Bài đọc I và bài Tin Mừng Chuá Nhật hôm nay, cho chúng ta hai khuôn mặt của hai bà góa. Một bà thời Cựu Ước, một bà thời Tân Ước.
1. HAI BÀ GÓA
-Khuôn mặt thứ nhất, đó là bà góa tại Sarepta.
Đọc bài I trong sách Các Vua quyển thứ I, ta thấy thật cảm động, Khi ấy hạn hán mấy năm liền, nên dân chúng đói, mà tiên tri Elia cũng đói. Ông liền đứng dậy đi Xa-rép-ta, vùng dân ngoại. Khi đến cổng thành, ông thấy có một bà goá đang lượm củi. Ông gọi bà ấy và nói : "Bà làm ơn đem bình lấy cho tôi chút nước để tôi uống." Bà ấy liền đi lấy nước. Uống xong, Êlia nói : "Bà làm ơn lấy cho tôi miếng bánh nữa !" Bà trả lời : "Có ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa hằng sống của ông tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò. Tôi đang đi lượm vài thanh củi, rồi về nhà nấu nướng cho tôi và con tôi. Chúng tôi sẽ ăn rồi chết." Ông Ê-li-a nói với bà : "Bà đừng sợ, cứ về làm như bà vừa nói. Nhưng trước tiên, bà hãy lấy những thứ đó mà làm cho tôi một chiếc bánh nhỏ, và đem ra cho tôi, rồi sau đó bà sẽ làm cho bà và con bà. Vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en phán thế này : "Hũ bột sẽ không vơi vò dầu sẽ chẳng cạn cho đến ngày ĐỨC CHÚA đổ mưa xuống trên mặt đất."
Bà góa này đã làm y như lời tiên tri Êlia, và đã xảy ra y như Êlia tiên tri.
-Khuôn mặt thứ hai là bà góa dâng tiền vào đền thờ.
Chúa Giêsu lúc bấy giờ đứng trong đền thờ và quan sát. Những người Do Thái giàu có thường tỏ ra rộng rãi trong việc dâng cúng. Họ bỏ vào hòm những đồng tiền vàng sáng chói. Thế nhưng điều đáng trách nơi họ, đó là họ muốn cho mọi người biết đến và lên tiếng ca tụng họ.
Trong khi đó, một bà góa nghèo tiến đến, gương mặt thì già nua, áo quần thì cũ kỹ, tất cả đều nói lên thân phận túng cực của bà. Bà bỏ vào hòm hai đồng xu nhỏ. Tính thành tiền đồng Việt Nam bây giờ (2015) thì hai xu khoảng hơn hai nghìn đồng giấy. Có lẽ chính bà cũng cảm thấy xấu hổ, vì số tiền không đáng là bao nhiêu. Thế nhưng bà tin tưởng rằng Chúa sẽ biết, bởi vì cái chẳng là bao nhiêu ấy lại là tất cả những gì bà thu quén được.
Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ lại và nói cho các ông hay, chính bà góa này mới là người góp nhiều nhất, bởi vì tất cả những người kia chỉ góp phần nào cái dư thừa của mình. Còn bà góa này đang cơn túng thiếu, đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống.
Điểm giống nhau giữa hai bà góa, là các bà đã dâng hiến cả những cái cần thiết nhất cho cuộc sống của mình. Bà góa tại Sarepta thì dâng nắm bột còn lại và tí dầu dính đáy. Còn bà góa tại đền thờ thì dâng những đồng tiền tuy nhỏ mọn nhưng lại cực cần thiết cho cuộc sống. Ở đây chính là “của ít lòng nhiều,” và hơn thế nữa, “của rất ít mà lòng bao la.” Mà ở đây cũng có thể khai thác khía cạnh “cách cho.” Người ta nói “của cho không bằng cách cho.” Có ít là ba cách cho.
II. BA CÁCH CHO
Có một cặp vợ chồng trở về quê thăm họ hàng. Họ xuống xe ngoài đường cái, đi bộ được một quãng thì trời đổ mưa tầm tã. Đêm đã khuya mà họ thì lại không quen thuộc đường lối. Thế là họ bèn gõ cửa một căn nhà có ánh đèn hắt ra. Khi họ bước vào thì gặp hai ông bà già. Trước lời xin trú ngụ qua đêm của cặp vợ chồng, hai ông bà đã vui vẻ nói: Được lắm, chúng tôi có sẵn một căn phòng trống.
