn Giáo của Đại Học Villanova ở Philadelphia Hoa Kỳ, cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang định nghĩa lại chủ quyền của Giáo Hội.
Ông cảnh báo rằng chủ nghĩa thế tục đang hung hăng lạm dụng tội lỗi lạm dụng tính dục để tung ra các tấn kích nghiêm trọng đến mức Nước Đức Giáo Hoàng như chúng ta thấy hiện nay có thể bị xóa sổ. Ông viết như sau:
Mối quan hệ giữa quyền bính của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội và quyền lực chính trị của nhà nước đã được xác định trong nhiều thế kỷ qua bằng các phương thức ngoại giao, chính sách đối ngoại, và cả các cuộc cách mạng bạo lực, lẫn các cuộc thảo luận hòa bình trong các nghị viện. Bây giờ, vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, mối quan hệ này đang được định nghĩa lại bởi hệ thống tư pháp hình sự của nhà nước thế tục.
Bản án của Đức Hồng Y George Pell bởi một tòa án Úc liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên, và bản án của Đức Hồng Y Philippe Barbarin bởi một tòa án Pháp vì đã không báo cáo một linh mục lạm dụng, cùng nhau đánh dấu một chương mới trong mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có một Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng trong tương lai gần, thì đó có thể là Cơ Mật Viện đầu tiên trong lịch sử hiện đại, nơi ít nhất một trong số các Hồng Y cử tri không thể bỏ phiếu vì ngài đang phải đứng sau song sắt (Đức Hồng Y Barbarin vẫn được tự do trong tiến trình kháng cáo). Một trường hợp gần tương tự là trường hợp của Đức Hồng Y József Mindszenty của Hung Gia Lợi. Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt hoàn toàn: Đức Hồng Y Mindszenty không thể tham dự các Cơ Mật Viện vào những năm 1958 và 1963 vì ngài đang tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Budapest. Trước đó, Đức Hồng Y Mindszenty đã bị chế độ Cộng sản Hung Gia Lợi bắt giữ vì lý do chính trị, chứ không phải là tội phạm thông thường hay hình sự. Các ví dụ khác có thể xuất hiện trong tâm trí là trường hợp Napoléon bắt giữ Đức Giáo Hoàng Piô VII từ năm 1809 đến 1814; Đức Cha Clemens August von Droste-Vischering, Tổng Giám Mục Köln bị chính phủ Phổ bắt năm 1837; nhiều giám mục khác đã phải trải qua nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ trong các nhà tù của chế độ Cộng sản, ví dụ như ở Ukraine, Trung Quốc và Việt Nam. Tất cả những trường hợp này rõ ràng rất khác với trường hợp của các Đức Hồng Y Pell và Barbarin, về phương diện các phán quyết chống lại các ngài.
Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chủ nghĩa thế tục có thể “lạm dụng” lạm dụng để mở lại những gì từng được gọi là “Quaestio Romana” – “Vấn đề Rôma” [tức là vấn đề quyền bính trần thế của Đức Giáo Hoàng - chú thích của người dịch]”.
Hai trường hợp trên có ý nghĩa biểu tượng rất lớn trong một Giáo Hội nơi các biểu tượng là quan trọng. Viễn tượng một Hồng Y vắng mặt trong Cơ Mật Viện vì ngài bị tống giam vì cáo buộc lạm dụng tình dục, hoặc che đậy sự lạm dụng đó, là một biểu tượng cho thấy một cách rõ rệt toàn bộ hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội Công Giáo, là một hệ thống được xây dựng dựa trên hiện trạng, quyền miễn trừ, và các đặc quyền đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Điều làm cho biểu tượng này thêm sâu sắc là sự nổi bật của cả hai vị Hồng Y Pell và Barbarin. Đức Hồng Y Pell là một đại diện cao cấp của một nền văn hóa Công Giáo đặc thù trong thế giới nói tiếng Anh muốn tái xây dựng một Giáo Hội quả quyết, hơn khả năng chống lại chủ nghĩa thế tục. Đức Hồng Y Barbarin là Tổng Giám Mục Lyon, quê hương của trường đại học Dòng Tên Fourvière, một trong những biểu tượng của Công Giáo Pháp hiện đại. Một trong những nhà thần học Dòng Tên quan trọng nhất từ trước đến nay, Henri de Lubac, đã nghiên cứu và giảng dạy tại Fourvière.
