Mặt Trời trong niềm tin
Mặt trời là hành tinh lớn trên bầu trời chiếu tỏa ánh sáng soi chiếu ban ngày như Thiên Chúa muốn khi tạo dựng nên trong công trình thiên nhiên đã tạo dựng nên cùng xác định như thế:
„14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm.15 Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy.16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao.“ ( St 1,14-16).
Từ ngàn xưa con người không thể nhìn thẳng vào mặt trời, vì ánh sáng chiếu ra tỏa hơi nóng cùng làm chói đau mắt và có nguy cơ bị hỏng mắt, nhưng con người hằng rất ngạc nhiên thích thú về mặt trời cùng hằng muốn tìm hiểu khám phá cơ cấu mặt trời như thế nào.
Cũng xưa nay nhiều dân tộc tôn kính thờ mặt trời như Chúa tể Thần Thánh.
Mặt trời , như ý muốn của Đấng Tạo Hóa, có nhiệm vụ chiếu tỏa ánh sáng ban ngày cho vũ trụ. Ánh sáng từ mặt trời chiếu tỏa ra nóng như lửa cháy, nhưng mang đến hơi nồng ấm cùng sức sống cho vạn vật trên trái đất phát triển.
Mặt trời là một hành tinh ở cách xa mặt đất, trái đất xuay chung quanh mặt trời. Ánh sáng mặt trời chiếu tỏa cần thiết cho đời sống. Vì thế con người cảm nhận ra mình có họ hàng liên quan với mặt trời.
Thánh Phaolo tông đồ cho rằng những người tín hữu Chúa Giêsu Kito là con của ánh sáng mật trời.
Niềm tin tôn giáo huyền bí ngày xưa gợi cho con người cảm giác họ là con của thần thánh mặt trời. Trước hết con người gìa cũ phải chết, để họ có thể nhìn thấy Thần Mặt Trời. Giữa đêm khuya tối tăm nhà thần bí nhìn thấy mặt trời và cho rằng mình được ánh sáng thần linh soi chiếu.
Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nhìn vào Chúa Giêsu nhận ra Ngài là mặt trời chính thực, như phúc âm thánh Luca viết tường thuật là câu trả lời cho sự tôn kính của người Hylạp với Thần mặt trời Helios.
Đấng cứu thế đang đến, với Thánh sử Luca là „ sol salutis - Mặt trời cứu độ chữa lành.“
Các Giáo phụ Hylạp diễn tả sự sinh ra của Chúa Giêsu trong bối cảnh trông mong chờ đợi sự cứu độ giải thoát, như niềm tin tôn giáo Thần Mặt Trời tin tưởng. Người Hylạp ca mừng sự sinh ra trong đêm tối của ánh sáng Thần Mặt trời Aion. : Người trinh nữa đã hạ sinh và ánh sáng phát tỏa bừng lên.!
Thánh Giáo Phụ Ephraem người Syria đã có suy tư trả lời về khát vọng này qua bài thánh ca: Thiên Chúa, ánh sáng của trời cao xuống trần gian như ánh mặt trời chiếu tỏa từ cung lòng người mẹ …Mặt trời chiến thắng chế ngự bóng tối mùa Đông, chế ngự thần dữ qủy satan. Mặt trời xuất hiện loan tin vui mừng chiến thắng Đấng đã sinh ra.
Ngày 25. tháng Mười Hai là ngày mừng mặt trời chuyển hướng. Với người tín hữu Chúa Kitô hình ảnh thời cổ xưa này nói lên, Chúa Giêsu Kitô, đấng là mặt Trời chính thực, đã thay đổi chuyển hướng số phận con người chúng ta thành sự chữa lành ơn cứu độ.
Chúa Giêsu Kito sinh ra, như mặt trời mọc đang lên, làm cho con đường bóng đen tội lỗi bị xóa tan. Phụng vụ ngày lễ Chúa giáng sinh luôn luôn mừng kính dưới hình ảnh ánh sáng mặt trời.
Về ngày sinh ra cùng năm sinh của Chúa Giêsu không có sử sách nào ghi lại. Chỉ biết trước khi đạo Công Giáo truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.
Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức Giáo Hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công Giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian.
