Sứ điệp tiệc cưới Cana
Kinh thánh thuật lại Chúa Giêsu, mẹ người và các Môn đệ đi dự tiệc cưới Cana. Trong tiệc mừng ngày cưới Chúa Giêsu theo lời yêu cầu của mẹ Maria đã làm phép lạ cho nước lã biến thành rượu , và các Môn đệ tin vào Người( Ga 2,1-12).
Tại sao Chúa Giêsu làm phép lạ ở tiệc cưới Cana, và chất chứa sứ điệp tin mừng gì ?
Mở đầu bài tường thuật, Thánh Gioan viết: „ Ngày thứ ba có tiệc cưới tại Cana“ ( Ga 2,1). Tuy ngắn gọn, nhưng mốc điểm thời gian này lại diễn tả những hình ảnh căn bản trong đức tin Kitô giáo.
Ngày thứ ba sau bốn ngày như Thánh Gioan tường thuật, cũng là ngày Sabbat, ngày lễ nghỉ theo luật đạo Do Thái. Ngày Sabbat là ngày công trình sáng tạo thiên nhiên củaThiên Chúa hoàn thành, nên là ngày lễ nghỉ.
Tiệc cưới Cana nói về mầu nhiệm nhập thể làm người của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu con người được khôi phục tạo dựng trở lại, như thuở khai sinh công trình sáng tạo lúc ban đầu. Đồng thời ngày thứ ba nhắc nhớ đến ngày Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại từ kẻ chết. Qua sự sống lại của Chúa Giêsu đời sống con người được biến đổi và được hoàn thành với rượu thần linh Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa mừng tiệc cưới giữa Ngài với con người. Như người đàn ông và người phụ nữ nối kết với nhau, cũng vậy Thiên Chúa và con người trở nên một trong sự nhập thể làm người và sống lại của Chúa Giêsu.
Và giữa tiệc mừng hết rượu., làm sao có thể mừng tiếp được. Hình ảnh này nói đến điều gì sâu xa hơn nữa: họ không còn tình yêu nữa. Họ không còn khả năng quy hướng về tình yêu. Và như thế con người lâm vào bước đường bối rối khủng hoảng.
Và như thế sự giải thoát cho họ ra khỏi hoàn cảnh khó khăn vì không có khả năng hướng về tình yêu, là quan trọng cần thiết hơn. Sáu chum đá đựng nước có sẵn nơi đó. Con số sáu là con số không toàn vẹn. Cũng vậy đời sống con người đâu có toàn vẹn. Đời sống con người là một chuỗi những làm việc cố gắng vất vả cùng than khóc. Vì thế đời sống trở nên khô cứng mà những chum đá kia là hình ảnh biểu tượng cho.
Nước đựng trong chum đá theo luật lệ dùng cho việc thanh tẩy rửa chân tay. Sự tẩy rửa chính thực không xảy diễn ra theo luật lệ cũ thời xa xưa, nhưng qua sự nhập thể làm người của Chúa Giêsu. Trong đó Thiên Chúa mang đến sự thanh tẩy cho con người. Và sự đẹp thuở ban đầu của con người được khôi phục trở lại.
Mẹ Chúa Giêsu cũng cùng đến tham dự tiệc cưới. Thánh sử Gioan viết thuật lại lúc bắt đầu sứ mạng của Chúa Giêsu ở Cana có mặt mẹ người. Và lúc kết thúc cuộc đời sứ mạng của Chúa Giêsu , mẹ người cũng có mặt đứng dưới chân thập gía. Như thế Đức Mẹ Maria đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng, một biểu tượng thâm sâu trong cuộc đời Chúa Giesu.
Mẹ Chúa Giêsu đã như người khởi động cho phép lạ được hiện thực. Mẹ Maria đã thực hiện cho phép lạ xuống thế làm người của Chúa Giêsu con mình được sinh ra trên trần gian. Mẹ Maria trở nên cổng để cho Chúa Giêsu bước qua đi đến với con người. Mẹ Maria đã dẫn đưa chúa Giêsu đi đến với con người. Là người phụ nữ, mẹ Maria đã có trực giác nhậy bén cảm nhận ra sự thiếu thốn đầu tiên: thiếu rượu mừng.
Dù câu trả lời của Chúa Giesu: „Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ con chưa tới“, nhưng mẹ maria không hiểu câu nói theo kiểu lạnh lùng từ chối, mà tin rằng Chúa Giêsu con mình là rượu làm cho trái tim lòng con người được có niềm vui, và Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ ban cho họ rượu. Vì thế mẹ Maria nói với những người giúp việc: Hễ người bảo gì, các anh cứ làm theo!