Hai trường hợp pháp lý này (và những trường hợp khác có khả năng sẽ xảy ra) nêu ra một vấn nạn quan trọng cho Giáo Hội liên quan đến những mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Cuộc đụng độ giữa Giáo Hội Công Giáo và các cuộc cách mạng vào cuối thế kỷ thứ mười tám và giữa thế kỷ mười chín đã đạt đến một sự dàn xếp tạm thời kéo dài từ khoảng thời gian của Công Đồng Vatican I cho đến gần đây. Hình thù của sự dàn xếp này được xác định bởi một chuỗi dài các sự kiện chính trị và thần học. Sự kiện đầu tiên trong số đó là tuyên bố về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng tại Công Đồng Vatican vào năm 1870, cùng với sự trỗi dậy của một “chủ nghĩa quyền tối thượng tự do của Đức Giáo Hoàng” trong đó chấp nhận sự khác biệt giữa các lĩnh vực thần học và chính trị, tôn trọng chủ quyền của nhà nước, và tiến đến việc tạo ra của một quyền lực tinh thần độc lập với nhà nước và thu gọn quyền bính trần thế Đức Giáo Hoàng trong một lãnh thổ với chủ quyền của riêng mình. Tiếp theo đó là các giải pháp cho “Vấn đề Rôma” với sự ra đời của Nhà nước Thành phố Vatican vào năm 1929; thời đại của các hiệp ước trong thế kỷ XX; sự chấp nhận dân chủ và nhà nước lập hiến tại Vatican II; và sự chấp nhận sau Công Đồng Vatican II cuộc chiến chống lại các chế độ độc tài, ủng hộ nhân quyền và tự do. Trọng tâm của thời kỳ Vatican I đến Vatican II là giả định cho rằng trong tương lai, sẽ có một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, thân thiện giữa Giáo Hội và nhà nước, mỗi bên sẽ tôn trọng chủ quyền của nhau.
Những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, cả ở cấp quốc gia và toàn cầu, đặt lại vấn đề đối với dàn xếp này. Giờ đây, cuộc khủng hoảng lạm dụng đã đến với Vatican, với các trường hợp của McCarrick, Đức Hồng Y Pell và Đức Hồng Y Barbarin, tình trạng pháp lý lâu nay không bị nghi ngờ của Tòa Thánh và chủ quyền của Nhà nước Thành phố Vatican một lần nữa có thể bị thách thức. Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chúng ta có thể thấy việc mở lại những gì từng được gọi là “Vấn đề Rôma”.
Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI tiếp tục sống ở Vatican sau khi ngài từ chức cũng cần được giải thích theo làn sóng các vụ tai tiếng liên quan đến chính quyền trung ương của Giáo Hội Công Giáo. Không phải chỉ một mình Đức Bênêđíctô: Đức Hồng Y Sodano và Bertone, từng là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô, cũng đã chọn sống ở Vatican, và đã im lặng đáng kể trong vài tháng qua. Tấm khiên được cung cấp bởi vị thế quốc tế của Tòa Thánh có thể bị thay đổi một ngày nào đó, dù điều đó là không thể tưởng tượng được đối với một số người. Xét cho cùng, địa vị pháp lý hiện tại của Vatican cũng chỉ mới đạt được gần đây. Trong cuốn Vatican I: Công Đồng và việc hình thành Giáo Hội Quyền Bính Giáo Hoàng , John W. O'Malley nhắc nhở chúng ta rằng “các vị giáo hoàng của thế kỷ XIX, giống như các vị tiền nhiệm của họ trong nhiều thế kỷ, đều coi Nước Đức Giáo Hoàng, và đặc biệt là thành phố Rôma, như một nơi thánh thiêng, một di sản thiêng liêng không bao giờ có thể đầu hàng. Đức Piô IX là vị Giáo Hoàng tin vào điều này mạnh nhất”. Nhưng sau gần một ngàn năm lịch sử, Nước Đức Giáo Hoàng đã đi đến hồi kết thúc một cách bất ngờ. Giáo Hội Công Giáo có trên hai nghìn năm tuổi, nhưng Nhà nước Thành phố Vatican chỉ mới chín mươi tuổi. Không có lý do để cho rằng Nhà nước ấy sẽ tồn tại như hiện nay vĩnh viễn.
Hôm 21 tháng Ba, Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry, là Tổng Giám Mục của Kiev và Toàn Ukraine, đã tham dự một cuộc họp với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và các thành viên của Hội đồng Các Giáo hội và Tổ chức Tôn giáo Ukraine. Cuộc họp được tổ chức theo sáng kiến của nhà lãnh đạo Ukraine.
Trong bài phát biểu của mình, ông Petro Poroshenko lưu ý sự cần thiết phải đề cao các nguyên tắc tự do tôn giáo. “Là tổng thống, với tư cách là người bảo đảm việc thực hiện đúng hiến pháp, tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để bảo vệ tự do tôn giáo ở Ukraine. Sự tự do tôn giáo phải là một đối tượng trong các hoạt động chung của chúng ta,” ông nói và thêm rằng “bạo lực không bao giờ có thể là một phương tiện để giải quyết vấn đề.”
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cho biết:
“Trong Mùa Chay hồng phúc này, Giáo hội kêu gọi sám hối, tự kiềm chế, cầu nguyện và hòa giải với người anh em. Nhiệm vụ của Giáo hội là chăm sóc những điều thuộc tâm linh, đạo đức, dẫn dắt mọi người đến với Chúa, rao giảng về tình yêu, sự tha thứ và hòa bình. Nhiệm vụ của nhà nước là chăm sóc chiều kích vật chất của đời sống con người, thực thi luật pháp, vân vân. Tuy nhiên, trong mùa Chay này, cũng như trong một thời gian dài trước đó, ở nước ta, đã có những phát triển diễn ra trong phạm vi tôn giáo khiến chúng ta đau buồn. Tôi muốn nói đến việc tịch thu các nhà thờ, sự can thiệp của các quan chức chính phủ trong các vấn đề Giáo Hội và các hành vi phạm tội khác.”
