Hòa Lan –Khí Cụ Bình An
Tết Kỷ Hợi của một số quốc gia châu Á trong đó có Việt Nam đã qua nhưng dư âm củaTết vẫn còn như người Việt thường hay nói: “Tết 3 ngày nhưng Xuân thì 3 tháng”. Người Việt ở hải ngoại không thể mừng Tết đúng ngày như ở trong nước mà chỉ có thể cùng nhau tổ chức vào những ngày cuối tuần. Những người Việt Công Giáo ở Hòa Lan cũng có một ngày chung cho toàn giáo xứ tòng nhân vào ngày đầu Chúa Nhật của tháng Hai dù ngày đó bên Việt Nam mới là ngày áp Tết âm lịch. Mọi người được gặp nhau tạ ơn Chúa trong thánh lễ đồng tế, cùng thưởng thức những món ăn mang đậm nét ẩm thực Việt, cùng chúc cho nhau những lời chúc Xuân với những bao lì xì cho các em nhỏ và cùng hát cho nhau nghe những ca khúc mùa xuân. Hi vọng năm Con Heo Vàng 2019 đem lại nhiều may mắn và bình an cho mọi người.
Tháng Hai thời tiết ở Hòa Lan bắt đầu ấm trở lại và những ngày vừa qua trời trong xanh thật đẹp với những tia nắng vàng sưởi ấm những cành cây trơ trụi như muốn thổi luồng sinh khí mới chuẩn bì chào đón mùa xuân thực sự.
Những công việc mục vụ cũng trở lại bình thường và người Công Giáo chuẩn bị chào đón Mùa Chay. Cộng đoàn nói tiếng Papiamento thuộc các sắc dân Curaçao, Aruba ở vùng Caribe Nam Mỹmuốn chúng tôi giúp họ nhiều hơn nữa nhưng chúng tôi phải cân nhắc thật nhiều vì trong số họ có những người thuộc nhóm Thánh Linh Đặc Sủng rất cuồng nhiệt muốn lấn át những nhóm khác, và nếu như thế rất dễ gây bất hòa trong cộng đoàn khi linh mục nghiêng về một phía.
Sống và làm việc với các sắc dân và người bản xứ nơi đây dần dần chúng tôi hiểu thêm về phong tục và văn hóa của họ. Người bản xứ Hòa Lan dù rất văn minh và sống trong thời đại 4.0, họ vẫn luôn nhớ về những lễ hội truyền thống gắn liền với những địa danh, những con đường đã đi vào lịch sử. Một quốc gia nhỏ bé về địa lý nhưng rất vững mạnh về kinh tế và tinh thần dân tộc rất cao dù sống bên cạnh những quốc gia lớn. Bởi thế, khi chúng tôi học về Kennis Nederlandse Maatschappij (Hiểu biết về xã hội Hòa Lan) cho người nước ngoài muốn làm việc ở đây chúng tôi mới nhớ lại câu nói của người xưa: “Vô tri bất mộ”, không biết thì không yêu. Người Hòa Lan rất thực tế nên việc giáo dục cho học sinh từ cấp tiểu học đến đại học đều dựa trên thực tiễn chứ không chỉ là một mớ lý thuyết suông. Yêu tổ quốc là biết từng con sông, từng cánh đồng, những con đường, những thành phố… cách cụ thể nơi họ đang sống chứ không phải là yêu một mớ lý thuyết trừu tượng thường được dạy trong các trường của những chế độ độc tài. Họ yêu màu da cam và sống chết với màu da cam trong những cuộc tranh tài quốc tế đều có lịch sử của nó. Dù có những lúc bản thân chúng tôi cảm thấy không thích hợp khi sống và làm mục vụ ở đây vì có lẽ mình còn hai lúa quá, chúng tôi phải công nhận là quốc gia này rất đáng sống vì người ta có miệng ăn, có miệng nói và có thể làm bất cứ điều gì mà luật không cấm vì ai cũng tuân thủ luật pháp.
