“Mẹ Thiên Chúa” Của Cụ Tom
Lễ Giáng Sinh vừa qua. Lễ Thánh Gia Thất sắp đến. Những ngày này là cuối năm dương lịch 2018 rồi, và chuẩn bị đón chào năm dương lịch mới 2019, với Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Và cứ mỗi cuối năm, tôi không sao quên được hình ảnh và câu chuyện của cụ Tom, người đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp quý giá, và cũng là mẫu gương sống đạo thật tuyệt vời.
Chúng tôi quen gọi là cụ Tom, bởi tên thật của cụ là Tô-ma Nguyễn Lượng. Cụ là người gốc Giáo Xứ Trà Câu, Hạt Quảng Ngãi, một trong những giáo xứ của Giáo Phận Qui Nhơn bị xóa tên sau biến cố 30-4-1975. Cụ Tom có quen biết với cụ Mẫn, sống gần nhà cụ Mẫn, mà người ta quen gọi là Cố Mẫn, vì cố có 4 người con làm linh mục, và môt người làm Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
Năm 1973, vì vùng Trà Câu mất an ninh, bà con phải đi vào Nam tìm đất sống. Cha Theophan Nguyễn Văn Bích cũng đã đưa một số giáo dân Trà Câu vào khu Khẩn Hoang Lập Ấp theo chương trình của chính phủ tại Tỉnh Bình Tuy với tên gọi Khu KHẨN HOANG LẬP ẤP (KHLÂ) Ba Tuy. Ấy là tiền thân của Giáo Xứ Hiệp Đức thuộc Giáo Phận Phan Thiết ngày nay.
Sau biến cố 1975, giáo xứ không có linh mục trông coi, chỉ có cái nhà thờ tạm, mái tôn, ván che nằm trơ vơ lạnh lẽo. Một phần đất của nhà thờ bị lấy làm UỶ BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÂM THỜI (UBNDCMLT), rồi UỶ BAN NHAN DÂN (UBND) xã Tân Lập. Giáo xứ bấy giờ có hai cộng đoàn nữ tu: Mến Thánh Giá Qui Nhơn có hai sơ, và Dòng Thánh Phao-lô Đà Nẵng cũng hai sơ. Cái chuông bằng vỏ bom của nhà thờ bị Ủy Ban lấy sang bên kia làm cái kẻng họp dân, cho nên, cụ Tom phải lên tận cầu, chỗ xe lính bị đốt cháy lấy cho được cái mâm xe về treo phía trước nhà thờ. Sáng, chiều, cụ gõ cái mâm xe kêu gọi bà con đến nhà thờ đọc kinh. Nhiều lần cụ bị mời sang Ủy Ban về việc gõ kẻng tập trung dân trái phép, nhưng cụ đều trả lời: “Từ trước đến giờ bên nhà thờ vẫn vậy.Mấy ông nói trước sao, sau vậy mà”. Cụ Tom bấy giờ là người giữ lửa đức tin, cùng với hai Sơ già: Sr Michell Mến Thánh Giá và Sr Marie St Paul
Điều đáng nhớ nhất về cụ đó là ba câu kinh mà cụ gọi là thần chú của cuộc đời cụ:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Đó là công thức kết thúc mỗi giờ kinh của cụ, không chỉ tại nhà thờ, tại nhà của cụ, tại những nơi nào cụ xướng kinh mà còn là lời nguyện tắt của cụ dưới ruộng, trên rẫy, lúc đi cày, đi cấy, lúc nghe tin có điều gì bất ổn cần khấn xin.
Suốt 7 năm không có linh mục coi xứ, sáng chiều nào cũng có từ dăm bảy người, rồi đến khá khá hơn, đông người hơn đến nhà thờ đọc kinh với công thức kết giờ kinh như thế.
Năm 1980, có cha GB Trương Văn Hiếu ở giáo xứ Hòa Vinh bên cạnh, về dâng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Sau thánh lễ, bà con đọc kinh sốt sắng và ký vào một thỉnh nguyện thư đặt dưới chân Đức Mẹ rồi gửi đến Đức Cha Nicolas và Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh xin một linh mục coi xứ. Mấy ngày sau khi gửi đơn, có hai ông cùng làm việc với cụ Tom trong xứ, là ông Phán và ông Thôi, bị công an huyện bắt. Không ai hiểu chuyện gì…
Cụ Tom và cộng đoàn lại tiếp tục những giờ kinh cầu nguyện cho hai ông, giờ kinh nào cũng kết thúc với lời nguyện dâng Me:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Sau 40 ngày đêm bị giam giữ ở trại công an Huyện Hàm Tân, ông Phán và ông Thôi được thả về. Giấy ra trại ghi tội: “Tổ chức vượt biên”. (Cố Phán là cha của Lm To-ma Nguyễn Văn Hiệp và Sr Kim Hạnh dòng St Paul Sài-gòn. Cố Phê-rô Phán đã qua đời. Cha To-ma Hiệp là con đỡ đầu của cụ Tom).