Trước ngày 5 tháng Giêng, tại Ukraine có đến 3 Giáo Hội Chính Thống Giáo. Nhóm đông nhất là nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa. Nhóm thứ hai là Chính Thống Giáo Ukraine và nhóm thứ ba là Chính Thống Giáo Ukraine tự trị với đa số là các vị Chính Thống Giáo Ukraine trở về từ hải ngoại sau khi cộng sản sụp đổ.
Hai nhóm Chính Thống Giáo thứ hai và thứ ba của Ukraine đã nhập lại thành một. Hôm 5 tháng Giêng, trước sự hiện diện của các thành viên phái đoàn chính phủ Ukraine Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Tòa Thượng Phụ Constantinope đã ký kết Tomos, tức là sắc lệnh công nhận Chính Thống Giáo Ukraine là một Giáo Hội Chính Thống độc lập, và trao cho Đức Thượng Phụ Epiphaniy của Kiev và Toàn Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục Trưởng Onufry cáo buộc rằng nhiều tài sản của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa đã rơi vào tay của Giáo Hội Chính Thống tân lập Ukraine bằng bạo lực. Tuy nhiên, các nguồn tin khách quan hơn từ Ukraine nhận định rằng nhiều giáo dân Chính Thống Giáo trước đây trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nay bỏ sang Giáo Hội Chính Thống tân lập và muốn đưa các nhà thờ của họ vào Giáo Hội mới. Tranh chấp đã xảy ra vì một số giáo dân khác vẫn muốn ở lại trong Giáo Hội cũ.
Các quan chức Ukraine coi nhóm Chính Thống Giáo Nga trực thuộc tòa thượng phụ Mạc Tư Khoa là một công cụ để điện Kremlin tác động lên nội tình của Ukraine. Trước tình cảm bài Nga tại Ukraine, xu hướng sụp đổ của Chính Thống Giáo trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa có vẻ là hiển nhiên.
2. Sáng lập viên và toàn ban biên tập tạp chí phụ nữ của Vatican đồng loạt từ chức
Ban biên tập của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố cùng với tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã công bố việc đồng loạt từ chức trong một bức thư ngỏ được gởi đến các cơ quan truyền thông thế tục lớn trên thế giới.
Bức thư ngỏ nêu trên, là bức thư từ chức gởi đến Đức Thánh Cha Phanxicô, cũng sẽ được đăng trong số ra ngày 01 tháng Tư sắp đến.
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia đã viết trong bức thư ngỏ:
“Chúng con đầu hàng bởi vì chúng con cảm thấy bị bao quanh bởi một bầu không khí nghi ngờ và cố gắng ngày càng tăng muốn loại bỏ chúng con.”
Trong bài xã luận, bà viết: “Chúng tôi tin rằng không còn đủ điều kiện để tiếp tục sự hợp tác với tờ Quan Sát Viên Rôma.”
Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng quyết định đồng loạt từ chức được đưa ra sau khi chủ biên mới của tờ Quan Sát Viên Rôma, là ông Andrea Monda, đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí này. Bà cho biết Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Vào năm 2012, “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” là một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma. Dần dà, tạp chí này được xuất bản như một ấn phẩm độc lập dù vẫn dưới sự bảo trợ của tờ Quan Sát Viên Rôma.
Scaraffia, một giáo sư lịch sử và là một nhà báo. Bà có lẽ là người phụ nữ cao cấp nhất tại Vatican. Bà là một nhà tranh đấu nữ quyền thường xuyên nhấn mạnh quá đáng đến sự đối kháng giữa nam và nữ với những lời chỉ trích như “một nửa nhân loại - và một nửa chịu trách nhiệm truyền bá đức tin cho các thế hệ tương lai - đơn giản là vô hình đối với một Giáo Hội Công Giáo do đàn ông kiểm soát.”
Tháng Hai vừa qua, nhân Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội từ 21 đến 24 tháng Hai, bà “tố cáo” trên tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” việc lạm dụng tình dục các nữ tu khiến một số nữ tu đã phá thai hoặc sinh ra những đứa trẻ vô thừa nhận. Những chuyện như thế đời nào cũng có thể xảy ra, “tố cáo” như một phát hiện mới hay mô tả tội lỗi đó như một trào lưu thiết tưởng không phản ánh đúng sự thật.
Trước đó, trong số tháng Ba năm 2018, bà tố cáo sự phục vụ “không được trả công”, “địa vị hạng hai” trong Giáo Hội của các nữ tu phụ giúp các giám mục và Hồng Y trong việc nấu ăn và dọn dẹp. Nhiều nữ tu không đồng ý với cách đặt vấn đề có tính quá khích của Scaraffia. Họ cho rằng công việc của họ là một việc tự nguyện, khiêm nhường phục vụ vì lòng yêu mến Giáo Hội và chẳng hề có cảm giác “địa vị hạng hai”.
Tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” phiên bản tiếng Ý ước tính bán được 12,000 số hàng tháng, chưa kể số người xem trực tuyến.
3. Chủ biên tờ Quan Sát Viên Rôma lên tiếng về quyết định từ chức của bà Lucetta Scaraffia
Sáng lập viên Lucetta Scaraffia và toàn ban biên tập, gồm toàn phụ nữ, của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới”, một nguyệt san được công bố như một phụ bản của tờ Quan Sát Viên Rôma của Tòa Thánh, đã đồng loạt từ chức.
