Trong ngày 22 tháng Hai, là ngày thứ hai trong “Hội Nghị Bảo Vệ Trẻ Vị Thành Niên Trong Giáo Hội” tại phòng họp Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới tại Vatican, sau lời nguyện ban sáng, hội nghị đã nghe 3 bài thuyết trình tập trung vào trách nhiệm giải trình (accountability) của các giám mục bản quyền và bề trên dòng trong việc giải quyết những vụ tố cáo lạm dụng.
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, Ấn Độ đã đọc bài thuyết trình đầu tiên trong ngày có nhan đề “Đoàn Thể Tính – Được sai đi cùng nhau”.
Trách nhiệm giải trình với nhau là mấu chốt của “đoàn thể tính - collegiality”. Ngài thúc giục các giám mục tạo ra và thúc đẩy ý thức trách nhiệm với nhau.
“Vì chúng ta thuộc về giám mục đoàn trong sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha, tất cả chúng ta đều phải chia sẻ trách nhiệm giải trình. Chúng ta phải tự hỏi mình có thực sự tham gia vào một cuộc đối thoại cởi mở và thành thật với các giám mục anh em hoặc các linh mục của chúng ta không, khi chúng ta nhận ra các hành vi có vấn đề nơi họ?”
“Chúng ta nên nuôi dưỡng một nền văn hóa correctio fraterna (sửa lỗi huynh đệ) cho phép chúng ta sửa lỗi cho nhau mà không xúc phạm lẫn nhau.”
Ngài cũng đưa ra nhận xét rằng tai ương lạm dụng tính dục không phải chỉ là một vấn nạn của thế giới Tây phương. Đó cũng là vấn đề tại Á Châu và Phi Châu. Đoàn Thể Tính mời gọi chúng ta xem đây là vấn đề chung của toàn Giáo Hội để tìm ra các phương thế thích hợp.
Tiếp theo, Đức Hồng Y Blaise Cupich, Tổng Giám Mục Chicago đã trình bày bài thứ hai nhan đề: “Tính Công Nghị - Phản ứng cùng nhau”, phản ảnh những điều đã được các Giám Mục Hoa Kỳ đề cập đến nhiều lần; đó là lôi cuốn sự tham gia tích cực của anh chị em giáo dân, đặc biệt là các chuyên gia giáo dân, trong các ủy ban tái xét độc lập.
Tính công nghị (synodality), được Đức Hồng Y hiểu theo nghĩa là mọi thành phần dân Chúa đều tham dự vào hoạt động của Giáo Hội, “mời gọi chúng ta hãy cứu xét rộng rãi chứng từ của anh chị em giáo dân” ngõ hầu “có thể đẩy mạnh sứ mạng chúng ta muốn chu toàn”. Cụ thể, ngài nói: “Chúng ta phải du nhập sự tham gia rộng rãi của anh chị em giáo dân vào mọi nỗ lực để nhận ra và kiến tạo những cơ cấu giải trình để phòng ngừa nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục.”
Đức Hồng Y Cupich đã trình bày một phác thảo về đề nghị “Tổng Giám Mục chính tòa”, tức là trao quyền cho vị Tổng Giám mục phụ trách giáo tỉnh quyền điều tra, truy tố và xét xử các giám mục thuộc các giáo phận trong giáo tỉnh của mình bị buộc tội sơ suất, che đậy, hoặc những vấn đề khác liên quan đến các cáo buộc lạm dụng tính dục của các linh mục trong giáo phận. Đề nghị này xem ra không được ủng hộ rộng rãi. Tại cuộc họp báo sau đó ở Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhiều ký giả chỉ ra rằng Mc Carrick từng là Tổng Giám Mục chính tòa!
Ban chiều hội nghị đã nghe bài thuyết trình thứ ba của một người phụ nữ giáo dân là Tiến Sĩ Linda Ghisoni, Phụ Tá Tổng Thư Ký của Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống. Chị trình bày đề tài: “Tính Cộng Đồng: Làm việc cùng nhau”. Bài nói chuyện của chị được đánh giá cáo vì có những ý tưởng mới mẻ và thực tiễn. Chính Đức Thánh Cha cũng đánh giá cao những ý kiến của chị.