Hội Thánh Công Giáo muốn „rửa tội“ ngày 25.12. theo nghi lễ tôn giáo dân ngoại Roma, thành ngày lễ Chúa Giesu giáng sinh làm người, Đấng là Mặt Trời công chính thay cho Thần mặt trời không hề bị chiến thắng của dân Roma.
Tiến trình cố gắng này kéo dài cùng nhiều thử thách tưởng chừng như thất bại. Nhưng đến thế kỷ thứ 4. khi đạo Công Giáo được chính thức công nhận trong toàn đế quốc Roma dưới thời hoàng đế Constantino, cố gắng „rửa tội“ ngày thờ thần mặt trời theo nghi lễ ngoại đạo thành ngày theo nghi lễ đạo Công Giáo mới chính thức thành công được công nhận.
Và cho đến thế kỷ thứ 8. sau Chúa Giáng sinh, ngày 25.12. hằng năm là ngày lễ trọng mừng sinh nhật Chúa Giêsu trở thành ngày lễ chung cho Hội Thánh Công Giáo trên hoàn cầu.
Căn cứ theo Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu là ánh sáng chân thật đến trong trần gian (Ga 8,9), ̣ và theo sách Tiên tri Maleachi, Chúa Giêsu, Đấng Mặt Trời công chính (3,2).
Nên „rửa tội“ lấy ngày 25.12. theo ý nghĩa văn hóa của dân Roma ngày xưa cho trở thành ngày kính thờ Chúa Giêsu, Đấng là Mặt Trời đến trong trần gian là điều rất thuận tiện thích hợp cùng phải lẽ và chính đáng.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Mặt trời là hành tinh lớn trên bầu trời chiếu tỏa ánh sáng soi chiếu ban ngày như Thiên Chúa muốn khi tạo dựng nên trong công trình thiên nhiên đã tạo dựng nên cùng xác định như thế:
„14 Thiên Chúa phán: "Phải có những vầng sáng trên vòm trời, để phân rẽ ngày với đêm, để làm dấu chỉ xác định các đại lễ, ngày và năm.15 Đó sẽ là những vầng sáng trên vòm trời để chiếu soi mặt đất." Liền có như vậy.16 Thiên Chúa làm ra hai vầng sáng lớn: vầng sáng lớn hơn để điều khiển ngày, vầng sáng nhỏ hơn để điều khiển đêm; Người cũng làm ra các ngôi sao.“ ( St 1,14-16).
Từ ngàn xưa con người không thể nhìn thẳng vào mặt trời, vì ánh sáng chiếu ra tỏa hơi nóng cùng làm chói đau mắt và có nguy cơ bị hỏng mắt, nhưng con người hằng rất ngạc nhiên thích thú về mặt trời cùng hằng muốn tìm hiểu khám phá cơ cấu mặt trời như thế nào.
Cũng xưa nay nhiều dân tộc tôn kính thờ mặt trời như Chúa tể Thần Thánh.
Mặt trời , như ý muốn của Đấng Tạo Hóa, có nhiệm vụ chiếu tỏa ánh sáng ban ngày cho vũ trụ. Ánh sáng từ mặt trời chiếu tỏa ra nóng như lửa cháy, nhưng mang đến hơi nồng ấm cùng sức sống cho vạn vật trên trái đất phát triển.
Mặt trời là một hành tinh ở cách xa mặt đất, trái đất xuay chung quanh mặt trời. Ánh sáng mặt trời chiếu tỏa cần thiết cho đời sống. Vì thế con người cảm nhận ra mình có họ hàng liên quan với mặt trời.
Thánh Phaolo tông đồ cho rằng những người tín hữu Chúa Giêsu Kito là con của ánh sáng mật trời.
Niềm tin tôn giáo huyền bí ngày xưa gợi cho con người cảm giác họ là con của thần thánh mặt trời. Trước hết con người gìa cũ phải chết, để họ có thể nhìn thấy Thần Mặt Trời. Giữa đêm khuya tối tăm nhà thần bí nhìn thấy mặt trời và cho rằng mình được ánh sáng thần linh soi chiếu.
Người tín hữu Chúa Giêsu Kitô nhìn vào Chúa Giêsu nhận ra Ngài là mặt trời chính thực, như phúc âm thánh Luca viết tường thuật là câu trả lời cho sự tôn kính của người Hylạp với Thần mặt trời Helios.