Scaraffia cáo buộc ông Andrea Monda, tân chủ nhiệm tờ Quan Sát Viên Rôma vào đầu năm nay dự định sẽ nắm giữ vị trí chủ biên của tờ tạp chí phụ nữ do bà lãnh đạo. Theo bà, ông Monda đã lùi bước sau khi ban biên tập đe dọa sẽ từ chức và các tờ báo Công Giáo phân phối các bản dịch của tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” tại Pháp, Tây Ban Nha và Mỹ Latin, nói với bà rằng họ sẽ ngừng phân phối nếu bà không còn giữ trách nhiệm chủ biên.
“Sau những nỗ lực bất thành nhằm đưa chúng tôi vào vòng kiểm soát, là những nỗ lực gián tiếp nhằm loại bỏ tính hợp pháp của chúng tôi”. Để dẫn chứng, bà Scaraffia nói với thông tấn xã AP rằng nhiều phụ nữ khác được đưa vào để viết cho tờ Quan Sát Viên Rôma “với một quan điểm đối kháng với chúng tôi”.
Trong một tuyên bố, ông Monda phủ nhận việc cố gắng làm suy yếu tạp chí “Giáo Hội, Phụ nữ, Thế giới” và nói rằng ông chỉ cố gắng củng cố những tiếng nói và quan điểm của phụ nữ khác trên tờ Quan Sát Viên Rôma. Ông khẳng định luôn bảo đảm quyền tự chủ của tạp chí, và tự giới hạn bản thân trong việc đề xuất các ý tưởng và giới thiệu những người có thể đóng góp cho tờ tạp chí phụ nữ.
“Tránh sự can thiệp vào phụ bản hàng tháng này, tôi đã yêu cầu đừng có một cuộc đối đầu thực sự trên tờ Quan Sát Viên Rôma, dựa trên cơ chế nhóm này đối kháng với nhóm kia hoặc việv hình thành các nhóm kín. Tôi đã làm như vậy như là một dấu hiệu của sự cởi mở và của ‘paressia’, (quyền tự do nói lên sự thật) mà Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu.”
Ông Monda cho biết thêm ông ghi nhận quyết định rút lui một cách tự nguyện của Scaraffia, cám ơn bà vì các đóng góp của bà, và cam kết rằng tạp chí sẽ được tiếp tục theo ý hướng hiện nay là “không có chủ nghĩa giáo sĩ trị hay tương tự.”
4. Đức Thánh Cha viếng thăm Marốc
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Chiều thứ Sáu 29 tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi Phụng Vụ Sám Hối 24 giờ cho Chúa tại Đền Thờ Thánh Phêrô. Sau đó, vào sáng Thứ Bảy ngài đã lên đường tông du Marốc.
Lúc 10:45, Đức Thánh Cha đã khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang thủ đô Rabat của Marốc trong một chuyến đi dài tổng cộng 36 tiếng đồng hồ. Đây là chuyến tông du thứ 28 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 3 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama và Abu Dhabi.
Lúc 14:00, Đức Thánh Cha đã đến sân bay quốc tế Salé của Rabat. Tưởng cũng nên biết, Rabat và Rôma có cùng một múi giờ.
Lúc 14:40 đã diễn ra nghi thức chào đón chính thức Đức Thánh Cha tại quảng trường trước Đền thờ Hồi giáo Hassan.
Cũng tại quảng trường này, vào lúc 15g, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ với chính quyền, xã hội dân sự, và ngoại giao đoàn. Ngài đã đọc một diễn từ tại đây.
Lúc 16g, Đức Thánh Cha đã viếng thăm lăng tẩm của Vua Mohammed V, trước khi hội kiến riêng với Vua Mohammed VI tại hoàng cung vào lúc 16:25.
Sau đó, lúc 17:10, Đức Thánh Cha đã viếng thăm Học Viện Mohammed VI nơi đào tạo các Imam, và các nhà giảng thuyết nam nữ của Hồi giáo.
Sinh hoạt cuối cùng trong ngày diễn ra lúc 18:10 khi Đức Thánh Cha viếng thăm trụ sở của Caritas giáo phận Rabat để gặp gỡ anh chị em di dân.
Lúc 9:30 sáng Chúa Nhật ngày 31 tháng 3 năm 2019, Đức Thánh Cha đã viếng thăm trung tâm nông thôn của các dịch vụ xã hội ở Témera.
Sau đó, vào lúc 10:35, Đức Thánh Cha đã có cuộc gặp gỡ và có một diễn từ trước các linh mục, tu sĩ nam nữ và Hội đồng đại kết các Giáo Hội Kitô tại nhà thờ chính tòa giáo phận Rabat.
Lúc 12g, Đức Thánh Cha đã chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật với mọi người trước khi dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng.
Vào lúc 14:45, Đức Thánh Cha đã cử hành thánh lễ cho các tín hữu.
Lúc 17g đã có nghi thức tiễn biệt tại phi trường quốc tế Salé của Rabat.
Lúc 17:15, máy bay đã cất cánh đưa ngài trở về Roma.
Đức Thánh Cha đã về đến phi trường Ciampino lúc 21:30.