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, Cha Phan-xi-cô Lê Quang Diễn cũng từ trại cải tạo âm thầm về đến Giáo Xứ, theo lệnh của Đức Cha. Cụ Tom nhờ lẫn quẩn trên nhà thờ nên may mắn được biết tin này sớm nhất. Cụ tin cho Sr. Michell đến chào cha; và nghe Sr. Michelle kể lại là, sau khi gặp cha xong, cụ Tom chạy vào quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ đọc to:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Vì cha Phanxicô Diễn mới từ trại cải tạo về, nên cha chỉ làm lễ riêng, chưa được làm lễ cho giáo dân. Mỗi Chúa Nhật đến nhà thờ, bà con thấy Áo lễ trải trên bàn thờ, Cha sở quỳ bên cánh. Bà con tham dư Phung Vụ Lời Chúa và Rước Lễ. Cụ Tom cũng cứ kết thúc các giờ kinh, lễ với công thức riêng của cụ.
Một hôm nọ, sau lễ Chúa Nhật, có mấy cụ vào nhà xứ uống nước với cha Phanxicô, dĩ nhiên là có cụ Tom nữa. Cụ Chiếu nói vui với mọi người rằng: “Ông Lượng đọc kinh nghĩa chẳng theo sách vở nào cả. Kinh cầu chẳng ra kinh cầu…” . Cha Phanxicô cười, rồi hỏi cụ Tom: “Ông Lượng nghe ông Chiếu nói không? Ý ông sao?”.
Cụ Tom trả lời:
“Thưa cha và mấy ông, con chẳng biết thế nào. Tại vì ông già con hồi còn sống, cứ đọc như vậy trong giờ kinh gia đình. Con thuộc luôn như vậy. Đọc rồi lại suy, suy rồi lại đọc. Con thấy hợp lý lắm, xác tín lắm. Đó là thần chú của cuộc đời con.
Một là tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Trời, thì hiểu là, tin là uy quyền Mẹ lớn biết bao.
Hai là đã tin Mẹ uy quyền như thế, thì mình sợ gì? Chỉ sợ mình không kêu cầu Mẹ thôi, chứ mình mà kêu cầu Mẹ thì lẽ nào mà Mẹ không phù hộ các giáo hữu được.
Và ba là ơn cần xin Mẹ phù hộ là ơn bình an hồn xác. Bởi ơn bình an hồn xác mới khó kiếm, chứ củ lang, củ mì, tiền bạc thì kiếm dễ òm…”
Cha sở và mọi người cười vui vẻ. Từ đó, không có ai dám thắc mắc sao cụ Tom đọc kinh nghĩa chẳng có sách vở nào.
Cụ Tom đã qua đời năm 1996. Và đến nay, Giáo xứ Hiệp Đức thời cái mâm xe làm chuông, thời kinh nghĩa chẳng sách vở nào, đã nhận được biết bao hồng ân của Chúa, qua lời cầu thay nguyện giúp của Mẹ. Giáo xứ Hiệp Đức đã sinh ra 4 người con xinh đẹp là giáo xứ Phao-lô, giáo xứ Tà Mon, giáo xứ Sông Phan, và giáo xứ Thuận Đức, và 1 giáo họ biệt lập có nhà thờ riêng là Giáo Họ Thăng Thiên
Trước thềm năm mới 2019, trước Lễ Mẹ Thiên Chúa, cầu cho Hòa Bình Thế Giới, là con cháu, là hậu sinh của cụ Tom, chúng con chỉ biết xin Chúa ban phúc trường sinh cho cụ, và noi gương cụ, chúng con nguyện xin:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
PM. Cao Huy Hoàng, 26-12-2018
Lễ Giáng Sinh vừa qua. Lễ Thánh Gia Thất sắp đến. Những ngày này là cuối năm dương lịch 2018 rồi, và chuẩn bị đón chào năm dương lịch mới 2019, với Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa. Và cứ mỗi cuối năm, tôi không sao quên được hình ảnh và câu chuyện của cụ Tom, người đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng đẹp quý giá, và cũng là mẫu gương sống đạo thật tuyệt vời.