Tiến sĩ Linda Ghisoni đã nói về tầm quan trọng của việc toàn Giáo Hội cùng nhau đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn thế giới.
Chị nói:
“Tôi tin rằng thông qua việc lắng nghe tích cực lẫn nhau, chúng ta dấn thân hoạt động để trong tương lai chúng ta không còn cần đến một cuộc họp theo kiểu khủng hoảng như cuộc họp này; và Giáo Hội, dân Chúa, có thể có khả năng, có tinh thần trách nhiệm và biết chăm sóc dịu dàng những người đã bị ảnh hưởng bởi những gì đã xảy ra để việc phòng ngừa không trở thành một kế hoạch lý tưởng hóa mà có thể trở thành một thái độ mục vụ bình thường.”
Bài nói chuyện của Tiến sĩ Ghisoni đã tập trung vào chủ đề của ngày thứ hai là trách nhiệm giải trình của các giám mục bản quyền và bề trên các dòng. Trong phần đầu tiên của bài phát biểu của mình, Ghisoni đã đề cập đến “kiến thức về lạm dụng và mức độ lạm dụng”, là điểm khởi đầu cơ bản cho trách nhiệm giải trình.
Tuy nhiên, trách nhiệm giải trình cũng phải liên quan đến một cuộc đối thoại về các quyết định được đưa ra, bao gồm cả “việc đánh giá và báo cáo” về các quyết định của các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Trách nhiệm giải trình trong Giáo Hội, theo chị, không phải là một vấn đề về các chuẩn mực xã hội học, nhưng là vấn đề về khái niệm hiệp thông trong thần học.
Những câu hỏi thần học
Điều này, theo cô, dẫn đến một số câu hỏi thần học, xoay quanh vai trò của mọi thành viên trong cộng đoàn dân Chúa, những người phải sống theo các quyền hạn và trách nhiệm xuất phát từ bí tích Rửa tội của họ, theo các điều kiện và tình trạng khác nhau của cuộc sống. Tại đây, chị đã đề cập đến tầm quan trọng của một sự hiểu biết đúng đắn về thừa tác vụ của những người được phong chức, và đặc biệt là mối quan hệ giữa các Giám mục và linh mục.
Tầm nhìn của Giáo Hội như một cộng đoàn hiệp thông - bắt nguồn từ giáo huấn của Vatican II - cũng bao hàm sự cần thiết phải có sự tương tác giữa các đặc sủng và các mục vụ khác nhau, và kêu gọi sự tham gia của toàn thể Thiên Chúa, một cách năng động.
Những gợi ý thực tế
Trong phần cuối cùng của bài nói chuyện, Tiến sĩ Ghisoni đã đưa ra các đề nghị thiết thực để thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong Giáo Hội. Điều này, theo cô, được bắt đầu với kiến thức và những nghiên cứu sâu xa hơn về các kỹ thuật đã được kiểm chứng.
Chị cũng đưa ra một số gợi ý cụ thể: những hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục các quốc gia về các thủ tục liên quan đến trách nhiệm giải trình, các hội đồng độc lập để cung cấp cho các giám mục những phản hồi; khả năng thiết lập một văn phòng trung tâm để thúc đẩy hoạt động của các hội đồng độc lập, và giúp họ hoạt động đúng đường hướng; và sửa đổi luật pháp về việc giữ bí mật trong các vấn đề của Giáo Hội. Về điểm này, Tiến sĩ Ghisoni khẳng định rằng tính minh bạch cao hơn phải được cân bằng với quyền được minh bạch.
Chị kết luận rằng:
“Những điều cần cân nhắc vừa đề cập, liên quan đến các hành động khả thi được thực hiện với tư cách là Giáo Hội, với tư cách là dân Chúa, trong tình hiệp thông và với trách nhiệm chung, không có gì khác hơn là một lời mời mạnh mẽ chúng ta suy tư và trao đổi với nhau, trên hết là trong các nhóm làm việc, để tìm ra những hiểu biết và ứng dụng cụ thể.”