5. Chương trình chuyến tông du của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani
Trong thông báo đưa ra hôm 25 tháng Ba, Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến viếng thăm 3 ngày của Ðức Thánh Cha Phanxicô tại Rumani, từ 31 tháng 5 đến 2 tháng 6 năm 2019.
Đây là chuyến tông du thứ 29 của Đức Thánh Cha Phanxicô bên ngoài Italia và là chuyến tông du thứ 4 của ngài trong năm 2019 này, sau Panama, Abu Dhabi và Rabat.
Thứ Sáu 31 tháng Năm.
Lúc 8:10, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng đường hàng không từ sân bay Fiumicino của Rôma để bay sang phi trường quốc tế Henri Coandă-Otopeni của Bucarest.
Lúc 11:30, giờ địa phương, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni. Tưởng cũng nên biết thêm là Bucarest đi trước Rôma một giờ.
Tại đây sẽ có nghi thức chào đón Đức Thánh Cha.
Sau các nghi thức chào đón tại phi trường, Đức Thánh Cha sẽ dùng xe hơi di chuyển đến dinh Cotroceni, là Phủ Tổng Thống Rumani nơi sẽ diễn ra các nghi thức đón tiếp chính thức tại tiền đình của dinh này.
Tiếp theo đó là các cuộc hội kiến của ngài với Tổng thống Klaus Iohannis và sau đó với nữ thủ tướng Viorica Dăncilă.
Lúc 13 giờ, Ðức Thánh Cha sẽ gặp chính quyền, các đại diện xã hội dân sự và ngoại giao đoàn cũng tại Phủ Tổng Thống Cotroceni.
Lúc 15:45, Ðức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ Ðức Thượng Phụ Giáo Chủ Chính Thống Rumani, và Thánh Hội Đồng của Giáo Hội này tại Tòa Thượng Phụ.
Sau diễn từ của Đức Thánh Cha là Kinh Lạy Cha tại nhà thờ chính tòa mới của Giáo Hội Chính Thống Rumani nằm kế bên Tòa Thượng Phụ.
Sau đó, Ðức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo tại Nhà thờ Chính Tòa Thánh Giuse của thủ đô Bucarest.
Thứ Bẩy 1 tháng Sáu 6
Lúc 9g sáng thứ Bẩy, 1 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Bacau.
Đến nơi lúc 10:10, Đức Thánh Cha sẽ dùng trực thăng để bay đến vận động trường Sumuleu-Ciuc, rồi từ đó di chuyển bằng xe hơi đến đền thánh Ðức Mẹ Sumuleu-Ciuc để cử hành thánh lễ cho các tín hữu Công Giáo.
Ban chiều, Ðức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Iasi và viếng thăm Nhà thờ chính tòa Ðức Maria Nữ Vương của giáo phận địa phương.
Lúc 17:25, ngài sẽ gặp gỡ giới trẻ tại quảng trường trước Tòa Nhà Văn hóa tại Iasi.
Lúc 19g, Đức Thánh Cha đáp máy bay trở về thủ đô Bucarest.
Lúc 20g, Đức Thánh Cha sẽ đến phi trường Henri Coandă-Otopeni.
Chúa Nhật 2 tháng Sáu
Lúc 9h sáng Chúa Nhật 2 tháng 6, Ðức Thánh Cha sẽ đáp máy bay đến phi trường Sibiu. Sau 40 phút bay, ngài đến nơi. Từ đây, Đức Thánh Cha dùng trực thăng bay đến thành phố Blaj để chủ sự thánh lễ tuyên phong chân phước cho 7 Giám Mục Công Giáo Rumani tử đạo dưới thời cộng sản.
Lúc 13:20, Đức Thánh Cha sẽ dùng bữa trưa với đoàn tùy tùng trước khi có cuộc gặp gỡ với cộng đoàn người du mục Rom tại vận động trường thành phố Blaj.
Sau cuộc gặp gỡ này, Đức Thánh Cha đáp trực thăng tới phi trường Sibiu. Tại đây sẽ diễn ra nghi thức từ biệt, trước khi Ðức Thánh Cha đáp máy bay trở về Rôma vào lúc 17:30.
6. Tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô
Trong một tự sắc có tựa đề Communis Vita (Cuộc sống cộng đoàn), Đức Thánh Cha Phanxicô đã sửa đổi bộ Giáo Luật để bao gồm việc sa thải gần như tự động đối với những tu sĩ vắng mặt quá 12 tháng mà không có sự cho phép từ cộng đoàn của họ.
Sự thay đổi sẽ có hiệu lực vào ngày 10 tháng Tư và không có hiệu lực hồi tố. Đức Tổng Giám Mục Jose Rodriguez Carballo, tổng thư ký của Bộ Đời Sống Thánh Hiến Và Các Hiệp Hội Đời Sống Tông Đồ cho biết như trên. Tài liệu giải thích của Đức Tổng Giám Mục đã được công bố vào ngày 26 tháng Ba cùng với tự sắc Communis Vita của Đức Thánh Cha Phanxicô.
