Đến nay, ai cũng biết phúc trình của đại bồi thẩm đoàn Pensylvannia là phúc trình gì và tác động của nó mạnh mẽ ra sao khiến cả Hoa Kỳ mau chóng nhìn nhận giá trị của nó, đến nỗi, nó đủ khiến một vị Hồng Y tăm tiếng của tổng giáo phận Washington D.C. từ chức. Điều không ai ngờ là sau gần 5 tháng từ ngày được công bố, nó bị một ký giả hàng đầu vạch trần là “không chính xác và bất công”.
Người đó là ông Peter Steinfels, một ký giả Hoa Kỳ và là một nhà giáo dục, nổi danh vì các bài viết về chủ đề tôn giáo. Có học vị tiến sĩ từ Đại Học Columbia, ông từng là giáo sư thỉnh giảng của từ Đại Học Notre Dame và từ Đại Học Georgetown. Từ 1990 tới 2010, ông giữ mục “Beliefs” trên tờ New York Times. Ông cũng là một giáo sư tại từ Đại Học Fordham và là đồng giám đốc của Trung Tâm Fordham về Tôn Giáo và Văn Hóa.
Ông được người ta xếp vào loại trí thức Công Giáo cấp tiến, không bênh vực đạo bằng bất cứ giá nào. Ông là tác giả nhiều cuốn sách giá trị trong đó có The Neoconservatives: The Men Who Are Changing America's Politics (ISBN 0-671-41384-8) và A People Adrift: The Crisis of the Roman Catholic Church in America (ISBN 0-684-83663-7).
Ông từng luận bàn ủng hộ việc phong chức cho phụ nữ, một điều, theo ông, cuối cùng sẽ dẫn đến việc có các nữ Hồng Y.
Theo ký giả Christopher White, trong một tiểu luận dài gần 11,000 từ, Peter Steinfels tra vấn cả động lực lẫn phương pháp luận của phúc trình hồi tháng Tám của đại bồi thẩm đoàn Pensylvannia, tức phúc trình đề cập tới 7 thập niên lạm dụng tình dục tại 6 giáo phận Công Giáo Hoa Kỳ.
Công bố trên tạp chí Commonweal, ngày 10 tháng 1 vừa qua, tiểu luận tựa đề “The PA Grand-Jury Report: Not What It Seems” (Phúc Trình Đại Bồi Thẩm Đoàn Pensylvannia: Không Phải là Điều Nó Tỏ Ra), kết luận rằng phúc trình này “dẫn dắt sai lạc, vô trách nhiệm, không chính xác, và bất công một cách thô thiển”.
Theo Steinfels, phúc trình trên “mâu thuẫn từ tư liệu tìm thấy trong chính phúc trình – nếu ta thực sự đọc nó một cách cẩn thận. Nó mâu thuẫn do chứng từ cung cấp cho đại bồi thẩm đoàn nhưng bị làm ngơ – và tôi tin, do chứng cớ mà đại bồi thẩm đoàn không bao giờ theo đuổi”.
Ông đã lục lọi trọn phúc trình dài đến 1,356 trang và phê phán cả những gì có trong phúc trình lẫn những gì bị loại bỏ.
Tưởng cũng nên biết “đại bồi thẩm đoàn” nói đây có khác với “bồi thẩm đoàn” tại các phiên xử. Vì đại bồi thẩm đoàn chỉ là bước đầu tiên được các công tố viên sử dụng để thu lượm lý do lên án ai mà cuối cùng có thể dẫn đến một phiên xử. Nên phúc trình của đại bồi thẩm đoàn Pensylvannia do bộ trưởng tư pháp Josh Shapiro công bố, chỉ là một thứ phúc trình điều tra, nhưng theo Steinfels, nó “vừa là lời tố cáo vừa là lời kết án cuối cùng, và vì phát xuất từ một bộ phận tư pháp có một vị trí đáng kính và quan trọng trong cộng đồng, nên tiềm năng gây hại của nó vượt mọi tính toán”.
Steinfels nhận định rằng các cá nhân và hành động liệt kê trong phúc trình của các đại bồi thẩm đoàn (gọi là đại vì gồm từ 16 đến 23 thành viên, nhiều hơn bồi thẩm đoàn tại phiên xử, chỉ gồm tối đa 12 thành viên) chỉ có thể bị thách thức sau khi nó được công bố, một việc thường là quá trễ đối với “tòa án” công luận như trường hợp của Đức Hồng Y Donald Wuerl, mà việc xử lý các trường hợp lạm dụng lúc còn là giám mục Pittsburgh trong các thập niên 1980 và 1990 sẽ khiến ngài phải từ chức Tổng Giám Mục Washington D.C.
