17/01/2019 - Những diễn tiến “hậu cưỡng chế” ở khu vực vườn rau Lộc Hưng tiếp tục căng thẳng sau khi hàng trăm ngôi nhà ở ở nơi đây đã bị san thành bình địa vào tuần qua.
Sự thật đang bị bóp méo?
Hôm 16/1, Công an quận Tân Bình thông tin trên báo chí rằng cơ quan này đang “củng cố hồ sơ” để xử lý gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng.
“Khu vực vườn rau Lộc Hưng thuộc phường 6 là nơi có tình hình an ninh trật tự phức tạp, có nhiều thành phần bất hảo, nghiện ma túy, tổ chức đá gà… Qua nhiều lần theo dõi, công an đã phát hiện xử lý rất nhiều trường hợp phạm pháp”, báo Dân Việt trích thông tin từ Công an quận Tân Bình để mở đầu cho bản tin về việc xử lý “nhóm chống đối” ở khu vườn rau Lộc Hưng.
Vẫn theo công an Tân Bình, trong khi tiến hành cưỡng chế, họ đã phát hiện “có phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu”, đồng thời cho biết “đã xác định các đối tượng cầm đầu và đang củng cố hồ sơ xử lý nghiêm trước pháp luật”, trích Dân Việt.
Trước đó, chính quyền phường 6, quận Tận Bình, đã tiến hành hai đợt cưỡng chế vào ngày 4/1 và 8/1, phá bỏ hàng trăm ngôi nhà của người dân khu vực vườn rau Lộc Hưng với lý do là những ngôi nhà này đã được xây dựng trái phép trên “đất công”.
Mặc dù báo chí nhà nước hoàn toàn im tiếng vào thời điểm diễn ra cưỡng chế, nhưng qua những thông tin được cập nhật trên mạng xã hội, nhiều tầng lớp dân chúng đã lên án vụ cưỡng chế là “phi pháp” và “phi nhân” khi chính quyền thực hiện việc cưỡng chế một cách bất ngờ và gấp rút ngay vào những ngày sát Tết Nguyên Đán, là dịp mà mọi gia đình lẽ ra phải được sum họp, quây quần, chứ không phải rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.
Lên tiếng “lý giải” trên báo chí hôm 15/1, sau khi đã “làm việc” với Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, lãnh đạo quận Tân Bình nói rằng “Hiện nay không quy định cấm cưỡng chế ở một khoảng thời gian nhất định nào, nhưng lưu ý là phải trước Tết 15 ngày”, báo Vietnamnet dẫn lời của một lãnh đạo giấu tên của UBND quận Tân Bình.
Vẫn thông qua báo chí nhà nước, chính quyền quận Tân Bình thông tin cho công chúng rằng có đến 134 hộ dân trong khu vực vườn rau Lộc Hưng là có nhà ở bên ngoài. Nhưng theo lời ông Cao Hà Trực, một đại diện của người dân vườn rau Lộc Hưng, nói với VOA thì thông tin này “không đúng sự thật” vì không thể xem nhà của con cái đã trưởng thành và ra riêng là của các hộ gia đình ở đây được.
Ngoài việc bị truyền thông nhà nước nhắm vào theo hướng “nhóm người chống đối”, những người từng sống ở vườn rau Lộc Hưng thông tin cho VOA rằng họ hiện đang “gặp nguy hiểm”, “bị theo dõi” vì đã lên tiếng và cố gắng đưa những thông tin về vụ cưỡng chế ra cho công chúng.
Cuộc đấu không cân sức
Cho tới nay, đã có gần 20 luật sư nhận lời trợ giúp pháp lý cho người dân ở vườn rau Lộc Hưng, và tất cả các thông tin từ phía người dân đều được “minh bạch hóa” thông qua truyền thông xã hội.
Trong khi đó, một đại diện của “Nhóm Luật sư Lộc Hưng” nói với VOA hôm 16/1 rằng phía chính quyền đến nay vẫn chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để khẳng định việc làm của mình là đúng theo pháp luật, ngoại trừ một thông báo cưỡng chế được đưa ra vào ngày 5/1, tức là sau khi công việc đã được tiến hành.
“Nếu cưỡng chế theo diện trái phép thì phải có các quy định chặt chẽ, tống đạt đến từng người, có các biên bản… Về điều này thì chúng tôi được người dân báo là không có. Tuy nhiên, chính quyền nói là họ có làm, nhưng họ vẫn chưa trưng ra được các quyết định, biên bản cưỡng chế…”, LS. Trần Vũ Hải, đại diện cho nhóm luật sư, nói với VOA.