Khoản giáo luật số 694 của bộ Giáo Luật hiện nay, sau khi sửa đổi, có nội dung như sau:
Triệt 1: Các thành phần sau đây đương nhiên bị trục xuất, bởi chính hành động của họ: những kẻ đã lìa bỏ đức tin Công Giáo một cách tỏ tường; những kẻ đã kết hôn hoặc mưu toan kết hôn, dù là kết hôn nhân dân sự; những kẻ đã vắng mặt bất hợp pháp khỏi nhà dòng suốt 12 tháng liên tiếp, theo định nghĩa trong khoản giáo luật số 665, triệt 2, về tình trạng thất tung.
Triệt 2. Trong các trường hợp ấy, sau khi thu thập các bằng chứng, Bề Trên Thượng Cấp cùng với Hội đồng cố vấn không nên chần chờ tuyên bố sự kiện, để việc trục xuất trở thành minh bạch về mặt pháp lý.
Triệt 3. Trong trường hợp vắng mặt bất hợp pháp quá 12 tháng như nói ở triệt 1, số 3, để có công hiệu pháp lý, lời tuyên bố phải được Tòa Thánh phê chuẩn; đối với các dòng thuộc giáo phận, việc phê chuẩn thuộc về thẩm quyền của Giám Mục bản quyền nơi có trụ sở chính của nhà dòng”.
Trích dẫn khoản giáo luật số 665, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng: “Đời sống cộng đoàn là một yếu tố thiết yếu của đời sống tu trì và các tu sĩ phải sống trong nhà của dòng mình và không được vắng mặt ngoại trừ với sự cho phép của cấp trên.”
Ngài phàn nàn rằng “Thật không may, kinh nghiệm trong vài năm gần đây đã chứng minh rằng có những tình huống mà các thành viên của các dòng rời khỏi cộng đoàn mà họ được chỉ định, không vâng lời cho cấp trên và khiến cho nhà dòng không thể liên lạc với mình.”
Sau sáu tháng vắng mặt như vậy, bộ Giáo Luật đã chỉ thị và tiếp tục hướng dẫn cấp trên phải làm mọi thứ có thể được để tìm kiếm và giúp họ trở lại và kiên trì theo đuổi ơn gọi của mình.
Đức Tổng Giám Mục Rodriguez cho biết hầu hết các trường hợp vắng mặt kéo dài như vậy liên quan đến những tu sĩ nam nữ được cho phép tạm thời vắng mặt, nhưng họ ra đi không bao giờ trở lại.
Trừ khi họ chính thức yêu cầu hủy bỏ lời thề của mình hoặc xin được rút lui khỏi dòng, về mặt pháp lý, họ vẫn là một phần của nhà dòng. “Trong tình trạng như thế, khi chưa bị tách biệt một cách hợp pháp, họ có thể gây gương mù trong những tình huống họ không sống phù hợp với đời sống tu trì, hoặc thậm chí thể hiện những hành vi trái ngược với đời sống ấy.”
Cuộc sống của họ bên ngoài cộng đoàn, cũng có thể gây ra những hệ quả kinh tế gây hại cho nhà dòng, đó là lý do tại sao Giáo Hội cần có một quy trình trục xuất.
7. Giáo hội Úc hướng tới Công đồng Toàn thể năm 2020.
Hội thảo “Sứ mệnh: một trái tim, nhiều tiếng nói” dự kiến diễn ra từ ngày 13 đến 15 tháng 5 năm 2019 tại Sydney mang lại cho các tham dự viên “một cơ hội để lắng nghe và phân định, chuẩn bị cho Công đồng Toàn thể năm 2020, một thời gian của đối thoại và suy tư về tương lai của Giáo Hội Công Giáo Úc”.
Trên đây là những điều được một nữ giáo dân Úc, bà Lana Turvey-Collins thông tin cho Hãng tin Fides, thuộc Bộ Truyền giáo. Bà Lana Turvey-Collins là một trong số những người tổ chức Công đồng Toàn thể năm 2020 và sự kiện tháng 5 năm 2019. Chủ đề của sự kiện tập trung vào những thách thức loan báo Tin Mừng cho Giáo Hội Công Giáo tại Châu lục mới. Sự kiện được tổ chức với sự cộng tác của “Catholic Mission”, Ban Giám đốc Quốc gia của Các Hội giáo hoàng truyền giáo tại Úc. Việc suy tư cũng sẽ hữu ích trong cái nhìn của việc cử hành Tháng Truyền giáo Ngoại thường, được Ðức Giáo hoàng công bố vào tháng 10 năm 2019.
Trong hội nghị truyền giáo sắp tới, bà Turvey-Collins cùng với chủ tịch Công đồng Toàn thể, Ðức Tổng giám mục Timothy Costelloe sẽ tiến hành một lớp học, mục đích khuyến khích những suy tư về cái nhìn của người Công Giáo trong xã hội Úc, chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ năm 2020. Mọi người từ các cộng đồng khác nhau và các chi nhánh của Giáo hội sẽ tập trung vào việc suy tư: “Hội nghị: một trái tim, nhiều tiếng nói”.
Bà Turvey-Collins giải thích: “Giai đoạn chuẩn bị của Công đồng, bắt đầu vào tháng 5 năm 2018 và dựa trên các cuộc gặp gỡ đối thoại và lắng nghe, được tổ chức trên toàn lãnh thổ Úc, liên hệ đến hơn 68,000 người. Bà nói: “Chúng tôi rất biết ơn tất cả những người đã đóng góp bằng cách chia sẻ lịch sử và kinh nghiệm đức tin của họ. Các cuộc gặp gỡ cởi mở, lắng nghe và đối thoại là một kinh nghiệm phong phú và hiệu quả cho tất cả chúng tôi”.
