Cái Đà Và Cái Rác
(CN VIII TN C)
“Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? (Lc 6,39). Một lời khẳng định dưới dạng nghi vấn thì như bắt buộc người nghe phải nhìn nhận. Quả thật chân lý Chúa Giêsu nói là hiển nhiên. Một sự thật tự nó rõ ràng thì không cần phải nhấn mạnh. Điều Chúa Giêsu muốn thực sự nói đó là có nhiều người đang mù mà cứ tưởng mình sáng và đáng quan ngại hơn đó là nhiều người bị “quáng gà” qua hình ảnh “cái đà ở trong mắt” mà cứ tưởng mình trông thấy rõ ràng và rồi bình thản, vô tư đi hướng dẫn kẻ khác. Việc hướng dẫn tha nhân xét về mặt tiêu cực đó là sửa sai, cảnh báo tha nhân về những mê lầm, sai lạc hay tội ác của họ và về mặt tích cực thì đó là khích lệ, động viên, hướng dẫn tha nhân sống quảng đại với chí cống hiến qua các bậc sống hay qua những sứ vụ cao cả để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ đồng loại…
Sửa dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội là điều tất yếu phải thực thi nếu chúng ta muốn sống đức yêu thương mà Giáo Hội đã minh định rõ chúng trong các mối thương người (thương linh hồn bảy mối). Có thể luận lý rằng điều quan trọng là nội dung lời sửa dạy, răn bảo chứ không nhất thiết cần phải hoàn hảo rồi mới được quyền sửa bảo tha nhân. Điều này quả là không sai nhưng nếu bản thân chúng ta không tự sửa mình trước thì rất có thể việc sửa bảo của chúng ta sẽ dễ bị lệch chuẩn. Cái đà đang còn ở trong mắt mình thì làm sao chúng ta có thể thấy rõ cái rác trong mắt anh em. Hơn nữa khi bản thân không tích cực sửa sai mình thì việc mình sửa bảo tha nhân có thể nghiêng chiều mục đích phê phán, xét đoán hơn là xây dựng, và cũng có thể nhằm mục đích che đậy tội của mình khi cố tình moi móc lầm lỗi của tha nhân. Đây là trường hợp của một số biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu đã bị Người thẳng thừng gọi là “đồ giả hình”. Một vấn đề đặt ra là ai dám tự hào mình hoàn hảo để có thể sửa bảo tha nhân? Chắc chắn trong phận thụ tạo, ngoài Mẹ Maria ra thì chẳng một ai là hoàn hảo, chính vì thế điều kiện thực tiễn xem ra có thể chấp nhận đó là bản thân chúng ta biết nỗ lực sửa đổi, canh tân. Và khi một người đã quyết chí canh tân, thay đổi một cách nào đó thì họ được quyền sửa dạy tha nhân.
Giúp tha nhân hướng thượng trong sự quảng đại và chí cống hiến là một điều tốt đáng làm và đáng trân trọng. Tuy nhiên ở lãnh vực này thì đòi hỏi người hướng dẫn cần sáng suốt và ngay chính hơn nhiều. Sai lầm của những người trong vai trò lãnh đạo thì gây họa và di hại cho tha nhân cho xã hội nhiều điều xấu xa và tệ hại cách lâu dài và hậu quả thật khó khắc phục cũng như khó sửa chữa ngày một ngày hai. Vì lý do này mà chúng ta thấy Chúa Giêsu dường như kịch liệt lên án nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ với những lời lẽ gay gắt “khốn cho các ngươi, khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái…”. Có thể nhận ra nguyên nhân những sai lầm của nhiều nhà lãnh đạo xã hội và tôn giáo xưa lẫn nay đó là sự cao ngạo, tự tôn và sự tham lam ích kỷ vô độ.
Một hệ quả khó lường của sự tự tôn, tự kiêu đó là dễ phạm sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cho tha nhân. Và nếu người tự kiêu, tự tôn đang giữ vị trí cao, đang nắm vai trò lớn trong xã hội hoặc trong tập thể tôn giáo thì còn đáng quan ngại hơn nhiều. Sai lầm là thân phận con người, một chuyện thường tình dễ thứ tha. Nhưng việc khắc phục hậu quả là một vấn đề nan giải, nhất là khi hậu quả ấy lại di hại cho đám đông dân chúng, đặc biệt những người yếu hèn, thấp cổ, bé phận.