“Chỉ có một thông báo cấp phường, với những viện dẫn không căn cứ theo Luật Đất đai, pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính hay nghị định của chính phủ về việc tháo dỡ, xử phạt hành chính vi phạm trong lĩnh vực xây dựng, mà chỉ căn cứ vào chủ trương của UBND thành phố hay thông báo của Thành ủy thành phố”, LS. Trịnh Vĩnh Phúc, cũng thuộc nhóm luật sư, giải thích thêm với VOA.
Theo LS. Trịnh Vĩnh Phúc, việc tiến hành cưỡng chế trên thực tế cũng có nhiều điểm không giống như trong thông báo.
“(Thông báo) nói rằng cưỡng chế những căn nhà xây dựng trái phép từ thời điểm ngày 1/1/2018, tức là diễn ra trong năm 2018, nhưng khi thực hiện cưỡng chế họ lại cưỡng chế toàn bộ khu vực vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha, trong đó có nhiều căn nhà đã được xây dựng từ nhiều năm trước”.
Sau khi hoàn thành việc cưỡng chế, chính quyền đã cho lực lượng túc trực ngày đêm trong khu vực này và không cho người dân quay trở lại để thu gom sắt vụn, gạch vụn, tôn… để bán, mặc dù đây vẫn được xem là tài sản của người dân, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc.
Sẽ có khởi tố hình sự?
Luật sư Trần Vũ Hải, người từng là trung gian kết nối giữa người dân ở Đồng Tâm với chính quyền trong vụ phản đối cưỡng chế đất nổi tiếng vào năm 2017, nhận định với VOA rằng “không sớm thì muộn sẽ có vụ án khởi tố hình sự đối với những người làm sai” trong vụ cưỡng chế phá nhà ở vườn rau Lộc Hưng.
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu, xem xét những chứng cứ, tài liệu do người dân cung cấp và yêu cầu các cơ quan chức năng cũng phải cung cấp các thông tin mà họ cho rằng họ làm đúng, có căn cứ”, LS. Hải cho biết.
Những ngày qua, phía người dân đã liên tục trưng ra các giấy tờ, bằng chứng để chứng minh cho lập luận của họ rằng (1) việc cưỡng chế là sai quy định của pháp luật, và (2) họ hội đủ tiêu chuẩn để được cấp sổ đỏ trên khu đất đã sinh sống từ năm 1955.
“Từ năm 1999 đến giờ, có vị lãnh đạo nào dám đối thoại với dân tới nơi tới chốn rằng đất này là đất của nhà nước, là đất công hay không? Hay là vẫn còn thiếu nợ người dân câu trả lời?”, ông Cao Hà Trực nói với VOA.
“Chúng tôi có niềm tin rằng người dân nói đúng, những lập luận của họ là có lý”, LS. Trần Vũ Hải nói.
“Nếu chính quyền nói họ coi đây là đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà nước thì họ hãy đưa ra các bằng chứng pháp lý. Chúng tôi thấy rằng các bằng chứng và căn cứ pháp lý của họ là không có. Trong khi đó, Luật Đất đai của Việt Nam công nhận cho những người sử dụng đất lâu dài từ trước tới nay mà không có tranh chấp, kể cả không có giấy tờ, thì phải được cấp giấy chứng nhận sử dụng hợp lệ”, LS. Hải nói thêm.
Một văn bản nêu “quan điểm của Tòa Tổng Giám mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ dân canh tác tại khu ‘Vườn rau’, phường 6, quận Tân Bình” vào năm 2007 cũng xác nhận khu đất này “hoàn toàn không phải đất của nhà nước cũ sở hữu”, là điểm mà chính quyền dựa vào và cho rằng khu vực này là “đất công” sau năm 1975.
“Nhà nước cũ chỉ sở hữu 1 phần nhỏ (1,5 ha), diện tích còn lại thuộc quyền sở hữu của Giáo hội (3 ha) và một số sở hữu khác. Dù vậy, Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ ngày 23/11/2006 lại vô tình hay hữu ý ghi: ‘… thời Pháp thuộc, 4,8 ha đất mà các hộ dân đề nghị được xác nhận quá trình sử dụng đất tại phường 6, quận Tân Bình thuộc 6,8 ha đất do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công Giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ được chính quyền Pháp sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín…’”
Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý cũng “nghiêng” về phía người dân khi đưa ra các bài phân tích về vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng theo các góc độ pháp lý.