Đức Hồng Y Wuerl đã tìm cách thanh minh một số điều trong nội dung phúc trình trước khi nó được công bố nhưng không được thỏa thuận làm như vậy.
Steinfels chỉ trích lối tường thuật “gây nôn mửa” các vụ lạm dụng trong bản phúc trình, đặc biệt là cấu trúc của phúc trình, với các mô tả gây xúc động ngay trong phần dẫn nhập, đủ lên khuôn cho các tường trình của giới truyền thông ngay lúc nó được công bố, và thiếu hẳn các thông tin liên quan tới các cố gắng giải quyết của Giáo Hội.
Ông viết: “không một cố gắng nào để biện phân các mẫu thống kê về tuổi người lạm dụng, tỷ lệ lạm dụng qua thời gian, các hành động của cơ quan chấp pháp, hay các thay đổi trong các đáp ứng của các viên chức giáo hội”.
“Cũng không có so sánh nào với các định chế khác. Người ta tự nhiên thắc mắc một cuộc lục lọi về 70 tới 80 năm lạm dụng tình dục tại các trường công hay các cơ sở hình sự thiếu niên sẽ tìm thấy những gì”.
Steinfels cho rằng ông cũng có danh sách khiếu nại riêng của ông chống lại hàng giáo phẩm chứ không viết để bênh vực cho họ. Nhưng ông cho rằng các sai sót của bản phúc trình làm tê liệt khả năng của nó trong việc đưa ra các khuyến cáo nghiêm túc có thể mang lại ích lợi cho mọi bên liên hệ.
Ông viết thêm “Tôi tin rằng đáng lý ra đại bồi thẩm đoàn đã có thể đạt được những khám phá xúc tích, chính xác, cung cấp thông tri, và có tác dụng mạnh về những điều các nhà lãnh đạo các giáo hội khác nhau làm và không làm, về những điều thường xuyên được làm ở một số nơi và trong một số thập niên chứ không ở những nơi khác”
“Đáng lý nó đã có thể trình bầy đủ các cơ sở ít nhất cho 3 trong số 4 khuyến cáo không mấy độc đáo chứ không nhất quyết đưa ra các tố cáo chung chung. Đáng lý nó đã có thể xác nhận hay sửa lại phần lớn những điều chúng ta tưởng mình biết về các nguyên nhân và cách phòng ngừa việc lạm dụng tình dục người trẻ”.
Các khám phá của phúc trình Pensylvannia và việc chú ý đến nó đã khiến hơn mười tiểu bang khác tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra riêng về cách Giáo Hội Công Giáo xử lý việc lạm dụng tình dục cũng như việc có thể có cuộc điều tra của Liên Bang.
Steinfels tin rằng chứng cớ trong phúc trình Pensylvannia, nếu đọc một cách không thiên vị, cho thấy các chính sách thiết lập năm 2002 của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, dưới danh “Hiến Chương Dallas”, có hiệu quả, dù cần cải thiện.
Ông nói: “Hiến chương Dallas có hiệu quả. Không hoàn hảo, cần nhiều cải thiện và không ngừng canh chừng hơn. Nhưng có hiệu quả. Những báo động có lý và các đòi hỏi nhận lỗi về việc hoặc là cố tình không thi hành hay không có khả năng hành chánh không nên bị xuyên tạc thành một viện cớ thiếu cơ sở cho rằng về căn bản không có gì thay đổi cả”.
Dù biên giới mới để cải cách nay tập chú vào các tiêu chuẩn và nghị định thư về việc qui lỗi hàng giám mục, Steinfels vẫn kết luận bài phân tích của ông bằng cách cho rằng dự phóng cho cuộc họp thượng đỉnh vào tháng Hai tới tại Vatican về việc lạm dụng tình dục, Giáo Hội Hoa Kỳ nên vững tin rằng cuộc cải tổ của họ quả hữu hiệu.
Ông viết: “Hiến chương Dallas nhất định không phải là công thức có thể chuyển giao cho bất cứ xã hội hay nền văn hóa hoặc tình huống luật pháp hay cai trị nào khắp thế giới. Nhưng các giám mục Hoa Kỳ nên đi phó hội thượng đỉnh tháng Hai tại Vatican về việc lạm dụng tình dục với niềm tự tin rằng các biện pháp họ đã chấp nhận đã tạo được sự khác biệt quan trọng”.