Chuyện mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố thì có thể xảy ra, nhưng chỉ là biến cố nhất thời và không kéo dài lâu. Cái tai hại hơn cả đó là cái sự “quáng gà” của những người đang trong vai vế hướng dẫn kẻ khác. Biết một cách phiếm diện, biết một chiều, biết chưa rõ mà những tưởng rằng mình đã biết đủ đầy, biết rõ toàn diện thì bản thân không dễ nhận ra sai lầm của mình và tha nhân nhiều khi cũng khó phát hiện.
Sự tham lam, ích kỷ vô độ cũng là một nguyên nhân gây ra không biết bao nhiêu sự sai lầm của rất nhiều người, nhất là khi họ có quyền lực trong tay để phục vụ cho sự tham lam của họ. Các chế độ độc quyền, độc tài đều sinh ra vô số sự độc ác cho nhân loại mà lịch sử đã minh chứng. Một trong những tiến bộ của xã hội loài người đó là quy định hạn kỳ của những chức vị lãnh đạo. Và một điểm tích cực của nó là giới hạn những sai lầm của các vị lãnh đạo, nếu có. Chúng ta cũng có thể nhận ra xu hướng tiến bộ này đã và đang hình thành ngay trong cả sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo mà rõ nét nhất là trong các Hội Dòng.
Chuyện cái đà trong mắt mình và cái rác trong mắt tha nhân là chuyện thường tình của kiếp người xưa lẫn nay. Tuy nhiên không được xem nhẹ, xí xóa hay bỏ qua nó, khi lợi ích và hạnh phúc của tha nhân vì thế mà bị tổn hại.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
(CN VIII TN C)
“Người mù có thể dẫn người mù được chăng? Cả hai lại không sa xuống hố ư? (Lc 6,39). Một lời khẳng định dưới dạng nghi vấn thì như bắt buộc người nghe phải nhìn nhận. Quả thật chân lý Chúa Giêsu nói là hiển nhiên. Một sự thật tự nó rõ ràng thì không cần phải nhấn mạnh. Điều Chúa Giêsu muốn thực sự nói đó là có nhiều người đang mù mà cứ tưởng mình sáng và đáng quan ngại hơn đó là nhiều người bị “quáng gà” qua hình ảnh “cái đà ở trong mắt” mà cứ tưởng mình trông thấy rõ ràng và rồi bình thản, vô tư đi hướng dẫn kẻ khác. Việc hướng dẫn tha nhân xét về mặt tiêu cực đó là sửa sai, cảnh báo tha nhân về những mê lầm, sai lạc hay tội ác của họ và về mặt tích cực thì đó là khích lệ, động viên, hướng dẫn tha nhân sống quảng đại với chí cống hiến qua các bậc sống hay qua những sứ vụ cao cả để phụng sự Thiên Chúa, phục vụ đồng loại…
Sửa dạy kẻ mê muội, răn bảo kẻ có tội là điều tất yếu phải thực thi nếu chúng ta muốn sống đức yêu thương mà Giáo Hội đã minh định rõ chúng trong các mối thương người (thương linh hồn bảy mối). Có thể luận lý rằng điều quan trọng là nội dung lời sửa dạy, răn bảo chứ không nhất thiết cần phải hoàn hảo rồi mới được quyền sửa bảo tha nhân. Điều này quả là không sai nhưng nếu bản thân chúng ta không tự sửa mình trước thì rất có thể việc sửa bảo của chúng ta sẽ dễ bị lệch chuẩn. Cái đà đang còn ở trong mắt mình thì làm sao chúng ta có thể thấy rõ cái rác trong mắt anh em. Hơn nữa khi bản thân không tích cực sửa sai mình thì việc mình sửa bảo tha nhân có thể nghiêng chiều mục đích phê phán, xét đoán hơn là xây dựng, và cũng có thể nhằm mục đích che đậy tội của mình khi cố tình moi móc lầm lỗi của tha nhân. Đây là trường hợp của một số biệt phái và luật sĩ thời Chúa Giêsu đã bị Người thẳng thừng gọi là “đồ giả hình”. Một vấn đề đặt ra là ai dám tự hào mình hoàn hảo để có thể sửa bảo tha nhân? Chắc chắn trong phận thụ tạo, ngoài Mẹ Maria ra thì chẳng một ai là hoàn hảo, chính vì thế điều kiện thực tiễn xem ra có thể chấp nhận đó là bản thân chúng ta biết nỗ lực sửa đổi, canh tân. Và khi một người đã quyết chí canh tân, thay đổi một cách nào đó thì họ được quyền sửa dạy tha nhân.