VOA đã nhiều lần liên lạc tìm cách với các lãnh đạo địa phương để tìm hiểu thông tin và quan điểm từ phía chính quyền nhưng không được trả lời.
Sau khi cưỡng chế, chính quyền gần đây ra thông báo sẽ áp dụng đơn giá 7.055.000 đồng/m2 để tính hỗ trợ cho người dân có “canh tác thực tế” tại vườn rau Lộc Hưng đến hết ngày 3/1/2019. Tuy nhiên, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc, thông báo này cũng có những điểm “kỳ lạ” trong vụ việc mà ông nói là “đặt người dân vào tình thế đã rồi”.
“Loại người ta ra khỏi miếng đất, rồi san bằng đất, rồi bây giờ hỗ trợ một cách võ đoán, ra một thông báo yêu cầu người dân đến công an quận Tân Bình hoặc công an phường 6, quận Tân Bình, để nhận tiền. Điều đó hết sức lạ lùng. Nhận tiền mà phải đến cơ quan công an nhận, còn nếu không nhận thì tước bỏ luôn”, LS. Trịnh Vĩnh Phúc nói.
Về phía người dân, đại diện của họ nói rằng họ không chấp nhận mức “hỗ trợ” trên vì không dựa trên căn cứ pháp lý, đồng thời cho biết họ đã tìm mọi cách để có thể “tiếp xúc” với chính quyền, kể cả việc đi khiếu kiện tới trung ương trong suốt gần 20 năm qua, nhưng những quyền lợi về đất đai của họ vẫn không được giải quyết.
“Tôi chẳng còn tin tưởng vào việc nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi. Đơn chúng tôi đưa lên, Trung ương đề nghị thành phố có câu trả lời mà họ im luôn, không thèm trả lời. Ông Lê Hoàng Quân có công văn gửi chúng tôi cam kết sẽ họp với tập thể bà con chúng tôi nhưng tới bây giờ có họp đâu? Đánh lừa, bảo chờ. Đến nay đã 10 năm rồi. Trốn biệt tăm”, ông Cao Hà Trực thất vọng nói với VOA.
Sự thật đang bị bóp méo?
Hôm 16/1, Công an quận Tân Bình thông tin trên báo chí rằng cơ quan này đang “củng cố hồ sơ” để xử lý gần 20 người có hành vi gây rối trật tự công cộng, chống đối lực lượng và chống người thi hành công vụ ở khu đất vườn rau Lộc Hưng.
Lấy thân chặn xe ủi đến cưỡng chế |
Vẫn theo công an Tân Bình, trong khi tiến hành cưỡng chế, họ đã phát hiện “có phòng cách âm và thiết bị ghi âm, ghi hình phục vụ cho các hoạt động truyền thông, tài liệu có nội dung tuyên truyền xấu”, đồng thời cho biết “đã xác định các đối tượng cầm đầu và đang củng cố hồ sơ xử lý nghiêm trước pháp luật”, trích Dân Việt.
Trước đó, chính quyền phường 6, quận Tận Bình, đã tiến hành hai đợt cưỡng chế vào ngày 4/1 và 8/1, phá bỏ hàng trăm ngôi nhà của người dân khu vực vườn rau Lộc Hưng với lý do là những ngôi nhà này đã được xây dựng trái phép trên “đất công”.
Mặc dù báo chí nhà nước hoàn toàn im tiếng vào thời điểm diễn ra cưỡng chế, nhưng qua những thông tin được cập nhật trên mạng xã hội, nhiều tầng lớp dân chúng đã lên án vụ cưỡng chế là “phi pháp” và “phi nhân” khi chính quyền thực hiện việc cưỡng chế một cách bất ngờ và gấp rút ngay vào những ngày sát Tết Nguyên Đán, là dịp mà mọi gia đình lẽ ra phải được sum họp, quây quần, chứ không phải rơi vào cảnh “màn trời chiếu đất”.
Lên tiếng “lý giải” trên báo chí hôm 15/1, sau khi đã “làm việc” với Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM, lãnh đạo quận Tân Bình nói rằng “Hiện nay không quy định cấm cưỡng chế ở một khoảng thời gian nhất định nào, nhưng lưu ý là phải trước Tết 15 ngày”, báo Vietnamnet dẫn lời của một lãnh đạo giấu tên của UBND quận Tân Bình.
