Tình Yêu với Chai Rượu Cana
Năm 2000 tôi có cơ hội hành hương Đất Thánh (Nước Do Thái) và đến thăm nhà thờ tiệc cưới Cana nơi kỷ niệm Chúa làm phép lạ biến nước lã thành rượu ngon để giúp cho đôi vợ chồng mới cưới khỏi bẽ mặt vì thiếu rượu.
Tại nhà thờ hôm đó, những cặp vợ chồng đi chung với nhau, lại nắm tay nhau như trước kia đã từng nắm để hâm lại tình yêu, khi linh mục thay mặt đọc lại lời thề ước hôn nhân. Trong các cặp, có một đôi vừa mới cưới được đúng 2 tuần ở Mỹ, đã tham gia cuộc hành hương và muôn cặp mắt đổ dồn về cặp đó. Xem ra cặp này cảm động lắm lắm, nên mặt đỏ hây hây, có thể cũng vì rượu cưới chưa kịp phai.
Sau nghi lễ, ai cũng chen chân ghé văn phòng Nhà Thờ, do mấy thầy dòng Phanxicô chăm sóc, đóng ít đồng và lấy giấy chứng nhận đã từng nắm tay nhau tại Cana, nơi Chúa hóa nước thành rượu.
Và dĩ nhiên sau nghi lễ phải ghé tiệm rượu ngay sát nhà thờ.
Chủ tiệm mời dùng thử rượu cưới, tự do. Ai uống bao nhiêu cứ uống. Tôi cũng uống. Thấy người ta mua, tôi cũng mua. 5 chai 15 đô. Khi mua không nghĩ gì đến chuyện mang về khó khăn, nhưng khi di chuyển từ miền Bắc, tức từ Nagiaret xuống miền Nam, Bê-lem, và nghĩ đến chuyện mang về Mỹ là cả một công trình, tôi mới bàn với mấy linh mục bạn cùng đi : "Thôi mỗi ngày chúng ta mừng nhau một chai và như thế trong mấy ngày chúng ta thanh toán hết và không còn phải lo lắng gì đến chuyện phải mang về khó khăn nữa.” Nói là làm. Nhưng cũng may giữ được một chai đem về.
Trong một lễ cưới, tôi dùng chai rượu Cana để làm hình ảnh chia sẻ về ý nghĩa tình yêu:
-Chai rượu này quí vì nó chỉ được bán ở một nơi duy nhất trên thế giới đó là Cana.
-Nó quí vì nó nhắc lại việc Chúa hiện diện trong tiệc cưới làm cho đôi vợ chồng được sung sướng hạnh phúc.
-Hơn nữa nó còn quí ở chỗ công phu gìn giữ khi phải di chuyển từ miền Bắc nước Do Thái là Cana xuống miền Nam là Bê-lem, và đi lên Giêrusalem rồi quay lại miền Trung là Tel Aviv để bay về Paris, rồi lại từ Paris bay về Mỹ. Thật là cả một công trình vất vả khó khăn. Phải lấy vải lấy khăn bọc chai rượu lại rồi xếp cẩn thận trong vali nhỏ và lúc nào cũng xách theo mình không dám gửi xe bus hay hành lý máy bay vì sợ vỡ.
Cũng như rượu Cana này, tình yêu của các cặp vợ chồng dành cho nhau thật cao quí vì nó phát xuất từ Thiên Chúa: Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu đó còn cao quí vì nó gói ghém sự trao ban trọn vẹn của cặp vợ chồng trao cho nhau.
Tuy nhiên cũng như chai rượu này dễ bể dễ vỡ, tình yêu thật cao quí nhưng cũng rất dòn mỏng, dễ vỡ dễ mất, chỉ một chút không để ý, một chút tự ái ích kỷ, một chút kiêu ngạo cố chấp, một chút đụng chạm nhau, cũng có thể làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Gìn giữ một chai rượu thật khó khăn, nhưng đập bể nó thì dễ vô cùng. Chỉ cần cho rơi là rớt hết rượu.