Đón đọc: Nguyên văn tiểu luận của Peter Steinfels.
Người đó là ông Peter Steinfels, một ký giả Hoa Kỳ và là một nhà giáo dục, nổi danh vì các bài viết về chủ đề tôn giáo. Có học vị tiến sĩ từ Đại Học Columbia, ông từng là giáo sư thỉnh giảng của từ Đại Học Notre Dame và từ Đại Học Georgetown. Từ 1990 tới 2010, ông giữ mục “Beliefs” trên tờ New York Times. Ông cũng là một giáo sư tại từ Đại Học Fordham và là đồng giám đốc của Trung Tâm Fordham về Tôn Giáo và Văn Hóa.
Ông được người ta xếp vào loại trí thức Công Giáo cấp tiến, không bênh vực đạo bằng bất cứ giá nào. Ông là tác giả nhiều cuốn sách giá trị trong đó có The Neoconservatives: The Men Who Are Changing America's Politics (ISBN 0-671-41384-8) và A People Adrift: The Crisis of the Roman Catholic Church in America (ISBN 0-684-83663-7).
Ông từng luận bàn ủng hộ việc phong chức cho phụ nữ, một điều, theo ông, cuối cùng sẽ dẫn đến việc có các nữ Hồng Y.
Theo ký giả Christopher White, trong một tiểu luận dài gần 11,000 từ, Peter Steinfels tra vấn cả động lực lẫn phương pháp luận của phúc trình hồi tháng Tám của đại bồi thẩm đoàn Pensylvannia, tức phúc trình đề cập tới 7 thập niên lạm dụng tình dục tại 6 giáo phận Công Giáo Hoa Kỳ.
Công bố trên tạp chí Commonweal, ngày 10 tháng 1 vừa qua, tiểu luận tựa đề “The PA Grand-Jury Report: Not What It Seems” (Phúc Trình Đại Bồi Thẩm Đoàn Pensylvannia: Không Phải là Điều Nó Tỏ Ra), kết luận rằng phúc trình này “dẫn dắt sai lạc, vô trách nhiệm, không chính xác, và bất công một cách thô thiển”.
Theo Steinfels, phúc trình trên “mâu thuẫn từ tư liệu tìm thấy trong chính phúc trình – nếu ta thực sự đọc nó một cách cẩn thận. Nó mâu thuẫn do chứng từ cung cấp cho đại bồi thẩm đoàn nhưng bị làm ngơ – và tôi tin, do chứng cớ mà đại bồi thẩm đoàn không bao giờ theo đuổi”.
Ông đã lục lọi trọn phúc trình dài đến 1,356 trang và phê phán cả những gì có trong phúc trình lẫn những gì bị loại bỏ.
Tưởng cũng nên biết “đại bồi thẩm đoàn” nói đây có khác với “bồi thẩm đoàn” tại các phiên xử. Vì đại bồi thẩm đoàn chỉ là bước đầu tiên được các công tố viên sử dụng để thu lượm lý do lên án ai mà cuối cùng có thể dẫn đến một phiên xử. Nên phúc trình của đại bồi thẩm đoàn Pensylvannia do bộ trưởng tư pháp Josh Shapiro công bố, chỉ là một thứ phúc trình điều tra, nhưng theo Steinfels, nó “vừa là lời tố cáo vừa là lời kết án cuối cùng, và vì phát xuất từ một bộ phận tư pháp có một vị trí đáng kính và quan trọng trong cộng đồng, nên tiềm năng gây hại của nó vượt mọi tính toán”.
Steinfels nhận định rằng các cá nhân và hành động liệt kê trong phúc trình của các đại bồi thẩm đoàn (gọi là đại vì gồm từ 16 đến 23 thành viên, nhiều hơn bồi thẩm đoàn tại phiên xử, chỉ gồm tối đa 12 thành viên) chỉ có thể bị thách thức sau khi nó được công bố, một việc thường là quá trễ đối với “tòa án” công luận như trường hợp của Đức Hồng Y Donald Wuerl, mà việc xử lý các trường hợp lạm dụng lúc còn là giám mục Pittsburgh trong các thập niên 1980 và 1990 sẽ khiến ngài phải từ chức Tổng Giám Mục Washington D.C.