Vẫn thông qua báo chí nhà nước, chính quyền quận Tân Bình thông tin cho công chúng rằng có đến 134 hộ dân trong khu vực vườn rau Lộc Hưng là có nhà ở bên ngoài. Nhưng theo lời ông Cao Hà Trực, một đại diện của người dân vườn rau Lộc Hưng, nói với VOA thì thông tin này “không đúng sự thật” vì không thể xem nhà của con cái đã trưởng thành và ra riêng là của các hộ gia đình ở đây được.
Ngoài việc bị truyền thông nhà nước nhắm vào theo hướng “nhóm người chống đối”, những người từng sống ở vườn rau Lộc Hưng thông tin cho VOA rằng họ hiện đang “gặp nguy hiểm”, “bị theo dõi” vì đã lên tiếng và cố gắng đưa những thông tin về vụ cưỡng chế ra cho công chúng.
Cuộc đấu không cân sức
Cho tới nay, đã có gần 20 luật sư nhận lời trợ giúp pháp lý cho người dân ở vườn rau Lộc Hưng, và tất cả các thông tin từ phía người dân đều được “minh bạch hóa” thông qua truyền thông xã hội.
Trong khi đó, một đại diện của “Nhóm Luật sư Lộc Hưng” nói với VOA hôm 16/1 rằng phía chính quyền đến nay vẫn chưa đưa ra được bất kỳ bằng chứng nào để khẳng định việc làm của mình là đúng theo pháp luật, ngoại trừ một thông báo cưỡng chế được đưa ra vào ngày 5/1, tức là sau khi công việc đã được tiến hành.
“Nếu cưỡng chế theo diện trái phép thì phải có các quy định chặt chẽ, tống đạt đến từng người, có các biên bản… Về điều này thì chúng tôi được người dân báo là không có. Tuy nhiên, chính quyền nói là họ có làm, nhưng họ vẫn chưa trưng ra được các quyết định, biên bản cưỡng chế…”, LS. Trần Vũ Hải, đại diện cho nhóm luật sư, nói với VOA.
Một khế ước thuê ruộng trước năm 1975 |
Theo LS. Trịnh Vĩnh Phúc, việc tiến hành cưỡng chế trên thực tế cũng có nhiều điểm không giống như trong thông báo.
“(Thông báo) nói rằng cưỡng chế những căn nhà xây dựng trái phép từ thời điểm ngày 1/1/2018, tức là diễn ra trong năm 2018, nhưng khi thực hiện cưỡng chế họ lại cưỡng chế toàn bộ khu vực vườn rau Lộc Hưng rộng gần 5 ha, trong đó có nhiều căn nhà đã được xây dựng từ nhiều năm trước”.
Sau khi hoàn thành việc cưỡng chế, chính quyền đã cho lực lượng túc trực ngày đêm trong khu vực này và không cho người dân quay trở lại để thu gom sắt vụn, gạch vụn, tôn… để bán, mặc dù đây vẫn được xem là tài sản của người dân, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc.
Sẽ có khởi tố hình sự?
Luật sư Trần Vũ Hải, người từng là trung gian kết nối giữa người dân ở Đồng Tâm với chính quyền trong vụ phản đối cưỡng chế đất nổi tiếng vào năm 2017, nhận định với VOA rằng “không sớm thì muộn sẽ có vụ án khởi tố hình sự đối với những người làm sai” trong vụ cưỡng chế phá nhà ở vườn rau Lộc Hưng.
“Chúng tôi hiện đang nghiên cứu, xem xét những chứng cứ, tài liệu do người dân cung cấp và yêu cầu các cơ quan chức năng cũng phải cung cấp các thông tin mà họ cho rằng họ làm đúng, có căn cứ”, LS. Hải cho biết.
Những ngày qua, phía người dân đã liên tục trưng ra các giấy tờ, bằng chứng để chứng minh cho lập luận của họ rằng (1) việc cưỡng chế là sai quy định của pháp luật, và (2) họ hội đủ tiêu chuẩn để được cấp sổ đỏ trên khu đất đã sinh sống từ năm 1955.
“Từ năm 1999 đến giờ, có vị lãnh đạo nào dám đối thoại với dân tới nơi tới chốn rằng đất này là đất của nhà nước, là đất công hay không? Hay là vẫn còn thiếu nợ người dân câu trả lời?”, ông Cao Hà Trực nói với VOA.