Chúng tôi quen gọi là cụ Tom, bởi tên thật của cụ là Tô-ma Nguyễn Lượng. Cụ là người gốc Giáo Xứ Trà Câu, Hạt Quảng Ngãi, một trong những giáo xứ của Giáo Phận Qui Nhơn bị xóa tên sau biến cố 30-4-1975. Cụ Tom có quen biết với cụ Mẫn, sống gần nhà cụ Mẫn, mà người ta quen gọi là Cố Mẫn, vì cố có 4 người con làm linh mục, và môt người làm Nữ Tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn.
Năm 1973, vì vùng Trà Câu mất an ninh, bà con phải đi vào Nam tìm đất sống. Cha Theophan Nguyễn Văn Bích cũng đã đưa một số giáo dân Trà Câu vào khu Khẩn Hoang Lập Ấp theo chương trình của chính phủ tại Tỉnh Bình Tuy với tên gọi Khu KHẨN HOANG LẬP ẤP (KHLÂ) Ba Tuy. Ấy là tiền thân của Giáo Xứ Hiệp Đức thuộc Giáo Phận Phan Thiết ngày nay.
Sau biến cố 1975, giáo xứ không có linh mục trông coi, chỉ có cái nhà thờ tạm, mái tôn, ván che nằm trơ vơ lạnh lẽo. Một phần đất của nhà thờ bị lấy làm UỶ BAN NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÂM THỜI (UBNDCMLT), rồi UỶ BAN NHAN DÂN (UBND) xã Tân Lập. Giáo xứ bấy giờ có hai cộng đoàn nữ tu: Mến Thánh Giá Qui Nhơn có hai sơ, và Dòng Thánh Phao-lô Đà Nẵng cũng hai sơ. Cái chuông bằng vỏ bom của nhà thờ bị Ủy Ban lấy sang bên kia làm cái kẻng họp dân, cho nên, cụ Tom phải lên tận cầu, chỗ xe lính bị đốt cháy lấy cho được cái mâm xe về treo phía trước nhà thờ. Sáng, chiều, cụ gõ cái mâm xe kêu gọi bà con đến nhà thờ đọc kinh. Nhiều lần cụ bị mời sang Ủy Ban về việc gõ kẻng tập trung dân trái phép, nhưng cụ đều trả lời: “Từ trước đến giờ bên nhà thờ vẫn vậy.Mấy ông nói trước sao, sau vậy mà”. Cụ Tom bấy giờ là người giữ lửa đức tin, cùng với hai Sơ già: Sr Michell Mến Thánh Giá và Sr Marie St Paul
Điều đáng nhớ nhất về cụ đó là ba câu kinh mà cụ gọi là thần chú của cuộc đời cụ:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Đó là công thức kết thúc mỗi giờ kinh của cụ, không chỉ tại nhà thờ, tại nhà của cụ, tại những nơi nào cụ xướng kinh mà còn là lời nguyện tắt của cụ dưới ruộng, trên rẫy, lúc đi cày, đi cấy, lúc nghe tin có điều gì bất ổn cần khấn xin.
Suốt 7 năm không có linh mục coi xứ, sáng chiều nào cũng có từ dăm bảy người, rồi đến khá khá hơn, đông người hơn đến nhà thờ đọc kinh với công thức kết giờ kinh như thế.
Năm 1980, có cha GB Trương Văn Hiếu ở giáo xứ Hòa Vinh bên cạnh, về dâng lễ Đức Mẹ Mân Côi. Sau thánh lễ, bà con đọc kinh sốt sắng và ký vào một thỉnh nguyện thư đặt dưới chân Đức Mẹ rồi gửi đến Đức Cha Nicolas và Uỷ Ban Nhân Dân (UBND) Tỉnh xin một linh mục coi xứ. Mấy ngày sau khi gửi đơn, có hai ông cùng làm việc với cụ Tom trong xứ, là ông Phán và ông Thôi, bị công an huyện bắt. Không ai hiểu chuyện gì…
Cụ Tom và cộng đoàn lại tiếp tục những giờ kinh cầu nguyện cho hai ông, giờ kinh nào cũng kết thúc với lời nguyện dâng Me:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Sau 40 ngày đêm bị giam giữ ở trại công an Huyện Hàm Tân, ông Phán và ông Thôi được thả về. Giấy ra trại ghi tội: “Tổ chức vượt biên”. (Cố Phán là cha của Lm To-ma Nguyễn Văn Hiệp và Sr Kim Hạnh dòng St Paul Sài-gòn. Cố Phê-rô Phán đã qua đời. Cha To-ma Hiệp là con đỡ đầu của cụ Tom).