Đức Hồng Y Wuerl đã tìm cách thanh minh một số điều trong nội dung phúc trình trước khi nó được công bố nhưng không được thỏa thuận làm như vậy.
Steinfels chỉ trích lối tường thuật “gây nôn mửa” các vụ lạm dụng trong bản phúc trình, đặc biệt là cấu trúc của phúc trình, với các mô tả gây xúc động ngay trong phần dẫn nhập, đủ lên khuôn cho các tường trình của giới truyền thông ngay lúc nó được công bố, và thiếu hẳn các thông tin liên quan tới các cố gắng giải quyết của Giáo Hội.
Ông viết: “không một cố gắng nào để biện phân các mẫu thống kê về tuổi người lạm dụng, tỷ lệ lạm dụng qua thời gian, các hành động của cơ quan chấp pháp, hay các thay đổi trong các đáp ứng của các viên chức giáo hội”.
“Cũng không có so sánh nào với các định chế khác. Người ta tự nhiên thắc mắc một cuộc lục lọi về 70 tới 80 năm lạm dụng tình dục tại các trường công hay các cơ sở hình sự thiếu niên sẽ tìm thấy những gì”.
Steinfels cho rằng ông cũng có danh sách khiếu nại riêng của ông chống lại hàng giáo phẩm chứ không viết để bênh vực cho họ. Nhưng ông cho rằng các sai sót của bản phúc trình làm tê liệt khả năng của nó trong việc đưa ra các khuyến cáo nghiêm túc có thể mang lại ích lợi cho mọi bên liên hệ.
Ông viết thêm “Tôi tin rằng đáng lý ra đại bồi thẩm đoàn đã có thể đạt được những khám phá xúc tích, chính xác, cung cấp thông tri, và có tác dụng mạnh về những điều các nhà lãnh đạo các giáo hội khác nhau làm và không làm, về những điều thường xuyên được làm ở một số nơi và trong một số thập niên chứ không ở những nơi khác”
“Đáng lý nó đã có thể trình bầy đủ các cơ sở ít nhất cho 3 trong số 4 khuyến cáo không mấy độc đáo chứ không nhất quyết đưa ra các tố cáo chung chung. Đáng lý nó đã có thể xác nhận hay sửa lại phần lớn những điều chúng ta tưởng mình biết về các nguyên nhân và cách phòng ngừa việc lạm dụng tình dục người trẻ”.
Các khám phá của phúc trình Pensylvannia và việc chú ý đến nó đã khiến hơn mười tiểu bang khác tuyên bố sẽ mở cuộc điều tra riêng về cách Giáo Hội Công Giáo xử lý việc lạm dụng tình dục cũng như việc có thể có cuộc điều tra của Liên Bang.
Steinfels tin rằng chứng cớ trong phúc trình Pensylvannia, nếu đọc một cách không thiên vị, cho thấy các chính sách thiết lập năm 2002 của Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, dưới danh “Hiến Chương Dallas”, có hiệu quả, dù cần cải thiện.
Ông nói: “Hiến chương Dallas có hiệu quả. Không hoàn hảo, cần nhiều cải thiện và không ngừng canh chừng hơn. Nhưng có hiệu quả. Những báo động có lý và các đòi hỏi nhận lỗi về việc hoặc là cố tình không thi hành hay không có khả năng hành chánh không nên bị xuyên tạc thành một viện cớ thiếu cơ sở cho rằng về căn bản không có gì thay đổi cả”.
Dù biên giới mới để cải cách nay tập chú vào các tiêu chuẩn và nghị định thư về việc qui lỗi hàng giám mục, Steinfels vẫn kết luận bài phân tích của ông bằng cách cho rằng dự phóng cho cuộc họp thượng đỉnh vào tháng Hai tới tại Vatican về việc lạm dụng tình dục, Giáo Hội Hoa Kỳ nên vững tin rằng cuộc cải tổ của họ quả hữu hiệu.
Ông viết: “Hiến chương Dallas nhất định không phải là công thức có thể chuyển giao cho bất cứ xã hội hay nền văn hóa hoặc tình huống luật pháp hay cai trị nào khắp thế giới. Nhưng các giám mục Hoa Kỳ nên đi phó hội thượng đỉnh tháng Hai tại Vatican về việc lạm dụng tình dục với niềm tự tin rằng các biện pháp họ đã chấp nhận đã tạo được sự khác biệt quan trọng”.
Đón đọc: Nguyên văn tiểu luận của Peter Steinfels.