Một em bé sau khi nghe xong bài Tin Mừng hôm nay về việc Chúa tham dự tiệc cưới và đã làm phép lạ cho nước hóa rượu giúp cho cặp vợ chồng mới cưới được sung sướng hạnh phúc, về nhà ông bố hỏi: "Con đã học được gì nơi bài Tin Mừng đó ?" Em bé suy nghĩ trong giây lát rồi trả lời: "Nếu có đám cưới, hãy làm thế nào để Chúa phải có mặt ở đó."
Vào một buổi chiều mùa đông, từ trong nhà, người vợ trông thấy như có thấp thoáng bóng ai đó đang đứng ở trước cửa nhà. Ra mở thấy có 3 cụ già tóc bạc phơ đang ngồi ngay cửa căn nhà mình. Nhìn thấy họ có vẻ xa lạ, chắc là những người từ phương xa qua đường dừng chân lại đây trong khi chưa tìm được chỗ trọ. Thấy tội nghiệp, người vợ liền lịch sự lên tiếng mời:
- "Chào quý cụ, tuy con chẳng biết quý cụ từ đâu đến, nhưng chắc quý cụ cũng đã rất mệt vì cuộc hành trình, và chắc cũng đã đói lắm rồi, kính mời quý cụ vào trong nhà con nghỉ ngơi và ăn chút gì lót dạ cho nó đỡ đói".
3 cụ già đồng thanh lên tiếng hỏi:
- "Xin hỏi, ông chủ có ở nhà không?"
Người vợ nhanh nhẹn trả lời:
- "Dạ thưa quý cụ, chồng con đi làm chưa về."
3 cụ già bèn nói:
- "Thế thì chúng tôi không vào nhà được".
. . .
Ðến tối, khi người chồng về tới nhà (chắc là về cổng sau), người vợ bèn đem câu chuyện 3 cụ già trước cửa nhà kể lại cho chồng nghe. Nghe xong, người chồng bèn bảo vợ:
- "Vậy thì bây giờ em ra bảo họ, anh đã về tới nhà đây rồi, và mời họ vào nhà nghỉ ngơi."
Người vợ đi ra ngoài cửa và mời 3 cụ già vào nhà.
3 cụ già đồng thanh trả lời:
- "Chúng tôi không thể đồng loạt cùng vào nhà".
Người vợ bèn hỏi:
- "Tại sao vậy?"
Một cụ già trong nhóm bèn lên tiếng giải thích, vừa giơ tay chỉ từng cụ già và giới thiệu:
- "Cụ này là người giàu có, tên là Ðặng Phát Tài, cụ kia là một người làm gì được nấy tên là Ðặng Thành Công, còn tôi là người chuyên về việc từ thiện có tên là Ðặng Nhân Ái", nói đoạn, cụ già ngước nhìn bà chủ nhà và nói tiếp: "Bây giờ bà hãy vào thương lượng với chồng bà, trong 3 người chúng tôi, gia đình bà muốn mời người nào vào trong nhà?"
Người vợ bèn vào nhà và kể lại cho chồng nghe tất cả mọi chi tiết. Nghe xong, người chồng vui mừng khôn tả và bảo vợ:
- "Thì ra là như vậy, thế thì chúng ta hãy mời cụ Thành Công vào nhà!"
Nghe chồng nói, người vợ không đồng ý nên nói:
- "Này anh, hay là chúng ta mời cụ Phát Tài vào nhà được không anh ?"
Cô con dâu trong nhà nãy giờ nghe được câu chuyện hai vợ chồng đang thảo luận, bèn lên tiếng góp ý kiến:
- "Thưa ba mẹ, chúng ta nên mời cụ Nhân Ái vào nhà có hay hơn không ?"
