Suy Niệm Chúa Nhật II Thường Niên – Năm A
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nói về sứ mạng của Thánh Gioan Tẩy Giả là giới thiệu và làm chứng cho Đấng Cứu Thế. Qua đó, mời gọi mỗi người Kitô hữu chúng ta phải là những Gioan Tẩy Giả của thời đại, đó là luôn biết giới thiệu và làm chứng cho Đức Giêsu ở mọi nơi mọi lúc.
1. Thánh Gioan Tẩy Giả có biết Đức Giêsu không?
Thánh Gioan Tẩy Giả còn được gọi là Thánh Gioan Tiền Hô vì Ngài có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Ngài là con ông Gioakim và Bà Isave, có họ hàng với Đức Giêsu. Vì những liên hệ đó, nên trước khi Đức Giêsu chịu phép rửa, chắc chắn Gioan đã biết về Người nhưng có lẽ Ngài chỉ biết về con người của Đức Giêsu chứ chưa biết về Thần tính của Người, nghĩa là Ngài biết chưa đầy đủ. Vì thế, Ngài không dám nhận bừa là đã biết, cho nên Ngài mới nói rằng “Tôi không biết Người.”(x. Ga 1,31).
Nhưng sau khi Thánh Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu, thì Thánh Nhân đã biết Người một cách đầy đủ, tường tận: “Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.”(x. Ga 1,33). Vì thế, Ngài đã khẳng định rằng: “Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa.” (x. Ga 1,34).
2. Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng về Đức Giêsu như thế nào?
Với nhiệm vụ dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến, Thánh Gioan Tẩy Giả đã dùng lời nói và việc làm của mình để làm chứng cho Đức Kitô. Nhưng đáng kể nhất là những lời chứng sau đây:
Lời chứng thứ nhất: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.” (x. Ga 1,29).
Theo lẽ thường tình, ai phạm tội, kẻ đó cần phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình, nhưng vì tình thương nên Thiên Chúa đã chấp nhận để cho con chiên đền tội thay cho con người. Vì thế, theo sách Xuất Hành, vào sáng sớm và chiều tối mỗi ngày, các tư tế trong đền thờ phải sát tế mỗi buổi một con chiên làm của lễ toàn thiêu để đền tội thay cho dân chúng. Như vậy, tội lỗi của cả dân chúng mỗi buổi đều đổ hết lên đầu con chiên, và con chiên gánh tội ấy phải chết để đền tội thay cho dân chúng, hầu dân chúng được khỏi tội trước mặt Thiên Chúa (x. Xh 29,38-42).
Khi Gioan giới thiệu Đức Giêsu “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian,” thì Ngài muốn nói rằng Đức Giêsu đã trở thành Chiên Hy Sinh để xóa bỏ tội trần gian. Sau này, chính Thánh Phaolô cũng khẳng định điều đó khi nói rằng: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (x. 1Cr 5,7)
Lời chứng thứ hai: “Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi.” (x. Ga 1,30).
Uy tín của Gioan Tẩy Giả càng ngày càng nâng cao nhờ vào đời sống và lời giảng dạy của Ngài. Vì vậy, người đương thời tưởng Ngài là Đấng Cứu Thế. Nhưng Ngài phủ nhận điều đó và khiêm nhường nhận mình “chỉ là tiếng kêu trong hoang địa.” Rồi Ngài khẳng định: “Người đến sau tôi, cao trọng hơn tôi, tôi không đáng để cởi quai dép cho Người.” (x. Ga 1, 19-28).
Lời chứng thứ ba: “Tôi làm phép rửa trong nước còn Người đến sau tôi làm phép rửa trong Thánh Thần.” (x. Ga 1, 26.33).