“Chúng tôi có niềm tin rằng người dân nói đúng, những lập luận của họ là có lý”, LS. Trần Vũ Hải nói.
“Nếu chính quyền nói họ coi đây là đất thuộc quyền quản lý trực tiếp của nhà nước thì họ hãy đưa ra các bằng chứng pháp lý. Chúng tôi thấy rằng các bằng chứng và căn cứ pháp lý của họ là không có. Trong khi đó, Luật Đất đai của Việt Nam công nhận cho những người sử dụng đất lâu dài từ trước tới nay mà không có tranh chấp, kể cả không có giấy tờ, thì phải được cấp giấy chứng nhận sử dụng hợp lệ”, LS. Hải nói thêm.
Một văn bản nêu “quan điểm của Tòa Tổng Giám mục về quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ dân canh tác tại khu ‘Vườn rau’, phường 6, quận Tân Bình” vào năm 2007 cũng xác nhận khu đất này “hoàn toàn không phải đất của nhà nước cũ sở hữu”, là điểm mà chính quyền dựa vào và cho rằng khu vực này là “đất công” sau năm 1975.
“Nhà nước cũ chỉ sở hữu 1 phần nhỏ (1,5 ha), diện tích còn lại thuộc quyền sở hữu của Giáo hội (3 ha) và một số sở hữu khác. Dù vậy, Công văn số 5201/BTNMT-ĐĐ ngày 23/11/2006 lại vô tình hay hữu ý ghi: ‘… thời Pháp thuộc, 4,8 ha đất mà các hộ dân đề nghị được xác nhận quá trình sử dụng đất tại phường 6, quận Tân Bình thuộc 6,8 ha đất do Quốc gia Việt Nam và Hội đồng quản trị Công Giáo địa phận Sài Gòn đứng bộ được chính quyền Pháp sử dụng với mục đích chính là làm bãi anten cho đài phát tín…’”
Trên các diễn đàn mạng xã hội, nhiều luật sư, chuyên gia pháp lý cũng “nghiêng” về phía người dân khi đưa ra các bài phân tích về vụ cưỡng chế ở vườn rau Lộc Hưng theo các góc độ pháp lý.
VOA đã nhiều lần liên lạc tìm cách với các lãnh đạo địa phương để tìm hiểu thông tin và quan điểm từ phía chính quyền nhưng không được trả lời.
Sau khi cưỡng chế, chính quyền gần đây ra thông báo sẽ áp dụng đơn giá 7.055.000 đồng/m2 để tính hỗ trợ cho người dân có “canh tác thực tế” tại vườn rau Lộc Hưng đến hết ngày 3/1/2019. Tuy nhiên, theo nhận định của LS. Trịnh Vĩnh Phúc, thông báo này cũng có những điểm “kỳ lạ” trong vụ việc mà ông nói là “đặt người dân vào tình thế đã rồi”.
“Loại người ta ra khỏi miếng đất, rồi san bằng đất, rồi bây giờ hỗ trợ một cách võ đoán, ra một thông báo yêu cầu người dân đến công an quận Tân Bình hoặc công an phường 6, quận Tân Bình, để nhận tiền. Điều đó hết sức lạ lùng. Nhận tiền mà phải đến cơ quan công an nhận, còn nếu không nhận thì tước bỏ luôn”, LS. Trịnh Vĩnh Phúc nói.
Về phía người dân, đại diện của họ nói rằng họ không chấp nhận mức “hỗ trợ” trên vì không dựa trên căn cứ pháp lý, đồng thời cho biết họ đã tìm mọi cách để có thể “tiếp xúc” với chính quyền, kể cả việc đi khiếu kiện tới trung ương trong suốt gần 20 năm qua, nhưng những quyền lợi về đất đai của họ vẫn không được giải quyết.
“Tôi chẳng còn tin tưởng vào việc nhà nước sẽ giải quyết cho chúng tôi. Đơn chúng tôi đưa lên, Trung ương đề nghị thành phố có câu trả lời mà họ im luôn, không thèm trả lời. Ông Lê Hoàng Quân có công văn gửi chúng tôi cam kết sẽ họp với tập thể bà con chúng tôi nhưng tới bây giờ có họp đâu? Đánh lừa, bảo chờ. Đến nay đã 10 năm rồi. Trốn biệt tăm”, ông Cao Hà Trực thất vọng nói với VOA.