Sáng hôm sau, cặp vợ chồng dậy sớm và chuẩn bị ra đi. Vì không muốn quấy rầy chủ nhà, người vợ đặt mấy chục ngàn lên bàn, rồi rón rén mở cửa bước ra. Và họ thực sự bỡ ngỡ khi nhìn thấy hai ông bà già đang co ro nằm ngủ trên sàn nhà. Thì ra hai ông bà già này đã nhường chỗ cho cặp vợ chồng trẻ. Còn mình thì phải nằm ngủ dưới đất.
Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay, và chúng ta nhận thấy: giống như bà góa, đôi vợ chồng già không phải cho đi phần thừa thãi (tức căn phòng trống), mà cho đi chính tiện nghi ít ỏi của mình. Họ cho đi một cách quảng đại, vui vẻ và thực lòng. Nếu suy nghĩ, chúng ta thấy có ít là ba cách cho đi.
1) Cách thứ nhất là cho đi một cách bất đắc dĩ. Những người này thường nói: Tôi bực bội vì phải cho đi. Tôi miễn cưỡng phải cho đi. Họ cứ đứng lì ra đó, giờ này qua giờ khác, cho để họ đi cho rồi. Cho bất đắc dĩ. Nhiều khi còn ném tiền để họ phải cúi xuống nhặt.
2) Cách thứ hai là cho đi vì bổn phận. Những người này thường bảo: Tôi buộc phải cho. Họ cho, mà lòng nặng trĩu vì bổn phận trói buộc. Là bà con, họ xin, tôi có bổn phận phải cho. Người ta xin, tôi là linh mục có bổn phận phải cho để làm gương. Các người ăn xin khá khôn lẻo khi tìm đến nơi anh chị hẹn hò để xin. Anh thường phải cho vì bổn phận, tức vì sĩ diện trước bạn gái của mình.
3) Sau cùng, cách thứ ba đó là cho đi với tình yêu thương. Những người này thường vui vẻ nói: Tôi muốn cho đi. Họ cho đi với tất cả tấm lòng chân thành của mình. Không phải vì ép buộc, cũng không phải vì bổn phận thúc đẩy, mà vì yêu thương. Mà với yêu thương, một đồng xu cũng gây nên bão. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã là một ví dụ. Nhặt một cọng rác, một cây kim… vì lòng mến cũng có giá trị cứu một linh hồn. Lòng yêu mến sẽ là như cây đũa thần, biến những hy sinh nhỏ bé và những công việc tầm thường của chúng ta trở thành những sợi chỉ vàng, dệt nên tấm vải cuộc đời và làm cho cuộc đời chúng ta thực sự có được một giá trị to lớn trước mặt Thiên Chúa.
Cho đi không phải chỉ là tiền bạc, của cải, mà nhiều thứ giá trị hơn, -với lòng yêu mến. Có một bài thơ diển tả những cho đi, những quà tặng, thật ý nghĩa :
Quà tặng đẹp nhất
Cho kẻ thù, chính là sự tha thứ.
Cho bạn bè chính là sự trung thành.
Cho các em nhỏ chính là gương sáng.
Cho người cha chính là lòng tôn kính.
Cho người mẹ chính là tình yêu.
Và cho người chung quanh chính là đôi tay của chúng ta.
Hãy cứ cho đi một cách quảng đại, chắc chắn Chúa sẽ không bao giờ chịu thua trước sự rộng rãi của chúng ta. Bởi vì,
Khi tôi xin một bông hoa nhỏ, thì Ngài cho cả bó to bông.
Khi tôi xin một giọt nước, thì Ngài cho cả đại dương.
Khi tôi xin một hạt cát, thì Ngài cho cả sa mạc.
Và khi tôi xin ăn, thì Ngài ban cho cả Thịt Máu Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh
1. HAI BÀ GÓA
-Khuôn mặt thứ nhất, đó là bà góa tại Sarepta.
Đọc bài I trong sách Các Vua quyển thứ I, ta thấy thật cảm động, Khi ấy hạn hán mấy năm liền, nên dân chúng đói, mà tiên tri Elia cũng đói. Ông liền đứng dậy đi Xa-rép-ta, vùng dân ngoại. Khi đến cổng thành, ông thấy có một bà goá đang lượm củi. Ông gọi bà ấy và nói : "Bà làm ơn đem bình lấy cho tôi chút nước để tôi uống." Bà ấy liền đi lấy nước. Uống xong, Êlia nói : "Bà làm ơn lấy cho tôi miếng bánh nữa !" Bà trả lời : "Có ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa hằng sống của ông tôi thề là tôi không có bánh. Tôi chỉ còn nắm bột trong hũ và chút dầu trong vò. Tôi đang đi lượm vài thanh củi, rồi về nhà nấu nướng cho tôi và con tôi. Chúng tôi sẽ ăn rồi chết." Ông Ê-li-a nói với bà : "Bà đừng sợ, cứ về làm như bà vừa nói. Nhưng trước tiên, bà hãy lấy những thứ đó mà làm cho tôi một chiếc bánh nhỏ, và đem ra cho tôi, rồi sau đó bà sẽ làm cho bà và con bà. Vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của Ít-ra-en phán thế này : "Hũ bột sẽ không vơi vò dầu sẽ chẳng cạn cho đến ngày ĐỨC CHÚA đổ mưa xuống trên mặt đất."
Bà góa này đã làm y như lời tiên tri Êlia, và đã xảy ra y như Êlia tiên tri.
-Khuôn mặt thứ hai là bà góa dâng tiền vào đền thờ.
Chúa Giêsu lúc bấy giờ đứng trong đền thờ và quan sát. Những người Do Thái giàu có thường tỏ ra rộng rãi trong việc dâng cúng. Họ bỏ vào hòm những đồng tiền vàng sáng chói. Thế nhưng điều đáng trách nơi họ, đó là họ muốn cho mọi người biết đến và lên tiếng ca tụng họ.
Trong khi đó, một bà góa nghèo tiến đến, gương mặt thì già nua, áo quần thì cũ kỹ, tất cả đều nói lên thân phận túng cực của bà. Bà bỏ vào hòm hai đồng xu nhỏ. Tính thành tiền đồng Việt Nam bây giờ (2015) thì hai xu khoảng hơn hai nghìn đồng giấy. Có lẽ chính bà cũng cảm thấy xấu hổ, vì số tiền không đáng là bao nhiêu. Thế nhưng bà tin tưởng rằng Chúa sẽ biết, bởi vì cái chẳng là bao nhiêu ấy lại là tất cả những gì bà thu quén được.
Chúa Giêsu đã gọi các môn đệ lại và nói cho các ông hay, chính bà góa này mới là người góp nhiều nhất, bởi vì tất cả những người kia chỉ góp phần nào cái dư thừa của mình. Còn bà góa này đang cơn túng thiếu, đã dâng tất cả những gì mình có để nuôi sống.
Điểm giống nhau giữa hai bà góa, là các bà đã dâng hiến cả những cái cần thiết nhất cho cuộc sống của mình. Bà góa tại Sarepta thì dâng nắm bột còn lại và tí dầu dính đáy. Còn bà góa tại đền thờ thì dâng những đồng tiền tuy nhỏ mọn nhưng lại cực cần thiết cho cuộc sống. Ở đây chính là “của ít lòng nhiều,” và hơn thế nữa, “của rất ít mà lòng bao la.” Mà ở đây cũng có thể khai thác khía cạnh “cách cho.” Người ta nói “của cho không bằng cách cho.” Có ít là ba cách cho.
II. BA CÁCH CHO
Có một cặp vợ chồng trở về quê thăm họ hàng. Họ xuống xe ngoài đường cái, đi bộ được một quãng thì trời đổ mưa tầm tã. Đêm đã khuya mà họ thì lại không quen thuộc đường lối. Thế là họ bèn gõ cửa một căn nhà có ánh đèn hắt ra. Khi họ bước vào thì gặp hai ông bà già. Trước lời xin trú ngụ qua đêm của cặp vợ chồng, hai ông bà đã vui vẻ nói: Được lắm, chúng tôi có sẵn một căn phòng trống.