Đây là sự khác nhau giữa Phép Rửa của Thánh Gioan và Phép Rửa của Đức Giêsu. Phép Rửa của Gioan bằng nước, còn Phép Rửa của Đức Giêsu bằng Thánh Thần. Phép Rửa của Thánh Gioan chỉ kêu gọi người ta thống hối ăn năn tội chứ không tha tội, còn Phép Rửa của Đức Giêsu tha thứ tội lỗi: tội Tổ Tông và tội riêng (nếu có). Phép Rửa của Gioan chỉ dừng lại ở lòng thống hối, Phép Rửa của Đức Giêsu là cửa ngõ để dẫn vào các Bí tích khác, nhất là cửa ngõ để dẫn con người vào Nước trời “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(x. Ga 3,5).
Lời Chứng thứ tư: “Chính Ngài là Con Thiên Chúa.” (x. Ga 1,34).
Chúng ta biết được Đức Giêsu là Thiên Chúa nhờ chính mạc khải của Kinh Thánh: Khi Đức Giêsu sinh ra tại Bêlem, chính sứ thần Chúa đã hiện ra báo tin cho các mục đồng biết rằng: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa.” (x. Lc 2, 8-14); khi Hài Nhi được tiến dâng cho Thiên Chúa trong Đền Thờ, ông Simêon và bà Anna nhận ra Hài Nhi là Đấng Cứu Thế và cả hai nói tiên tri về Người (x. Lc 2,33-38); chính bà Isave cũng nhận ra Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,43); và hôm nay Thánh Gioan nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa nhờ có tiếng Chúa Cha phán từ trời và nhờ Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu trên đầu Đức Giêsu: "Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.” (Ga 1,33).
3. Để làm chứng cho Đức Giêsu, chúng ta phải làm gì?
Cũng như Gioan, để làm chứng cho Đức Giêsu, chúng ta cũng phải biết về Người.
Trước hết, đó là cái biết vì tri thức. Thánh Giêrônimô nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.” Vì vậy, để biết Đức Kitô chúng ta cần phải đọc, học hỏi Kinh Thánh, học hỏi giáo lý của Người. Điều này, nhắc nhở sự quan tâm của những người có trách nhiệm trong việc dạy giáo lý: Cha xứ đối với giáo dân; thầy cô giáo lý viên đối với học sinh; cha mẹ đối với con cái; người có đạo đối với những người lương dân, nhất là những người có trách nhiệm dạy đạo cho các dự tòng và tân tòng.
Thứ đến, đó là cái biết về tương quan thần linh với Thiên Chúa. Hay nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2,20) Điều này được thể hiện qua đời sống đạo. Người biết Thiên Chúa về điểm này thường có đời sống đạo tốt, siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Lời nói và đời sống đạo của họ đi đôi với nhau. Nghĩa là họ đã xác tín điều họ nói. Cho nên, lời nói của họ rất có tính thuyết phục. Vì “con người thời đại thích chứng nhân hơn thầy dạy.” (Đức Phaolô VI). Đó là những con người “mang Tin Mừng, mang sức mạnh của Thiên Chúa.”
Cuối cùng, để làm chứng về Đức Giêsu, chúng ta phải “nên thánh”, trở nên Con Chiên của Ngài. Con chiên thì hiền lành. Con chiên thì khiêm nhường. Con chiên thì chấp nhận ghánh tội thay cho người khác. Tin mừng Thánh Mathêu cho chúng ta biết những ai thuộc thành phần Chiên, đó là những người: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm.” (x. Mt 25,35-36).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết chăm chỉ học hỏi giáo lý và thực hành những gì giáo lý đòi hỏi để khi chúng con làm chứng cho Chúa thì lời chứng của chúng con có sức thuyết phục đối với mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành
Tin mừng Chúa Nhật hôm nay nói về sứ mạng của Thánh Gioan Tẩy Giả là giới thiệu và làm chứng cho Đấng Cứu Thế. Qua đó, mời gọi mỗi người Kitô hữu chúng ta phải là những Gioan Tẩy Giả của thời đại, đó là luôn biết giới thiệu và làm chứng cho Đức Giêsu ở mọi nơi mọi lúc.