Những ngày qua tại Vatican đã diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh về bảo vệ trẻ em trong Giáo hội với sự tham dự của tất cả các chủ tịch hội đồng giám mục trên thế giới, các vị bề trên tổng quyền và các chuyên viên do Đức Thánh Cha Phanxico chủ trì. Phải nói hội nghị lần này khiến nhiều người Công Giáo chúng ta rất đau lòng khi biết sự thật về những chuyện đã xảy ra trong Giáo Hội.Những người hiểu biết thì tự đấm ngực và có cái nhìn cảm thông để tiếp tục cầu nguyện cho sự thánh thiện của Giáo hội. Những người khác, nhất là những người từng chống đối Giáo hội được dịp lên án, đả kích qua những bài viết, bài phân tích, những cuộc phỏng vấn nhằm muốn hạ gục Giáo hội mà đứng đầu là Đức Thánh Cha và những người kế vị các Tông đồ. Truyền thông quả là lợi hại khi đi vào tận ngõ ngách của những nơi mà tưởng chừng không ai biết đến như các trại dưỡng lão, bệnh viện… Những người theo trường phái hoài nghi thì cho rằng hội nghị thượng đỉnh lần này chẳng qua là chiếu lệ để rồi Giáo hội lại tiếp tục che dấu những cái sai dù Đức Thánh Cha đã rất minh bạch và đưa ra những hành động cụ thể để giải quyết các trường hợp nhức nhối này. Những người già nơi chúng tôi làm việc thiện nguyện cũng bàn tán rôm rả chuyện này và tỏ ra rất bực tức với những chức sắc trong giáo hội dù có người không hiểu nhiều về câu chuyện. Bản thân chúng tôi cảm thấy rất đau khi ai đó nói xấu hay đả phá về Giáo hội như là cha mẹ mình dù biết rằng Giáo hội này là của Chúa Kitô nhưng chỉ vài phần tử trong Giáo Hội đã và đang làm hoen ố hình ảnh thánh thiện này.
Những ngày cuối tháng Hai thế giới lại phải chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn ở Venezuela, một quốc gia châu Mỹ Latinh nhiều dẩu mỏ nhưng sống trong tình trạng đói kém và hàng triệu người dân phải bỏ nước ra đi vì loạn lạc và bất ổn chính trị. Đến giờ chúng tôi mới thấm thía hai chữ “chạy giặc” khốn khổ biết dường nào đối với người dân từng xuất khẩu dần hỏa giàu có ở Venezuela. Người ta thường nói một lãnh đạo khôn ngoan, tài ba luôn vì nước vì dân thì quốc gia hưng thịnh, dân hưởng thái bình. Còn một lãnh đạo chỉ tham quyền, tiếm vị lúc nào cũng lo sợ mất chức thì quốc gia suy vong và dân tộc lầm than.Những chinh thể độc tài sẽ phải trả giá cho sự ngông cuồng của mình khi không biết lắng nghe tiếng nói của dân chúng và cộng đồng quốc tế nhưng thấy thương cho dân lành vô tội phải gánh chịu những hậu quả về cách hành xử bệnh hoạn của những kẻ độc tài. Nhìn những xe hàng viện trợ bị đốt cháy khi băng qua biên giới cứu trợ khẩn cấp cho người dân và những cuộc đụng độ của người dân với lực lượng vũ trang trung thành với kẻ độc tài khát máu mà thấy xót xa. Dẫu biết rằng Chúa có cách xét xử riêng của Ngài nhưng vẫn thầm mong Chúa rat ay can thiệp kịp thời để cái ác và đồng bọn của nó khiếp sợ khi thấy rằng Chúa là Đấng Quyền Năng và Công Minh.
Hai ngày cuối cùng của tháng Hai cả thế giới biết đến Việt Nam khi diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Bắc Hàn Kim Jong Un tại Hà Nội. Cùng một chữ ‘President’ nhưng lại dịch là Tổng Thống để nói về nước Mỹ và Chủ tịch để nói về Bắc Hàn. Nôm na chúng ta có thể hiểu rằng những quốc gia có tổng thống là những quốc gia “Tư Bản” dân chủ, còn những quốc gia có chủ tịch là những quốc gia “xã hội chủ nghĩa” dân chủ tập trung. Thế giới ai cũng mong muốn hòa bình ngoại trừ những nhà chính thể độc tài muốn ra oai hăm dọa chiến tranh qua những lò phản ứng hạt nhân để ăn vạ trong khi người dân lầm than cơ cực. Nhìn thấy Việt Nam qua màn ảnh nhỏ tiếp đón hai nguyên thủ quốc gia dân chủ và độc tài khi họ đặt chân đến quê hương mình và thầm mong đất nước mình thực sự hòa bình trong đó có những người lãnh đạo có tầm, có tâm và biết láng nghe tiếng nói người dân chứ đừng vì quyền lợi đảng phải mà lấn át dân chủ. Chúng tôi rất tự hào là người Việt Nam về sự cần cù, thông minh và can đảm nhưng sẽ tự hào hơn nếu có những vị lãnh đạo hết mình vì dân, vì nước và đưa quốc gia ngày một phồn vinh thật sự khi người dân có miệng ăn, miệng nói và ai cũng tôn trọng luật pháp. Ước mong cuộc gặp thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai này sẽ đem lại nhiều kết quả khi hòa bìnhthật sự đến trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực qua việc loại bỏ hoàn toàn các lò phản ứng hạt nhân.
Chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay với nghi thức xức tro vào Thư Tư tuần tới.Chủ đề của sứ điệp mùa chay năm nay Đức Thánh Cha Phanxico lấy lời Kinh Thánh Rm 8,19: “Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người”.Sứ điệp Mùa Chay năm nay nhấn mạnh mầu nhiệm cứu độ đang hoạt động trong cuộc sống chúng ta và là sức năng động chi phối lịch sử và toàn thể tạo thành. Mùa Chay kêu gọi các Kitô hữu thể hiện mạnh mẽ và cụ thể hơn mầu nhiệm vượt qua trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của mình, đặc biệt qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Ước mong mỗi người chúng ta ý thức tầm quan trọng của Mùa Chay trong việc hướng tới Mầu Nhiệm Phục Sinh giúp mỗi người chúng ta sống đúng tinh thần các mối phúc thật, nhất là mỗi người trở nên khí cụ bình an của Chúa trong cuộc sống.
Hòa Lan,27 tháng 02năm 2019–
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Tháng Hai thời tiết ở Hòa Lan bắt đầu ấm trở lại và những ngày vừa qua trời trong xanh thật đẹp với những tia nắng vàng sưởi ấm những cành cây trơ trụi như muốn thổi luồng sinh khí mới chuẩn bì chào đón mùa xuân thực sự.
Những công việc mục vụ cũng trở lại bình thường và người Công Giáo chuẩn bị chào đón Mùa Chay. Cộng đoàn nói tiếng Papiamento thuộc các sắc dân Curaçao, Aruba ở vùng Caribe Nam Mỹmuốn chúng tôi giúp họ nhiều hơn nữa nhưng chúng tôi phải cân nhắc thật nhiều vì trong số họ có những người thuộc nhóm Thánh Linh Đặc Sủng rất cuồng nhiệt muốn lấn át những nhóm khác, và nếu như thế rất dễ gây bất hòa trong cộng đoàn khi linh mục nghiêng về một phía.