Từ sau bài phát biểu khai mạc vào hôm thứ Năm 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giữ im lặng. Tuy nhiên, sau bài phát biểu của chị Đức Thánh Cha đã phát biểu như sau:
“Lắng nghe Tiến Sĩ Ghisoni, tôi nghe thấy Giáo Hội nói về chính mình. Nghĩa là tất cả chúng ta đã nói về Giáo Hội trong tất cả các can thiệp. Nhưng mà lần này, chính Giáo Hội đã lên tiếng. Đó không chỉ là vấn đề về phong cách: thiên tài nữ tính, được phản ảnh trong Giáo Hội, vốn là phụ nữ.
Mời một người phụ nữ lên tiếng không phải là tham gia vào trào lưu nữ quyền trong giáo hội, bởi vì cuối cùng, mọi hình thức đề cao nữ quyền như thế chung cuộc cũng là chuyện che đậy cho niềm tự hào nam giới. Không. Mời một người phụ nữ nói về những vết thương của Giáo Hội là mời Giáo Hội nói về chính mình, về những vết thương của Giáo Hội. Và điều này tôi tin là một bước mà chúng ta phải thực hiện với quyết tâm cao độ: phụ nữ là hình ảnh của Giáo Hội. Giáo Hội là phụ nữ, là cô dâu, là mẹ. Đó là một phong cách. Không có phong cách này, chúng ta cũng sẽ nói về dân Chúa, nhưng với tư cách là một tổ chức, có lẽ là một công đoàn, nhưng không phải là một gia đình được sinh ra từ Giáo Hội Mẹ.
Luận lý trong tư duy của Tiến sĩ Ghisoni chính xác là của một người mẹ, và nó kết thúc bằng câu chuyện về những gì xảy ra khi một người phụ nữ sinh con. Đó là mầu nhiệm nữ tính của Giáo Hội là cô dâu và là mẹ. Đó không phải là vấn đề trao nhiều chức năng hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội - vâng, điều này tốt, nhưng đó không phải là cách giải quyết vấn đề - đó là vấn đề về việc hội nhập người phụ nữ như hình ảnh của Giáo Hội vào suy nghĩ của chúng ta và cũng là suy nghĩ của Giáo Hội với các phạm trù của một người phụ nữ. Cảm ơn chứng từ của bạn.”
Source:Vatican News Protection of Minors: Accountability must be based on “Communio”
Đức Hồng Y Oswald Gracias, Tổng Giám Mục Bombay, Ấn Độ đã đọc bài thuyết trình đầu tiên trong ngày có nhan đề “Đoàn Thể Tính – Được sai đi cùng nhau”.
Trách nhiệm giải trình với nhau là mấu chốt của “đoàn thể tính - collegiality”. Ngài thúc giục các giám mục tạo ra và thúc đẩy ý thức trách nhiệm với nhau.
“Vì chúng ta thuộc về giám mục đoàn trong sự hiệp nhất với Đức Thánh Cha, tất cả chúng ta đều phải chia sẻ trách nhiệm giải trình. Chúng ta phải tự hỏi mình có thực sự tham gia vào một cuộc đối thoại cởi mở và thành thật với các giám mục anh em hoặc các linh mục của chúng ta không, khi chúng ta nhận ra các hành vi có vấn đề nơi họ?”
“Chúng ta nên nuôi dưỡng một nền văn hóa correctio fraterna (sửa lỗi huynh đệ) cho phép chúng ta sửa lỗi cho nhau mà không xúc phạm lẫn nhau.”
Ngài cũng đưa ra nhận xét rằng tai ương lạm dụng tính dục không phải chỉ là một vấn nạn của thế giới Tây phương. Đó cũng là vấn đề tại Á Châu và Phi Châu. Đoàn Thể Tính mời gọi chúng ta xem đây là vấn đề chung của toàn Giáo Hội để tìm ra các phương thế thích hợp.
Tiếp theo, Đức Hồng Y Blaise Cupich, Tổng Giám Mục Chicago đã trình bày bài thứ hai nhan đề: “Tính Công Nghị - Phản ứng cùng nhau”, phản ảnh những điều đã được các Giám Mục Hoa Kỳ đề cập đến nhiều lần; đó là lôi cuốn sự tham gia tích cực của anh chị em giáo dân, đặc biệt là các chuyên gia giáo dân, trong các ủy ban tái xét độc lập.
Tính công nghị (synodality), được Đức Hồng Y hiểu theo nghĩa là mọi thành phần dân Chúa đều tham dự vào hoạt động của Giáo Hội, “mời gọi chúng ta hãy cứu xét rộng rãi chứng từ của anh chị em giáo dân” ngõ hầu “có thể đẩy mạnh sứ mạng chúng ta muốn chu toàn”. Cụ thể, ngài nói: “Chúng ta phải du nhập sự tham gia rộng rãi của anh chị em giáo dân vào mọi nỗ lực để nhận ra và kiến tạo những cơ cấu giải trình để phòng ngừa nạn giáo sĩ lạm dụng tính dục.”
Đức Hồng Y Cupich đã trình bày một phác thảo về đề nghị “Tổng Giám Mục chính tòa”, tức là trao quyền cho vị Tổng Giám mục phụ trách giáo tỉnh quyền điều tra, truy tố và xét xử các giám mục thuộc các giáo phận trong giáo tỉnh của mình bị buộc tội sơ suất, che đậy, hoặc những vấn đề khác liên quan đến các cáo buộc lạm dụng tính dục của các linh mục trong giáo phận. Đề nghị này xem ra không được ủng hộ rộng rãi. Tại cuộc họp báo sau đó ở Phòng Báo Chí Tòa Thánh, nhiều ký giả chỉ ra rằng Mc Carrick từng là Tổng Giám Mục chính tòa!
Ban chiều hội nghị đã nghe bài thuyết trình thứ ba của một người phụ nữ giáo dân là Tiến Sĩ Linda Ghisoni, Phụ Tá Tổng Thư Ký của Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống. Chị trình bày đề tài: “Tính Cộng Đồng: Làm việc cùng nhau”. Bài nói chuyện của chị được đánh giá cáo vì có những ý tưởng mới mẻ và thực tiễn. Chính Đức Thánh Cha cũng đánh giá cao những ý kiến của chị.
Tiến sĩ Linda Ghisoni đã nói về tầm quan trọng của việc toàn Giáo Hội cùng nhau đối phó với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục trẻ em trên toàn thế giới.
Chị nói:
“Tôi tin rằng thông qua việc lắng nghe tích cực lẫn nhau, chúng ta dấn thân hoạt động để trong tương lai chúng ta không còn cần đến một cuộc họp theo kiểu khủng hoảng như cuộc họp này; và Giáo Hội, dân Chúa, có thể có khả năng, có tinh thần trách nhiệm và biết chăm sóc dịu dàng những người đã bị ảnh hưởng bởi những gì đã xảy ra để việc phòng ngừa không trở thành một kế hoạch lý tưởng hóa mà có thể trở thành một thái độ mục vụ bình thường.”
Bài nói chuyện của Tiến sĩ Ghisoni đã tập trung vào chủ đề của ngày thứ hai là trách nhiệm giải trình của các giám mục bản quyền và bề trên các dòng. Trong phần đầu tiên của bài phát biểu của mình, Ghisoni đã đề cập đến “kiến thức về lạm dụng và mức độ lạm dụng”, là điểm khởi đầu cơ bản cho trách nhiệm giải trình.
Tuy nhiên, trách nhiệm giải trình cũng phải liên quan đến một cuộc đối thoại về các quyết định được đưa ra, bao gồm cả “việc đánh giá và báo cáo” về các quyết định của các nhà lãnh đạo Giáo Hội. Trách nhiệm giải trình trong Giáo Hội, theo chị, không phải là một vấn đề về các chuẩn mực xã hội học, nhưng là vấn đề về khái niệm hiệp thông trong thần học.
Những câu hỏi thần học
Điều này, theo cô, dẫn đến một số câu hỏi thần học, xoay quanh vai trò của mọi thành viên trong cộng đoàn dân Chúa, những người phải sống theo các quyền hạn và trách nhiệm xuất phát từ bí tích Rửa tội của họ, theo các điều kiện và tình trạng khác nhau của cuộc sống. Tại đây, chị đã đề cập đến tầm quan trọng của một sự hiểu biết đúng đắn về thừa tác vụ của những người được phong chức, và đặc biệt là mối quan hệ giữa các Giám mục và linh mục.
Tầm nhìn của Giáo Hội như một cộng đoàn hiệp thông - bắt nguồn từ giáo huấn của Vatican II - cũng bao hàm sự cần thiết phải có sự tương tác giữa các đặc sủng và các mục vụ khác nhau, và kêu gọi sự tham gia của toàn thể Thiên Chúa, một cách năng động.
Những gợi ý thực tế
Trong phần cuối cùng của bài nói chuyện, Tiến sĩ Ghisoni đã đưa ra các đề nghị thiết thực để thúc đẩy trách nhiệm giải trình trong Giáo Hội. Điều này, theo cô, được bắt đầu với kiến thức và những nghiên cứu sâu xa hơn về các kỹ thuật đã được kiểm chứng.
Chị cũng đưa ra một số gợi ý cụ thể: những hướng dẫn của Hội Đồng Giám Mục các quốc gia về các thủ tục liên quan đến trách nhiệm giải trình, các hội đồng độc lập để cung cấp cho các giám mục những phản hồi; khả năng thiết lập một văn phòng trung tâm để thúc đẩy hoạt động của các hội đồng độc lập, và giúp họ hoạt động đúng đường hướng; và sửa đổi luật pháp về việc giữ bí mật trong các vấn đề của Giáo Hội. Về điểm này, Tiến sĩ Ghisoni khẳng định rằng tính minh bạch cao hơn phải được cân bằng với quyền được minh bạch.
Chị kết luận rằng:
“Những điều cần cân nhắc vừa đề cập, liên quan đến các hành động khả thi được thực hiện với tư cách là Giáo Hội, với tư cách là dân Chúa, trong tình hiệp thông và với trách nhiệm chung, không có gì khác hơn là một lời mời mạnh mẽ chúng ta suy tư và trao đổi với nhau, trên hết là trong các nhóm làm việc, để tìm ra những hiểu biết và ứng dụng cụ thể.”
Từ sau bài phát biểu khai mạc vào hôm thứ Năm 21 tháng Hai, Đức Thánh Cha Phanxicô đã giữ im lặng. Tuy nhiên, sau bài phát biểu của chị Đức Thánh Cha đã phát biểu như sau:
“Lắng nghe Tiến Sĩ Ghisoni, tôi nghe thấy Giáo Hội nói về chính mình. Nghĩa là tất cả chúng ta đã nói về Giáo Hội trong tất cả các can thiệp. Nhưng mà lần này, chính Giáo Hội đã lên tiếng. Đó không chỉ là vấn đề về phong cách: thiên tài nữ tính, được phản ảnh trong Giáo Hội, vốn là phụ nữ.
Mời một người phụ nữ lên tiếng không phải là tham gia vào trào lưu nữ quyền trong giáo hội, bởi vì cuối cùng, mọi hình thức đề cao nữ quyền như thế chung cuộc cũng là chuyện che đậy cho niềm tự hào nam giới. Không. Mời một người phụ nữ nói về những vết thương của Giáo Hội là mời Giáo Hội nói về chính mình, về những vết thương của Giáo Hội. Và điều này tôi tin là một bước mà chúng ta phải thực hiện với quyết tâm cao độ: phụ nữ là hình ảnh của Giáo Hội. Giáo Hội là phụ nữ, là cô dâu, là mẹ. Đó là một phong cách. Không có phong cách này, chúng ta cũng sẽ nói về dân Chúa, nhưng với tư cách là một tổ chức, có lẽ là một công đoàn, nhưng không phải là một gia đình được sinh ra từ Giáo Hội Mẹ.
Luận lý trong tư duy của Tiến sĩ Ghisoni chính xác là của một người mẹ, và nó kết thúc bằng câu chuyện về những gì xảy ra khi một người phụ nữ sinh con. Đó là mầu nhiệm nữ tính của Giáo Hội là cô dâu và là mẹ. Đó không phải là vấn đề trao nhiều chức năng hơn cho phụ nữ trong Giáo Hội - vâng, điều này tốt, nhưng đó không phải là cách giải quyết vấn đề - đó là vấn đề về việc hội nhập người phụ nữ như hình ảnh của Giáo Hội vào suy nghĩ của chúng ta và cũng là suy nghĩ của Giáo Hội với các phạm trù của một người phụ nữ. Cảm ơn chứng từ của bạn.”
Source:Vatican News