1. Thánh Gioan Tẩy Giả có biết Đức Giêsu không?
Thánh Gioan Tẩy Giả còn được gọi là Thánh Gioan Tiền Hô vì Ngài có sứ mạng đi trước để dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Ngài là con ông Gioakim và Bà Isave, có họ hàng với Đức Giêsu. Vì những liên hệ đó, nên trước khi Đức Giêsu chịu phép rửa, chắc chắn Gioan đã biết về Người nhưng có lẽ Ngài chỉ biết về con người của Đức Giêsu chứ chưa biết về Thần tính của Người, nghĩa là Ngài biết chưa đầy đủ. Vì thế, Ngài không dám nhận bừa là đã biết, cho nên Ngài mới nói rằng “Tôi không biết Người.”(x. Ga 1,31).
Nhưng sau khi Thánh Gioan làm phép rửa cho Đức Giêsu, thì Thánh Nhân đã biết Người một cách đầy đủ, tường tận: “Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.”(x. Ga 1,33). Vì thế, Ngài đã khẳng định rằng: “Tôi đã thấy và tôi làm chứng: chính Ngài là Con Thiên Chúa.” (x. Ga 1,34).
2. Thánh Gioan Tẩy Giả làm chứng về Đức Giêsu như thế nào?
Với nhiệm vụ dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến, Thánh Gioan Tẩy Giả đã dùng lời nói và việc làm của mình để làm chứng cho Đức Kitô. Nhưng đáng kể nhất là những lời chứng sau đây:
Lời chứng thứ nhất: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.” (x. Ga 1,29).
Theo lẽ thường tình, ai phạm tội, kẻ đó cần phải trả giá bằng chính sinh mạng của mình, nhưng vì tình thương nên Thiên Chúa đã chấp nhận để cho con chiên đền tội thay cho con người. Vì thế, theo sách Xuất Hành, vào sáng sớm và chiều tối mỗi ngày, các tư tế trong đền thờ phải sát tế mỗi buổi một con chiên làm của lễ toàn thiêu để đền tội thay cho dân chúng. Như vậy, tội lỗi của cả dân chúng mỗi buổi đều đổ hết lên đầu con chiên, và con chiên gánh tội ấy phải chết để đền tội thay cho dân chúng, hầu dân chúng được khỏi tội trước mặt Thiên Chúa (x. Xh 29,38-42).
Khi Gioan giới thiệu Đức Giêsu “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian,” thì Ngài muốn nói rằng Đức Giêsu đã trở thành Chiên Hy Sinh để xóa bỏ tội trần gian. Sau này, chính Thánh Phaolô cũng khẳng định điều đó khi nói rằng: “Đức Kitô đã chịu hiến tế làm chiên lễ Vượt Qua của chúng ta” (x. 1Cr 5,7)
Lời chứng thứ hai: “Một người đến sau tôi, nhưng đã có trước tôi, vì Ngài cao trọng hơn tôi.” (x. Ga 1,30).
Uy tín của Gioan Tẩy Giả càng ngày càng nâng cao nhờ vào đời sống và lời giảng dạy của Ngài. Vì vậy, người đương thời tưởng Ngài là Đấng Cứu Thế. Nhưng Ngài phủ nhận điều đó và khiêm nhường nhận mình “chỉ là tiếng kêu trong hoang địa.” Rồi Ngài khẳng định: “Người đến sau tôi, cao trọng hơn tôi, tôi không đáng để cởi quai dép cho Người.” (x. Ga 1, 19-28).
Lời chứng thứ ba: “Tôi làm phép rửa trong nước còn Người đến sau tôi làm phép rửa trong Thánh Thần.” (x. Ga 1, 26.33).