Đấng cứu thế đang đến, với Thánh sử Luca là „ sol salutis - Mặt trời cứu độ chữa lành.“
Các Giáo phụ Hylạp diễn tả sự sinh ra của Chúa Giêsu trong bối cảnh trông mong chờ đợi sự cứu độ giải thoát, như niềm tin tôn giáo Thần Mặt Trời tin tưởng. Người Hylạp ca mừng sự sinh ra trong đêm tối của ánh sáng Thần Mặt trời Aion. : Người trinh nữa đã hạ sinh và ánh sáng phát tỏa bừng lên.!
Thánh Giáo Phụ Ephraem người Syria đã có suy tư trả lời về khát vọng này qua bài thánh ca: Thiên Chúa, ánh sáng của trời cao xuống trần gian như ánh mặt trời chiếu tỏa từ cung lòng người mẹ …Mặt trời chiến thắng chế ngự bóng tối mùa Đông, chế ngự thần dữ qủy satan. Mặt trời xuất hiện loan tin vui mừng chiến thắng Đấng đã sinh ra.
Ngày 25. tháng Mười Hai là ngày mừng mặt trời chuyển hướng. Với người tín hữu Chúa Kitô hình ảnh thời cổ xưa này nói lên, Chúa Giêsu Kitô, đấng là mặt Trời chính thực, đã thay đổi chuyển hướng số phận con người chúng ta thành sự chữa lành ơn cứu độ.
Chúa Giêsu Kito sinh ra, như mặt trời mọc đang lên, làm cho con đường bóng đen tội lỗi bị xóa tan. Phụng vụ ngày lễ Chúa giáng sinh luôn luôn mừng kính dưới hình ảnh ánh sáng mặt trời.
Về ngày sinh ra cùng năm sinh của Chúa Giêsu không có sử sách nào ghi lại. Chỉ biết trước khi đạo Công Giáo truyền sang đế quốc Roma, từ thời xa xưa ở nhiều nền văn hóa dân gian, ngày 25.12. là một ngày đặc biệt, là ngày bản lề chuyển tiếp sang mùa Đông với thời tiết gía lạnh cùng tối tăm. Theo văn hóa người Roma, họ kính thờ Thần Saturn, vị Thần mặt Trời không hề bị chiến thắng vào ngày này.
Những tín hữu Chúa Kitô từ năm 217 sau Chúa Giáng sinh, dưới thời Đức Giáo Hoàng Hippolytus, Giáo Hội Công Giáo thành Roma đã tìm cách lấy ngày này thay vì thờ thần mặt trời theo nghi lễ xã hội của dân ngoại Roma, làm ngày mừng sinh nhật Chúa Giesu sinh xuống làm người trên trần gian.
Hội Thánh Công Giáo muốn „rửa tội“ ngày 25.12. theo nghi lễ tôn giáo dân ngoại Roma, thành ngày lễ Chúa Giesu giáng sinh làm người, Đấng là Mặt Trời công chính thay cho Thần mặt trời không hề bị chiến thắng của dân Roma.
Tiến trình cố gắng này kéo dài cùng nhiều thử thách tưởng chừng như thất bại. Nhưng đến thế kỷ thứ 4. khi đạo Công Giáo được chính thức công nhận trong toàn đế quốc Roma dưới thời hoàng đế Constantino, cố gắng „rửa tội“ ngày thờ thần mặt trời theo nghi lễ ngoại đạo thành ngày theo nghi lễ đạo Công Giáo mới chính thức thành công được công nhận.
Và cho đến thế kỷ thứ 8. sau Chúa Giáng sinh, ngày 25.12. hằng năm là ngày lễ trọng mừng sinh nhật Chúa Giêsu trở thành ngày lễ chung cho Hội Thánh Công Giáo trên hoàn cầu.
Căn cứ theo Phúc âm Thánh Gioan, Chúa Giêsu là ánh sáng chân thật đến trong trần gian (Ga 8,9), ̣ và theo sách Tiên tri Maleachi, Chúa Giêsu, Đấng Mặt Trời công chính (3,2).
Nên „rửa tội“ lấy ngày 25.12. theo ý nghĩa văn hóa của dân Roma ngày xưa cho trở thành ngày kính thờ Chúa Giêsu, Đấng là Mặt Trời đến trong trần gian là điều rất thuận tiện thích hợp cùng phải lẽ và chính đáng.
Mừng lễ Chúa giáng sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long