Giúp tha nhân hướng thượng trong sự quảng đại và chí cống hiến là một điều tốt đáng làm và đáng trân trọng. Tuy nhiên ở lãnh vực này thì đòi hỏi người hướng dẫn cần sáng suốt và ngay chính hơn nhiều. Sai lầm của những người trong vai trò lãnh đạo thì gây họa và di hại cho tha nhân cho xã hội nhiều điều xấu xa và tệ hại cách lâu dài và hậu quả thật khó khắc phục cũng như khó sửa chữa ngày một ngày hai. Vì lý do này mà chúng ta thấy Chúa Giêsu dường như kịch liệt lên án nhiều nhà lãnh đạo Do Thái thời bấy giờ với những lời lẽ gay gắt “khốn cho các ngươi, khốn cho các ngươi, hỡi những luật sĩ và biệt phái…”. Có thể nhận ra nguyên nhân những sai lầm của nhiều nhà lãnh đạo xã hội và tôn giáo xưa lẫn nay đó là sự cao ngạo, tự tôn và sự tham lam ích kỷ vô độ.
Một hệ quả khó lường của sự tự tôn, tự kiêu đó là dễ phạm sai lầm gây hậu quả nghiêm trọng cho chính bản thân và cho tha nhân. Và nếu người tự kiêu, tự tôn đang giữ vị trí cao, đang nắm vai trò lớn trong xã hội hoặc trong tập thể tôn giáo thì còn đáng quan ngại hơn nhiều. Sai lầm là thân phận con người, một chuyện thường tình dễ thứ tha. Nhưng việc khắc phục hậu quả là một vấn đề nan giải, nhất là khi hậu quả ấy lại di hại cho đám đông dân chúng, đặc biệt những người yếu hèn, thấp cổ, bé phận.
Chuyện mù dẫn mù, cả hai lăn cù xuống hố thì có thể xảy ra, nhưng chỉ là biến cố nhất thời và không kéo dài lâu. Cái tai hại hơn cả đó là cái sự “quáng gà” của những người đang trong vai vế hướng dẫn kẻ khác. Biết một cách phiếm diện, biết một chiều, biết chưa rõ mà những tưởng rằng mình đã biết đủ đầy, biết rõ toàn diện thì bản thân không dễ nhận ra sai lầm của mình và tha nhân nhiều khi cũng khó phát hiện.
Sự tham lam, ích kỷ vô độ cũng là một nguyên nhân gây ra không biết bao nhiêu sự sai lầm của rất nhiều người, nhất là khi họ có quyền lực trong tay để phục vụ cho sự tham lam của họ. Các chế độ độc quyền, độc tài đều sinh ra vô số sự độc ác cho nhân loại mà lịch sử đã minh chứng. Một trong những tiến bộ của xã hội loài người đó là quy định hạn kỳ của những chức vị lãnh đạo. Và một điểm tích cực của nó là giới hạn những sai lầm của các vị lãnh đạo, nếu có. Chúng ta cũng có thể nhận ra xu hướng tiến bộ này đã và đang hình thành ngay trong cả sinh hoạt của Giáo Hội Công Giáo mà rõ nét nhất là trong các Hội Dòng.
Chuyện cái đà trong mắt mình và cái rác trong mắt tha nhân là chuyện thường tình của kiếp người xưa lẫn nay. Tuy nhiên không được xem nhẹ, xí xóa hay bỏ qua nó, khi lợi ích và hạnh phúc của tha nhân vì thế mà bị tổn hại.
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột