LTS: Hướng Dẫn Giáo Dân Thực Thi Sứ Vụ Thừa Sai là tựa đề bài thuyết trình của LM. GB. Trương Thành Công được trình bày trong dịp Hội Thảo Loan Báo Tin Mừng tại Huế đầu tháng 9 vừa qua. Nhận thấy đây là tài liệu đề nghị những việc Thực Thi Sứ Vụ Loan Báo Tin Mừng rất cụ thể và thực tế nên VietCatholic trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả
I. SỨ VỤ THỪA SAI CỦA TÍN HỮU CHÚA KITÔ
- Chúa Giêsu nhập thể làm người và đứng vào vị trí của một người như mọi người, cho thấy một người dân thường, một người giáo dân, có vai trò truyền giáo tốt nhất. Tự thân là Con Thiên Chúa nhập thể làm người, ẩn thân trong vai một bác thợ, Chúa Giêsu thực sự là nhà "thừa sai giáo dân" đầu tiên.
- Lệnh truyền "sai đi" của Chúa Giêsu trước tiên dành cho các tông đồ và các môn đệ cũng thuộc tầng lớp dân dã được Chúa Giêsu kêu gọi và sai đi rao giảng Tin Mừng. Sau đó, lệnh truyền này còn nhằm tới tất cả các tín hữu nữa: "Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48). Sứ vụ thừa sai này đòi buộc tất cả những ai đã lãnh Bí tích Rửa Tội, nhất là Bí tích Thêm Sức, mọi nơi mọi thời. "Tất cả mọi giáo dân là thừa sai theo Phép Rửa" (Tđ. Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, số 71)
- Quy tụ tông đồ và huấn luyện truyền giáo đó là công tác đầu tiên và quan trọng của Chúa Giêsu trong sự nghiệp loan báo Tin Mừng. Ngài đã cho các ông sống với mình, chứng kiến các phép lạ, nghe giảng dạy và giải thích riêng, trước khi sai đi rao giảng. Vì thế các tín hữu cũng cần được các mục tử qui tụ, đào luyện và hướng dẫn để thực thi sứ vụ thừa sai.
- Tại Việt Nam, sứ vụ loan báo Tin Mừng thường được hiểu là bổn phận chỉ dành cho các linh mục tu sĩ. Ngược lại, nhiều giáo dân rất nhiệt tình và sẵn lòng "lên đường", nhưng lại không được sai đi, hoặc không biết bắt đầu từ đâu, hoặc không biết cách nào hữu hiệu để thực thi sứ mạng truyền giáo. Vì thế, phải cấp thiết gây ý thức và thúc bách giáo dân thi hành sứ vụ thừa sai; đồng thời các mục tử cần phải hướng dẫn cũng như tạo điều kiện để các tín hữu tham gia vào công cuộc truyền giáo.
- Dù linh mục tu sĩ là thành phần nòng cốt, nhưng giáo dân bao giờ cũng là “lực lượng” đông đảo và mạnh mẽ hơn, không thể thiếu trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Do đó, không vận dụng được giáo dân vào việc truyền giáo là một mất mát, nếu không nói là, hoang phí nhân sự và sai sót về đường hướng loan báo Tin Mừng.
- Thấy được yêu cầu cấp bách của Giáo hội Việt Nam và cách riêng cho UBLBTM, Đức Cha Chủ Tịch, Cha Thư ký và UBLBTM đã tổ chức Cuộc Hội thảo Truyền giáo năm 2018 này, với chủ đề thực tiễn: “Được Rửa Tội và Được Sai Đi”, nhằm đưa ra những thực hành hướng dẫn giáo dân Việt Nam tham gia vào sứ vụ truyền giáo.
Rất đồng tình và hoan nghênh định hướng trên đây, chúng con xin đóng góp vài nhận định và thực hành cụ thể, đã áp dụng trong 12 năm công tác truyền giáo tại 3 giáo điểm, nhằm góp phần vào việc hướng dẫn giáo dân lên đường thi hành sứ vụ thừa sai Tin Mừng.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ GIÚP GIÁO DÂN THỰC THI SỨ VỤ THỪA SAI
Trong thời gian cho phép, con xin giới hạn đề tài trong 2 điểm, được thấy là mới và quan trọng hơn:
Hướng dẫn tín hữu thi hành sứ vụ thừa sai qua công tác BÁC ÁI TRUYỀN GIÁO.
‚ Hướng dẫn tín hữu thi hành sứ vụ thừa sai bằng KẾT THÂN và THĂM VIẾNG anh em lương dân.
1. Thi hành sứ vụ thừa sai qua công tác 'BÁC ÁI TRUYỀN GIÁO'
⁃ Ngày càng có nhiều giáo xứ, hội đoàn, tổ chức, cá nhân… “làm bác ái từ thiện", như: thăm viếng người nghèo vùng quê - ủy lạo nhu yếu phẩm - hỗ trợ xây dựng nhà tình thương - làm cầu đường cho quê nghèo sông nước - đóng góp hoặc tài trợ cho các chương trình chăm sóc người khuyết tật, bệnh nhân nhiễm HIV, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, mái ấm cho bà mẹ đơn thân, …
⁃ Các linh mục, tu sĩ, cũng như giáo dân, khi bước vào công tác truyền giáo cũng thường quan tâm và khởi đầu bằng các việc bác ái từ thiện. Trong báo cáo loan báo Tin Mừng, nhiều nơi¸ đã kể công tác bác ái xã hội như là hoạt động chủ lực, như là thành tích truyền giáo (rồi cũng báo cáo đó lại được nhắc tới như báo cáo hoạt động của Tổ chức Caritas !)
⁃ Các việc "bác ái từ thiện" đó chính là: cho kẻ đói ăn, cho người khát uống, cho ai rách rưới áo mặc, xoa dịu khổ đau, an ủi buồn phiền... theo tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ phúc lợi cho người bất hạnh... Gọi chung là bác ái xã hội.
⁃ Nếu không phân biệt rõ, công tác bác ái xã hội này gần giống như hoạt động từ thiện của các tổ chức hoặc cá nhân ngoài Kitô-giáo: được thực hiện bằng con tim nhân ái, do lòng nhân đạo - trao tặng những vật chất họ sẵn có, hoặc những gì vận động được - chỉ giúp đỡ những đối tượng nghèo được chọn theo ý các ân nhân hay theo lãnh vực họ quan tâm chu cấp - có thể mang “hậu ý” tốt hoặc xấu, nhưng làm việc thiện "vì mình" hơn là vì tha nhân, nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân hay đoàn thể mình hơn là nhắm tới người nghèo khổ đang cần được cứu giúp...
- Thêm vào đó, tương quan giữa người làm việc từ thiện và người nhận giúp đỡ thường chỉ nhất thời, mang tính ban phát, bố thí, đôi khi áp đặt. Từ đó, việc từ thiện chỉ nhằm "xoa dịu nhu cầu cơm áo", hoặc nhằm rạng danh các nhà tài trợ. Người được giúp dễ ỷ lại, trông mong và đòi hỏi, nhiều khi lại hưởng thụ cách thụ động, vô ơn. Ai cũng tranh được "làm người nghèo" để trục lợi. Không được phần thì phân bì, ganh tị, giận hờn, oán trách, thậm chí quấy phá, chủi rửa...
⁃ Ngược lại, bác ái Kitô-giáo quan tâm đến những người nghèo khổ với động lực chủ yếu là do lòng yêu mến Chúa, thực hiện trong âm thầm “tay trái không biết việc tay phải làm”, không chỉ là vật chất nhằm “xóa đói giảm nghèo” hay nhằm lôi cuốn theo đạo, nhưng còn theo nhu cầu của người cần được trợ giúp, bất kể là bạn hay thù. Hơn nữa, việc bác ái chân thật phải nhằm thăng tiến tha nhân, chứ không chỉ mang ý nghĩa cứu trợ hoặc để phô trương lòng nhân hậu, hoặc để truyền đạo. Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã lưu ý trong Thông điệp Deus Caritas Est: “Tình yêu bác ái thực tiễn không phải là phương tiện cho điều mà ngày nay người ta gọi là ‘chiêu dụ tín đồ” (số 31c).
- Tuy nhiên, theo ĐGH, qua việc bác ái chúng ta có thể giới thiệu khuôn mặt từ ái của Chúa Kitô: “Tình yêu thì nhưng không... Điều này không có nghĩa công việc bác ái phải để Thiên Chúa và Đức Kitô qua một bên... Tình yêu trong sự thuần khiết và vô tư là chứng cứ tốt nhất về Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tin và thúc đẩy chúng ta yêu thương. Người Kitô hữu biết lúc nào có thể nói về Thiên Chúa, lúc nào thì nên thinh lặng và chỉ nói về tình yêu mà thôi” (số 31c).
- Có lẽ cũng trong ý hướng đó, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã tuyên phong chân phước cho Mẹ Têrêxa Calcutta vào ngày Chúa Nhật Truyền giáo 19.10.2003, như muốn nhấn mạnh đến tính truyền giáo trong công tác bác ái. Mẹ Têrêxa tuy vẫn dồn sức lực cho ‘kẻ đói ăn, cho người khát uống’, nhưng Mẹ đặt trọng tâm của sứ vụ bác ái vào việc trở nên “sự hiện diện, tình yêu thương, lòng thương xót của Chúa” cho những người khốn cùng. Vì thế, Mẹ Têrêxa là mẫu gương làm việc bác ái truyền giáo theo đúng bản chất Kitô giáo.
⁃ Vì thế, các hoạt động bác ái của Kitô-hữu cần hướng tới việc giới thiệu Chúa Giêsu cho người nghèo và đưa họ tới gần Chúa hơn là chỉ trợ giúp họ trong những khổ đau hay nghèo đói mà thôi. Đó chính định hướng truyền giáo trong hoạt động bác ái, gọi là Bác ái Truyền giáo.
⁃ Đây là một định hướng cần được quan tâm. Các Kitô-hữu, qua các hoạt động bác ái không chỉ nhằm mục tiêu từ thiện hoặc mang tính xã hội, mà còn phải nhắm tới việc giới thiệu khuôn mặt từ ái của Chúa Kitô, cần khích lệ anh em lương dân tìm đạo & học đạo & sống đạo, đưa tới hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô... Như thế, việc bác ái trong Giáo Hội sẽ gắn liền với sứ mệnh truyền giáo: việc bác ái hướng tới việc loan báo Tin Mừng và loan báo Tin Mừng qua việc bác ái.
⁃ Sau đây, xin trình bày một vài hoạt động bác ái truyền giáo tiêu biểu đã thực hiện:
• Tủ thuốc truyền giáo (khác với Tủ thuốc từ thiện): giới thiệu lương dân bệnh tật đến uống thuốc, với lòng tin tưởng Chúa và kêu xin ơn chữa lành: “Lạy Chúa Giêsu là Lương y quyền năng xin cứu chữa hồn xác con”. (Căn cứ vào Phúc Âm, tiến trình truyền giáo của Chúa Giêsu: Trước tiên Chúa là lương y chữa bệnh xác hồn, trừ quỉ – thứ đến Ngài là linh sư, dạy đạo - rồi sau đó Ngài mới là mục tử, nuôi ăn. Chúng ta trình bày theo tiến trình ngược lại !)
• Chương trình "Ký gạo học đạo": Để giúp bà con giáo điểm yên tâm đi lễ và ở lại học giáo lý suốt buổi sáng Chúa Nhật hằng tuần, chúng con gởi tặng họ 1kg gạo (cả tháng là 5kg, ăn được khoảng 20 ngày). Đây không phải là gạo "xoá đói giảm nghèo", cũng không phải là "gạo đi đạo", nhưng là hình thức khích lệ và tạo điều kiện giúp bà con giáo điểm học đạo và tham dự phụng vụ Chúa Nhật; đồng thời, qua đó còn làm nổi bật tinh thần Ktô-giáo trong luật “nghỉ việc xác|” ngày Chúa Nhật nhằm đề cao phẩm giá con người: tôn thờ Thiên Chúa và vui sống với tha nhân.
• Tham quan truyền giáo: Chúng con thường mời các ân nhân, các đoàn đến giáo điểm để tham quan truyền giáo, chia sẻ đức tin cho lương dân, hỗ trợ công tác truyền giáo tại các giáo điểm... hơn là "đi làm việc từ thiện". Những hỗ trợ vật chất của các đoàn ân nhân này được đề nghị phụ giúp các chi phí truyền giáo của giáo điểm như: dầu cho tàu-xe đưa đón lương dân, thuốc cho người bệnh, ký gạo học đạo, đồng phục trắng đi lễ, áo đi mưa...), chứ không chỉ nhằm trợ cấp từ thiện như: gạo, mì, nhu yếu phẩm... để “chụp ảnh đăng tin”
• Hướng dẫn chia sẻ quà tặng cho láng giềng lương dân nghèo hơn (sẽ trình bày trong phần ‘Phương Thức Một-cặp-Một’ bên dưới).
• Trại hòm Vĩnh Phúc, không chỉ hỗ trợ hòm miễn phí và gạo ăn cho các hộ nghèo gặp tang chế, còn nhằm giới thiệu "Phúc lộc vĩnh cữu", rao giảng "Sự sống đời đời" theo giáo lý Công Giáo cho anh em lương dân.
2. Thi hành sứ vụ thừa sai bằng KÊT THÂN và THĂM VIẾNG lương dân
a. Kết thân:
⁃ Làm quen là bước đầu để tạo tương giao, dẫn tới kết thân, trao đổi, nhất là chia sẻ niềm tin. Chúa Giêsu đã nhiều lần làm quen, tạo tương giao, và dần đi đến chinh phục tâm hồn: cuộc gặp gỡ các môn đệ đầu tiên "Đến mà xem", câu chuyện bên bờ giếng Giacóp, chuyện trò trên đường Emmau... là những điển hình.
- Ý thức sứ vụ loan báo Tin Mừng, Kitô-hữu cần chủ tâm làm quen và kết thân mỗi khi có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với anh em lương dân. Hơn thế nữa, người tín hữu phải được hướng dẫn để luôn "đi bước trước" và tạo tương quan tốt với mọi người, nhất là người lương, bằng gặp gỡ, chào hỏi, kết thân, thăm viếng, giúp đỡ, đặc biệt trong các dịp hiếu hỉ.
⁃ Dù các Kitô-hữu được đắc thủ tính-xã-hội cao nhờ hằng tuần đi lễ nhà thờ, tiếp xúc với nhiều người trong giáo xứ, trung bình 50 lần / năm. Nhưng, nền giáo dục Kitô-giáo cũng cần chú tâm đào luyện các tín hữu, ngay từ tuổi thiếu niên, biết mở rộng tương giao, có khả năng giao tiếp tốt, tránh tinh thần cục bộ và co cụm sẽ làm chậm lại hoặc cản trở việc loan báo Tin Mừng như ở nhiều nơi trong quá khứ.
⁃ Kitô-hữu cũng nên tập thói quen rủ mời bạn bè bên lương tới gia đình hoặc nhà thờ để giao lưu, giới thiệu đạo, chia sẻ niềm tin. Đó chính là ý thức sứ vụ thừa sai Loan báo Tin Mừng trong đời sống xã hội, và thực thi nghĩa vụ thừa sai của một Kitô-hữu.
⁃ Dĩ nhiên, để thực thi sứ vụ đó, giả thiết Kitô-hữu phải có đời sống chứng nhân: có nhân cách tốt, đời sống nhân bản trưởng thành, là người lương thiện và đức hạnh... nhờ đó sẽ trở thành một người bạn tốt, có khả năng lôi cuốn bạn hữu và biết chia sẻ niềm tin với thân hữu lương dân.
⁃ Phần lương dân thường có tâm lý rất ngại đến nhà thờ. Cần có ai đó trong đạo gợi ý, mời mọc và dẫn dắt. Sau nhiều lần, họ mới dễ dàng tới lui nhà thờ, rồi mới có thiện cảm hoặc dám hưởng nhận những tiện ích của nhà thờ, sau cùng mới tìm hiểu đạo và theo đạo. Một đoạn đường rất dài (và nhiều khi không đạt đến đích điểm) !
- Lương dân được mời đến nhà thờ, không chỉ là đi dự lễ, nhưng còn họ còn được mời đến để tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, thể thao, văn nghệ… do nhà thờ tổ chức nữa. Ví dụ: văn nghệ, thể thao, thăm viếng, Mùa Hè xanh, hiến máu nhân đạo, gói bánh cho người nghèo ăn Tết.. . Như vậy, giáo dân sẽ thêm cơ hội kết thân và anh em lương dân cũng dễ đến nhà thờ hơn, để tham gia các hoạt động Thiên Chúa mong muốn con người qua đó được sống hạnh phúc hơn.
- Việc kết thân cũng là khởi điểm của phương thức một-cặp-một trong việc loan báo Tin mừng sẽ được bàn dưới đây.
b. Thăm viếng thường xuyên:
⁃ Công tác thăm viếng là “chiến lược mũi dùi”, quan trọng và cần thiết để tạo tương quan thân thiện với anh em lương dân.
⁃ Đừng bỏ qua cơ hội thăm viếng mỗi dịp hiếu hỉ, vui buồn... Chắc chắn việc thăm viếng này sẽ để lại ấn tượng tốt cho anh em lương dân, nhờ đó họ sẽ dễ dàng chấp nhận lời mời đến chơi với gia đình Công Giáo hoặc đến thăm nhà thờ.
⁃ Riêng tại giáo điểm: Ngay khi mời được lương dân đến nhà thờ làm quen, cha xứ và thầy cô phụ trách sẽ tìm tới thăm hỏi gia đình, vừa để tạo tình thân, vừa để hiểu biết hoàn cảnh của họ. Ai đó vắng mặt một hai buổi lễ, giáo lý viên phụ trách lớp sẽ tìm thăm để khích lệ, an ủi, kêu mời. Kinh nghiệm cho thấy cả lương dân lẫn giáo dân nguội lạnh khi được thăm viếng, động viên... sẽ dễ dàng trở lại tiếp tục tham gia sinh hoạt của giáo điểm hoặc giáo xứ. Lương dân cũng có tâm lý trông chờ và rất hãnh diện khi được "nhà thờ" thăm viếng hoặc giúp đỡ lúc bệnh tật, đau yếu, hoạn nạn...
- Vài điều cần lưu ý trong công tác thăm viếng:
• Nên tổ chức đi thăm viếng định kỳ, vào một vài ngày cố định trong tuần, ví dụ như Thứ Ba-Tư-Năm… đi từng nhóm hai, ba, hoặc bốn người.
• Thăm viếng không chỉ là đến xem, hay chỉ ghi nhận sự kiện để biết gia đình ở đâu, mấy người, làm nghề gì…, nhưng làm sao để thấu cảm được hoàn cảnh, những khó khăn, những nhu cầu và hiểu được tâm tư của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Thăm viếng như thế cần có óc quan sát, có tâm hồn cảm thương, để nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của người khác. Nhờ đó, dễ tạo tình thân và nếu cần giúp đỡ thì cũng thiết thực hơn. Khi được giúp đỡ đúng nhu cầu thì người lương cảm thấy được yêu thương, được chăm sóc tận tình. Mỗi lần thăm viếng là một lần kết thân và chia sẻ cuộc sống. Và đó là phương thức hữu hiệu để "cảm hoá" họ.
• Cha xứ và Hội đồng Giáo xứ nên hỏi và nghe giáo dân báo cáo sau cuộc thăm viếng về hoàn cảnh và những nhu cầu của người nghèo, để giáo xứ tìm phương cách giúp đỡ. Đó cũng là cơ hội giúp giáo dân thi hành sứ vụ thừa sai.
• Có thể chia sẻ một ít quà tặng vật chất tượng trưng như nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo... Nhưng đừng để lương dân hoặc láng giềng hiểu lầm cuộc thăm viếng nhằm trợ cấp hoặc "chiêu dụ tín đồ".
• Nên kết thúc lần thăm viếng với lời cầu nguyện, xin "Ơn Trên" phù hộ gia đình hoặc hứa sẽ cầu nguyện cho họ. Đó cũng là cách cụ thể để gieo hạt giống niềm tin cho gia đình hoặc các thành viên.
Nỗ lực kết thân và thăm viếng anh em lương dân là chiếc cầu cần thiết và ưu tiên để chuyển tải tình thân và Tin Mừng, từ tâm hồn đến tâm hồn. Đó chính là thước đo nhiệt huyết truyền giáo của một Kitô hữu. Và, có thể nói, mức độ tiếp cận với lương dân mới là thước đo hoạt động truyền giáo của một giáo điểm hoặc của một cộng đoàn giáo xứ, chứ không phải là con số lương dân được rửa tội nữa.
c. Phương thức Một-cặp-Một:
- Đây là phương thức loan báo Tin Mừng đầu tiên được nhắc tới nơi những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu: Gioan Tẩy Giả chỉ cho hai môn đệ “đến mà xem” chỗ ở của “Chiên Thiên Chúa”; rồi Anrê mời thêm Phêrô, Gioan mời được Giacôbê, Anrê mời Philipphê, Philipphê lại mời Nathanael…Cứ “một-cặp-một”, người này đi tìm và mời thêm một người bạn nữa đến với Chúa Giêsu.
- Phương thức “một-cặp-một” phải là mô hình cho Kitô-hữu, mỗi người phải đóng vai trò một hạt nhân loan báo Tin Mừng, sóng đôi với một lương dân. Các tín hữu, kể cả dự tòng, sẽ tìm đến với một lương dân để giới thiệu, khuyến khích, rủ mời tham gia các hoạt động của nhà thờ, của giáo xứ. Sau đó, là kết thân, cầu nguyện cho nhau và đồng hành với nhau đi tìm Chúa.
⁃ Trong sứ vụ thừa sai, phương thức Một-cặp-Một đòi mỗi người phải quyết tâm kết thân với một người bạn, một gia đình làm thân với một gia đình, một cộng đoàn gắn kết với một cộng đoàn trong công tác chia sẻ niềm tin. Thực hiện phương thức này người tín hữu sẽ thật sự trở thành muối men Phúc Âm và thành chứng nhân Tin Mừng cho người chung quanh.
⁃ Ngoài ra, theo gương Chúa Giêsu đã sai các môn đệ "Đi từng hai người một", trong công tác truyền giáo, người giáo dân cần đi với những người đã từng kinh nghiệm tiếp xúc thăm viếng, đã quen truyền giáo, để có điều kiện học hỏi lẫn nhau, đồng thời có thể bàn bạc với nhau về những vấn đề khi thăm viếng.
- Hơn nữa, không chỉ giáo dân, mà cả dự tòng và ngay người lương, đều được hướng dẫn tham gia công tác truyền giáo theo mô hình này. Thực tế cho thấy, dự tòng và lương dân có nhiều thuận lợi để hiểu biết, thấu cảm, chinh phục hơn các tín hữu, bởi trước đây họ cũng là lương dân. Vì thế, rất ngạc nhiên, phương thức Một-cặp-Một lại hữu hiệu và dễ dàng cho dự tòng và người lương cộng tác vào việc loan báo Tin Mừng. Với phương thức này, số “tay thợ” tham gia vào cánh đồng truyền giáo sẽ đông hơn và tăng nhanh.
- Theo phương thức Một-cặp-Một này, các mục tử sẽ tổ chức nhiều hoạt động truyền giáo, còn giáo dân thực hiện một "thao tác" đơn giản, dễ dàng là đi mời anh em lương dân đến tham gia các hoạt động của nhà thờ, của giáo xứ.
⁃ Dưới đây là một số hoạt động tiêu biểu theo phương thức Một-Cặp-Một để hướng dẫn giáo dân cũng như lương dân thi hành sứ vụ thừa sai:
• Chia sẻ quà tặng cho láng giềng lương dân nghèo hơn: dịp Giáng sinh & Phục sinh, mỗi dịp ân nhân tặng quà... (Ví dụ: 10kg gạo được chia 7/3 hoặc 6/4, phần 6kg cho người đi nhà thờ, còn phần 4kg chính họ mang về cho người nghèo khác gần nhà, với lời mời lần tới cùng đi nhà thờ…)
• Hai bao xốp Bác Ái Mùa Chay: người Công Giáo đi Lễ Tro mang về hai bao: một cho gia đình mình, một để mời láng giềng bên lương cùng làm phúc.
• Thơ xin tiền giúp nạn nhân thiên tai, do ô nhiễm môi trường (Formosa): Mỗi giáo dân nhận, ít là, hai bao thơ quyên góp 10.000đ giúp nạn nhân … Có người đã quyên góp được từ nhiều người bạn lương giáo trên một bàn nhậu …!
• Tặng Lịch Vui sống Hạnh phúc (mang tư tưởng Kitô-giáo vào đời): Phân phối từng 2 quyển lịch trong một bao: một cho người Công Giáo – một mang tặng người lương, nhất là bạn đồng nghiệp, sui gia… Lịch đã đi vào tận nhiều cơ quan chính quyền và gia đình người lương và ở lại đó để “rao truyền” tư tưởng Kitô-giáo suốt năm 12 tháng.
• Bữa ăn cho người bán vé số - Cơm Manna - Hội chợ trang phục:
anh chị em lương dân rủ nhau đến dự phần.. .
• Hành hương truyền giáo: Một giáo dân mời một lương dân cùng đi hành hương Trung Tâm Tắc Sậy… Mời được người lương cùng đi thì sẽ được miễn lộ phí.
• Thơ mời đến nhà thờ dự lễ và họp mặt những dịp lễ đạo đời đặc biệt trong năm
(sẽ trình bày trong phần ‘Tạo cơ hội giúp tín hữu đến với lương dân’ dưới đây).
d. Tạo cơ hội giúp tín hữu đến với lương dân:
⁃ Vai trò giáo dân hoặc dự tòng có nhiều thuận lợi trong sứ vụ thừa sai hơn linh mục và tu sĩ. (Môi trường sống đa dạng và gần gũi với lương dân - Hoàn cảnh và thời gian cống hiến nhiều và tự do hơn. - Mức độ giao tiếp và ngôn ngữ thân thiện, ùc v dễ mời gọi láng giềng, bà con, xui gia... đến với Chúa). Nên các mục tử đừng quên "điều động" những tín hữu thiện chí vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Họ có thể từ các hội đoàn, chủ yếu là các thành viên Hội đồng Giáo xứ, trưởng khu, cả những giáo dân "tự do".
⁃ Ngoài việc gây ý thức và hướng dẫn giáo dân, các chủ chăn và giáo xứ cũng cần tạo cơ hội để tất cả các tín hữu thực thi sứ vụ thừa sai đến với anh em lương dân, bằng: tổ chức sự kiện vào những dịp thuận tiện, hướng dẫn mỗi giáo dân đi mời lương dân, đôn đốc và khen thưởng những ai tích cực thực hiện, kêu mời được nhiều người...
⁃ Chương trình đón tiếp lương dân được thực hiện theo các bước sau: Tổ chức sự kiện vào một dịp lễ > Phát động chương trình mời lương dân > Phát Thơ mời > Tổ chức đón tiếp anh chị em lương dân đến nhà thờ > Nọi dung chia sẻ (giới thiệu về Đạo và về nhà thờ, về các hoạt động phục vụ công ích, các chương trình cho lương dân) hoặc nói chuyện chuyên đề (về sức khoẻ, kinh tế, gia đình, giáo dục...) > Chuẩn bị quà tặng (bốc thăm hoặc xổ số) > Xin địa chỉ & điện thoại liên lạc của khách để mời lần tới > Hẹn trước cuộc gặp gỡ lần sau vào dịp nào...
⁃ Hằng năm, có khoảng 20 dịp lễ hội đạo đời, rất thuận lợi để giáo dân mời lương dân đến nhà thờ. Những dịp điển hình có thể tổ chức đón mời lương dân: Giáng Sinh 24/12 (Canh thức GS nhằm giới thiệu đạo cho lương dân hơn là trình diễn cho người Công Giáo) – Phục Sinh – Mồng II Tết cầu cho ÔBCM – Suy tôn và Tưởng nhớ Tổ tiên 02/11 – Mồng III Tết cầu mùa & thánh hoá lao động & cho mượn tiền làm ăn – Thanh Minh – Tết Đoan Ngọ – Trung Thu – Kỳ hè Thiếu nhi – Khai giảng Năm học mới – Ngày Nhà giáo 20/11 – Ngày Thầy thuốc 27/2 – Ngày Quốc Tế Phụ nữ 08/3...,
⁃ Vài hình thức cụ thể khác tạo điều kiện để giáo dân đến với lương dân: Phòng thuốc Truyền giáo – Phần thưởng "Cùng đi tìm Chúa" – Thi đua làm hang đá Noel ở các tụ điểm công cộng (quán cà phê, trường học, cửa hàng..) – Lớp hè bán trú cho Thiếu nhi lương & giáo – Văn nghệ, trình diễn Thánh Ca dịp lễ có vé mời lương dân – Hội chợ Ẩm thực Tết Đoan Ngọ – Các lớp ngoại khóa cho thiếu nhi: nhạc, vi tính, đàn trống, giải bơi lội, giải bóng đá mini.. ., nhất là các dịp lễ Hôn phối tại Nhà thờ (rất thích hợp để mời lương dân, nhất là giới trẻ; qua bài giảng, linh mục dễ dàng giới thiệu nét đẹp của đạo…”).
KẾT LUẬN:
1- Hoạt động truyền giáo
trong ơn của Chúa Thánh Thần:
Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng trong 3 năm, trao lại sự nghiệp truyền giáo cho nhóm tông đồ "nhỏ xíu và yếu xìu". Nhưng Ngài đã ban Thánh Thần như nguồn ơn, động lực, ánh sáng, sức mạnh... để đồng hành và dẫn dắt Giáo Hội trong công cuộc truyền giáo hơn 2000 năm qua. Bộ mặt Giáo hội hôm nay được kể là công trình của Chúa Thánh Thần, và là thời đại của Chúa Thánh Thần.
Công cuộc loan báo Tin Mừng hôm nay cũng tất yếu phải được thực hiện với Chúa Thánh Thần, nhờ Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Thần sẽ không có kết quả gì trong truyền giáo. Dù là mục tử hay tín hữu, tất cả phải đặt sứ vụ thừa sai dưới tác động của Thánh Thần, phải kêu xin Thánh Thần, phải làm việc với Thánh Thần, phải tiếp xúc và thăm viếng lương dân bằng nhiệt tình của Thánh Thần, phải thực thi bác ái truyền giáo dưới hướng dẫn của Thánh Thần... Chúa Thánh Thần là tất cả trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội.
2- Đẩy mạnh truyền giáo
bằng vận dụng nhiệt tình và cộng tác của giáo dân cũng như của dự tòng:
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, số tín hữu không là bao nhiêu so với lương dân, nên cánh đồng truyền giáo thật bát ngát; nhưng số tín hữu đó cũng là rất lớn so với số linh mục và tu sĩ trong hoạt động truyền giáo. Vì thế, dù không chuyên môn và thiếu hiểu biết sâu xa về đạo, nhưng với thiện chí và hoàn cảnh thuận lợi, các tín hữu rất cần thiết, và nhiều người rất hữu hiệu trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Cụ thể như các giáo lý viên dấn thân tại các giáo điểm ("Giáo lý viên là những chuyên viên, những chứng nhân trực tiếp và là những nhà truyền bá phúc âm hóa không thể thay thế được" - Tđ. Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, số 73).
Giáo hội không thể bỏ quên, chối từ hay xem thường lực lượng "thừa sai giáo dân" này. Vì thế, Giáo hội cần đề cao vai trò và quan tâm đào luyện người giáo dân trong công tác loan báo Tin Mừng. Và thật đáng tiếc khi không có chủ trương, thiếu đường hướng huấn luyện họ cách kỹ lưỡng, không tạo cơ hội cho họ tiếp tay trên cánh đồng truyền giáo. Đồng thời, các mục tử cũng phải quan tâm khích lệ, khen thưởng, nâng đỡ họ trước những khó khăn hay nghịch cảnh.
Sự cộng tác của các tín hữu không chỉ nói lên sự trưởng thành của một Giáo Hội có đủ mặt các thành phần dân Chúa, mà còn góp phần tích cực làm cho đức tin của chính họ, của cả cộng đoàn hoặc của Giáo Hội tại địa phương đó thêm vững mạnh, như Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã xác quyết trong Thông Điệp Sứ vụ Đấng Cứu độ....
Vì thế, Giáo hội phải có "kế sách" khơi dậy nơi các tín hữu nhiệt tình dấn thân; có "phương sách" hướng dẫn và tạo điều kiện để họ góp phần; đồng thời cũng phải có "chính sách" đào tạo và bồi dưỡng họ thành các thừa sai "chuyên nghiệp" để phục vụ lâu dài cho cánh đồng truyền giáo nữa.
3- Thăng tiến truyền giáo bằng nỗ lực liên tục đưa ra những sáng kiến mới:
Cùng với lệnh truyền "sai đi", Chúa Giêsu hứa ban cho các môn đệ Thánh Thần. Ngài là Thần Khí, Đấng An ủi, Đấng Bang trợ..., Ngài còn là Đấng ban ơn khôn ngoan và khơi dậy sáng tạo. Sáng tạo, trong lãnh vực tự nhiên, là nguyên lý cho sự tiến bộ của nhân loại; về phương diện đạo đức, cũng chính là tác động và hoa trái của Chúa Thánh Thần. (xem ghi chú)
Trong truyền giáo cũng cần có sáng tạo. Giáo hội nói chung, các mục tử nói riêng, phải động não liên tục để tìm những phương thức hữu hiệu hơn, phương thế phù hợp hơn, hiệu quả nhanh mạnh hơn trong việc truyền giáo. Mỗi ngày phải thêm nhiều sáng kiến mới phục vụ cho công cuộc loan báo Tin Mừng.
Cầu mong từ cuộc hội thảo này, chúng ta sẽ mở ra một phong trào truyền giáo mới cho Giáo hội tại Việt Nam, với một đội ngũ đông đảo 6-7 triệu giáo dân "thừa sai" "Được Rửa tội và Được Sai đi", cùng với anh em dự tòng và cả lương dân, theo phương thức Một-cặp-Một, dưới sự bảo trợ của Chúa Thánh Thần bằng ơn thánh và những sáng kiến truyền giáo, hứa hẹn một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo đất Việt, như viễn cảnh Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nêu: "Tôi thấy được rạng đông của một thời truyền giáo mới, một rạng đông sẽ trở thành một ngày sống rạng ngời mang lại cả một mùa màng phì nhiêu, nếu tất cả mọi Kitô hữu, nhất là các nhà truyền giáo và các Giáo Hội trẻ, quảng đại và thánh thiện đáp ứng những mời gọi và thách đố trong thời đại của chúng ta đây". (Tđ. Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, số 92)
Lm. GB. TRƯƠNG THÀNH CÔNG
29.8.2018
Lễ Thánh GB. bị tràm quyết
Tiến bộ của nhân loại đều từ những sáng tạo. Không có sáng tạo, nhân loại sẽ ngưng phát triển và suy thoái. Càng ngày người ta càng phải “sáng tạo” nghĩ ra nhiều sản phẩm mới, cải tiến nhiều mẫu mã mới, và phát kiến nhiều tiện ích mới trên đồ dùng, thuốc men, thực phẩm, máy móc... để phục vụ nhu cầu không ngừng của con người.
Sáng tạo, trong đời sống thực tế cũng như trong truyền giáo, đều có thể hiểu: Là phát minh mới (sáng chế của các nhà khoa học: điện năng, váccin chó dại, thuốc trụ sinh, tấm năng lượng mặt trời,... Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có một phát minh độc đáo phục vụ dân Việt, đó là chữ quốc ngữ do Cha Alexandre de Rhodes gầy dựng) - ‚ Là cải tiến mới những gì đã có, nhưng được nghiên cứu và thực hiện theo một phương cách mới (Cây lau nhà, đồ nội thất xếp gọn, bẫy bắt chuột... Quà chia 7/3: hỗ trợ dự tòng, rồi nhờ họ mang về, bảo nhà thờ gởi tặng cho láng giềng nghèo. Quà bác ái thành quà truyền giáo) - ƒ Là sáng kiến mới, ứng dụng mới tạo thêm tiện ích và thuận lợi hơn cho người sử dụng. (Móc áo làm thành móc treo giày, Máy bay phun thuốc sâu điều khiển từ xa... "Xe tang" sử dụng thành "Xe Đa dụng Truyền giáo" nhằm rước đưa bà con lương dân đi lễ...).
I. SỨ VỤ THỪA SAI CỦA TÍN HỮU CHÚA KITÔ
- Chúa Giêsu nhập thể làm người và đứng vào vị trí của một người như mọi người, cho thấy một người dân thường, một người giáo dân, có vai trò truyền giáo tốt nhất. Tự thân là Con Thiên Chúa nhập thể làm người, ẩn thân trong vai một bác thợ, Chúa Giêsu thực sự là nhà "thừa sai giáo dân" đầu tiên.
- Lệnh truyền "sai đi" của Chúa Giêsu trước tiên dành cho các tông đồ và các môn đệ cũng thuộc tầng lớp dân dã được Chúa Giêsu kêu gọi và sai đi rao giảng Tin Mừng. Sau đó, lệnh truyền này còn nhằm tới tất cả các tín hữu nữa: "Chính anh em là chứng nhân về những điều này” (Lc 24,48). Sứ vụ thừa sai này đòi buộc tất cả những ai đã lãnh Bí tích Rửa Tội, nhất là Bí tích Thêm Sức, mọi nơi mọi thời. "Tất cả mọi giáo dân là thừa sai theo Phép Rửa" (Tđ. Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, số 71)
- Quy tụ tông đồ và huấn luyện truyền giáo đó là công tác đầu tiên và quan trọng của Chúa Giêsu trong sự nghiệp loan báo Tin Mừng. Ngài đã cho các ông sống với mình, chứng kiến các phép lạ, nghe giảng dạy và giải thích riêng, trước khi sai đi rao giảng. Vì thế các tín hữu cũng cần được các mục tử qui tụ, đào luyện và hướng dẫn để thực thi sứ vụ thừa sai.
- Tại Việt Nam, sứ vụ loan báo Tin Mừng thường được hiểu là bổn phận chỉ dành cho các linh mục tu sĩ. Ngược lại, nhiều giáo dân rất nhiệt tình và sẵn lòng "lên đường", nhưng lại không được sai đi, hoặc không biết bắt đầu từ đâu, hoặc không biết cách nào hữu hiệu để thực thi sứ mạng truyền giáo. Vì thế, phải cấp thiết gây ý thức và thúc bách giáo dân thi hành sứ vụ thừa sai; đồng thời các mục tử cần phải hướng dẫn cũng như tạo điều kiện để các tín hữu tham gia vào công cuộc truyền giáo.
- Dù linh mục tu sĩ là thành phần nòng cốt, nhưng giáo dân bao giờ cũng là “lực lượng” đông đảo và mạnh mẽ hơn, không thể thiếu trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Do đó, không vận dụng được giáo dân vào việc truyền giáo là một mất mát, nếu không nói là, hoang phí nhân sự và sai sót về đường hướng loan báo Tin Mừng.
- Thấy được yêu cầu cấp bách của Giáo hội Việt Nam và cách riêng cho UBLBTM, Đức Cha Chủ Tịch, Cha Thư ký và UBLBTM đã tổ chức Cuộc Hội thảo Truyền giáo năm 2018 này, với chủ đề thực tiễn: “Được Rửa Tội và Được Sai Đi”, nhằm đưa ra những thực hành hướng dẫn giáo dân Việt Nam tham gia vào sứ vụ truyền giáo.
Rất đồng tình và hoan nghênh định hướng trên đây, chúng con xin đóng góp vài nhận định và thực hành cụ thể, đã áp dụng trong 12 năm công tác truyền giáo tại 3 giáo điểm, nhằm góp phần vào việc hướng dẫn giáo dân lên đường thi hành sứ vụ thừa sai Tin Mừng.
II. HƯỚNG DẪN CỤ THỂ GIÚP GIÁO DÂN THỰC THI SỨ VỤ THỪA SAI
Trong thời gian cho phép, con xin giới hạn đề tài trong 2 điểm, được thấy là mới và quan trọng hơn:
Hướng dẫn tín hữu thi hành sứ vụ thừa sai qua công tác BÁC ÁI TRUYỀN GIÁO.
‚ Hướng dẫn tín hữu thi hành sứ vụ thừa sai bằng KẾT THÂN và THĂM VIẾNG anh em lương dân.
1. Thi hành sứ vụ thừa sai qua công tác 'BÁC ÁI TRUYỀN GIÁO'
⁃ Ngày càng có nhiều giáo xứ, hội đoàn, tổ chức, cá nhân… “làm bác ái từ thiện", như: thăm viếng người nghèo vùng quê - ủy lạo nhu yếu phẩm - hỗ trợ xây dựng nhà tình thương - làm cầu đường cho quê nghèo sông nước - đóng góp hoặc tài trợ cho các chương trình chăm sóc người khuyết tật, bệnh nhân nhiễm HIV, nuôi dưỡng trẻ mồ côi, mái ấm cho bà mẹ đơn thân, …
⁃ Các linh mục, tu sĩ, cũng như giáo dân, khi bước vào công tác truyền giáo cũng thường quan tâm và khởi đầu bằng các việc bác ái từ thiện. Trong báo cáo loan báo Tin Mừng, nhiều nơi¸ đã kể công tác bác ái xã hội như là hoạt động chủ lực, như là thành tích truyền giáo (rồi cũng báo cáo đó lại được nhắc tới như báo cáo hoạt động của Tổ chức Caritas !)
⁃ Các việc "bác ái từ thiện" đó chính là: cho kẻ đói ăn, cho người khát uống, cho ai rách rưới áo mặc, xoa dịu khổ đau, an ủi buồn phiền... theo tinh thần tương thân tương ái, chia sẻ phúc lợi cho người bất hạnh... Gọi chung là bác ái xã hội.
⁃ Nếu không phân biệt rõ, công tác bác ái xã hội này gần giống như hoạt động từ thiện của các tổ chức hoặc cá nhân ngoài Kitô-giáo: được thực hiện bằng con tim nhân ái, do lòng nhân đạo - trao tặng những vật chất họ sẵn có, hoặc những gì vận động được - chỉ giúp đỡ những đối tượng nghèo được chọn theo ý các ân nhân hay theo lãnh vực họ quan tâm chu cấp - có thể mang “hậu ý” tốt hoặc xấu, nhưng làm việc thiện "vì mình" hơn là vì tha nhân, nhằm đánh bóng tên tuổi cá nhân hay đoàn thể mình hơn là nhắm tới người nghèo khổ đang cần được cứu giúp...
- Thêm vào đó, tương quan giữa người làm việc từ thiện và người nhận giúp đỡ thường chỉ nhất thời, mang tính ban phát, bố thí, đôi khi áp đặt. Từ đó, việc từ thiện chỉ nhằm "xoa dịu nhu cầu cơm áo", hoặc nhằm rạng danh các nhà tài trợ. Người được giúp dễ ỷ lại, trông mong và đòi hỏi, nhiều khi lại hưởng thụ cách thụ động, vô ơn. Ai cũng tranh được "làm người nghèo" để trục lợi. Không được phần thì phân bì, ganh tị, giận hờn, oán trách, thậm chí quấy phá, chủi rửa...
- Tuy nhiên, theo ĐGH, qua việc bác ái chúng ta có thể giới thiệu khuôn mặt từ ái của Chúa Kitô: “Tình yêu thì nhưng không... Điều này không có nghĩa công việc bác ái phải để Thiên Chúa và Đức Kitô qua một bên... Tình yêu trong sự thuần khiết và vô tư là chứng cứ tốt nhất về Thiên Chúa, Đấng mà chúng ta tin và thúc đẩy chúng ta yêu thương. Người Kitô hữu biết lúc nào có thể nói về Thiên Chúa, lúc nào thì nên thinh lặng và chỉ nói về tình yêu mà thôi” (số 31c).
- Có lẽ cũng trong ý hướng đó, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã tuyên phong chân phước cho Mẹ Têrêxa Calcutta vào ngày Chúa Nhật Truyền giáo 19.10.2003, như muốn nhấn mạnh đến tính truyền giáo trong công tác bác ái. Mẹ Têrêxa tuy vẫn dồn sức lực cho ‘kẻ đói ăn, cho người khát uống’, nhưng Mẹ đặt trọng tâm của sứ vụ bác ái vào việc trở nên “sự hiện diện, tình yêu thương, lòng thương xót của Chúa” cho những người khốn cùng. Vì thế, Mẹ Têrêxa là mẫu gương làm việc bác ái truyền giáo theo đúng bản chất Kitô giáo.
⁃ Vì thế, các hoạt động bác ái của Kitô-hữu cần hướng tới việc giới thiệu Chúa Giêsu cho người nghèo và đưa họ tới gần Chúa hơn là chỉ trợ giúp họ trong những khổ đau hay nghèo đói mà thôi. Đó chính định hướng truyền giáo trong hoạt động bác ái, gọi là Bác ái Truyền giáo.
⁃ Đây là một định hướng cần được quan tâm. Các Kitô-hữu, qua các hoạt động bác ái không chỉ nhằm mục tiêu từ thiện hoặc mang tính xã hội, mà còn phải nhắm tới việc giới thiệu khuôn mặt từ ái của Chúa Kitô, cần khích lệ anh em lương dân tìm đạo & học đạo & sống đạo, đưa tới hiểu biết và yêu mến Chúa Kitô... Như thế, việc bác ái trong Giáo Hội sẽ gắn liền với sứ mệnh truyền giáo: việc bác ái hướng tới việc loan báo Tin Mừng và loan báo Tin Mừng qua việc bác ái.
⁃ Sau đây, xin trình bày một vài hoạt động bác ái truyền giáo tiêu biểu đã thực hiện:
• Tủ thuốc truyền giáo (khác với Tủ thuốc từ thiện): giới thiệu lương dân bệnh tật đến uống thuốc, với lòng tin tưởng Chúa và kêu xin ơn chữa lành: “Lạy Chúa Giêsu là Lương y quyền năng xin cứu chữa hồn xác con”. (Căn cứ vào Phúc Âm, tiến trình truyền giáo của Chúa Giêsu: Trước tiên Chúa là lương y chữa bệnh xác hồn, trừ quỉ – thứ đến Ngài là linh sư, dạy đạo - rồi sau đó Ngài mới là mục tử, nuôi ăn. Chúng ta trình bày theo tiến trình ngược lại !)
• Chương trình "Ký gạo học đạo": Để giúp bà con giáo điểm yên tâm đi lễ và ở lại học giáo lý suốt buổi sáng Chúa Nhật hằng tuần, chúng con gởi tặng họ 1kg gạo (cả tháng là 5kg, ăn được khoảng 20 ngày). Đây không phải là gạo "xoá đói giảm nghèo", cũng không phải là "gạo đi đạo", nhưng là hình thức khích lệ và tạo điều kiện giúp bà con giáo điểm học đạo và tham dự phụng vụ Chúa Nhật; đồng thời, qua đó còn làm nổi bật tinh thần Ktô-giáo trong luật “nghỉ việc xác|” ngày Chúa Nhật nhằm đề cao phẩm giá con người: tôn thờ Thiên Chúa và vui sống với tha nhân.
• Tham quan truyền giáo: Chúng con thường mời các ân nhân, các đoàn đến giáo điểm để tham quan truyền giáo, chia sẻ đức tin cho lương dân, hỗ trợ công tác truyền giáo tại các giáo điểm... hơn là "đi làm việc từ thiện". Những hỗ trợ vật chất của các đoàn ân nhân này được đề nghị phụ giúp các chi phí truyền giáo của giáo điểm như: dầu cho tàu-xe đưa đón lương dân, thuốc cho người bệnh, ký gạo học đạo, đồng phục trắng đi lễ, áo đi mưa...), chứ không chỉ nhằm trợ cấp từ thiện như: gạo, mì, nhu yếu phẩm... để “chụp ảnh đăng tin”
• Hướng dẫn chia sẻ quà tặng cho láng giềng lương dân nghèo hơn (sẽ trình bày trong phần ‘Phương Thức Một-cặp-Một’ bên dưới).
• Trại hòm Vĩnh Phúc, không chỉ hỗ trợ hòm miễn phí và gạo ăn cho các hộ nghèo gặp tang chế, còn nhằm giới thiệu "Phúc lộc vĩnh cữu", rao giảng "Sự sống đời đời" theo giáo lý Công Giáo cho anh em lương dân.
2. Thi hành sứ vụ thừa sai bằng KÊT THÂN và THĂM VIẾNG lương dân
a. Kết thân:
⁃ Làm quen là bước đầu để tạo tương giao, dẫn tới kết thân, trao đổi, nhất là chia sẻ niềm tin. Chúa Giêsu đã nhiều lần làm quen, tạo tương giao, và dần đi đến chinh phục tâm hồn: cuộc gặp gỡ các môn đệ đầu tiên "Đến mà xem", câu chuyện bên bờ giếng Giacóp, chuyện trò trên đường Emmau... là những điển hình.
- Ý thức sứ vụ loan báo Tin Mừng, Kitô-hữu cần chủ tâm làm quen và kết thân mỗi khi có dịp gặp gỡ, tiếp xúc với anh em lương dân. Hơn thế nữa, người tín hữu phải được hướng dẫn để luôn "đi bước trước" và tạo tương quan tốt với mọi người, nhất là người lương, bằng gặp gỡ, chào hỏi, kết thân, thăm viếng, giúp đỡ, đặc biệt trong các dịp hiếu hỉ.
⁃ Dù các Kitô-hữu được đắc thủ tính-xã-hội cao nhờ hằng tuần đi lễ nhà thờ, tiếp xúc với nhiều người trong giáo xứ, trung bình 50 lần / năm. Nhưng, nền giáo dục Kitô-giáo cũng cần chú tâm đào luyện các tín hữu, ngay từ tuổi thiếu niên, biết mở rộng tương giao, có khả năng giao tiếp tốt, tránh tinh thần cục bộ và co cụm sẽ làm chậm lại hoặc cản trở việc loan báo Tin Mừng như ở nhiều nơi trong quá khứ.
⁃ Kitô-hữu cũng nên tập thói quen rủ mời bạn bè bên lương tới gia đình hoặc nhà thờ để giao lưu, giới thiệu đạo, chia sẻ niềm tin. Đó chính là ý thức sứ vụ thừa sai Loan báo Tin Mừng trong đời sống xã hội, và thực thi nghĩa vụ thừa sai của một Kitô-hữu.
⁃ Dĩ nhiên, để thực thi sứ vụ đó, giả thiết Kitô-hữu phải có đời sống chứng nhân: có nhân cách tốt, đời sống nhân bản trưởng thành, là người lương thiện và đức hạnh... nhờ đó sẽ trở thành một người bạn tốt, có khả năng lôi cuốn bạn hữu và biết chia sẻ niềm tin với thân hữu lương dân.
⁃ Phần lương dân thường có tâm lý rất ngại đến nhà thờ. Cần có ai đó trong đạo gợi ý, mời mọc và dẫn dắt. Sau nhiều lần, họ mới dễ dàng tới lui nhà thờ, rồi mới có thiện cảm hoặc dám hưởng nhận những tiện ích của nhà thờ, sau cùng mới tìm hiểu đạo và theo đạo. Một đoạn đường rất dài (và nhiều khi không đạt đến đích điểm) !
- Lương dân được mời đến nhà thờ, không chỉ là đi dự lễ, nhưng còn họ còn được mời đến để tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện, thể thao, văn nghệ… do nhà thờ tổ chức nữa. Ví dụ: văn nghệ, thể thao, thăm viếng, Mùa Hè xanh, hiến máu nhân đạo, gói bánh cho người nghèo ăn Tết.. . Như vậy, giáo dân sẽ thêm cơ hội kết thân và anh em lương dân cũng dễ đến nhà thờ hơn, để tham gia các hoạt động Thiên Chúa mong muốn con người qua đó được sống hạnh phúc hơn.
- Việc kết thân cũng là khởi điểm của phương thức một-cặp-một trong việc loan báo Tin mừng sẽ được bàn dưới đây.
b. Thăm viếng thường xuyên:
⁃ Công tác thăm viếng là “chiến lược mũi dùi”, quan trọng và cần thiết để tạo tương quan thân thiện với anh em lương dân.
⁃ Đừng bỏ qua cơ hội thăm viếng mỗi dịp hiếu hỉ, vui buồn... Chắc chắn việc thăm viếng này sẽ để lại ấn tượng tốt cho anh em lương dân, nhờ đó họ sẽ dễ dàng chấp nhận lời mời đến chơi với gia đình Công Giáo hoặc đến thăm nhà thờ.
⁃ Riêng tại giáo điểm: Ngay khi mời được lương dân đến nhà thờ làm quen, cha xứ và thầy cô phụ trách sẽ tìm tới thăm hỏi gia đình, vừa để tạo tình thân, vừa để hiểu biết hoàn cảnh của họ. Ai đó vắng mặt một hai buổi lễ, giáo lý viên phụ trách lớp sẽ tìm thăm để khích lệ, an ủi, kêu mời. Kinh nghiệm cho thấy cả lương dân lẫn giáo dân nguội lạnh khi được thăm viếng, động viên... sẽ dễ dàng trở lại tiếp tục tham gia sinh hoạt của giáo điểm hoặc giáo xứ. Lương dân cũng có tâm lý trông chờ và rất hãnh diện khi được "nhà thờ" thăm viếng hoặc giúp đỡ lúc bệnh tật, đau yếu, hoạn nạn...
- Vài điều cần lưu ý trong công tác thăm viếng:
• Nên tổ chức đi thăm viếng định kỳ, vào một vài ngày cố định trong tuần, ví dụ như Thứ Ba-Tư-Năm… đi từng nhóm hai, ba, hoặc bốn người.
• Thăm viếng không chỉ là đến xem, hay chỉ ghi nhận sự kiện để biết gia đình ở đâu, mấy người, làm nghề gì…, nhưng làm sao để thấu cảm được hoàn cảnh, những khó khăn, những nhu cầu và hiểu được tâm tư của gia chủ cũng như các thành viên trong gia đình. Thăm viếng như thế cần có óc quan sát, có tâm hồn cảm thương, để nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng của người khác. Nhờ đó, dễ tạo tình thân và nếu cần giúp đỡ thì cũng thiết thực hơn. Khi được giúp đỡ đúng nhu cầu thì người lương cảm thấy được yêu thương, được chăm sóc tận tình. Mỗi lần thăm viếng là một lần kết thân và chia sẻ cuộc sống. Và đó là phương thức hữu hiệu để "cảm hoá" họ.
• Cha xứ và Hội đồng Giáo xứ nên hỏi và nghe giáo dân báo cáo sau cuộc thăm viếng về hoàn cảnh và những nhu cầu của người nghèo, để giáo xứ tìm phương cách giúp đỡ. Đó cũng là cơ hội giúp giáo dân thi hành sứ vụ thừa sai.
• Có thể chia sẻ một ít quà tặng vật chất tượng trưng như nhu yếu phẩm, thuốc chữa bệnh, đồ chơi trẻ em, bánh kẹo... Nhưng đừng để lương dân hoặc láng giềng hiểu lầm cuộc thăm viếng nhằm trợ cấp hoặc "chiêu dụ tín đồ".
• Nên kết thúc lần thăm viếng với lời cầu nguyện, xin "Ơn Trên" phù hộ gia đình hoặc hứa sẽ cầu nguyện cho họ. Đó cũng là cách cụ thể để gieo hạt giống niềm tin cho gia đình hoặc các thành viên.
Nỗ lực kết thân và thăm viếng anh em lương dân là chiếc cầu cần thiết và ưu tiên để chuyển tải tình thân và Tin Mừng, từ tâm hồn đến tâm hồn. Đó chính là thước đo nhiệt huyết truyền giáo của một Kitô hữu. Và, có thể nói, mức độ tiếp cận với lương dân mới là thước đo hoạt động truyền giáo của một giáo điểm hoặc của một cộng đoàn giáo xứ, chứ không phải là con số lương dân được rửa tội nữa.
c. Phương thức Một-cặp-Một:
- Đây là phương thức loan báo Tin Mừng đầu tiên được nhắc tới nơi những môn đệ đầu tiên của Chúa Giêsu: Gioan Tẩy Giả chỉ cho hai môn đệ “đến mà xem” chỗ ở của “Chiên Thiên Chúa”; rồi Anrê mời thêm Phêrô, Gioan mời được Giacôbê, Anrê mời Philipphê, Philipphê lại mời Nathanael…Cứ “một-cặp-một”, người này đi tìm và mời thêm một người bạn nữa đến với Chúa Giêsu.
- Phương thức “một-cặp-một” phải là mô hình cho Kitô-hữu, mỗi người phải đóng vai trò một hạt nhân loan báo Tin Mừng, sóng đôi với một lương dân. Các tín hữu, kể cả dự tòng, sẽ tìm đến với một lương dân để giới thiệu, khuyến khích, rủ mời tham gia các hoạt động của nhà thờ, của giáo xứ. Sau đó, là kết thân, cầu nguyện cho nhau và đồng hành với nhau đi tìm Chúa.
⁃ Trong sứ vụ thừa sai, phương thức Một-cặp-Một đòi mỗi người phải quyết tâm kết thân với một người bạn, một gia đình làm thân với một gia đình, một cộng đoàn gắn kết với một cộng đoàn trong công tác chia sẻ niềm tin. Thực hiện phương thức này người tín hữu sẽ thật sự trở thành muối men Phúc Âm và thành chứng nhân Tin Mừng cho người chung quanh.
⁃ Ngoài ra, theo gương Chúa Giêsu đã sai các môn đệ "Đi từng hai người một", trong công tác truyền giáo, người giáo dân cần đi với những người đã từng kinh nghiệm tiếp xúc thăm viếng, đã quen truyền giáo, để có điều kiện học hỏi lẫn nhau, đồng thời có thể bàn bạc với nhau về những vấn đề khi thăm viếng.
- Hơn nữa, không chỉ giáo dân, mà cả dự tòng và ngay người lương, đều được hướng dẫn tham gia công tác truyền giáo theo mô hình này. Thực tế cho thấy, dự tòng và lương dân có nhiều thuận lợi để hiểu biết, thấu cảm, chinh phục hơn các tín hữu, bởi trước đây họ cũng là lương dân. Vì thế, rất ngạc nhiên, phương thức Một-cặp-Một lại hữu hiệu và dễ dàng cho dự tòng và người lương cộng tác vào việc loan báo Tin Mừng. Với phương thức này, số “tay thợ” tham gia vào cánh đồng truyền giáo sẽ đông hơn và tăng nhanh.
- Theo phương thức Một-cặp-Một này, các mục tử sẽ tổ chức nhiều hoạt động truyền giáo, còn giáo dân thực hiện một "thao tác" đơn giản, dễ dàng là đi mời anh em lương dân đến tham gia các hoạt động của nhà thờ, của giáo xứ.
⁃ Dưới đây là một số hoạt động tiêu biểu theo phương thức Một-Cặp-Một để hướng dẫn giáo dân cũng như lương dân thi hành sứ vụ thừa sai:
• Chia sẻ quà tặng cho láng giềng lương dân nghèo hơn: dịp Giáng sinh & Phục sinh, mỗi dịp ân nhân tặng quà... (Ví dụ: 10kg gạo được chia 7/3 hoặc 6/4, phần 6kg cho người đi nhà thờ, còn phần 4kg chính họ mang về cho người nghèo khác gần nhà, với lời mời lần tới cùng đi nhà thờ…)
• Hai bao xốp Bác Ái Mùa Chay: người Công Giáo đi Lễ Tro mang về hai bao: một cho gia đình mình, một để mời láng giềng bên lương cùng làm phúc.
• Thơ xin tiền giúp nạn nhân thiên tai, do ô nhiễm môi trường (Formosa): Mỗi giáo dân nhận, ít là, hai bao thơ quyên góp 10.000đ giúp nạn nhân … Có người đã quyên góp được từ nhiều người bạn lương giáo trên một bàn nhậu …!
• Tặng Lịch Vui sống Hạnh phúc (mang tư tưởng Kitô-giáo vào đời): Phân phối từng 2 quyển lịch trong một bao: một cho người Công Giáo – một mang tặng người lương, nhất là bạn đồng nghiệp, sui gia… Lịch đã đi vào tận nhiều cơ quan chính quyền và gia đình người lương và ở lại đó để “rao truyền” tư tưởng Kitô-giáo suốt năm 12 tháng.
• Bữa ăn cho người bán vé số - Cơm Manna - Hội chợ trang phục:
anh chị em lương dân rủ nhau đến dự phần.. .