Các Thánh giáo phụ hiểu cắt nghĩa trình thuật lịch sử này theo hai hình ảnh trái ngược nhau giữa sáu chum đá đựng nước trở thành rượu. Những chum bằng đá là hình ảnh khô cứng sống theo luật lệ thói tục, còn rượu là hình ảnh biểu tượng cho sự vui mừng, sự linh hoạt sống động. Đời sống con người nhận được hương vị mới nhờ việc Chúa Giêsu nhập thề sinh xuống làm người trên trần gian. Với nước không thể ăn tiệc mừng lễ được. Lễ mừng cần có rượu tạo mang đến niềm vui, niềm hoan lạc cho lòng con người. Sáu chum này ở Cana hướng chỉ về chum thứ bảy của Người bị treo trên thập gía được mở ra, khi người lính lấy cây giáo đâm thủng qua cạnh sườn Người chết treo trên đó máu và nước chảy tuôn trào ra. Đây là hình ảnh tình yêu Thiên Chúa đã nhập thể trở thành người nơi trần gian.
Các Giáo phụ nhìn ra nơi tiệc cưới Cana mầu nhiệm của Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội. Phép lạ nước biến hoá thành rượu là do Đức Mẹ Maria đã xin cùng Chúa Giêsu con mình thực hiện. Maria được nói bằng danh xưng „Bà“ ( Ga 2,4) như ngày xưa Evà cũng được Thiên Chúa gọi xưng là„Bà“ thời cựu ước trong vườn địa đàng ( St 3,15) và trong giờ phút sau cùng nơi thập gía, Chúa Giêsu cũng gọi mẹ mình đứng dưới chân với danh xưng „ Bà“ ( Ga 19,26) với ý nghĩa „ mẹ của mọi loài chúng sinh“.
Trình thuật tiệc cưới phép lạ Cana trong kinh thánh không là một truyện thần thoại cổ tích. Vì nó không thuộc vào những chuyện thần tiên có chi tiết hấp dẫn ngọan mục, nhưng ẩn chứa một mầu nhiệm sâu xa hơn nhiều.
Tiệc cưới Cana là hình ảnh chất chứa niềm hy vọng của một bức tranh mầu sắc ngày Chúa phục sinh mang lại một tạo dựng mới cho đời sống tinh thần con người với những thiếu thốn bất toàn, với những khát vọng cho đời sống được tràn đầy có ý nghĩa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Kinh thánh thuật lại Chúa Giêsu, mẹ người và các Môn đệ đi dự tiệc cưới Cana. Trong tiệc mừng ngày cưới Chúa Giêsu theo lời yêu cầu của mẹ Maria đã làm phép lạ cho nước lã biến thành rượu , và các Môn đệ tin vào Người( Ga 2,1-12).
Tại sao Chúa Giêsu làm phép lạ ở tiệc cưới Cana, và chất chứa sứ điệp tin mừng gì ?
Mở đầu bài tường thuật, Thánh Gioan viết: „ Ngày thứ ba có tiệc cưới tại Cana“ ( Ga 2,1). Tuy ngắn gọn, nhưng mốc điểm thời gian này lại diễn tả những hình ảnh căn bản trong đức tin Kitô giáo.
Ngày thứ ba sau bốn ngày như Thánh Gioan tường thuật, cũng là ngày Sabbat, ngày lễ nghỉ theo luật đạo Do Thái. Ngày Sabbat là ngày công trình sáng tạo thiên nhiên củaThiên Chúa hoàn thành, nên là ngày lễ nghỉ.
Tiệc cưới Cana nói về mầu nhiệm nhập thể làm người của Thiên Chúa qua Chúa Giêsu. Nơi Chúa Giêsu con người được khôi phục tạo dựng trở lại, như thuở khai sinh công trình sáng tạo lúc ban đầu. Đồng thời ngày thứ ba nhắc nhớ đến ngày Chúa Giêsu chỗi dậy sống lại từ kẻ chết. Qua sự sống lại của Chúa Giêsu đời sống con người được biến đổi và được hoàn thành với rượu thần linh Thiên Chúa. Trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa mừng tiệc cưới giữa Ngài với con người. Như người đàn ông và người phụ nữ nối kết với nhau, cũng vậy Thiên Chúa và con người trở nên một trong sự nhập thể làm người và sống lại của Chúa Giêsu.
Và giữa tiệc mừng hết rượu., làm sao có thể mừng tiếp được. Hình ảnh này nói đến điều gì sâu xa hơn nữa: họ không còn tình yêu nữa. Họ không còn khả năng quy hướng về tình yêu. Và như thế con người lâm vào bước đường bối rối khủng hoảng.