Sống và làm việc với các sắc dân và người bản xứ nơi đây dần dần chúng tôi hiểu thêm về phong tục và văn hóa của họ. Người bản xứ Hòa Lan dù rất văn minh và sống trong thời đại 4.0, họ vẫn luôn nhớ về những lễ hội truyền thống gắn liền với những địa danh, những con đường đã đi vào lịch sử. Một quốc gia nhỏ bé về địa lý nhưng rất vững mạnh về kinh tế và tinh thần dân tộc rất cao dù sống bên cạnh những quốc gia lớn. Bởi thế, khi chúng tôi học về Kennis Nederlandse Maatschappij (Hiểu biết về xã hội Hòa Lan) cho người nước ngoài muốn làm việc ở đây chúng tôi mới nhớ lại câu nói của người xưa: “Vô tri bất mộ”, không biết thì không yêu. Người Hòa Lan rất thực tế nên việc giáo dục cho học sinh từ cấp tiểu học đến đại học đều dựa trên thực tiễn chứ không chỉ là một mớ lý thuyết suông. Yêu tổ quốc là biết từng con sông, từng cánh đồng, những con đường, những thành phố… cách cụ thể nơi họ đang sống chứ không phải là yêu một mớ lý thuyết trừu tượng thường được dạy trong các trường của những chế độ độc tài. Họ yêu màu da cam và sống chết với màu da cam trong những cuộc tranh tài quốc tế đều có lịch sử của nó. Dù có những lúc bản thân chúng tôi cảm thấy không thích hợp khi sống và làm mục vụ ở đây vì có lẽ mình còn hai lúa quá, chúng tôi phải công nhận là quốc gia này rất đáng sống vì người ta có miệng ăn, có miệng nói và có thể làm bất cứ điều gì mà luật không cấm vì ai cũng tuân thủ luật pháp.
Những ngày cuối tháng Hai thế giới lại phải chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn ở Venezuela, một quốc gia châu Mỹ Latinh nhiều dẩu mỏ nhưng sống trong tình trạng đói kém và hàng triệu người dân phải bỏ nước ra đi vì loạn lạc và bất ổn chính trị. Đến giờ chúng tôi mới thấm thía hai chữ “chạy giặc” khốn khổ biết dường nào đối với người dân từng xuất khẩu dần hỏa giàu có ở Venezuela. Người ta thường nói một lãnh đạo khôn ngoan, tài ba luôn vì nước vì dân thì quốc gia hưng thịnh, dân hưởng thái bình. Còn một lãnh đạo chỉ tham quyền, tiếm vị lúc nào cũng lo sợ mất chức thì quốc gia suy vong và dân tộc lầm than.Những chinh thể độc tài sẽ phải trả giá cho sự ngông cuồng của mình khi không biết lắng nghe tiếng nói của dân chúng và cộng đồng quốc tế nhưng thấy thương cho dân lành vô tội phải gánh chịu những hậu quả về cách hành xử bệnh hoạn của những kẻ độc tài. Nhìn những xe hàng viện trợ bị đốt cháy khi băng qua biên giới cứu trợ khẩn cấp cho người dân và những cuộc đụng độ của người dân với lực lượng vũ trang trung thành với kẻ độc tài khát máu mà thấy xót xa. Dẫu biết rằng Chúa có cách xét xử riêng của Ngài nhưng vẫn thầm mong Chúa rat ay can thiệp kịp thời để cái ác và đồng bọn của nó khiếp sợ khi thấy rằng Chúa là Đấng Quyền Năng và Công Minh.
Chúng ta chuẩn bị bước vào Mùa Chay với nghi thức xức tro vào Thư Tư tuần tới.Chủ đề của sứ điệp mùa chay năm nay Đức Thánh Cha Phanxico lấy lời Kinh Thánh Rm 8,19: “Muôn loài thụ tạo những ngong ngóng đợi chờ ngày Thiên Chúa mạc khải vinh quang của con cái Người”.Sứ điệp Mùa Chay năm nay nhấn mạnh mầu nhiệm cứu độ đang hoạt động trong cuộc sống chúng ta và là sức năng động chi phối lịch sử và toàn thể tạo thành. Mùa Chay kêu gọi các Kitô hữu thể hiện mạnh mẽ và cụ thể hơn mầu nhiệm vượt qua trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của mình, đặc biệt qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí. Ước mong mỗi người chúng ta ý thức tầm quan trọng của Mùa Chay trong việc hướng tới Mầu Nhiệm Phục Sinh giúp mỗi người chúng ta sống đúng tinh thần các mối phúc thật, nhất là mỗi người trở nên khí cụ bình an của Chúa trong cuộc sống.
Hòa Lan,27 tháng 02năm 2019–
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.