Ngày 30 tháng 8 năm 1982, Cha Phan-xi-cô Lê Quang Diễn cũng từ trại cải tạo âm thầm về đến Giáo Xứ, theo lệnh của Đức Cha. Cụ Tom nhờ lẫn quẩn trên nhà thờ nên may mắn được biết tin này sớm nhất. Cụ tin cho Sr. Michell đến chào cha; và nghe Sr. Michelle kể lại là, sau khi gặp cha xong, cụ Tom chạy vào quỳ trước bàn thờ Đức Mẹ đọc to:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
Vì cha Phanxicô Diễn mới từ trại cải tạo về, nên cha chỉ làm lễ riêng, chưa được làm lễ cho giáo dân. Mỗi Chúa Nhật đến nhà thờ, bà con thấy Áo lễ trải trên bàn thờ, Cha sở quỳ bên cánh. Bà con tham dư Phung Vụ Lời Chúa và Rước Lễ. Cụ Tom cũng cứ kết thúc các giờ kinh, lễ với công thức riêng của cụ.
Một hôm nọ, sau lễ Chúa Nhật, có mấy cụ vào nhà xứ uống nước với cha Phanxicô, dĩ nhiên là có cụ Tom nữa. Cụ Chiếu nói vui với mọi người rằng: “Ông Lượng đọc kinh nghĩa chẳng theo sách vở nào cả. Kinh cầu chẳng ra kinh cầu…” . Cha Phanxicô cười, rồi hỏi cụ Tom: “Ông Lượng nghe ông Chiếu nói không? Ý ông sao?”.
Cụ Tom trả lời:
“Thưa cha và mấy ông, con chẳng biết thế nào. Tại vì ông già con hồi còn sống, cứ đọc như vậy trong giờ kinh gia đình. Con thuộc luôn như vậy. Đọc rồi lại suy, suy rồi lại đọc. Con thấy hợp lý lắm, xác tín lắm. Đó là thần chú của cuộc đời con.
Một là tôn vinh Mẹ là Mẹ Thiên Chúa, Mẹ Chúa Trời, thì hiểu là, tin là uy quyền Mẹ lớn biết bao.
Hai là đã tin Mẹ uy quyền như thế, thì mình sợ gì? Chỉ sợ mình không kêu cầu Mẹ thôi, chứ mình mà kêu cầu Mẹ thì lẽ nào mà Mẹ không phù hộ các giáo hữu được.
Và ba là ơn cần xin Mẹ phù hộ là ơn bình an hồn xác. Bởi ơn bình an hồn xác mới khó kiếm, chứ củ lang, củ mì, tiền bạc thì kiếm dễ òm…”
Cha sở và mọi người cười vui vẻ. Từ đó, không có ai dám thắc mắc sao cụ Tom đọc kinh nghĩa chẳng có sách vở nào.
Cụ Tom đã qua đời năm 1996. Và đến nay, Giáo xứ Hiệp Đức thời cái mâm xe làm chuông, thời kinh nghĩa chẳng sách vở nào, đã nhận được biết bao hồng ân của Chúa, qua lời cầu thay nguyện giúp của Mẹ. Giáo xứ Hiệp Đức đã sinh ra 4 người con xinh đẹp là giáo xứ Phao-lô, giáo xứ Tà Mon, giáo xứ Sông Phan, và giáo xứ Thuận Đức, và 1 giáo họ biệt lập có nhà thờ riêng là Giáo Họ Thăng Thiên
Trước thềm năm mới 2019, trước Lễ Mẹ Thiên Chúa, cầu cho Hòa Bình Thế Giới, là con cháu, là hậu sinh của cụ Tom, chúng con chỉ biết xin Chúa ban phúc trường sinh cho cụ, và noi gương cụ, chúng con nguyện xin:
Rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời. Cầu cho chúng con.
Đức Bà phù hộ các giáo hữu. Cầu cho chúng con.
Nữ Vương ban sự bình an. Cầu cho chúng con.
PM. Cao Huy Hoàng, 26-12-2018