Và như thế sự giải thoát cho họ ra khỏi hoàn cảnh khó khăn vì không có khả năng hướng về tình yêu, là quan trọng cần thiết hơn. Sáu chum đá đựng nước có sẵn nơi đó. Con số sáu là con số không toàn vẹn. Cũng vậy đời sống con người đâu có toàn vẹn. Đời sống con người là một chuỗi những làm việc cố gắng vất vả cùng than khóc. Vì thế đời sống trở nên khô cứng mà những chum đá kia là hình ảnh biểu tượng cho.
Nước đựng trong chum đá theo luật lệ dùng cho việc thanh tẩy rửa chân tay. Sự tẩy rửa chính thực không xảy diễn ra theo luật lệ cũ thời xa xưa, nhưng qua sự nhập thể làm người của Chúa Giêsu. Trong đó Thiên Chúa mang đến sự thanh tẩy cho con người. Và sự đẹp thuở ban đầu của con người được khôi phục trở lại.
Mẹ Chúa Giêsu cũng cùng đến tham dự tiệc cưới. Thánh sử Gioan viết thuật lại lúc bắt đầu sứ mạng của Chúa Giêsu ở Cana có mặt mẹ người. Và lúc kết thúc cuộc đời sứ mạng của Chúa Giêsu , mẹ người cũng có mặt đứng dưới chân thập gía. Như thế Đức Mẹ Maria đóng một vai trò quan trọng trong sứ mạng, một biểu tượng thâm sâu trong cuộc đời Chúa Giesu.
Mẹ Chúa Giêsu đã như người khởi động cho phép lạ được hiện thực. Mẹ Maria đã thực hiện cho phép lạ xuống thế làm người của Chúa Giêsu con mình được sinh ra trên trần gian. Mẹ Maria trở nên cổng để cho Chúa Giêsu bước qua đi đến với con người. Mẹ Maria đã dẫn đưa chúa Giêsu đi đến với con người. Là người phụ nữ, mẹ Maria đã có trực giác nhậy bén cảm nhận ra sự thiếu thốn đầu tiên: thiếu rượu mừng.
Dù câu trả lời của Chúa Giesu: „Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và con? Giờ con chưa tới“, nhưng mẹ maria không hiểu câu nói theo kiểu lạnh lùng từ chối, mà tin rằng Chúa Giêsu con mình là rượu làm cho trái tim lòng con người được có niềm vui, và Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ ban cho họ rượu. Vì thế mẹ Maria nói với những người giúp việc: Hễ người bảo gì, các anh cứ làm theo!
Các Thánh giáo phụ hiểu cắt nghĩa trình thuật lịch sử này theo hai hình ảnh trái ngược nhau giữa sáu chum đá đựng nước trở thành rượu. Những chum bằng đá là hình ảnh khô cứng sống theo luật lệ thói tục, còn rượu là hình ảnh biểu tượng cho sự vui mừng, sự linh hoạt sống động. Đời sống con người nhận được hương vị mới nhờ việc Chúa Giêsu nhập thề sinh xuống làm người trên trần gian. Với nước không thể ăn tiệc mừng lễ được. Lễ mừng cần có rượu tạo mang đến niềm vui, niềm hoan lạc cho lòng con người. Sáu chum này ở Cana hướng chỉ về chum thứ bảy của Người bị treo trên thập gía được mở ra, khi người lính lấy cây giáo đâm thủng qua cạnh sườn Người chết treo trên đó máu và nước chảy tuôn trào ra. Đây là hình ảnh tình yêu Thiên Chúa đã nhập thể trở thành người nơi trần gian.
Các Giáo phụ nhìn ra nơi tiệc cưới Cana mầu nhiệm của Đức Mẹ Maria là mẹ Giáo hội. Phép lạ nước biến hoá thành rượu là do Đức Mẹ Maria đã xin cùng Chúa Giêsu con mình thực hiện. Maria được nói bằng danh xưng „Bà“ ( Ga 2,4) như ngày xưa Evà cũng được Thiên Chúa gọi xưng là„Bà“ thời cựu ước trong vườn địa đàng ( St 3,15) và trong giờ phút sau cùng nơi thập gía, Chúa Giêsu cũng gọi mẹ mình đứng dưới chân với danh xưng „ Bà“ ( Ga 19,26) với ý nghĩa „ mẹ của mọi loài chúng sinh“.
Trình thuật tiệc cưới phép lạ Cana trong kinh thánh không là một truyện thần thoại cổ tích. Vì nó không thuộc vào những chuyện thần tiên có chi tiết hấp dẫn ngọan mục, nhưng ẩn chứa một mầu nhiệm sâu xa hơn nhiều.
Tiệc cưới Cana là hình ảnh chất chứa niềm hy vọng của một bức tranh mầu sắc ngày Chúa phục sinh mang lại một tạo dựng mới cho đời sống tinh thần con người với những thiếu thốn bất toàn, với những khát vọng cho đời sống được tràn đầy có ý nghĩa.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long