Công đồng Toàn thể sẽ được tổ chức thành hai phiên: lần thứ nhất dự kiến vào tháng 10 năm 2020, trong khi lần thứ hai sẽ được tổ chức vào tháng 5 năm 2021. Sự lựa chọn chia cuộc gặp thành hai thời điểm là do mong muốn giúp phân định sâu hơn về các vấn đề được giải quyết trong giai đoạn đầu.
8. Giáo sư Massimo Faggioli nhận định rằng Hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội đang sụp đổ ngay trước mắt chúng ta
Trong bài “The End of an Era?” – “Sự kết thúc của một kỷ nguyên?”, được đăng trên tờ Commonweal Magazine ngày 25 tháng 3 năm 2019, Massimo Faggioli, sử gia về lịch sử Giáo Hội, giáo sư Thần Học và Khoa Học Tôn Giáo của Đại Học Villanova ở Philadelphia Hoa Kỳ, cảnh báo rằng cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đang định nghĩa lại chủ quyền của Giáo Hội.
Ông cảnh báo rằng chủ nghĩa thế tục đang hung hăng lạm dụng tội lỗi lạm dụng tính dục để tung ra các tấn kích nghiêm trọng đến mức Nước Đức Giáo Hoàng như chúng ta thấy hiện nay có thể bị xóa sổ. Ông viết như sau:
Mối quan hệ giữa quyền bính của Đức Giáo Hoàng trong Giáo Hội và quyền lực chính trị của nhà nước đã được xác định trong nhiều thế kỷ qua bằng các phương thức ngoại giao, chính sách đối ngoại, và cả các cuộc cách mạng bạo lực, lẫn các cuộc thảo luận hòa bình trong các nghị viện. Bây giờ, vì cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục, mối quan hệ này đang được định nghĩa lại bởi hệ thống tư pháp hình sự của nhà nước thế tục.
Bản án của Đức Hồng Y George Pell bởi một tòa án Úc liên quan đến cáo buộc lạm dụng tình dục đối với trẻ vị thành niên, và bản án của Đức Hồng Y Philippe Barbarin bởi một tòa án Pháp vì đã không báo cáo một linh mục lạm dụng, cùng nhau đánh dấu một chương mới trong mối quan hệ giữa Giáo Hội và nhà nước. Hãy tưởng tượng nếu chúng ta có một Cơ Mật Viện bầu giáo hoàng trong tương lai gần, thì đó có thể là Cơ Mật Viện đầu tiên trong lịch sử hiện đại, nơi ít nhất một trong số các Hồng Y cử tri không thể bỏ phiếu vì ngài đang phải đứng sau song sắt (Đức Hồng Y Barbarin vẫn được tự do trong tiến trình kháng cáo). Một trường hợp gần tương tự là trường hợp của Đức Hồng Y József Mindszenty của Hung Gia Lợi. Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt hoàn toàn: Đức Hồng Y Mindszenty không thể tham dự các Cơ Mật Viện vào những năm 1958 và 1963 vì ngài đang tị nạn chính trị tại Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Budapest. Trước đó, Đức Hồng Y Mindszenty đã bị chế độ Cộng sản Hung Gia Lợi bắt giữ vì lý do chính trị, chứ không phải là tội phạm thông thường hay hình sự. Các ví dụ khác có thể xuất hiện trong tâm trí là trường hợp Napoléon bắt giữ Đức Giáo Hoàng Piô VII từ năm 1809 đến 1814; Đức Cha Clemens August von Droste-Vischering, Tổng Giám Mục Köln bị chính phủ Phổ bắt năm 1837; nhiều giám mục khác đã phải trải qua nhiều năm hoặc thậm chí nhiều thập kỷ trong các nhà tù của chế độ Cộng sản, ví dụ như ở Ukraine, Trung Quốc và Việt Nam. Tất cả những trường hợp này rõ ràng rất khác với trường hợp của các Đức Hồng Y Pell và Barbarin, về phương diện các phán quyết chống lại các ngài.
Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chủ nghĩa thế tục có thể “lạm dụng” lạm dụng để mở lại những gì từng được gọi là “Quaestio Romana” – “Vấn đề Rôma” [tức là vấn đề quyền bính trần thế của Đức Giáo Hoàng - chú thích của người dịch]”.
Hai trường hợp trên có ý nghĩa biểu tượng rất lớn trong một Giáo Hội nơi các biểu tượng là quan trọng. Viễn tượng một Hồng Y vắng mặt trong Cơ Mật Viện vì ngài bị tống giam vì cáo buộc lạm dụng tình dục, hoặc che đậy sự lạm dụng đó, là một biểu tượng cho thấy một cách rõ rệt toàn bộ hệ thống bảo vệ định chế Giáo Hội Công Giáo, là một hệ thống được xây dựng dựa trên hiện trạng, quyền miễn trừ, và các đặc quyền đang sụp đổ trước mắt chúng ta. Điều làm cho biểu tượng này thêm sâu sắc là sự nổi bật của cả hai vị Hồng Y Pell và Barbarin. Đức Hồng Y Pell là một đại diện cao cấp của một nền văn hóa Công Giáo đặc thù trong thế giới nói tiếng Anh muốn tái xây dựng một Giáo Hội quả quyết, hơn khả năng chống lại chủ nghĩa thế tục. Đức Hồng Y Barbarin là Tổng Giám Mục Lyon, quê hương của trường đại học Dòng Tên Fourvière, một trong những biểu tượng của Công Giáo Pháp hiện đại. Một trong những nhà thần học Dòng Tên quan trọng nhất từ trước đến nay, Henri de Lubac, đã nghiên cứu và giảng dạy tại Fourvière.