Sáng hôm sau, cặp vợ chồng dậy sớm và chuẩn bị ra đi. Vì không muốn quấy rầy chủ nhà, người vợ đặt mấy chục ngàn lên bàn, rồi rón rén mở cửa bước ra. Và họ thực sự bỡ ngỡ khi nhìn thấy hai ông bà già đang co ro nằm ngủ trên sàn nhà. Thì ra hai ông bà già này đã nhường chỗ cho cặp vợ chồng trẻ. Còn mình thì phải nằm ngủ dưới đất.
Từ câu chuyện trên chúng ta đi vào đoạn Tin Mừng hôm nay, và chúng ta nhận thấy: giống như bà góa, đôi vợ chồng già không phải cho đi phần thừa thãi (tức căn phòng trống), mà cho đi chính tiện nghi ít ỏi của mình. Họ cho đi một cách quảng đại, vui vẻ và thực lòng. Nếu suy nghĩ, chúng ta thấy có ít là ba cách cho đi.
1) Cách thứ nhất là cho đi một cách bất đắc dĩ. Những người này thường nói: Tôi bực bội vì phải cho đi. Tôi miễn cưỡng phải cho đi. Họ cứ đứng lì ra đó, giờ này qua giờ khác, cho để họ đi cho rồi. Cho bất đắc dĩ. Nhiều khi còn ném tiền để họ phải cúi xuống nhặt.
2) Cách thứ hai là cho đi vì bổn phận. Những người này thường bảo: Tôi buộc phải cho. Họ cho, mà lòng nặng trĩu vì bổn phận trói buộc. Là bà con, họ xin, tôi có bổn phận phải cho. Người ta xin, tôi là linh mục có bổn phận phải cho để làm gương. Các người ăn xin khá khôn lẻo khi tìm đến nơi anh chị hẹn hò để xin. Anh thường phải cho vì bổn phận, tức vì sĩ diện trước bạn gái của mình.
3) Sau cùng, cách thứ ba đó là cho đi với tình yêu thương. Những người này thường vui vẻ nói: Tôi muốn cho đi. Họ cho đi với tất cả tấm lòng chân thành của mình. Không phải vì ép buộc, cũng không phải vì bổn phận thúc đẩy, mà vì yêu thương. Mà với yêu thương, một đồng xu cũng gây nên bão. Thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu đã là một ví dụ. Nhặt một cọng rác, một cây kim… vì lòng mến cũng có giá trị cứu một linh hồn. Lòng yêu mến sẽ là như cây đũa thần, biến những hy sinh nhỏ bé và những công việc tầm thường của chúng ta trở thành những sợi chỉ vàng, dệt nên tấm vải cuộc đời và làm cho cuộc đời chúng ta thực sự có được một giá trị to lớn trước mặt Thiên Chúa.
Cho đi không phải chỉ là tiền bạc, của cải, mà nhiều thứ giá trị hơn, -với lòng yêu mến. Có một bài thơ diển tả những cho đi, những quà tặng, thật ý nghĩa :
Quà tặng đẹp nhất
Cho kẻ thù, chính là sự tha thứ.
Cho bạn bè chính là sự trung thành.
Cho các em nhỏ chính là gương sáng.
Cho người cha chính là lòng tôn kính.
Cho người mẹ chính là tình yêu.
Và cho người chung quanh chính là đôi tay của chúng ta.
Hãy cứ cho đi một cách quảng đại, chắc chắn Chúa sẽ không bao giờ chịu thua trước sự rộng rãi của chúng ta. Bởi vì,
Khi tôi xin một bông hoa nhỏ, thì Ngài cho cả bó to bông.
Khi tôi xin một giọt nước, thì Ngài cho cả đại dương.
Khi tôi xin một hạt cát, thì Ngài cho cả sa mạc.
Và khi tôi xin ăn, thì Ngài ban cho cả Thịt Máu Ngài.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh