Một góc nhìn khác
Những câu chuyện tương phản được phúc trình kể lại và Đức cha Trautman cũng có thể được kiểm tra dựa trên cuộc nghiên cứu của Gates do giáo phận ủy nhiệm. Cuộc nghiên cứu của Gates không gọt giũa chữ nghĩa: trái lại nó thừa nhận “trong phạm vi Giáo phận Erie, việc lạm dụng khủng khiếp đã diễn ra - và được che giấu – khá sớm từ đầu thập niên 1940 qua thập niên 1980. Các hành vi ít có tính hệ thống hơn nhưng cũng đáng trách không kém đã xảy ra mấy năm sau đó khi các phạm nhân trong Giáo hội lợi dụng lòng tín thác trước đây vốn dành cho hàng giáo sĩ.
Cuộc nghiên cứu của Gates tiến hành để đưa ra một điển hình đại diện cho “những thất bại có tính lịch sử” của giáo hội. Năm 1994, các tố cáo xuất hiện cho rằng Michael Barletta, lúc còn là linh mục, đã lạm dụng các học sinh trong thập niên 1970 và thập niên 80, rất lâu trước nhiệm kỳ của Đức Cha Trautman. Nhưng Đức Cha Trautman đã liên lạc với một linh mục sống trong một nhà xứ với Barletta. Vị linh mục này đã mô tả việc chứng kiến người bị tố cáo này với một thiếu niên khỏa thân thập niên 1970 và báo cáo điều này với Đức Giám Mục lúc ấy là Đức Cha Alfred Watson. Đức Cha Watson đã nói với ngài: Hãy lo việc của cha đi. Hãy trở về nhà xứ của cha, và làm một linh mục tốt đi”. Theo nghiên cứu của giáo phận, “Đức Cha Watson lúc đó đã thuyên chuyển Barletta sang một trường khác, nơi Barletta sau đó đã lạm dụng thêm nhiều thanh thiếu niên khác”. Đây là trường hợp cổ điển của việc “vận chuyển” (shuttling) hay “thuyên chuyển” (shuffling) kẻ lạm dụng từ giáo xứ này sang giáo xứ khác, tạo thêm sự lạm dụng mới vào sự thiệt hại đã gây ra.
Nghiên cứu của Gates kết luận “Trước năm 1982, các tố cáo lạm dụng không được xử lý đúng cách .... Nhiệm kỳ từ 1969 đến 1982 của Giám mục Watson bị hoen ố bởi nhiều vụ lạm dụng, cùng với sự coi thường hoàn toàn việc bảo vệ trẻ em chống lại các linh mục bị tố cáo.
Nghiên cứu của Gates thấy rằng điều đó đã thay đổi, “với sự xuất hiện của Đức cha Murphy vào năm 1982, mặc dù chưa thỏa đáng đối với tiêu chuẩn ngày nay” . Đức Cha Murphy đã bổ nhiệm các linh mục bị tố cáo vào các thừa tác vụ, “nơi trẻ em không hiện diện, như quân đội, viện dưỡng lão hoặc tu viện”. Như đã lưu ý, ngài cũng tận dụng các chuyên gia y tế.
Cuộc nghiên cứu của Gates không phải không phê phán Đức cha Trautman; nó cho rằng ngài “đã cải thiện các thực hành”, nhưng “có lẽ sẽ tốt hơn ở một số phạm vi nào đó”. Một phạm vi là việc theo dõi các linh mục đang làm việc hoặc sống dưới các hạn chế, một lời phê phán bị Đức Cha Trautman thách thức nhưng được một số linh mục giáo phận phát biểu. Một phạm vi khác là “ Thông báo cho công chúng biết các vấn đề kỷ luật đối với các linh mục”, một điểm quan trọng sẽ được đề cập sau này.
Tuy nhiên, trong nhiều chi tiết cụ thể, nghiên cứu của Gates rất ủng hộ các hoạt động đã bắt đầu và mở rộng dưới thời Đức Cha Trautman. Nghiên cứu cho biết; dưới thời ngài, Giáo phận Erie đã ban hành chính sách bảo vệ trẻ em đầu tiên của mình hơn 30 năm trước, trước khi Giáo hội yêu cầu một chính sách như vậy khá lâu và trước các biến cố tạo tin tàn khốc tại Tổng giáo phận Boston, tiểu bang Pennsylvania, cơ quan Thể Dục Hoa Kỳ và các định chế nổi danh khác.
Nghiên cứu Gates tuyên bố rằng “Sẽ là một điều không hợp tình hợp lý khi chỉ cung cấp cho công chúng một nửa câu chuyện”.
Tổng kết vụ giáo phận Erie
Đó có phải là những gì phúc trình làm hay không? Hay tệ hơn? Có phải các nhà lãnh đạo giáo hội trong giáo phận Erie đã làm ngơ các lời khiếu nại hoặc tố cáo hay không? Có phải họ đã bổ nhiệm lại các linh mục mà không quan tâm chi đến sự nguy hiểm cho các trẻ vị thành niên? Có phải nạn nhân đã “bị gạt sang một bên”, bị răn đe hay gây áp lực để đừng đi đến cảnh sát và không được giúp đỡ không? Có phải tất cả những điều này đã được thực hiện để “bảo vệ những kẻ lạm dụng và các định chế của họ” hay không? Hay nói một cách gợi hình hơn, như bản phúc trình không ngần ngại làm, có đúng là trong khi “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái, những người của Thiên Chúa” trong giáo phận Erie “không làm gì” khác ngoài việc che giấu nó?
Một đánh giá cẩn thận bằng chứng riêng của phúc trình từ Erie, được sửa chữa đây đó bởi nghiên cứu Gates và lời khai của Đức Cha Trautman, cho thấy: các câu trả lời cho các câu hỏi đó là, tiếng “không” áp đảo.
Cũng như có thể được xác định bởi các hồ sơ của phúc trình, trong gần một phần ba số người phạm tội, giáo phận đã nhận được những tố cáo đầu tiên về sự lạm dụng trong quá khứ từ năm 2002 đến 2017. Bốn trong số các giáo sĩ bị tố cáo đã chết từ lâu; một số đã nghỉ hưu hoặc rời bỏ chức linh mục theo thoả thuận riêng của họ từ lâu. Dưới điều khoản tuyệt đối không khoan nhượng của Hiến chương Dallas, những người còn lại trong thừa tác vụ đều nhanh chóng bị cấm thi hành mọi vai trò linh mục và nhận diện công khai và, khi cần, bị hoàn tục.
Trong một phần ba các trường hợp đơn giản không được biết đến này, các nhà lãnh đạo giáo hội khó có thể bị cho rằng đã “gạt bỏ” các nạn nhân, không làm gì cả, dấu giếm và tái bổ nhiệm các kẻ săn mồi. Khi sự lạm dụng đã được biết đến, bằng chứng sẵn có cho thấy các nạn nhân đã được liên lạc một cách thiện cảm và cung ứng việc huấn đạo và sự hỗ trợ, và các tội ác được báo cáo cho chưởng lý quận.
Đâu là khuôn mẫu trong hai phần ba khác? Phần lớn việc lạm dụng xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1985, phù hợp với khuôn mẫu được nghiên cứu của John Jay phát hiện, nhưng hầu như tất cả đều được đưa ra ánh sáng sau năm 1982, trong các nhiệm kỳ của các Giám mục Murphy và Trautman. Trong bốn trường hợp, khi người tiền nhiệm biết đến sự lạm dụng, người ta có thể nói, như nghiên cứu của Gates từng nói, rằng nó đã được đề cập bằng “một sự coi thường hoàn toàn đối với việc bảo vệ trẻ em”. Nhưng hồ sơ của phúc trình không cung cấp cơ sở nào cho lời cáo buộc này: trong hơn ba thập niên và vô số vụ án, Đức Cha Murphy, Đức Cha Trautman, và Đức Cha Persico đã “gạt” các nạn nhân “sang một bên”, tái bổ nhiệm các linh mục bị cáo buộc chứ không quan tâm chi đến các nguy hiểm đối với trẻ em, hoặc ngăn cản các nạn nhân chạy đến luật pháp. Không có bằng chứng nào cho thấy Đức Cha Murphy hoặc Đức Cha Trautman đã gửi các linh mục đến các trung tâm điều trị như một mưu mẹo chỉ nhằm che giấu hơn là loại bỏ nguy hiểm. Khi các tố cáo mới làm nổi bật tầm mức lạm dụng trong quá khứ, Đức Cha Trautman đặc biệt đã hành động một cách khẩn trương để loại bỏ các linh mục này khỏi thừa tác vụ. Ngài đã đích thân tiếp tiếp xúc với các nạn nhân và không ngăn cản họ đến cảnh sát hoặc các công tố viên.
Sau khi có được các kết luận trên từ việc lục lọi bằng chứng có sẵn, tôi đã muộn màng phát hiện ra rằng Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Pennsylvania, trong một tài liệu pháp lý ít được lưu ý, về cơ bản đã thừa nhận khá nhiều hồi tháng 8 năm ngoái. (Xem phụ lục bên lề ở cuối bài này).
Những lỗ hổng trong hồ sơ của phúc trình về những người phạm tội ở giáo phận Erie khiến một số trường hợp khó theo dõi, trong đó có ba trường hợp các linh mục được thuyên chuyển từ giáo phận đến Hawaii, Texas, và, trong một thời gian ngắn, tới New York. Nhưng ngay cả việc ta chấp nhận các phán đoán sai và không chắc chắn đi nữa, điều các hồ sơ Erie cho thấy cách chung không những phản bác các cáo buộc của phúc trình mà trên thực tế, còn trái ngược hoàn toàn với trình thuật tiêu chuẩn về một vụ tai tiếng lạm dụng tình dục, tức là, các giám mục đã phản ứng với các tố cáo lạm dụng bằng cách cố ý thuyên chuyển các linh mục nguy hiểm từ giáo xứ này đến giáo xứ nọ.
Tạm dừng, cần phải tạm dừng lại. Nói như vậy là không phủ nhận hay làm giảm bớt những đau khổ không thể tha thứ được gây ra cho các nạn nhân, vào thời điểm đó hoặc trong những năm dài sau đó. Điều ấy không có ý nói rằng sự thuyên chuyển như vậy không bao giờ xảy ra dưới thời các giám mục trước đó. Chỉ có thể nói rằng bằng chứng riêng của đại bồi thẩm đoàn không chứng minh được kịch bản phổ biến về cách những kẻ săn mồi thoát khỏi việc phạm tội và tái phạm các tội ác của họ. Thay vào đó, bằng chứng của phúc trình cho thấy rằng – xin nhắc lại - trong hơn ba thập niên qua và trong đại đa số các trường hợp, các giám mục Erie đã không trả lời các tố cáo lạm dụng bằng cách cố tình thuyên chuyển các linh mục nguy hiểm từ giáo xứ này đến giáo xứ nọ.
Định nghĩa “che giấu”
Một cuộc duyệt xét phản ứng của giáo phận Erie đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục cũng làm sáng tỏ một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong vụ tai tiếng lạm dụng tình dục Công Giáo: công bố ầm ĩ tên của những người bị coi là săn mồi nhưng không bao giờ bị kết án. Đây là một phần của mối quan tâm rộng lớn hơn, vốn là tâm điểm của phúc trình của đại bồi thẩm đoàn, rằng các giám mục và các viên chức giáo hội khác không những “không làm gì cả” trong khi “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái” mà còn che giấu tất cả.
Các phát hiện từng chữ từng chữ của phúc trình chống lại mọi giáo phận giải thích “che giấu” là (1) không khuyến khích nạn nhân đến cảnh sát; (2) gây áp lực để các cơ quan thi hành pháp luật không điều tra; hoặc (3) không báo cáo các tội ác chống trẻ em mà chỉ thực hiện “việc điều tra thiếu sót, thiên vị của chính họ”. Cáo buộc cuối cùng khá mỉa mai, vì có lẽ 90% người phạm tội hoặc nhiều hơn mà phúc trình đã liệt kê được nhận diện không phải bởi cảnh sát mà bởi những người cuộc điều tra “thiếu sót” của giáo phận ấy.
Thực thế, phúc trình có rất ít bằng chứng về việc các viên chức của giáo phận Erie can ngăn người ta trình các cáo buộc lạm dụng tình dục cho cảnh sát, mặc dù người ta có thể cho rằng sự tôn kính của Công Giáo đối với thẩm quyền giáo sĩ và cấm kỵ tình dục nói chung trong nền văn hóa trước đây khiến cho việc can ngăn trở thành không cần thiết. Năm 2002, Hiến chương Dallas đã bắt buộc phải báo cáo tất cả các tố cáo cho các cơ quan công quyền, hợp tác với các cuộc điều tra và tư vấn cho các nạn nhân biết quyền lợi của họ. Các hồ sơ cho thấy giáo phận Erie đã thường xuyên báo cáo các tố cáo lạm dụng vào thời gian đó, ngay cả khi phúc trình và các viên chức giáo phận đôi khi tranh cãi về những hồ sơ báo cáo nào tồn tại.
Còn về việc “che giấu” lạm dụng hay “che giấu” các giáo sĩ lạm dụng bằng các dàn xếp kể cả các thỏa thuận bảo mật thì sao? Vấn đề này đã được tranh luận trong nhiều thập niên. Một số luật sư đã tuyên bố rằng các thỏa thuận như vậy nên bị bác bỏ trong nguyên tắc. Các luật sư của các nạn nhân nổi tiếng khác không đồng ý như thế. Việc tranh tụng có thể kéo dài hoặc tùy hứng. Họ cho rằng bất cứ điều gì tạo điều kiện cho một sự dàn xếp nên là ưu tiên cho khách hàng của họ. Và, dĩ nhiên, trong một số trường hợp, rất có thể các nạn nhân muốn được giấu tên.
Một lần nữa, Hiến chương Dallas năm 2002 định rằng các giáo phận không được tìm kiếm các dàn xếp đòi phải bảo mật trừ khi nạn nhân yêu cầu. Các hồ sơ của đại bồi thẩm đoàn cho thấy tám dàn xếp ở Erie trong những năm qua. Ngày tháng không rõ ràng, cũng không có gì nói rõ về việc giáo hội đòi phải có những thỏa thuận bảo mật. Dù sao, các linh mục bị kiện không còn trong thừa tác vụ.
Tuy nhiên, vấn đề “che giấu” cũng vượt xa điều đó. Không có chuyện việc lạm dụng tình dục đã bị che giấu một cách vô ý thức, trước hết bởi chính những kẻ quấy rối đã dụ dỗ các cậu bé giúp lễ hoặc các nạn nhân khác đến một phòng ngủ của nhà xứ hoặc một nơi cắm trại ở miền quê và sau đó khiến chúng sợ hãi phải giữ bí mật và thứ hai, bởi các linh mục khác hay các viên chức khác của giáo hội bỏ qua các lời tố cáo và áp lực các nạn nhân hoặc gia đình phải bỏ các lòi tố cáo, hoặc thứ ba, và nổi tiếng hơn cả, bởi các giám mục dù đã nhận ra đầy đủ mối đe dọa mà một linh mục như thế đặt ra, nhưng vẫn đưa ông ta đến một giáo xứ xa xôi chỉ để giữ lời đồn khỏi vang xa.
Khi đưa các linh mục bị tố cáo “đi nghỉ vì sức khỏe” vì việc này được coi như việc đánh giá và điều trị chuyên môn có uy tín, có phải các giám mục này cũng can dự vào tác phong giả tạo tương tự không? Đối với phúc trình, “đi nghỉ vì sức khỏe” luôn là một che đậy đầy tính uyển ngữ. Còn về việc các giám mục đã loại bỏ các linh mục hoàn toàn ra khỏi hàng giáo sĩ, đã thông báo các lời tố cáo cho các cơ quan pháp lý, nhưng không đi xa hơn trong việc thông báo và giải thích công khai những hành động này thì sao?
Hiến chương Dallas tuyên bố rằng các giáo phận nên “cởi mở và minh bạch trong việc thông đạt với công chúng về việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ trong giới hạn tôn trọng quyền riêng tư và danh tiếng của các cá nhân liên hệ. Điều này đặc biệt là thế liên quan đến việc thông báo cho giáo xứ và các cộng đồng khác trực tiếp bị ảnh hưởng”. Cách nói này gợi ý một hành động cân bằng.
Sau khi Hiến chương Dallas bắt buộc loại bỏ tất cả các linh mục bị cáo buộc một cách đáng tin cậy khỏi bất cứ hình thức thừa tác vụ hay nhận dạng linh mục nào, những người bênh vực các nạn nhân bắt đầu thúc đẩy - và một số giám mục bắt đầu thi hành - một bước khác: nêu tên tất cả các linh mục bị cáo buộc một cách đáng tin cậy trong quá khứ, bất kể họ đã bị cấm khỏi thừa tác vụ, đã bị hoàn tục, hoặc thậm chí đã chết. Cơ sở lý luận là cho phép các nạn nhân trong quá khứ quyền được xuất hiện và tìm kiếm sự công nhận, giúp đỡ và bồi thường. Trọng tâm đã chuyển từ việc ngăn chặn lạm dụng trong tương lai sang việc sửa chữa các lạm dụng trong quá khứ.
Đây là một lĩnh vực trong đó chính sách của Erie dưới thời Đức cha Persico khác với chính sách thời Đức cha Trautman. Hiện nay, giáo phận Erie trình bầy rõ ràng một danh sách dài các cá nhân “bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về các hành động, mà theo phán đoán của giáo phận, không cho phép người đó làm việc với các trẻ em”. Nó bao gồm các linh mục và giáo viên giáo dân, các nhân viên và tình nguyện viên. Nó liệt kê những người còn sống và đã chết từ lâu, trong đó có Giám mục Watson – vì đã thất bại “trong hành động ngăn chặn việc lạm dụng từng được báo cáo một cách đáng tin cậy cho họ”.
Giám mục Trautman theo một đường hướng khác. Không phải trong việc loại bỏ các linh mục khỏi thừa tác vụ cũng như trong bất cứ danh sách nào sau này như danh sách giáo phận hiện cung cấp, ngài đã công khai nêu tên của những người lạm dụng. Trong văn bản trả lời cho đại bồi thẩm đoàn, Đức cha Trautman khẳng định rằng, “đúng hay sai, phán đoán của ngài là việc công bố rầm rộ (publicity) chỉ gây hại, chứ không giúp đỡ các nạn nhân, và thân nhân của các linh mục bị tố cáo không nên phải đối đầu với sự chế giễu và khinh miệt công cộng sau khi công bố việc sa thải hoặc ngưng chức một linh mục bị tố cáo. Điều này thường nhất quán với yêu cầu của các nạn nhân, mà nhiều người trong số họ từng thông báo với Đức Giám Mục rằng họ không muốn tên của vị linh mục phạm tội được công khai vì sợ rằng họ cũng sẽ bị liên kết với cái tên đó và việc này có thể gây hại cho cả việc phục hồi của họ và cuộc sống họ đã xây dựng” Đức cha Trautman cũng chỉ ra rằng, “Không có luật liên bang, tiểu bang hoặc giáo luật nào yêu cầu tên tuổi phải được công khai”.
Vấn đề về việc công bố ầm ĩ
Tại sao một phúc trình đã dành 800 trang để chi tiết hóa các hành vi tình dục lại không thể dành hơn một chục trang hay gần như thế cho một cuộc phân tích chi tiết và các phát hiện được cắt xén chính xác đến thế? Tại sao các cáo buộc sâu rộng và gây thiệt hại gần như giống hệt nhau khắp trong phúc trình?
Chính sách của Đức cha Trautman, mà cuộc nghiên cứu độc lập của Gates về giáo phận Erie đã đánh giá là “kém minh bạch” hơn so với chính sách của Giám mục Persico, có một ý nghĩa nào đó. Nhưng yêu cầu công khai hóa đầy đủ tên của những người bị tố cáo một cách đáng tin cậy cũng thế. Thực thế, việc này ngày càng trở thành một việc ngầm định (default possition) cho các giáo phận (và các dòng tu) trên khắp đất nước, đặc biệt vì các cuộc điều tra như cuộc điều tra ở Pennsylvania chắc chắn sẽ nêu tên trong mọi trường hợp.
Dĩ nhiên, làm như vậy đặt ra nhiều vấn đề. Ngày nay, có sự đồng thuận là, vì các chấn thương và xấu hổ liên quan đến các trải nghiệm như vậy, hầu hết mọi người tố cáo mình bị quấy nhiễu lúc còn nhỏ đều đã nói sự thật. Gánh nặng nêu bằng chứng, trái với các tuyên bố ngược lại, đã bị đảo ngược. Bất cứ ai bị buộc tội một cách mạnh mẽ bây giờ bị giả thiết là có tội, hoặc ít nhất rất có thể có tội, cho đến khi được chứng minh là vô tội. Trong số những người vi phạm được liệt kê trong phúc trình, một số lớn có rất ít cơ hội để tự bảo vệ mình, chắc chắn không phải ở tòa án, và không có cơ hội nào cả khi các tố cáo chỉ xuất hiện sau cái chết của họ.
Hãy xem trường hợp của Cha Richard D. Lynch. Ngài qua đời năm 2000. Bốn năm sau, một người đàn ông gọi điện cho giáo phận phàn nàn về phong trào duy nữ trong giáo hội và đề cập đến “một vụ liên quan đến tình dục cách đây nhiều năm trước” bởi vị hiệu trưởng trường trung học của mình, là Cha Lynch. Người gọi nói rằng vào năm 1978, khi người gọi là một học sinh cuối cấp ở trường trung học, anh đang quét dọn phòng thay đồ thì cha Lynch đụng vào anh ở phần thân thể riêng tư và ép anh vào tường. Trong một cuộc gặp gỡ năm 2004 với Đức cha Trautman và một quản trị viên khác của giáo phận Erie, người đàn ông này cho rằng sau đó anh cần phải giải phẫu lưng. Các ghi chú từ cuộc gặp gỡ đó viết rằng người đàn ông “có các vấn đề tâm lý”, dễ dàng bị kích động, nhưng “thường bình tĩnh trở lại khi nói chuyện với ngài”. Anh được cố vấn về quyền hợp pháp của mình trong việc phúc trình tác phong tình dục với chưởng lý quận.
Mười năm sau, tức năm 2014, người tố cáo tái xuất hiện. Một loạt thư từ cho thấy anh bị lôi kéo vào một cuộc cãi vã về lô đất chôn cất của cha mẹ anh tại một nghĩa trang Công Giáo. Sau đó viết thư cho Đức cha Persico vào năm 2016 từ nhà tù tiểu bang ở Albion, người đàn ông này đã phàn nàn về việc mình bị đối xử bởi hai phó tế được giao cho thừa tác vụ nhà tù - và một lần nữa, tố cáo việc bị lạm dụng tình dục bởi Cha Lynch. Thừa nhận rằng trước đây anh ta không nhất quán trong việc tố cáo mình bị lạm dụng tình dục cũng như lạm dụng thể lý bởi Cha Lynch, anh gán điều này cho việc xấu hổ. Trong một cuộc gặp gỡ kéo dài 45 phút với một phó tế tại nhà tù, anh chủ yếu chỉ phàn nàn về việc giáo hội được quản trị tồi tệ như thế nào mà thôi. Sau đó, anh đã đòi “một ngân phiếu trị giá 20,000 đô la chỉ để đóng các sổ sách về thời đại này lại”; anh nói thêm “tôi đang cố gắng giữ im lặng để vụ việc này không bao giờ được công khai”. Đức Giám Mục Persico đã báo cáo tất cả những tố cáo này với các văn phòng chưởng lý quận và an toàn trẻ em và đã viết cho người đàn ông rằng giáo phận quan tâm đến việc chữa lành hơn là giữ im lặng mọi chuyện. Người ta dám coi người tố cáo này như một tay bất mãn kỳ quặc. Thực thế, cả Giám mục Trautman năm 2004 và Giám mục Persico sau năm 2014 cũng như bất cứ nhân viên giáo hội nào khác dường như không ai đã làm như vậy; dù sao, các nạn nhân bị lạm dụng tình dục thường kết thúc ở chỗ rất bị bối rối. Nhưng không có cáo buộc nào khác chống lại cha Lynch từng được ghi lại.
Điều đó đã không giúp ngài khỏi bị kể vào số “những người phạm tội” của đại bồi thẩm đoàn. Và giáo phận Erie công khai liệt kê cha Lynch vào một nhóm “hiện đang bị điều tra, và mỗi người được giả thiết là vô tội trừ khi được chứng minh khác đi”.
Cha Lynch, nay đã chết được mười tám năm, có thực sự “hiện đang bị điều tra”, nhưng “được giả thiết là vô tội trừ khi được chứng minh khác đi” hay không? Khi nào cuộc điều tra sẽ hoàn tất? Theo nghĩa nào, ngài có thể được “giả thiết là vô tội”, khi bị đưa vào danh sách được quảng bá ầm ĩ các linh mục và nhân viên giáo hội khác “bị tố cáo một cách đáng tin cậy” đã lạm dụng hoặc đe dọa trẻ em? Chưa nói tới việc bị liệt kê là “kẻ phạm tội” bởi một đại bồi thẩm đoàn tiểu bang?
Cách đây không lâu, việc đề cử Brett Kavanaugh vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã khiến cả nước lao vào một cuộc tranh cãi về việc suy đoán vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Các cuộc tranh luận gay gắt thậm chí còn xoay quanh tính hợp pháp và hoạt động của các cơ quan đăng ký tội phạm tình dục liên bang và tiểu bang - và các cơ quan áp dụng vào các cá nhân đã bị xét xử và kết án một cách hợp pháp, chứ không chỉ được coi như “bị tố cáo một cách đáng tin cậy” bởi một giáo phận hoặc một thực thể khác. Tuy nhiên, hầu như không ai nêu câu hỏi về một đại bồi thẩm đoàn, một bộ tưởng tư pháp hoặc một giáo phận tuyên bố một cách có thẩm quyền rằng rất nhiều linh mục và giám mục phạm các tội ác khủng khiếp, nhưng nhiều người không có bất cứ phiên xử nào hay cơ hội nào để tự bào chữa.
Đây không phải là nơi để giải quyết vấn đề nan giải này. Có những lý lẽ hợp lý từ mọi bên. Tuy nhiên, điều phúc trình Pennsylvania làm là dựng các bảng quảng cáo tên của tất cả những kẻ lạm dụng bị tố cáo hoặc nghi ngờ một cách đáng tin cậy, hiện tại hay quá khứ, còn sống hay đã chết, có cơ hội trả lời các tố cáo hay không, coi nó như một tiêu chuẩn không thể tranh cãi. Bất cứ điều gì kém hơn thế đều bị phúc trình lên án trong yếu tính như là “che dấu” một cách phạm pháp. Nếu đúng như thế, thì điều đó không nên được tuyên bố đơn phương bởi một đại bồi thẩm đoàn mà phải được thiết lập bằng đạo luật và áp dụng cho tất cả các tổ chức chứ không phải cho một mình Giáo Hội Công Giáo.
Erie có phải là ngoại lệ không?
Nếu cuộc xem xét cẩn thận của Giáo phận Erie đối với chính các hồ sơ trong phúc trình bác bỏ các cáo buộc chung chung chống lại các viên chức giáo hội, những cáo buộc vốn nhận được sự lưu ý trên toàn thế giới, thì sao? Liệu những lời cáo buộc này có đúng đối với các giáo phận khác và các nhà lãnh đạo của họ hay không?
Mỗi giáo phận có một lịch sử riêng, một số tốt hơn, một số tệ hơn, như mẫu của tôi về hàng trăm hồ sơ của những người phạm tội đã tiết lộ. Những hồ sơ này chắc chắn là rất khó viết từ các tập tin giáo phận không đồng đều; như đã lưu ý, chúng không tuân theo bất cứ khuôn mẫu tiêu chuẩn nào nhưng thay đổi từ giáo phận này sang giáo phận nọ, có lẽ tùy thuộc vào điều các nhân viên của văn phòng Bộ trưởng Tư Pháp đã viết. Những lỗ hổng trong các bản tóm tắt này khiến người ta không còn nghi ngờ gì nữa về các rù quyến quỷ quyệt và các vi phạm tàn bạo của những kẻ quấy rối nhưng thường tiết lộ rất ít về động cơ của các viên chức giáo hội. Phản xạ Bàn giấy? Cố ý bác bỏ? Cố tình che đậy? Cảnh giác đáng khen ngợi?
Giống như Erie, mọi giáo phận đều có những trường hợp đặc biệt đáng xấu hổ, thường có từ nhiều thập niên trước. Đức ông Thomas J. Kinzling, chưởng ấn và tổng đại diện của giáo phận Greensburg trong khoảng thời gian từ 1984 đến 1988, đã đệ nạp lời khai bằng văn bản cho đại bồi thẩm đoàn, mô tả các câu trả lời của Đức cha William G. Connare (1960-1987) như là tùy tiện và lừa đảo. (Cần nói thêm rằng Kinzling cũng đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với phúc trình và Connare không còn sống để tự bênh vực).
Như Erie, các hồ sơ của Allentown cho thấy một phần trăm cao các người phạm tội (mười lăm trong số ba mươi sáu) không bị buộc tội cho đến năm 2002 hoặc sau đó, lúc không còn vấn đề tái bổ nhiệm hoặc giữ chân họ trong thừa tác vụ hoạt động - nếu họ chưa chết, đã nghỉ hưu, hoặc bị hoàn tục. Tuy nhiên, không như Erie, Allentown dựa vào sự đánh giá và điều trị của các cơ sở của Dòng Servant of Paraclete (Đầy tớ Đấng An Ủi) ở New Mexico, sau đó bị chỉ trích gay gắt. Trong ít nhất chín trường hợp, chủ yếu là trong thập niên 1980, mặc dù không thể nói rằng các nhà lãnh đạo giáo phận “không làm gì”, họ đã điếc hoặc mù một cách đáng buồn trước những nguy hiểm đặt ra cho các trẻ em, trong một số trường hợp thật kinh hoàng.
Năm 1993, Scranton, dưới quyền Đức Giám Mục Joseph C. Timlin, đã trở thành một trong những giáo phận đầu tiên trên toàn quốc đưa ra một chính sách có hệ thống để xử lý các tố cáo và chuyển các cáo buộc lên một hội đồng giáo phận gồm các giáo dân có trình độ chuyên nghiệp được nhìn nhận trong các lĩnh vực như phân tâm học, công tác xã hội và thực thi pháp luật. Các biện pháp này tiếp theo vụ bắt giữ năm 1991 một linh mục có lịch sử tạo ra điển hình cổ điển về cách các lời tố cáo lạm dụng sâu rộng bởi cha mẹ và một mục tử đã được xử lý ra sao vào năm 1968. Vị linh mục đưa ra lời bác bỏ không thuyết phục được ai, bị gửi đi tĩnh tâm, sau đó trở lại thừa tác vụ . Các hồ sơ của đại bồi thẩm đoàn về những kẻ phạm tội ở Scranton ít lời một cách lạ thường, nhưng nhiều hồ sơ cho thấy việc loại bỏ nhanh chóng các linh mục bị cáo buộc khỏi thừa tác vụ và những thông báo đáng khen trong các bản tin giáo xứ truy tìm các nạn nhân khác. Những hành động đó trái ngược với những lời tỏ ý quan tâm khá chói tai đối với các linh mục bị tố cáo của Đức cha Timlin. Đặc biệt gây bối rối là quyết định vô trách nhiệm năm 1998 của ngài khi mời vào giáo phận một tổ chức nhỏ gồm các linh mục cực bảo thủ, nhưng có chứng cớ là phóng đãng về tình dục và tài chính – càng tệ hơn nữa sau khi ngài bênh vực họ.
Bất chấp các báo cáo không đầy đủ hoặc không chính xác từ Pittsburgh đã khiến Đức Hồng Y Donald Wuerl từ nhiệm chức vụ tổng giám mục Washington sau đó, câu trả lời của giáo phận Pittsburgh đã đưa ra một phản bác rõ ràng, sắc cạnh đối với nhiều khẳng định trong phúc trình, đối với bất cứ độc giả nào sẵn sàng đọc đến trang 1,113. Cũng ở Pittsburgh, gần 40% các tố cáo đáng tin cậy - hầu hết là các vụ lạm dụng trước đó - đã được đưa ra sau quy tắc tuyệt đối không khoan nhượng năm 2002 về việc tự động bị loại khỏi thừa tác vụ.
Nói tóm lại, bất kể giá trị của các đáp ứng của Erie ra sao, tôi không tìm thấy cơ sở nào để coi nó là một ngoại lệ hoàn toàn.
Vì vậy, câu hỏi vẫn là: Nếu có thể làm được sự phân biệt nào từ giáo phận này sang giáo phận nọ hoặc từ một nhiệm kỳ giám mục này đến một nhiệm kỳ giám mục khác, thì tại sao lại không làm? Tại sao một phúc trình sâu rộng, công phu như vậy lại bôi tro trát trấu mọi nhà lãnh đạo của tất cả các giáo phận trong cả bảy thập niên với cùng một bút lông như thế? Tại sao một phúc trình đã dành 800 trang để chi tiết hóa các hành vi tình dục lại không thể dành hơn một chục trang hay gần như thế cho một cuộc phân tích chi tiết và các phát hiện được cắt xén chính xác như thế? Tại sao các cáo buộc sâu rộng và gây thiệt hại gần như giống hệt nhau khắp trong phúc trình?
Mục tiêu thực sự
Tôi tin rằng câu trả lời hợp lý nhất nằm ở một trong bốn khuyến cáo không độc đáo và không đáng kể bao nhiêu của bản phúc trình. Ở Pennsylvania, thời hiệu hình sự đối với các lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đã không ngừng được nới rộng; khuyến cáo đầu tiên của đại bồi thẩm đoàn là loại bỏ nó hoàn toàn. Luật Pennsylvania buộc phải báo cáo việc lạm dụng cũng đã được liên tiếp mở rộng hay thắt chặt; đại bồi thẩm đoàn đề nghị nó nên được làm rõ để bao gồm việc báo cáo bất cứ kẻ lạm dụng trong quá khứ nào miễn là có lý do để tin rằng người này sẽ lạm dụng một lần nữa. Đại bồi thẩm đoàn cũng khuyến cáo rằng không vụ dàn xếp các vụ kiện nào được bao gồm các thỏa thuận bảo mật nhằm để biện minh cho một trong hai bên không hợp tác với một cuộc điều tra hình sự. Các chuyên gia pháp lý có thể phát hiện các vấn đề kỹ thuật trong các khuyến cáo này, nhưng chúng có vẻ phù hợp với các thực hành hiện nay của giáo hội.
Khuyến cáo hồi tố là một khuyến cáo đã được thi hành ở bốn tiểu bang (California, Minnesota, Hawaii và Delware) và được đề xuất ở nhiều nơi khác. Đại bồi thẩm đoàn kêu gọi một “cửa sổ dân sự” trong hai năm, trong thời gian này, các nạn nhân có thể kiện các giáo phận về việc lạm dụng không những khi những người bị tố cáo dưới ba mươi, như luật Pennsylvania hiện quy định, nhưng bất kể tuổi tác của họ. Các giám mục Pennsylvania trước đây đã phản đối luật lệ tương tự với lý do sẽ khiến các giáo phận, các giáo xứ và các tổ chức từ thiện phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí phá sản, vì những hành động sai trái của những người khác từ nhiều thập niên trước. Ai sẽ bị phạt vì những tội ác này? Không phải những kẻ săn mồi thực sự và các viên chức lơ đễnh hoặc có tội của giáo hội, trong hầu hết các trường hợp đã chết hoặc không có tài sản, nhưng là các người Công Giáo không liên quan gì đến những việc làm đó. Thời gian sẽ làm xói mòn các ký ức, bằng chứng và việc sẵn có các nhân chứng. Các bản án hoặc dàn xếp sẽ là võ đoán. Hội đồng giám mục Pennsylvania, giống như các đối tác của nó ở nhiều tiểu bang khác, đã lập luận tính không hợp tình hợp lý của việc gỡ bỏ thời hiệu đối với các vụ kiện như thế chống lại giáo hội và các tổ chức phi lợi nhuận khác trong khi áp dụng chúng, dựa vào học thuyết “quyền tối cao của nhà nước”, cho các trường công lập, trung tâm giam giữ vị thành niên, hoặc các cơ quan nhà nước khác, nơi nhiều lạm dụng hơn đã diễn ra.
Tất cả điều này có thể bị tranh cãi. Thực thế, ngày càng có nhiều giáo phận, bao gồm cả những giáo phận ở Pennsylvania, đang thiết lập các chương trình để bồi thường cho những người sống sót việc lạm dụng một cách tự nguyện thông qua việc trọng tài thay vì kiện tụng, một việc đáng lẽ phải được thực hiện tại địa phương hoặc toàn quốc sớm nhất là vào thập niên 1990 và chắc chắn vào năm 2002. Nhưng điểm quan yếu liên quan đến phúc trình Pennsylvania là nó đã được thiết kế để trở thành một vũ khí trong cuộc tranh luận. Phong cách sôi nổi, gợi hình của nó; cách nó coi giới lãnh đạo của giáo hội như không tốt hơn, thậm chí còn tệ hơn những kẻ lạm dụng; việc nó bác bỏ đưa ra các khác biệt giữa các giáo phận hoặc giữa các thời kỳ như trước và sau Hiến chương Dallas: tất cả đều nhằm mục đích huy động công luận ủng hộ việc đình chỉ thời hiệu đối với các vụ kiện dân sự và bác bỏ sự chống đối của giáo hội.
Mục tiêu đó là một điều tốt hay điều xấu được bỏ ngỏ để tranh luận. Nhưng công cụ mà văn phòng bộ trưởng tư pháp đã xây dựng để đạt được nó là một công cụ không chính xác, không hợp tình hợp lý và sai lạc từ trong căn cơ. Những thiếu sót của nó không nên được ngụy trang bằng văn phong kịch liệt của nó, cấu trúc làm đần độn của nó, hoặc khối lượng lớn lao của nó.
Bây giờ phải làm gì?
Lời buộc tội xấu xa, bừa bãi và gây kích động này, không được chứng minh bằng bằng chứng của chính phúc trình, chưa nói gì đến bằng chứng mà phúc trình đã bỏ qua, thực sự không xứng đáng với một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về công lý vô tư.
Lúc viết tiểu luận này, cả chục hoặc nhiều hơn các tiểu bang và chính phủ liên bang đang báo hiệu ý định đi theo việc dẫn đường của Pennsylvania trong cuộc điều tra việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo. Ngay trước khi rời chức vụ, bộ trưởng tư pháp Illinois đã đặc biệt trích dẫn mô thức Pennsylvania (và sao chép một số lỗi lầm của nó) trong một báo cáo sơ bộ nhằm được lên trên nhất tin tức. Có thể những cuộc điều tra này hữu dụng và hữu ích. Nhưng chỉ khi nào chúng thực hiện được các phân biệt giữa các giáo phận, các nhà lãnh đạo và các khung thời gian. Chỉ khi nào chúng không tránh né những gì là đúng trước và sau Dallas. Chỉ khi nào chúng nhận ra các thay đổi theo thời gian trong sự hiểu biết và cởi mở về lạm dụng tình dục của xã hội lớn hơn. Chỉ khi nào chúng cung cấp được cách nhìn bằng các so sánh với các tổ chức khác. Chỉ khi nào chúng tiếp xúc một cách trung thực với các quan điểm đa dạng hoặc trái ngược, trong đó, có các quan điểm của các viên chức giáo hội. Chỉ khi nào chúng được viết một cách nói lên sự sự ghê tởm cần thiết, chính đáng đối với các tội ác chống trẻ em và thanh thiếu niên mà không chôn vùi tất cả các cố gắng phân tích trong vũng bùn giận dữ.
Tóm lại, chỉ khi nào chúng chịu làm tốt hơn phúc trình Pennsylvania.
Đó là chuyện tương lai. Đối với hiện tại, điều quan trọng là khôi phục một số thực tại dựa trên sự kiện cho thần thoại học "ăn liền" (instant) mà phúc trình Pennsylvania đã tạo ra.
Phúc trình lên tài liệu điều gì? Nó lên tài liệu hàng thập niên vi phạm đến sự toàn vẹn thể chất, tâm lý và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên khiến người ta muốn nôn mửa. Nó lên tài liệu cho rằng nhiều tội ác tàn bạo này đáng lẽ đã có thể ngăn chặn được bằng cách loại bỏ kịp thời các thủ phạm bị nghi ngờ một cách đáng tin cậy khỏi mọi vai trò và thừa tác vụ linh mục. Nó lên tài liệu cho thấy: một số, mặc dù không phải tất cả, những thất bại này là do mối quan tâm quá mức trong việc bảo vệ danh tiếng của giáo hội và hàng giáo sĩ và việc coi thường tắc trách sự an toàn và phúc lợi của trẻ em. Nó cũng lên tài liệu cho rằng phần lớn các tội ác này, có thể là một phần ba hoặc nhiều hơn, chỉ diễn ra với sự hiểu biết của các thẩm quyền giáo hội vào năm 2002 hoặc sau đó, khi Hiến chương Dallas bắt buộc việc tự động bị loại khỏi thừa tác vụ. Nó lên tài liệu cho rằng, trước năm 2002 xa, nhiều cố gắng cố ý để xác định sự thật cho các tố cáo và ngăn chặn bất cứ sự lạm dụng nào thêm, thường thành công mặc dù đôi khi được thi hành yếu kém hoặc bị hiểu sai một cách bi thảm. Nó lên tài liệu cho nhiều khác biệt đáng kể giữa các giáo phận và giám mục và khoảng thời gian trong đáp ứng đối với việc tố cáo lạm dụng. Nó lên tài liệu cho nhiều thay đổi lớn về sự cảnh giác và phản ứng ở một số giáo phận trong những năm 1990 và, theo như bằng chứng cho thấy, những thay đổi đáng kể sau năm 2002.
Phúc trình không lên tài liệu những gì? Nó không lên tài liệu cho các cáo buộc giật gân trong phần dẫn nhập của nó - tức hơn bảy thập niên, các thẩm quyền Công Giáo, gần như cùng nhịp với nhau, được cho là đã gạt tất cả các nạn nhân qua một bên và tuyệt đối không làm gì cả trước các tội ác khủng khiếp đối với các bé trai bé gái – ngoại trừ che dấu chúng. Lời cáo buộc xấu xa, bừa bãi và gây kích động này, không được chứng minh bằng bằng chứng của chính phúc trình, chưa nói đến bằng chứng mà phúc trình bỏ qua, thực sự không xứng đáng với một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về công lý vô tư.
Tại sao các phương tiện truyền thông lại dễ tuân theo đến nỗi lặp lại câu chuyện này một cách không phê phán, và tại sao người Công Giáo nói riêng rất háo hức bám lấy nó để giải quyết các dị biệt nội bộ của họ, đều là các chủ đề quan trọng để thảo luận thêm.
Đúng là các trường hợp đáng lo ngại về các thất bại biểu kiến bởi các viên chức giáo hội tiếp tục ra ánh sáng - và chắc chắn sẽ tiếp tục như thế, đặc biệt khi ranh giới giữa các vụ trong quá khứ và các vụ hiện nay thường xuyên bị xóa nhòa, và các vụ từ khắp nơi trên thế giới ngày càng được pha trộn với một ít trường hợp của người Mỹ để trở thành một trình thuật đơn nhất. Các nhà lãnh đạo Giáo hội phải xóa bỏ những nghi ngờ dai dẳng cho rằng những thất bại này đang được điều tra thấu đáo, với các hậu quả cho những người chịu trách nhiệm.
Làm được điều đó sẽ không dễ dàng. Câu chuyện trổi vượt về việc giáo sĩ Công Giáo lạm dụng tình dục đã in sâu, phần lớn không suy giảm, và duy nhất của Công Giáo hiện được khắc ghi nơi các phương tiện truyền thông đến nỗi làm cho nó đề kháng việc chứng minh ngược lại; ít nhất đối với Hoa Kỳ, đây là điều được lên tài liệu một cách phong phú và đầy đủ.
Trong trường hợp Pennsylvania, dù người ta xem xét việc xử lý các tố cáo cũ hay ngăn ngừa các tố cáo mới, câu kết luận mà việc cẩn thận và vô tư đọc phúc trình Pennsylvania buộc ta là: Hiến chương Dallas có hiệu quả. Không hoàn hảo, cần nhiều cải thiện và không ngừng canh chừng hơn. Nhưng có hiệu quả. Những báo động có lý và các đòi hỏi nhận lỗi về việc hoặc là cố tình không thi hành hay không có khả năng hành chánh không nên bị xuyên tạc thành một viện cớ thiếu cơ sở cho rằng về căn bản không có gì thay đổi.
Kết luận này không tha bổng mọi tội lỗi, quá khứ hay hiện tại, cho phẩm trật Công Giáo. Bản thân tôi có một danh sách (khiếu nại) đáng kể. Cũng rất có thể một số tiểu bang khác có thể khác với Pennsylvania. Nhưng giống như phúc trình của đại bồi thẩm đoàn đã chính xác mặc dù không nhất quán chỉ rõ “sự thất bại về định chế”, một điều vượt ra ngoài các nhân đức và tật xấu của các nhà lãnh đạo cá thể, Hiến chương Dallas rõ ràng đã chứng tỏ là một thành công về định chế. Nó đặt ra, và thường xuyên tinh chỉnh (fine-tuned), các thủ tục, các thực hành và các tiêu chuẩn có thể được giám sát bởi các nhà lãnh đạo chăm sóc trung gian cũng như các nhà lãnh đạo xuất chúng, chủ động.
Hiến chương Dallas nhất định không phải là công thức có thể chuyển giao cho bất cứ xã hội hay nền văn hóa hoặc tình huống luật pháp hay cai trị nào khắp thế giới. Nhưng các giám mục Hoa Kỳ nên đi phó hội thượng đỉnh tháng Hai tại Vatican về việc lạm dụng tình dục với niềm tự tin rằng các biện pháp họ đã chấp nhận đã tạo được sự khác biệt quan trọng.
Đoạn ngắn này là phần thanh bên cho bài phân tích Phúc trình của Đại Bồi thẩm đoàn Pennsylvania về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo của Peter Steinfel.
Rất hiếm có một tài liệu gây ngạc nhiên liên quan đến giáo hội và việc lạm dụng tình dục không được chú ý như qui định chung được ký ngày 2 tháng 8 năm 2018, giữa Giám mục Donald Trautman và Bộ trưởng Tư pháp Josh Shapiro của Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Pennsylvania. Đức Cha Trautman là một trong số cá nhân bị tố cáo đã yêu cầu vào mùa xuân năm ngoái rằng, trong trường hợp không có bất cứ cơ hội nào để bảo vệ danh tiếng của họ trước đại bồi thẩm đoàn, những phần trong phúc trình có nêu tên họ nên được sửa lại. Trong trường hợp của Đức Cha Trautman, điều này có nghĩa là sửa lại phần lớn phúc trình liên quan đến (giáo phận) Erie. Để tránh điều đó, Đức Cha Trautman đã rút lại yêu cầu của mình. Đổi lại, văn phòng Bộ trưởng Tư pháp đã đồng ý rằng hầu như tất cả các tố cáo sâu rộng trong phúc trình là “không được nhắm vào Giám mục Trautman”. Các điều này bao gồm các tuyên bố như “tất cả [nạn nhân] đã bị gạt sang một bên”; “điều chính” là tránh “tai tiếng”; “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái và những người của Thiên Chúa không làm gì cả”; các viên chức giáo hội cố tình “tạo khả năng cho những kẻ phạm tội và gây nguy hiểm cho phúc lợi của trẻ em”; và họ ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật điều tra “các tội ác chống lại các trẻ em”.
Một vài tường trình tin tức về quy định chung này đã nhấn mạnh việc Đức cha Trautman rút lại lời yêu cầu của ngài chứ không phải việc Ông Shapiro rút lại các yếu tố cốt lõi trong các cáo buộc của bản phúc trình. Người ta tự hỏi sẽ có tác động nào nếu các giám mục Pennsylvania khác cũng đưa ra các yêu cầu tương tự. Vào ngày 3 tháng 12 năm 2018, trích dẫn các quyền được hưởng thủ túc tố tụng và bảo vệ danh tiếng thích đáng của người dân trong hiến pháp Pennsylvania, tòa án tối cao tiểu bang đã phán quyết rằng các sửa lại theo yêu cầu phải được duy trì vĩnh viễn.
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Tư pháp Shapiro đã tìm cách ngang cơ với Giám mục Trautman bằng cách nêu chi tiết về các tội ác của những kẻ quấy rối ở Erie và đưa ra nhiều tuyên bố sai lầm về cách Đức cha Trautman xử lý chúng.
Những câu chuyện tương phản được phúc trình kể lại và Đức cha Trautman cũng có thể được kiểm tra dựa trên cuộc nghiên cứu của Gates do giáo phận ủy nhiệm. Cuộc nghiên cứu của Gates không gọt giũa chữ nghĩa: trái lại nó thừa nhận “trong phạm vi Giáo phận Erie, việc lạm dụng khủng khiếp đã diễn ra - và được che giấu – khá sớm từ đầu thập niên 1940 qua thập niên 1980. Các hành vi ít có tính hệ thống hơn nhưng cũng đáng trách không kém đã xảy ra mấy năm sau đó khi các phạm nhân trong Giáo hội lợi dụng lòng tín thác trước đây vốn dành cho hàng giáo sĩ.
Cuộc nghiên cứu của Gates tiến hành để đưa ra một điển hình đại diện cho “những thất bại có tính lịch sử” của giáo hội. Năm 1994, các tố cáo xuất hiện cho rằng Michael Barletta, lúc còn là linh mục, đã lạm dụng các học sinh trong thập niên 1970 và thập niên 80, rất lâu trước nhiệm kỳ của Đức Cha Trautman. Nhưng Đức Cha Trautman đã liên lạc với một linh mục sống trong một nhà xứ với Barletta. Vị linh mục này đã mô tả việc chứng kiến người bị tố cáo này với một thiếu niên khỏa thân thập niên 1970 và báo cáo điều này với Đức Giám Mục lúc ấy là Đức Cha Alfred Watson. Đức Cha Watson đã nói với ngài: Hãy lo việc của cha đi. Hãy trở về nhà xứ của cha, và làm một linh mục tốt đi”. Theo nghiên cứu của giáo phận, “Đức Cha Watson lúc đó đã thuyên chuyển Barletta sang một trường khác, nơi Barletta sau đó đã lạm dụng thêm nhiều thanh thiếu niên khác”. Đây là trường hợp cổ điển của việc “vận chuyển” (shuttling) hay “thuyên chuyển” (shuffling) kẻ lạm dụng từ giáo xứ này sang giáo xứ khác, tạo thêm sự lạm dụng mới vào sự thiệt hại đã gây ra.
Nghiên cứu của Gates kết luận “Trước năm 1982, các tố cáo lạm dụng không được xử lý đúng cách .... Nhiệm kỳ từ 1969 đến 1982 của Giám mục Watson bị hoen ố bởi nhiều vụ lạm dụng, cùng với sự coi thường hoàn toàn việc bảo vệ trẻ em chống lại các linh mục bị tố cáo.
Nghiên cứu của Gates thấy rằng điều đó đã thay đổi, “với sự xuất hiện của Đức cha Murphy vào năm 1982, mặc dù chưa thỏa đáng đối với tiêu chuẩn ngày nay” . Đức Cha Murphy đã bổ nhiệm các linh mục bị tố cáo vào các thừa tác vụ, “nơi trẻ em không hiện diện, như quân đội, viện dưỡng lão hoặc tu viện”. Như đã lưu ý, ngài cũng tận dụng các chuyên gia y tế.
Cuộc nghiên cứu của Gates không phải không phê phán Đức cha Trautman; nó cho rằng ngài “đã cải thiện các thực hành”, nhưng “có lẽ sẽ tốt hơn ở một số phạm vi nào đó”. Một phạm vi là việc theo dõi các linh mục đang làm việc hoặc sống dưới các hạn chế, một lời phê phán bị Đức Cha Trautman thách thức nhưng được một số linh mục giáo phận phát biểu. Một phạm vi khác là “ Thông báo cho công chúng biết các vấn đề kỷ luật đối với các linh mục”, một điểm quan trọng sẽ được đề cập sau này.
Tuy nhiên, trong nhiều chi tiết cụ thể, nghiên cứu của Gates rất ủng hộ các hoạt động đã bắt đầu và mở rộng dưới thời Đức Cha Trautman. Nghiên cứu cho biết; dưới thời ngài, Giáo phận Erie đã ban hành chính sách bảo vệ trẻ em đầu tiên của mình hơn 30 năm trước, trước khi Giáo hội yêu cầu một chính sách như vậy khá lâu và trước các biến cố tạo tin tàn khốc tại Tổng giáo phận Boston, tiểu bang Pennsylvania, cơ quan Thể Dục Hoa Kỳ và các định chế nổi danh khác.
Nghiên cứu Gates tuyên bố rằng “Sẽ là một điều không hợp tình hợp lý khi chỉ cung cấp cho công chúng một nửa câu chuyện”.
Tổng kết vụ giáo phận Erie
Đó có phải là những gì phúc trình làm hay không? Hay tệ hơn? Có phải các nhà lãnh đạo giáo hội trong giáo phận Erie đã làm ngơ các lời khiếu nại hoặc tố cáo hay không? Có phải họ đã bổ nhiệm lại các linh mục mà không quan tâm chi đến sự nguy hiểm cho các trẻ vị thành niên? Có phải nạn nhân đã “bị gạt sang một bên”, bị răn đe hay gây áp lực để đừng đi đến cảnh sát và không được giúp đỡ không? Có phải tất cả những điều này đã được thực hiện để “bảo vệ những kẻ lạm dụng và các định chế của họ” hay không? Hay nói một cách gợi hình hơn, như bản phúc trình không ngần ngại làm, có đúng là trong khi “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái, những người của Thiên Chúa” trong giáo phận Erie “không làm gì” khác ngoài việc che giấu nó?
Một đánh giá cẩn thận bằng chứng riêng của phúc trình từ Erie, được sửa chữa đây đó bởi nghiên cứu Gates và lời khai của Đức Cha Trautman, cho thấy: các câu trả lời cho các câu hỏi đó là, tiếng “không” áp đảo.
Cũng như có thể được xác định bởi các hồ sơ của phúc trình, trong gần một phần ba số người phạm tội, giáo phận đã nhận được những tố cáo đầu tiên về sự lạm dụng trong quá khứ từ năm 2002 đến 2017. Bốn trong số các giáo sĩ bị tố cáo đã chết từ lâu; một số đã nghỉ hưu hoặc rời bỏ chức linh mục theo thoả thuận riêng của họ từ lâu. Dưới điều khoản tuyệt đối không khoan nhượng của Hiến chương Dallas, những người còn lại trong thừa tác vụ đều nhanh chóng bị cấm thi hành mọi vai trò linh mục và nhận diện công khai và, khi cần, bị hoàn tục.
Trong một phần ba các trường hợp đơn giản không được biết đến này, các nhà lãnh đạo giáo hội khó có thể bị cho rằng đã “gạt bỏ” các nạn nhân, không làm gì cả, dấu giếm và tái bổ nhiệm các kẻ săn mồi. Khi sự lạm dụng đã được biết đến, bằng chứng sẵn có cho thấy các nạn nhân đã được liên lạc một cách thiện cảm và cung ứng việc huấn đạo và sự hỗ trợ, và các tội ác được báo cáo cho chưởng lý quận.
Đâu là khuôn mẫu trong hai phần ba khác? Phần lớn việc lạm dụng xảy ra trong khoảng thời gian từ năm 1965 đến năm 1985, phù hợp với khuôn mẫu được nghiên cứu của John Jay phát hiện, nhưng hầu như tất cả đều được đưa ra ánh sáng sau năm 1982, trong các nhiệm kỳ của các Giám mục Murphy và Trautman. Trong bốn trường hợp, khi người tiền nhiệm biết đến sự lạm dụng, người ta có thể nói, như nghiên cứu của Gates từng nói, rằng nó đã được đề cập bằng “một sự coi thường hoàn toàn đối với việc bảo vệ trẻ em”. Nhưng hồ sơ của phúc trình không cung cấp cơ sở nào cho lời cáo buộc này: trong hơn ba thập niên và vô số vụ án, Đức Cha Murphy, Đức Cha Trautman, và Đức Cha Persico đã “gạt” các nạn nhân “sang một bên”, tái bổ nhiệm các linh mục bị cáo buộc chứ không quan tâm chi đến các nguy hiểm đối với trẻ em, hoặc ngăn cản các nạn nhân chạy đến luật pháp. Không có bằng chứng nào cho thấy Đức Cha Murphy hoặc Đức Cha Trautman đã gửi các linh mục đến các trung tâm điều trị như một mưu mẹo chỉ nhằm che giấu hơn là loại bỏ nguy hiểm. Khi các tố cáo mới làm nổi bật tầm mức lạm dụng trong quá khứ, Đức Cha Trautman đặc biệt đã hành động một cách khẩn trương để loại bỏ các linh mục này khỏi thừa tác vụ. Ngài đã đích thân tiếp tiếp xúc với các nạn nhân và không ngăn cản họ đến cảnh sát hoặc các công tố viên.
Sau khi có được các kết luận trên từ việc lục lọi bằng chứng có sẵn, tôi đã muộn màng phát hiện ra rằng Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Pennsylvania, trong một tài liệu pháp lý ít được lưu ý, về cơ bản đã thừa nhận khá nhiều hồi tháng 8 năm ngoái. (Xem phụ lục bên lề ở cuối bài này).
Những lỗ hổng trong hồ sơ của phúc trình về những người phạm tội ở giáo phận Erie khiến một số trường hợp khó theo dõi, trong đó có ba trường hợp các linh mục được thuyên chuyển từ giáo phận đến Hawaii, Texas, và, trong một thời gian ngắn, tới New York. Nhưng ngay cả việc ta chấp nhận các phán đoán sai và không chắc chắn đi nữa, điều các hồ sơ Erie cho thấy cách chung không những phản bác các cáo buộc của phúc trình mà trên thực tế, còn trái ngược hoàn toàn với trình thuật tiêu chuẩn về một vụ tai tiếng lạm dụng tình dục, tức là, các giám mục đã phản ứng với các tố cáo lạm dụng bằng cách cố ý thuyên chuyển các linh mục nguy hiểm từ giáo xứ này đến giáo xứ nọ.
Tạm dừng, cần phải tạm dừng lại. Nói như vậy là không phủ nhận hay làm giảm bớt những đau khổ không thể tha thứ được gây ra cho các nạn nhân, vào thời điểm đó hoặc trong những năm dài sau đó. Điều ấy không có ý nói rằng sự thuyên chuyển như vậy không bao giờ xảy ra dưới thời các giám mục trước đó. Chỉ có thể nói rằng bằng chứng riêng của đại bồi thẩm đoàn không chứng minh được kịch bản phổ biến về cách những kẻ săn mồi thoát khỏi việc phạm tội và tái phạm các tội ác của họ. Thay vào đó, bằng chứng của phúc trình cho thấy rằng – xin nhắc lại - trong hơn ba thập niên qua và trong đại đa số các trường hợp, các giám mục Erie đã không trả lời các tố cáo lạm dụng bằng cách cố tình thuyên chuyển các linh mục nguy hiểm từ giáo xứ này đến giáo xứ nọ.
Định nghĩa “che giấu”
Một cuộc duyệt xét phản ứng của giáo phận Erie đối với cuộc khủng hoảng lạm dụng tình dục cũng làm sáng tỏ một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong vụ tai tiếng lạm dụng tình dục Công Giáo: công bố ầm ĩ tên của những người bị coi là săn mồi nhưng không bao giờ bị kết án. Đây là một phần của mối quan tâm rộng lớn hơn, vốn là tâm điểm của phúc trình của đại bồi thẩm đoàn, rằng các giám mục và các viên chức giáo hội khác không những “không làm gì cả” trong khi “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái” mà còn che giấu tất cả.
Các phát hiện từng chữ từng chữ của phúc trình chống lại mọi giáo phận giải thích “che giấu” là (1) không khuyến khích nạn nhân đến cảnh sát; (2) gây áp lực để các cơ quan thi hành pháp luật không điều tra; hoặc (3) không báo cáo các tội ác chống trẻ em mà chỉ thực hiện “việc điều tra thiếu sót, thiên vị của chính họ”. Cáo buộc cuối cùng khá mỉa mai, vì có lẽ 90% người phạm tội hoặc nhiều hơn mà phúc trình đã liệt kê được nhận diện không phải bởi cảnh sát mà bởi những người cuộc điều tra “thiếu sót” của giáo phận ấy.
Thực thế, phúc trình có rất ít bằng chứng về việc các viên chức của giáo phận Erie can ngăn người ta trình các cáo buộc lạm dụng tình dục cho cảnh sát, mặc dù người ta có thể cho rằng sự tôn kính của Công Giáo đối với thẩm quyền giáo sĩ và cấm kỵ tình dục nói chung trong nền văn hóa trước đây khiến cho việc can ngăn trở thành không cần thiết. Năm 2002, Hiến chương Dallas đã bắt buộc phải báo cáo tất cả các tố cáo cho các cơ quan công quyền, hợp tác với các cuộc điều tra và tư vấn cho các nạn nhân biết quyền lợi của họ. Các hồ sơ cho thấy giáo phận Erie đã thường xuyên báo cáo các tố cáo lạm dụng vào thời gian đó, ngay cả khi phúc trình và các viên chức giáo phận đôi khi tranh cãi về những hồ sơ báo cáo nào tồn tại.
Còn về việc “che giấu” lạm dụng hay “che giấu” các giáo sĩ lạm dụng bằng các dàn xếp kể cả các thỏa thuận bảo mật thì sao? Vấn đề này đã được tranh luận trong nhiều thập niên. Một số luật sư đã tuyên bố rằng các thỏa thuận như vậy nên bị bác bỏ trong nguyên tắc. Các luật sư của các nạn nhân nổi tiếng khác không đồng ý như thế. Việc tranh tụng có thể kéo dài hoặc tùy hứng. Họ cho rằng bất cứ điều gì tạo điều kiện cho một sự dàn xếp nên là ưu tiên cho khách hàng của họ. Và, dĩ nhiên, trong một số trường hợp, rất có thể các nạn nhân muốn được giấu tên.
Một lần nữa, Hiến chương Dallas năm 2002 định rằng các giáo phận không được tìm kiếm các dàn xếp đòi phải bảo mật trừ khi nạn nhân yêu cầu. Các hồ sơ của đại bồi thẩm đoàn cho thấy tám dàn xếp ở Erie trong những năm qua. Ngày tháng không rõ ràng, cũng không có gì nói rõ về việc giáo hội đòi phải có những thỏa thuận bảo mật. Dù sao, các linh mục bị kiện không còn trong thừa tác vụ.
Tuy nhiên, vấn đề “che giấu” cũng vượt xa điều đó. Không có chuyện việc lạm dụng tình dục đã bị che giấu một cách vô ý thức, trước hết bởi chính những kẻ quấy rối đã dụ dỗ các cậu bé giúp lễ hoặc các nạn nhân khác đến một phòng ngủ của nhà xứ hoặc một nơi cắm trại ở miền quê và sau đó khiến chúng sợ hãi phải giữ bí mật và thứ hai, bởi các linh mục khác hay các viên chức khác của giáo hội bỏ qua các lời tố cáo và áp lực các nạn nhân hoặc gia đình phải bỏ các lòi tố cáo, hoặc thứ ba, và nổi tiếng hơn cả, bởi các giám mục dù đã nhận ra đầy đủ mối đe dọa mà một linh mục như thế đặt ra, nhưng vẫn đưa ông ta đến một giáo xứ xa xôi chỉ để giữ lời đồn khỏi vang xa.
Khi đưa các linh mục bị tố cáo “đi nghỉ vì sức khỏe” vì việc này được coi như việc đánh giá và điều trị chuyên môn có uy tín, có phải các giám mục này cũng can dự vào tác phong giả tạo tương tự không? Đối với phúc trình, “đi nghỉ vì sức khỏe” luôn là một che đậy đầy tính uyển ngữ. Còn về việc các giám mục đã loại bỏ các linh mục hoàn toàn ra khỏi hàng giáo sĩ, đã thông báo các lời tố cáo cho các cơ quan pháp lý, nhưng không đi xa hơn trong việc thông báo và giải thích công khai những hành động này thì sao?
Hiến chương Dallas tuyên bố rằng các giáo phận nên “cởi mở và minh bạch trong việc thông đạt với công chúng về việc lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên bởi các giáo sĩ trong giới hạn tôn trọng quyền riêng tư và danh tiếng của các cá nhân liên hệ. Điều này đặc biệt là thế liên quan đến việc thông báo cho giáo xứ và các cộng đồng khác trực tiếp bị ảnh hưởng”. Cách nói này gợi ý một hành động cân bằng.
Sau khi Hiến chương Dallas bắt buộc loại bỏ tất cả các linh mục bị cáo buộc một cách đáng tin cậy khỏi bất cứ hình thức thừa tác vụ hay nhận dạng linh mục nào, những người bênh vực các nạn nhân bắt đầu thúc đẩy - và một số giám mục bắt đầu thi hành - một bước khác: nêu tên tất cả các linh mục bị cáo buộc một cách đáng tin cậy trong quá khứ, bất kể họ đã bị cấm khỏi thừa tác vụ, đã bị hoàn tục, hoặc thậm chí đã chết. Cơ sở lý luận là cho phép các nạn nhân trong quá khứ quyền được xuất hiện và tìm kiếm sự công nhận, giúp đỡ và bồi thường. Trọng tâm đã chuyển từ việc ngăn chặn lạm dụng trong tương lai sang việc sửa chữa các lạm dụng trong quá khứ.
Đây là một lĩnh vực trong đó chính sách của Erie dưới thời Đức cha Persico khác với chính sách thời Đức cha Trautman. Hiện nay, giáo phận Erie trình bầy rõ ràng một danh sách dài các cá nhân “bị cáo buộc một cách đáng tin cậy về các hành động, mà theo phán đoán của giáo phận, không cho phép người đó làm việc với các trẻ em”. Nó bao gồm các linh mục và giáo viên giáo dân, các nhân viên và tình nguyện viên. Nó liệt kê những người còn sống và đã chết từ lâu, trong đó có Giám mục Watson – vì đã thất bại “trong hành động ngăn chặn việc lạm dụng từng được báo cáo một cách đáng tin cậy cho họ”.
Giám mục Trautman theo một đường hướng khác. Không phải trong việc loại bỏ các linh mục khỏi thừa tác vụ cũng như trong bất cứ danh sách nào sau này như danh sách giáo phận hiện cung cấp, ngài đã công khai nêu tên của những người lạm dụng. Trong văn bản trả lời cho đại bồi thẩm đoàn, Đức cha Trautman khẳng định rằng, “đúng hay sai, phán đoán của ngài là việc công bố rầm rộ (publicity) chỉ gây hại, chứ không giúp đỡ các nạn nhân, và thân nhân của các linh mục bị tố cáo không nên phải đối đầu với sự chế giễu và khinh miệt công cộng sau khi công bố việc sa thải hoặc ngưng chức một linh mục bị tố cáo. Điều này thường nhất quán với yêu cầu của các nạn nhân, mà nhiều người trong số họ từng thông báo với Đức Giám Mục rằng họ không muốn tên của vị linh mục phạm tội được công khai vì sợ rằng họ cũng sẽ bị liên kết với cái tên đó và việc này có thể gây hại cho cả việc phục hồi của họ và cuộc sống họ đã xây dựng” Đức cha Trautman cũng chỉ ra rằng, “Không có luật liên bang, tiểu bang hoặc giáo luật nào yêu cầu tên tuổi phải được công khai”.
Vấn đề về việc công bố ầm ĩ
Tại sao một phúc trình đã dành 800 trang để chi tiết hóa các hành vi tình dục lại không thể dành hơn một chục trang hay gần như thế cho một cuộc phân tích chi tiết và các phát hiện được cắt xén chính xác đến thế? Tại sao các cáo buộc sâu rộng và gây thiệt hại gần như giống hệt nhau khắp trong phúc trình?
Chính sách của Đức cha Trautman, mà cuộc nghiên cứu độc lập của Gates về giáo phận Erie đã đánh giá là “kém minh bạch” hơn so với chính sách của Giám mục Persico, có một ý nghĩa nào đó. Nhưng yêu cầu công khai hóa đầy đủ tên của những người bị tố cáo một cách đáng tin cậy cũng thế. Thực thế, việc này ngày càng trở thành một việc ngầm định (default possition) cho các giáo phận (và các dòng tu) trên khắp đất nước, đặc biệt vì các cuộc điều tra như cuộc điều tra ở Pennsylvania chắc chắn sẽ nêu tên trong mọi trường hợp.
Dĩ nhiên, làm như vậy đặt ra nhiều vấn đề. Ngày nay, có sự đồng thuận là, vì các chấn thương và xấu hổ liên quan đến các trải nghiệm như vậy, hầu hết mọi người tố cáo mình bị quấy nhiễu lúc còn nhỏ đều đã nói sự thật. Gánh nặng nêu bằng chứng, trái với các tuyên bố ngược lại, đã bị đảo ngược. Bất cứ ai bị buộc tội một cách mạnh mẽ bây giờ bị giả thiết là có tội, hoặc ít nhất rất có thể có tội, cho đến khi được chứng minh là vô tội. Trong số những người vi phạm được liệt kê trong phúc trình, một số lớn có rất ít cơ hội để tự bảo vệ mình, chắc chắn không phải ở tòa án, và không có cơ hội nào cả khi các tố cáo chỉ xuất hiện sau cái chết của họ.
Hãy xem trường hợp của Cha Richard D. Lynch. Ngài qua đời năm 2000. Bốn năm sau, một người đàn ông gọi điện cho giáo phận phàn nàn về phong trào duy nữ trong giáo hội và đề cập đến “một vụ liên quan đến tình dục cách đây nhiều năm trước” bởi vị hiệu trưởng trường trung học của mình, là Cha Lynch. Người gọi nói rằng vào năm 1978, khi người gọi là một học sinh cuối cấp ở trường trung học, anh đang quét dọn phòng thay đồ thì cha Lynch đụng vào anh ở phần thân thể riêng tư và ép anh vào tường. Trong một cuộc gặp gỡ năm 2004 với Đức cha Trautman và một quản trị viên khác của giáo phận Erie, người đàn ông này cho rằng sau đó anh cần phải giải phẫu lưng. Các ghi chú từ cuộc gặp gỡ đó viết rằng người đàn ông “có các vấn đề tâm lý”, dễ dàng bị kích động, nhưng “thường bình tĩnh trở lại khi nói chuyện với ngài”. Anh được cố vấn về quyền hợp pháp của mình trong việc phúc trình tác phong tình dục với chưởng lý quận.
Mười năm sau, tức năm 2014, người tố cáo tái xuất hiện. Một loạt thư từ cho thấy anh bị lôi kéo vào một cuộc cãi vã về lô đất chôn cất của cha mẹ anh tại một nghĩa trang Công Giáo. Sau đó viết thư cho Đức cha Persico vào năm 2016 từ nhà tù tiểu bang ở Albion, người đàn ông này đã phàn nàn về việc mình bị đối xử bởi hai phó tế được giao cho thừa tác vụ nhà tù - và một lần nữa, tố cáo việc bị lạm dụng tình dục bởi Cha Lynch. Thừa nhận rằng trước đây anh ta không nhất quán trong việc tố cáo mình bị lạm dụng tình dục cũng như lạm dụng thể lý bởi Cha Lynch, anh gán điều này cho việc xấu hổ. Trong một cuộc gặp gỡ kéo dài 45 phút với một phó tế tại nhà tù, anh chủ yếu chỉ phàn nàn về việc giáo hội được quản trị tồi tệ như thế nào mà thôi. Sau đó, anh đã đòi “một ngân phiếu trị giá 20,000 đô la chỉ để đóng các sổ sách về thời đại này lại”; anh nói thêm “tôi đang cố gắng giữ im lặng để vụ việc này không bao giờ được công khai”. Đức Giám Mục Persico đã báo cáo tất cả những tố cáo này với các văn phòng chưởng lý quận và an toàn trẻ em và đã viết cho người đàn ông rằng giáo phận quan tâm đến việc chữa lành hơn là giữ im lặng mọi chuyện. Người ta dám coi người tố cáo này như một tay bất mãn kỳ quặc. Thực thế, cả Giám mục Trautman năm 2004 và Giám mục Persico sau năm 2014 cũng như bất cứ nhân viên giáo hội nào khác dường như không ai đã làm như vậy; dù sao, các nạn nhân bị lạm dụng tình dục thường kết thúc ở chỗ rất bị bối rối. Nhưng không có cáo buộc nào khác chống lại cha Lynch từng được ghi lại.
Điều đó đã không giúp ngài khỏi bị kể vào số “những người phạm tội” của đại bồi thẩm đoàn. Và giáo phận Erie công khai liệt kê cha Lynch vào một nhóm “hiện đang bị điều tra, và mỗi người được giả thiết là vô tội trừ khi được chứng minh khác đi”.
Cha Lynch, nay đã chết được mười tám năm, có thực sự “hiện đang bị điều tra”, nhưng “được giả thiết là vô tội trừ khi được chứng minh khác đi” hay không? Khi nào cuộc điều tra sẽ hoàn tất? Theo nghĩa nào, ngài có thể được “giả thiết là vô tội”, khi bị đưa vào danh sách được quảng bá ầm ĩ các linh mục và nhân viên giáo hội khác “bị tố cáo một cách đáng tin cậy” đã lạm dụng hoặc đe dọa trẻ em? Chưa nói tới việc bị liệt kê là “kẻ phạm tội” bởi một đại bồi thẩm đoàn tiểu bang?
Cách đây không lâu, việc đề cử Brett Kavanaugh vào Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã khiến cả nước lao vào một cuộc tranh cãi về việc suy đoán vô tội cho đến khi được chứng minh là có tội. Các cuộc tranh luận gay gắt thậm chí còn xoay quanh tính hợp pháp và hoạt động của các cơ quan đăng ký tội phạm tình dục liên bang và tiểu bang - và các cơ quan áp dụng vào các cá nhân đã bị xét xử và kết án một cách hợp pháp, chứ không chỉ được coi như “bị tố cáo một cách đáng tin cậy” bởi một giáo phận hoặc một thực thể khác. Tuy nhiên, hầu như không ai nêu câu hỏi về một đại bồi thẩm đoàn, một bộ tưởng tư pháp hoặc một giáo phận tuyên bố một cách có thẩm quyền rằng rất nhiều linh mục và giám mục phạm các tội ác khủng khiếp, nhưng nhiều người không có bất cứ phiên xử nào hay cơ hội nào để tự bào chữa.
Đây không phải là nơi để giải quyết vấn đề nan giải này. Có những lý lẽ hợp lý từ mọi bên. Tuy nhiên, điều phúc trình Pennsylvania làm là dựng các bảng quảng cáo tên của tất cả những kẻ lạm dụng bị tố cáo hoặc nghi ngờ một cách đáng tin cậy, hiện tại hay quá khứ, còn sống hay đã chết, có cơ hội trả lời các tố cáo hay không, coi nó như một tiêu chuẩn không thể tranh cãi. Bất cứ điều gì kém hơn thế đều bị phúc trình lên án trong yếu tính như là “che dấu” một cách phạm pháp. Nếu đúng như thế, thì điều đó không nên được tuyên bố đơn phương bởi một đại bồi thẩm đoàn mà phải được thiết lập bằng đạo luật và áp dụng cho tất cả các tổ chức chứ không phải cho một mình Giáo Hội Công Giáo.
Erie có phải là ngoại lệ không?
Nếu cuộc xem xét cẩn thận của Giáo phận Erie đối với chính các hồ sơ trong phúc trình bác bỏ các cáo buộc chung chung chống lại các viên chức giáo hội, những cáo buộc vốn nhận được sự lưu ý trên toàn thế giới, thì sao? Liệu những lời cáo buộc này có đúng đối với các giáo phận khác và các nhà lãnh đạo của họ hay không?
Mỗi giáo phận có một lịch sử riêng, một số tốt hơn, một số tệ hơn, như mẫu của tôi về hàng trăm hồ sơ của những người phạm tội đã tiết lộ. Những hồ sơ này chắc chắn là rất khó viết từ các tập tin giáo phận không đồng đều; như đã lưu ý, chúng không tuân theo bất cứ khuôn mẫu tiêu chuẩn nào nhưng thay đổi từ giáo phận này sang giáo phận nọ, có lẽ tùy thuộc vào điều các nhân viên của văn phòng Bộ trưởng Tư Pháp đã viết. Những lỗ hổng trong các bản tóm tắt này khiến người ta không còn nghi ngờ gì nữa về các rù quyến quỷ quyệt và các vi phạm tàn bạo của những kẻ quấy rối nhưng thường tiết lộ rất ít về động cơ của các viên chức giáo hội. Phản xạ Bàn giấy? Cố ý bác bỏ? Cố tình che đậy? Cảnh giác đáng khen ngợi?
Giống như Erie, mọi giáo phận đều có những trường hợp đặc biệt đáng xấu hổ, thường có từ nhiều thập niên trước. Đức ông Thomas J. Kinzling, chưởng ấn và tổng đại diện của giáo phận Greensburg trong khoảng thời gian từ 1984 đến 1988, đã đệ nạp lời khai bằng văn bản cho đại bồi thẩm đoàn, mô tả các câu trả lời của Đức cha William G. Connare (1960-1987) như là tùy tiện và lừa đảo. (Cần nói thêm rằng Kinzling cũng đưa ra những lời chỉ trích mạnh mẽ đối với phúc trình và Connare không còn sống để tự bênh vực).
Như Erie, các hồ sơ của Allentown cho thấy một phần trăm cao các người phạm tội (mười lăm trong số ba mươi sáu) không bị buộc tội cho đến năm 2002 hoặc sau đó, lúc không còn vấn đề tái bổ nhiệm hoặc giữ chân họ trong thừa tác vụ hoạt động - nếu họ chưa chết, đã nghỉ hưu, hoặc bị hoàn tục. Tuy nhiên, không như Erie, Allentown dựa vào sự đánh giá và điều trị của các cơ sở của Dòng Servant of Paraclete (Đầy tớ Đấng An Ủi) ở New Mexico, sau đó bị chỉ trích gay gắt. Trong ít nhất chín trường hợp, chủ yếu là trong thập niên 1980, mặc dù không thể nói rằng các nhà lãnh đạo giáo phận “không làm gì”, họ đã điếc hoặc mù một cách đáng buồn trước những nguy hiểm đặt ra cho các trẻ em, trong một số trường hợp thật kinh hoàng.
Năm 1993, Scranton, dưới quyền Đức Giám Mục Joseph C. Timlin, đã trở thành một trong những giáo phận đầu tiên trên toàn quốc đưa ra một chính sách có hệ thống để xử lý các tố cáo và chuyển các cáo buộc lên một hội đồng giáo phận gồm các giáo dân có trình độ chuyên nghiệp được nhìn nhận trong các lĩnh vực như phân tâm học, công tác xã hội và thực thi pháp luật. Các biện pháp này tiếp theo vụ bắt giữ năm 1991 một linh mục có lịch sử tạo ra điển hình cổ điển về cách các lời tố cáo lạm dụng sâu rộng bởi cha mẹ và một mục tử đã được xử lý ra sao vào năm 1968. Vị linh mục đưa ra lời bác bỏ không thuyết phục được ai, bị gửi đi tĩnh tâm, sau đó trở lại thừa tác vụ . Các hồ sơ của đại bồi thẩm đoàn về những kẻ phạm tội ở Scranton ít lời một cách lạ thường, nhưng nhiều hồ sơ cho thấy việc loại bỏ nhanh chóng các linh mục bị cáo buộc khỏi thừa tác vụ và những thông báo đáng khen trong các bản tin giáo xứ truy tìm các nạn nhân khác. Những hành động đó trái ngược với những lời tỏ ý quan tâm khá chói tai đối với các linh mục bị tố cáo của Đức cha Timlin. Đặc biệt gây bối rối là quyết định vô trách nhiệm năm 1998 của ngài khi mời vào giáo phận một tổ chức nhỏ gồm các linh mục cực bảo thủ, nhưng có chứng cớ là phóng đãng về tình dục và tài chính – càng tệ hơn nữa sau khi ngài bênh vực họ.
Bất chấp các báo cáo không đầy đủ hoặc không chính xác từ Pittsburgh đã khiến Đức Hồng Y Donald Wuerl từ nhiệm chức vụ tổng giám mục Washington sau đó, câu trả lời của giáo phận Pittsburgh đã đưa ra một phản bác rõ ràng, sắc cạnh đối với nhiều khẳng định trong phúc trình, đối với bất cứ độc giả nào sẵn sàng đọc đến trang 1,113. Cũng ở Pittsburgh, gần 40% các tố cáo đáng tin cậy - hầu hết là các vụ lạm dụng trước đó - đã được đưa ra sau quy tắc tuyệt đối không khoan nhượng năm 2002 về việc tự động bị loại khỏi thừa tác vụ.
Nói tóm lại, bất kể giá trị của các đáp ứng của Erie ra sao, tôi không tìm thấy cơ sở nào để coi nó là một ngoại lệ hoàn toàn.
Vì vậy, câu hỏi vẫn là: Nếu có thể làm được sự phân biệt nào từ giáo phận này sang giáo phận nọ hoặc từ một nhiệm kỳ giám mục này đến một nhiệm kỳ giám mục khác, thì tại sao lại không làm? Tại sao một phúc trình sâu rộng, công phu như vậy lại bôi tro trát trấu mọi nhà lãnh đạo của tất cả các giáo phận trong cả bảy thập niên với cùng một bút lông như thế? Tại sao một phúc trình đã dành 800 trang để chi tiết hóa các hành vi tình dục lại không thể dành hơn một chục trang hay gần như thế cho một cuộc phân tích chi tiết và các phát hiện được cắt xén chính xác như thế? Tại sao các cáo buộc sâu rộng và gây thiệt hại gần như giống hệt nhau khắp trong phúc trình?
Mục tiêu thực sự
Tôi tin rằng câu trả lời hợp lý nhất nằm ở một trong bốn khuyến cáo không độc đáo và không đáng kể bao nhiêu của bản phúc trình. Ở Pennsylvania, thời hiệu hình sự đối với các lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên đã không ngừng được nới rộng; khuyến cáo đầu tiên của đại bồi thẩm đoàn là loại bỏ nó hoàn toàn. Luật Pennsylvania buộc phải báo cáo việc lạm dụng cũng đã được liên tiếp mở rộng hay thắt chặt; đại bồi thẩm đoàn đề nghị nó nên được làm rõ để bao gồm việc báo cáo bất cứ kẻ lạm dụng trong quá khứ nào miễn là có lý do để tin rằng người này sẽ lạm dụng một lần nữa. Đại bồi thẩm đoàn cũng khuyến cáo rằng không vụ dàn xếp các vụ kiện nào được bao gồm các thỏa thuận bảo mật nhằm để biện minh cho một trong hai bên không hợp tác với một cuộc điều tra hình sự. Các chuyên gia pháp lý có thể phát hiện các vấn đề kỹ thuật trong các khuyến cáo này, nhưng chúng có vẻ phù hợp với các thực hành hiện nay của giáo hội.
Khuyến cáo hồi tố là một khuyến cáo đã được thi hành ở bốn tiểu bang (California, Minnesota, Hawaii và Delware) và được đề xuất ở nhiều nơi khác. Đại bồi thẩm đoàn kêu gọi một “cửa sổ dân sự” trong hai năm, trong thời gian này, các nạn nhân có thể kiện các giáo phận về việc lạm dụng không những khi những người bị tố cáo dưới ba mươi, như luật Pennsylvania hiện quy định, nhưng bất kể tuổi tác của họ. Các giám mục Pennsylvania trước đây đã phản đối luật lệ tương tự với lý do sẽ khiến các giáo phận, các giáo xứ và các tổ chức từ thiện phải chịu những tổn thất lớn, thậm chí phá sản, vì những hành động sai trái của những người khác từ nhiều thập niên trước. Ai sẽ bị phạt vì những tội ác này? Không phải những kẻ săn mồi thực sự và các viên chức lơ đễnh hoặc có tội của giáo hội, trong hầu hết các trường hợp đã chết hoặc không có tài sản, nhưng là các người Công Giáo không liên quan gì đến những việc làm đó. Thời gian sẽ làm xói mòn các ký ức, bằng chứng và việc sẵn có các nhân chứng. Các bản án hoặc dàn xếp sẽ là võ đoán. Hội đồng giám mục Pennsylvania, giống như các đối tác của nó ở nhiều tiểu bang khác, đã lập luận tính không hợp tình hợp lý của việc gỡ bỏ thời hiệu đối với các vụ kiện như thế chống lại giáo hội và các tổ chức phi lợi nhuận khác trong khi áp dụng chúng, dựa vào học thuyết “quyền tối cao của nhà nước”, cho các trường công lập, trung tâm giam giữ vị thành niên, hoặc các cơ quan nhà nước khác, nơi nhiều lạm dụng hơn đã diễn ra.
Tất cả điều này có thể bị tranh cãi. Thực thế, ngày càng có nhiều giáo phận, bao gồm cả những giáo phận ở Pennsylvania, đang thiết lập các chương trình để bồi thường cho những người sống sót việc lạm dụng một cách tự nguyện thông qua việc trọng tài thay vì kiện tụng, một việc đáng lẽ phải được thực hiện tại địa phương hoặc toàn quốc sớm nhất là vào thập niên 1990 và chắc chắn vào năm 2002. Nhưng điểm quan yếu liên quan đến phúc trình Pennsylvania là nó đã được thiết kế để trở thành một vũ khí trong cuộc tranh luận. Phong cách sôi nổi, gợi hình của nó; cách nó coi giới lãnh đạo của giáo hội như không tốt hơn, thậm chí còn tệ hơn những kẻ lạm dụng; việc nó bác bỏ đưa ra các khác biệt giữa các giáo phận hoặc giữa các thời kỳ như trước và sau Hiến chương Dallas: tất cả đều nhằm mục đích huy động công luận ủng hộ việc đình chỉ thời hiệu đối với các vụ kiện dân sự và bác bỏ sự chống đối của giáo hội.
Mục tiêu đó là một điều tốt hay điều xấu được bỏ ngỏ để tranh luận. Nhưng công cụ mà văn phòng bộ trưởng tư pháp đã xây dựng để đạt được nó là một công cụ không chính xác, không hợp tình hợp lý và sai lạc từ trong căn cơ. Những thiếu sót của nó không nên được ngụy trang bằng văn phong kịch liệt của nó, cấu trúc làm đần độn của nó, hoặc khối lượng lớn lao của nó.
Bây giờ phải làm gì?
Lời buộc tội xấu xa, bừa bãi và gây kích động này, không được chứng minh bằng bằng chứng của chính phúc trình, chưa nói gì đến bằng chứng mà phúc trình đã bỏ qua, thực sự không xứng đáng với một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về công lý vô tư.
Lúc viết tiểu luận này, cả chục hoặc nhiều hơn các tiểu bang và chính phủ liên bang đang báo hiệu ý định đi theo việc dẫn đường của Pennsylvania trong cuộc điều tra việc giáo sĩ lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo. Ngay trước khi rời chức vụ, bộ trưởng tư pháp Illinois đã đặc biệt trích dẫn mô thức Pennsylvania (và sao chép một số lỗi lầm của nó) trong một báo cáo sơ bộ nhằm được lên trên nhất tin tức. Có thể những cuộc điều tra này hữu dụng và hữu ích. Nhưng chỉ khi nào chúng thực hiện được các phân biệt giữa các giáo phận, các nhà lãnh đạo và các khung thời gian. Chỉ khi nào chúng không tránh né những gì là đúng trước và sau Dallas. Chỉ khi nào chúng nhận ra các thay đổi theo thời gian trong sự hiểu biết và cởi mở về lạm dụng tình dục của xã hội lớn hơn. Chỉ khi nào chúng cung cấp được cách nhìn bằng các so sánh với các tổ chức khác. Chỉ khi nào chúng tiếp xúc một cách trung thực với các quan điểm đa dạng hoặc trái ngược, trong đó, có các quan điểm của các viên chức giáo hội. Chỉ khi nào chúng được viết một cách nói lên sự sự ghê tởm cần thiết, chính đáng đối với các tội ác chống trẻ em và thanh thiếu niên mà không chôn vùi tất cả các cố gắng phân tích trong vũng bùn giận dữ.
Tóm lại, chỉ khi nào chúng chịu làm tốt hơn phúc trình Pennsylvania.
Đó là chuyện tương lai. Đối với hiện tại, điều quan trọng là khôi phục một số thực tại dựa trên sự kiện cho thần thoại học "ăn liền" (instant) mà phúc trình Pennsylvania đã tạo ra.
Phúc trình lên tài liệu điều gì? Nó lên tài liệu hàng thập niên vi phạm đến sự toàn vẹn thể chất, tâm lý và tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên khiến người ta muốn nôn mửa. Nó lên tài liệu cho rằng nhiều tội ác tàn bạo này đáng lẽ đã có thể ngăn chặn được bằng cách loại bỏ kịp thời các thủ phạm bị nghi ngờ một cách đáng tin cậy khỏi mọi vai trò và thừa tác vụ linh mục. Nó lên tài liệu cho thấy: một số, mặc dù không phải tất cả, những thất bại này là do mối quan tâm quá mức trong việc bảo vệ danh tiếng của giáo hội và hàng giáo sĩ và việc coi thường tắc trách sự an toàn và phúc lợi của trẻ em. Nó cũng lên tài liệu cho rằng phần lớn các tội ác này, có thể là một phần ba hoặc nhiều hơn, chỉ diễn ra với sự hiểu biết của các thẩm quyền giáo hội vào năm 2002 hoặc sau đó, khi Hiến chương Dallas bắt buộc việc tự động bị loại khỏi thừa tác vụ. Nó lên tài liệu cho rằng, trước năm 2002 xa, nhiều cố gắng cố ý để xác định sự thật cho các tố cáo và ngăn chặn bất cứ sự lạm dụng nào thêm, thường thành công mặc dù đôi khi được thi hành yếu kém hoặc bị hiểu sai một cách bi thảm. Nó lên tài liệu cho nhiều khác biệt đáng kể giữa các giáo phận và giám mục và khoảng thời gian trong đáp ứng đối với việc tố cáo lạm dụng. Nó lên tài liệu cho nhiều thay đổi lớn về sự cảnh giác và phản ứng ở một số giáo phận trong những năm 1990 và, theo như bằng chứng cho thấy, những thay đổi đáng kể sau năm 2002.
Phúc trình không lên tài liệu những gì? Nó không lên tài liệu cho các cáo buộc giật gân trong phần dẫn nhập của nó - tức hơn bảy thập niên, các thẩm quyền Công Giáo, gần như cùng nhịp với nhau, được cho là đã gạt tất cả các nạn nhân qua một bên và tuyệt đối không làm gì cả trước các tội ác khủng khiếp đối với các bé trai bé gái – ngoại trừ che dấu chúng. Lời cáo buộc xấu xa, bừa bãi và gây kích động này, không được chứng minh bằng bằng chứng của chính phúc trình, chưa nói đến bằng chứng mà phúc trình bỏ qua, thực sự không xứng đáng với một cơ quan tư pháp chịu trách nhiệm về công lý vô tư.
Tại sao các phương tiện truyền thông lại dễ tuân theo đến nỗi lặp lại câu chuyện này một cách không phê phán, và tại sao người Công Giáo nói riêng rất háo hức bám lấy nó để giải quyết các dị biệt nội bộ của họ, đều là các chủ đề quan trọng để thảo luận thêm.
Đúng là các trường hợp đáng lo ngại về các thất bại biểu kiến bởi các viên chức giáo hội tiếp tục ra ánh sáng - và chắc chắn sẽ tiếp tục như thế, đặc biệt khi ranh giới giữa các vụ trong quá khứ và các vụ hiện nay thường xuyên bị xóa nhòa, và các vụ từ khắp nơi trên thế giới ngày càng được pha trộn với một ít trường hợp của người Mỹ để trở thành một trình thuật đơn nhất. Các nhà lãnh đạo Giáo hội phải xóa bỏ những nghi ngờ dai dẳng cho rằng những thất bại này đang được điều tra thấu đáo, với các hậu quả cho những người chịu trách nhiệm.
Làm được điều đó sẽ không dễ dàng. Câu chuyện trổi vượt về việc giáo sĩ Công Giáo lạm dụng tình dục đã in sâu, phần lớn không suy giảm, và duy nhất của Công Giáo hiện được khắc ghi nơi các phương tiện truyền thông đến nỗi làm cho nó đề kháng việc chứng minh ngược lại; ít nhất đối với Hoa Kỳ, đây là điều được lên tài liệu một cách phong phú và đầy đủ.
Trong trường hợp Pennsylvania, dù người ta xem xét việc xử lý các tố cáo cũ hay ngăn ngừa các tố cáo mới, câu kết luận mà việc cẩn thận và vô tư đọc phúc trình Pennsylvania buộc ta là: Hiến chương Dallas có hiệu quả. Không hoàn hảo, cần nhiều cải thiện và không ngừng canh chừng hơn. Nhưng có hiệu quả. Những báo động có lý và các đòi hỏi nhận lỗi về việc hoặc là cố tình không thi hành hay không có khả năng hành chánh không nên bị xuyên tạc thành một viện cớ thiếu cơ sở cho rằng về căn bản không có gì thay đổi.
Kết luận này không tha bổng mọi tội lỗi, quá khứ hay hiện tại, cho phẩm trật Công Giáo. Bản thân tôi có một danh sách (khiếu nại) đáng kể. Cũng rất có thể một số tiểu bang khác có thể khác với Pennsylvania. Nhưng giống như phúc trình của đại bồi thẩm đoàn đã chính xác mặc dù không nhất quán chỉ rõ “sự thất bại về định chế”, một điều vượt ra ngoài các nhân đức và tật xấu của các nhà lãnh đạo cá thể, Hiến chương Dallas rõ ràng đã chứng tỏ là một thành công về định chế. Nó đặt ra, và thường xuyên tinh chỉnh (fine-tuned), các thủ tục, các thực hành và các tiêu chuẩn có thể được giám sát bởi các nhà lãnh đạo chăm sóc trung gian cũng như các nhà lãnh đạo xuất chúng, chủ động.
Hiến chương Dallas nhất định không phải là công thức có thể chuyển giao cho bất cứ xã hội hay nền văn hóa hoặc tình huống luật pháp hay cai trị nào khắp thế giới. Nhưng các giám mục Hoa Kỳ nên đi phó hội thượng đỉnh tháng Hai tại Vatican về việc lạm dụng tình dục với niềm tự tin rằng các biện pháp họ đã chấp nhận đã tạo được sự khác biệt quan trọng.
Đoạn ngắn này là phần thanh bên cho bài phân tích Phúc trình của Đại Bồi thẩm đoàn Pennsylvania về lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo của Peter Steinfel.
Rất hiếm có một tài liệu gây ngạc nhiên liên quan đến giáo hội và việc lạm dụng tình dục không được chú ý như qui định chung được ký ngày 2 tháng 8 năm 2018, giữa Giám mục Donald Trautman và Bộ trưởng Tư pháp Josh Shapiro của Văn phòng Bộ trưởng Tư pháp Pennsylvania. Đức Cha Trautman là một trong số cá nhân bị tố cáo đã yêu cầu vào mùa xuân năm ngoái rằng, trong trường hợp không có bất cứ cơ hội nào để bảo vệ danh tiếng của họ trước đại bồi thẩm đoàn, những phần trong phúc trình có nêu tên họ nên được sửa lại. Trong trường hợp của Đức Cha Trautman, điều này có nghĩa là sửa lại phần lớn phúc trình liên quan đến (giáo phận) Erie. Để tránh điều đó, Đức Cha Trautman đã rút lại yêu cầu của mình. Đổi lại, văn phòng Bộ trưởng Tư pháp đã đồng ý rằng hầu như tất cả các tố cáo sâu rộng trong phúc trình là “không được nhắm vào Giám mục Trautman”. Các điều này bao gồm các tuyên bố như “tất cả [nạn nhân] đã bị gạt sang một bên”; “điều chính” là tránh “tai tiếng”; “các linh mục hãm hiếp các bé trai và bé gái và những người của Thiên Chúa không làm gì cả”; các viên chức giáo hội cố tình “tạo khả năng cho những kẻ phạm tội và gây nguy hiểm cho phúc lợi của trẻ em”; và họ ngăn chặn lực lượng thực thi pháp luật điều tra “các tội ác chống lại các trẻ em”.
Một vài tường trình tin tức về quy định chung này đã nhấn mạnh việc Đức cha Trautman rút lại lời yêu cầu của ngài chứ không phải việc Ông Shapiro rút lại các yếu tố cốt lõi trong các cáo buộc của bản phúc trình. Người ta tự hỏi sẽ có tác động nào nếu các giám mục Pennsylvania khác cũng đưa ra các yêu cầu tương tự. Vào ngày 3 tháng 12 năm 2018, trích dẫn các quyền được hưởng thủ túc tố tụng và bảo vệ danh tiếng thích đáng của người dân trong hiến pháp Pennsylvania, tòa án tối cao tiểu bang đã phán quyết rằng các sửa lại theo yêu cầu phải được duy trì vĩnh viễn.
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 8 năm 2018, Bộ trưởng Tư pháp Shapiro đã tìm cách ngang cơ với Giám mục Trautman bằng cách nêu chi tiết về các tội ác của những kẻ quấy rối ở Erie và đưa ra nhiều tuyên bố sai lầm về cách Đức cha Trautman xử lý chúng.