Hai trường hợp pháp lý này (và những trường hợp khác có khả năng sẽ xảy ra) nêu ra một vấn nạn quan trọng cho Giáo Hội liên quan đến những mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Cuộc đụng độ giữa Giáo Hội Công Giáo và các cuộc cách mạng vào cuối thế kỷ thứ mười tám và giữa thế kỷ mười chín đã đạt đến một sự dàn xếp tạm thời kéo dài từ khoảng thời gian của Công Đồng Vatican I cho đến gần đây. Hình thù của sự dàn xếp này được xác định bởi một chuỗi dài các sự kiện chính trị và thần học. Sự kiện đầu tiên trong số đó là tuyên bố về quyền tối thượng của Đức Giáo Hoàng tại Công Đồng Vatican vào năm 1870, cùng với sự trỗi dậy của một “chủ nghĩa quyền tối thượng tự do của Đức Giáo Hoàng” trong đó chấp nhận sự khác biệt giữa các lĩnh vực thần học và chính trị, tôn trọng chủ quyền của nhà nước, và tiến đến việc tạo ra của một quyền lực tinh thần độc lập với nhà nước và thu gọn quyền bính trần thế Đức Giáo Hoàng trong một lãnh thổ với chủ quyền của riêng mình. Tiếp theo đó là các giải pháp cho “Vấn đề Rôma” với sự ra đời của Nhà nước Thành phố Vatican vào năm 1929; thời đại của các hiệp ước trong thế kỷ XX; sự chấp nhận dân chủ và nhà nước lập hiến tại Vatican II; và sự chấp nhận sau Công Đồng Vatican II cuộc chiến chống lại các chế độ độc tài, ủng hộ nhân quyền và tự do. Trọng tâm của thời kỳ Vatican I đến Vatican II là giả định cho rằng trong tương lai, sẽ có một mối quan hệ hợp tác chặt chẽ, thân thiện giữa Giáo Hội và nhà nước, mỗi bên sẽ tôn trọng chủ quyền của nhau.
Những diễn biến mới nhất của cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục, cả ở cấp quốc gia và toàn cầu, đặt lại vấn đề đối với dàn xếp này. Giờ đây, cuộc khủng hoảng lạm dụng đã đến với Vatican, với các trường hợp của McCarrick, Đức Hồng Y Pell và Đức Hồng Y Barbarin, tình trạng pháp lý lâu nay không bị nghi ngờ của Tòa Thánh và chủ quyền của Nhà nước Thành phố Vatican một lần nữa có thể bị thách thức. Với uy tín đạo đức của Vatican bị hư hại sâu sắc, chúng ta có thể thấy việc mở lại những gì từng được gọi là “Vấn đề Rôma”.
Quyết định của Đức Bênêđíctô XVI tiếp tục sống ở Vatican sau khi ngài từ chức cũng cần được giải thích theo làn sóng các vụ tai tiếng liên quan đến chính quyền trung ương của Giáo Hội Công Giáo. Không phải chỉ một mình Đức Bênêđíctô: Đức Hồng Y Sodano và Bertone, từng là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh dưới thời Đức Gioan Phaolô II và Đức Bênêđíctô, cũng đã chọn sống ở Vatican, và đã im lặng đáng kể trong vài tháng qua. Tấm khiên được cung cấp bởi vị thế quốc tế của Tòa Thánh có thể bị thay đổi một ngày nào đó, dù điều đó là không thể tưởng tượng được đối với một số người. Xét cho cùng, địa vị pháp lý hiện tại của Vatican cũng chỉ mới đạt được gần đây. Trong cuốn Vatican I: Công Đồng và việc hình thành Giáo Hội Quyền Bính Giáo Hoàng , John W. O'Malley nhắc nhở chúng ta rằng “các vị giáo hoàng của thế kỷ XIX, giống như các vị tiền nhiệm của họ trong nhiều thế kỷ, đều coi Nước Đức Giáo Hoàng, và đặc biệt là thành phố Rôma, như một nơi thánh thiêng, một di sản thiêng liêng không bao giờ có thể đầu hàng. Đức Piô IX là vị Giáo Hoàng tin vào điều này mạnh nhất”. Nhưng sau gần một ngàn năm lịch sử, Nước Đức Giáo Hoàng đã đi đến hồi kết thúc một cách bất ngờ. Giáo Hội Công Giáo có trên hai nghìn năm tuổi, nhưng Nhà nước Thành phố Vatican chỉ mới chín mươi tuổi. Không có lý do để cho rằng Nhà nước ấy sẽ tồn tại như hiện nay vĩnh viễn.