Đây là sự khác nhau giữa Phép Rửa của Thánh Gioan và Phép Rửa của Đức Giêsu. Phép Rửa của Gioan bằng nước, còn Phép Rửa của Đức Giêsu bằng Thánh Thần. Phép Rửa của Thánh Gioan chỉ kêu gọi người ta thống hối ăn năn tội chứ không tha tội, còn Phép Rửa của Đức Giêsu tha thứ tội lỗi: tội Tổ Tông và tội riêng (nếu có). Phép Rửa của Gioan chỉ dừng lại ở lòng thống hối, Phép Rửa của Đức Giêsu là cửa ngõ để dẫn vào các Bí tích khác, nhất là cửa ngõ để dẫn con người vào Nước trời “Không ai có thể vào Nước Thiên Chúa, nếu không sinh ra bởi nước và Thánh Thần”(x. Ga 3,5).
Lời Chứng thứ tư: “Chính Ngài là Con Thiên Chúa.” (x. Ga 1,34).
Chúng ta biết được Đức Giêsu là Thiên Chúa nhờ chính mạc khải của Kinh Thánh: Khi Đức Giêsu sinh ra tại Bêlem, chính sứ thần Chúa đã hiện ra báo tin cho các mục đồng biết rằng: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa.” (x. Lc 2, 8-14); khi Hài Nhi được tiến dâng cho Thiên Chúa trong Đền Thờ, ông Simêon và bà Anna nhận ra Hài Nhi là Đấng Cứu Thế và cả hai nói tiên tri về Người (x. Lc 2,33-38); chính bà Isave cũng nhận ra Đức Maria đang cưu mang Đấng Cứu Thế (x. Lc 1,43); và hôm nay Thánh Gioan nhận ra Đức Giêsu là Thiên Chúa nhờ có tiếng Chúa Cha phán từ trời và nhờ Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu đậu trên đầu Đức Giêsu: "Ngươi thấy Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì đó chính là Ðấng làm phép rửa trong Chúa Thánh Thần.” (Ga 1,33).
3. Để làm chứng cho Đức Giêsu, chúng ta phải làm gì?
Cũng như Gioan, để làm chứng cho Đức Giêsu, chúng ta cũng phải biết về Người.
Trước hết, đó là cái biết vì tri thức. Thánh Giêrônimô nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Đức Kitô.” Vì vậy, để biết Đức Kitô chúng ta cần phải đọc, học hỏi Kinh Thánh, học hỏi giáo lý của Người. Điều này, nhắc nhở sự quan tâm của những người có trách nhiệm trong việc dạy giáo lý: Cha xứ đối với giáo dân; thầy cô giáo lý viên đối với học sinh; cha mẹ đối với con cái; người có đạo đối với những người lương dân, nhất là những người có trách nhiệm dạy đạo cho các dự tòng và tân tòng.
Thứ đến, đó là cái biết về tương quan thần linh với Thiên Chúa. Hay nói như Thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2,20) Điều này được thể hiện qua đời sống đạo. Người biết Thiên Chúa về điểm này thường có đời sống đạo tốt, siêng năng cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích. Lời nói và đời sống đạo của họ đi đôi với nhau. Nghĩa là họ đã xác tín điều họ nói. Cho nên, lời nói của họ rất có tính thuyết phục. Vì “con người thời đại thích chứng nhân hơn thầy dạy.” (Đức Phaolô VI). Đó là những con người “mang Tin Mừng, mang sức mạnh của Thiên Chúa.”
Cuối cùng, để làm chứng về Đức Giêsu, chúng ta phải “nên thánh”, trở nên Con Chiên của Ngài. Con chiên thì hiền lành. Con chiên thì khiêm nhường. Con chiên thì chấp nhận ghánh tội thay cho người khác. Tin mừng Thánh Mathêu cho chúng ta biết những ai thuộc thành phần Chiên, đó là những người: “Vì xưa Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm nom; Ta ngồi tù, các ngươi đã đến thăm.” (x. Mt 25,35-36).
Lạy Chúa, xin cho mỗi người chúng con biết chăm chỉ học hỏi giáo lý và thực hành những gì giáo lý đòi hỏi để khi chúng con làm chứng cho Chúa thì lời chứng của chúng con có sức thuyết phục đối với mọi người. Amen.
Lm. Anthony Trung Thành