Nghe thế, người chồng bèn bảo vợ:
- "Vậy thì em hãy ra mời cụ Nhân Ái vào nhà nghỉ ngơi"
Người vợ nghe lời chồng, đi ra cửa nói với 3 cụ già:
- "Thưa quý cụ, trong quý cụ ai là cụ Nhân Ái, gia đình chúng con rất hân hoan mời cụ vào nhà ạ ?"
Nghe bà chủ nhà nói xong, cụ Nhân Ái bèn đứng lên và chuẩn bị đi vào nhà. Hai cụ già kia cũng đứng lên theo và cùng tiếp bước vào nhà. Người vợ thấy thế thì ngạc nhiên, liền được giải thích:
- "Nếu qúy gia chủ mời cụ Thành Công hoặc cụ Phát Tài vào nhà, thì 2 cụ còn lại sẽ không vào, nhưng nếu quý gia chủ mời cụ Nhân Ái vào nhà, thì bất kể cụ Nhân Ái bước đi đâu chúng tôi đều cất bước đi theo. Ở đâu có Nhân Ái thì ở đó có Phát Tài và Thành Công".
Ở đâu có Nhân Ái thì ở đó có Phát Tài và Thành Công.
Câu này rất na ná câu vẫn thường nghe hát, “đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời.”
Câu trả lời của em bé: học được gì qua phép lạ Cana là “hãy mời Chúa Giêsu cho bằng được” đáng cho ta suy nghĩ. Bởi vì khi Chúa Giêsu và Mẹ Người vào rồi thì sẽ kéo theo nhiều cái khác. Lúc đó chai có lỡ bể, rượu chảy ra, đã có Chúa Giêsu ở đó làm nước lã hóa rượu ngon.
Cách thế gìn giữ tình yêu tốt nhất, là hãy mời Chúa Giêsu, Đấng Nhân Ái vào nhà. Các cụ khác : trung thành, tha thứ, bình an…kể cả cụ hạnh phúc sẽ vào theo.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
góp nhặt
Năm 2000 tôi có cơ hội hành hương Đất Thánh (Nước Do Thái) và đến thăm nhà thờ tiệc cưới Cana nơi kỷ niệm Chúa làm phép lạ biến nước lã thành rượu ngon để giúp cho đôi vợ chồng mới cưới khỏi bẽ mặt vì thiếu rượu.
Tại nhà thờ hôm đó, những cặp vợ chồng đi chung với nhau, lại nắm tay nhau như trước kia đã từng nắm để hâm lại tình yêu, khi linh mục thay mặt đọc lại lời thề ước hôn nhân. Trong các cặp, có một đôi vừa mới cưới được đúng 2 tuần ở Mỹ, đã tham gia cuộc hành hương và muôn cặp mắt đổ dồn về cặp đó. Xem ra cặp này cảm động lắm lắm, nên mặt đỏ hây hây, có thể cũng vì rượu cưới chưa kịp phai.
Sau nghi lễ, ai cũng chen chân ghé văn phòng Nhà Thờ, do mấy thầy dòng Phanxicô chăm sóc, đóng ít đồng và lấy giấy chứng nhận đã từng nắm tay nhau tại Cana, nơi Chúa hóa nước thành rượu.
Và dĩ nhiên sau nghi lễ phải ghé tiệm rượu ngay sát nhà thờ.
Chủ tiệm mời dùng thử rượu cưới, tự do. Ai uống bao nhiêu cứ uống. Tôi cũng uống. Thấy người ta mua, tôi cũng mua. 5 chai 15 đô. Khi mua không nghĩ gì đến chuyện mang về khó khăn, nhưng khi di chuyển từ miền Bắc, tức từ Nagiaret xuống miền Nam, Bê-lem, và nghĩ đến chuyện mang về Mỹ là cả một công trình, tôi mới bàn với mấy linh mục bạn cùng đi : "Thôi mỗi ngày chúng ta mừng nhau một chai và như thế trong mấy ngày chúng ta thanh toán hết và không còn phải lo lắng gì đến chuyện phải mang về khó khăn nữa.” Nói là làm. Nhưng cũng may giữ được một chai đem về.
Trong một lễ cưới, tôi dùng chai rượu Cana để làm hình ảnh chia sẻ về ý nghĩa tình yêu:
-Chai rượu này quí vì nó chỉ được bán ở một nơi duy nhất trên thế giới đó là Cana.
-Nó quí vì nó nhắc lại việc Chúa hiện diện trong tiệc cưới làm cho đôi vợ chồng được sung sướng hạnh phúc.
-Hơn nữa nó còn quí ở chỗ công phu gìn giữ khi phải di chuyển từ miền Bắc nước Do Thái là Cana xuống miền Nam là Bê-lem, và đi lên Giêrusalem rồi quay lại miền Trung là Tel Aviv để bay về Paris, rồi lại từ Paris bay về Mỹ. Thật là cả một công trình vất vả khó khăn. Phải lấy vải lấy khăn bọc chai rượu lại rồi xếp cẩn thận trong vali nhỏ và lúc nào cũng xách theo mình không dám gửi xe bus hay hành lý máy bay vì sợ vỡ.
Cũng như rượu Cana này, tình yêu của các cặp vợ chồng dành cho nhau thật cao quí vì nó phát xuất từ Thiên Chúa: Thiên Chúa là tình yêu. Tình yêu đó còn cao quí vì nó gói ghém sự trao ban trọn vẹn của cặp vợ chồng trao cho nhau.
Tuy nhiên cũng như chai rượu này dễ bể dễ vỡ, tình yêu thật cao quí nhưng cũng rất dòn mỏng, dễ vỡ dễ mất, chỉ một chút không để ý, một chút tự ái ích kỷ, một chút kiêu ngạo cố chấp, một chút đụng chạm nhau, cũng có thể làm đổ vỡ hạnh phúc gia đình.
Gìn giữ một chai rượu thật khó khăn, nhưng đập bể nó thì dễ vô cùng. Chỉ cần cho rơi là rớt hết rượu.
Một em bé sau khi nghe xong bài Tin Mừng hôm nay về việc Chúa tham dự tiệc cưới và đã làm phép lạ cho nước hóa rượu giúp cho cặp vợ chồng mới cưới được sung sướng hạnh phúc, về nhà ông bố hỏi: "Con đã học được gì nơi bài Tin Mừng đó ?" Em bé suy nghĩ trong giây lát rồi trả lời: "Nếu có đám cưới, hãy làm thế nào để Chúa phải có mặt ở đó."
Vào một buổi chiều mùa đông, từ trong nhà, người vợ trông thấy như có thấp thoáng bóng ai đó đang đứng ở trước cửa nhà. Ra mở thấy có 3 cụ già tóc bạc phơ đang ngồi ngay cửa căn nhà mình. Nhìn thấy họ có vẻ xa lạ, chắc là những người từ phương xa qua đường dừng chân lại đây trong khi chưa tìm được chỗ trọ. Thấy tội nghiệp, người vợ liền lịch sự lên tiếng mời:
- "Chào quý cụ, tuy con chẳng biết quý cụ từ đâu đến, nhưng chắc quý cụ cũng đã rất mệt vì cuộc hành trình, và chắc cũng đã đói lắm rồi, kính mời quý cụ vào trong nhà con nghỉ ngơi và ăn chút gì lót dạ cho nó đỡ đói".
3 cụ già đồng thanh lên tiếng hỏi:
- "Xin hỏi, ông chủ có ở nhà không?"
Người vợ nhanh nhẹn trả lời:
- "Dạ thưa quý cụ, chồng con đi làm chưa về."
3 cụ già bèn nói:
- "Thế thì chúng tôi không vào nhà được".
. . .
Ðến tối, khi người chồng về tới nhà (chắc là về cổng sau), người vợ bèn đem câu chuyện 3 cụ già trước cửa nhà kể lại cho chồng nghe. Nghe xong, người chồng bèn bảo vợ:
- "Vậy thì bây giờ em ra bảo họ, anh đã về tới nhà đây rồi, và mời họ vào nhà nghỉ ngơi."
Người vợ đi ra ngoài cửa và mời 3 cụ già vào nhà.
3 cụ già đồng thanh trả lời:
- "Chúng tôi không thể đồng loạt cùng vào nhà".
Người vợ bèn hỏi:
- "Tại sao vậy?"
Một cụ già trong nhóm bèn lên tiếng giải thích, vừa giơ tay chỉ từng cụ già và giới thiệu:
- "Cụ này là người giàu có, tên là Ðặng Phát Tài, cụ kia là một người làm gì được nấy tên là Ðặng Thành Công, còn tôi là người chuyên về việc từ thiện có tên là Ðặng Nhân Ái", nói đoạn, cụ già ngước nhìn bà chủ nhà và nói tiếp: "Bây giờ bà hãy vào thương lượng với chồng bà, trong 3 người chúng tôi, gia đình bà muốn mời người nào vào trong nhà?"
Người vợ bèn vào nhà và kể lại cho chồng nghe tất cả mọi chi tiết. Nghe xong, người chồng vui mừng khôn tả và bảo vợ:
- "Thì ra là như vậy, thế thì chúng ta hãy mời cụ Thành Công vào nhà!"
Nghe chồng nói, người vợ không đồng ý nên nói:
- "Này anh, hay là chúng ta mời cụ Phát Tài vào nhà được không anh ?"
Cô con dâu trong nhà nãy giờ nghe được câu chuyện hai vợ chồng đang thảo luận, bèn lên tiếng góp ý kiến:
- "Thưa ba mẹ, chúng ta nên mời cụ Nhân Ái vào nhà có hay hơn không ?"
Nghe thế, người chồng bèn bảo vợ:
- "Vậy thì em hãy ra mời cụ Nhân Ái vào nhà nghỉ ngơi"
Người vợ nghe lời chồng, đi ra cửa nói với 3 cụ già:
- "Thưa quý cụ, trong quý cụ ai là cụ Nhân Ái, gia đình chúng con rất hân hoan mời cụ vào nhà ạ ?"
Nghe bà chủ nhà nói xong, cụ Nhân Ái bèn đứng lên và chuẩn bị đi vào nhà. Hai cụ già kia cũng đứng lên theo và cùng tiếp bước vào nhà. Người vợ thấy thế thì ngạc nhiên, liền được giải thích:
- "Nếu qúy gia chủ mời cụ Thành Công hoặc cụ Phát Tài vào nhà, thì 2 cụ còn lại sẽ không vào, nhưng nếu quý gia chủ mời cụ Nhân Ái vào nhà, thì bất kể cụ Nhân Ái bước đi đâu chúng tôi đều cất bước đi theo. Ở đâu có Nhân Ái thì ở đó có Phát Tài và Thành Công".
Ở đâu có Nhân Ái thì ở đó có Phát Tài và Thành Công.
Câu này rất na ná câu vẫn thường nghe hát, “đâu có tình yêu thương, ở đó có Đức Chúa Trời.”
Câu trả lời của em bé: học được gì qua phép lạ Cana là “hãy mời Chúa Giêsu cho bằng được” đáng cho ta suy nghĩ. Bởi vì khi Chúa Giêsu và Mẹ Người vào rồi thì sẽ kéo theo nhiều cái khác. Lúc đó chai có lỡ bể, rượu chảy ra, đã có Chúa Giêsu ở đó làm nước lã hóa rượu ngon.
Cách thế gìn giữ tình yêu tốt nhất, là hãy mời Chúa Giêsu, Đấng Nhân Ái vào nhà. Các cụ khác : trung thành, tha thứ, bình an…kể cả cụ hạnh phúc sẽ vào theo.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
góp nhặt