• Hành hương truyền giáo: Một giáo dân mời một lương dân cùng đi hành hương Trung Tâm Tắc Sậy… Mời được người lương cùng đi thì sẽ được miễn lộ phí.
• Thơ mời đến nhà thờ dự lễ và họp mặt những dịp lễ đạo đời đặc biệt trong năm
(sẽ trình bày trong phần ‘Tạo cơ hội giúp tín hữu đến với lương dân’ dưới đây).
d. Tạo cơ hội giúp tín hữu đến với lương dân:
⁃ Vai trò giáo dân hoặc dự tòng có nhiều thuận lợi trong sứ vụ thừa sai hơn linh mục và tu sĩ. (Môi trường sống đa dạng và gần gũi với lương dân - Hoàn cảnh và thời gian cống hiến nhiều và tự do hơn. - Mức độ giao tiếp và ngôn ngữ thân thiện, ùc v dễ mời gọi láng giềng, bà con, xui gia... đến với Chúa). Nên các mục tử đừng quên "điều động" những tín hữu thiện chí vào sứ vụ loan báo Tin Mừng. Họ có thể từ các hội đoàn, chủ yếu là các thành viên Hội đồng Giáo xứ, trưởng khu, cả những giáo dân "tự do".
⁃ Ngoài việc gây ý thức và hướng dẫn giáo dân, các chủ chăn và giáo xứ cũng cần tạo cơ hội để tất cả các tín hữu thực thi sứ vụ thừa sai đến với anh em lương dân, bằng: tổ chức sự kiện vào những dịp thuận tiện, hướng dẫn mỗi giáo dân đi mời lương dân, đôn đốc và khen thưởng những ai tích cực thực hiện, kêu mời được nhiều người...
⁃ Chương trình đón tiếp lương dân được thực hiện theo các bước sau: Tổ chức sự kiện vào một dịp lễ > Phát động chương trình mời lương dân > Phát Thơ mời > Tổ chức đón tiếp anh chị em lương dân đến nhà thờ > Nọi dung chia sẻ (giới thiệu về Đạo và về nhà thờ, về các hoạt động phục vụ công ích, các chương trình cho lương dân) hoặc nói chuyện chuyên đề (về sức khoẻ, kinh tế, gia đình, giáo dục...) > Chuẩn bị quà tặng (bốc thăm hoặc xổ số) > Xin địa chỉ & điện thoại liên lạc của khách để mời lần tới > Hẹn trước cuộc gặp gỡ lần sau vào dịp nào...
⁃ Hằng năm, có khoảng 20 dịp lễ hội đạo đời, rất thuận lợi để giáo dân mời lương dân đến nhà thờ. Những dịp điển hình có thể tổ chức đón mời lương dân: Giáng Sinh 24/12 (Canh thức GS nhằm giới thiệu đạo cho lương dân hơn là trình diễn cho người Công Giáo) – Phục Sinh – Mồng II Tết cầu cho ÔBCM – Suy tôn và Tưởng nhớ Tổ tiên 02/11 – Mồng III Tết cầu mùa & thánh hoá lao động & cho mượn tiền làm ăn – Thanh Minh – Tết Đoan Ngọ – Trung Thu – Kỳ hè Thiếu nhi – Khai giảng Năm học mới – Ngày Nhà giáo 20/11 – Ngày Thầy thuốc 27/2 – Ngày Quốc Tế Phụ nữ 08/3...,
⁃ Vài hình thức cụ thể khác tạo điều kiện để giáo dân đến với lương dân: Phòng thuốc Truyền giáo – Phần thưởng "Cùng đi tìm Chúa" – Thi đua làm hang đá Noel ở các tụ điểm công cộng (quán cà phê, trường học, cửa hàng..) – Lớp hè bán trú cho Thiếu nhi lương & giáo – Văn nghệ, trình diễn Thánh Ca dịp lễ có vé mời lương dân – Hội chợ Ẩm thực Tết Đoan Ngọ – Các lớp ngoại khóa cho thiếu nhi: nhạc, vi tính, đàn trống, giải bơi lội, giải bóng đá mini.. ., nhất là các dịp lễ Hôn phối tại Nhà thờ (rất thích hợp để mời lương dân, nhất là giới trẻ; qua bài giảng, linh mục dễ dàng giới thiệu nét đẹp của đạo…”).
KẾT LUẬN:
1- Hoạt động truyền giáo
trong ơn của Chúa Thánh Thần:
Chúa Giêsu loan báo Tin Mừng trong 3 năm, trao lại sự nghiệp truyền giáo cho nhóm tông đồ "nhỏ xíu và yếu xìu". Nhưng Ngài đã ban Thánh Thần như nguồn ơn, động lực, ánh sáng, sức mạnh... để đồng hành và dẫn dắt Giáo Hội trong công cuộc truyền giáo hơn 2000 năm qua. Bộ mặt Giáo hội hôm nay được kể là công trình của Chúa Thánh Thần, và là thời đại của Chúa Thánh Thần.
Công cuộc loan báo Tin Mừng hôm nay cũng tất yếu phải được thực hiện với Chúa Thánh Thần, nhờ Chúa Thánh Thần. Không có Thánh Thần sẽ không có kết quả gì trong truyền giáo. Dù là mục tử hay tín hữu, tất cả phải đặt sứ vụ thừa sai dưới tác động của Thánh Thần, phải kêu xin Thánh Thần, phải làm việc với Thánh Thần, phải tiếp xúc và thăm viếng lương dân bằng nhiệt tình của Thánh Thần, phải thực thi bác ái truyền giáo dưới hướng dẫn của Thánh Thần... Chúa Thánh Thần là tất cả trong sứ vụ truyền giáo của Giáo Hội.
2- Đẩy mạnh truyền giáo
bằng vận dụng nhiệt tình và cộng tác của giáo dân cũng như của dự tòng:
Trên thế giới cũng như tại Việt Nam, số tín hữu không là bao nhiêu so với lương dân, nên cánh đồng truyền giáo thật bát ngát; nhưng số tín hữu đó cũng là rất lớn so với số linh mục và tu sĩ trong hoạt động truyền giáo. Vì thế, dù không chuyên môn và thiếu hiểu biết sâu xa về đạo, nhưng với thiện chí và hoàn cảnh thuận lợi, các tín hữu rất cần thiết, và nhiều người rất hữu hiệu trong công cuộc loan báo Tin Mừng. Cụ thể như các giáo lý viên dấn thân tại các giáo điểm ("Giáo lý viên là những chuyên viên, những chứng nhân trực tiếp và là những nhà truyền bá phúc âm hóa không thể thay thế được" - Tđ. Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, số 73).
Giáo hội không thể bỏ quên, chối từ hay xem thường lực lượng "thừa sai giáo dân" này. Vì thế, Giáo hội cần đề cao vai trò và quan tâm đào luyện người giáo dân trong công tác loan báo Tin Mừng. Và thật đáng tiếc khi không có chủ trương, thiếu đường hướng huấn luyện họ cách kỹ lưỡng, không tạo cơ hội cho họ tiếp tay trên cánh đồng truyền giáo. Đồng thời, các mục tử cũng phải quan tâm khích lệ, khen thưởng, nâng đỡ họ trước những khó khăn hay nghịch cảnh.
Sự cộng tác của các tín hữu không chỉ nói lên sự trưởng thành của một Giáo Hội có đủ mặt các thành phần dân Chúa, mà còn góp phần tích cực làm cho đức tin của chính họ, của cả cộng đoàn hoặc của Giáo Hội tại địa phương đó thêm vững mạnh, như Đức Thánh Giáo hoàng Gioan-Phaolô II đã xác quyết trong Thông Điệp Sứ vụ Đấng Cứu độ....
Vì thế, Giáo hội phải có "kế sách" khơi dậy nơi các tín hữu nhiệt tình dấn thân; có "phương sách" hướng dẫn và tạo điều kiện để họ góp phần; đồng thời cũng phải có "chính sách" đào tạo và bồi dưỡng họ thành các thừa sai "chuyên nghiệp" để phục vụ lâu dài cho cánh đồng truyền giáo nữa.
3- Thăng tiến truyền giáo bằng nỗ lực liên tục đưa ra những sáng kiến mới:
Cùng với lệnh truyền "sai đi", Chúa Giêsu hứa ban cho các môn đệ Thánh Thần. Ngài là Thần Khí, Đấng An ủi, Đấng Bang trợ..., Ngài còn là Đấng ban ơn khôn ngoan và khơi dậy sáng tạo. Sáng tạo, trong lãnh vực tự nhiên, là nguyên lý cho sự tiến bộ của nhân loại; về phương diện đạo đức, cũng chính là tác động và hoa trái của Chúa Thánh Thần. (xem ghi chú)
Trong truyền giáo cũng cần có sáng tạo. Giáo hội nói chung, các mục tử nói riêng, phải động não liên tục để tìm những phương thức hữu hiệu hơn, phương thế phù hợp hơn, hiệu quả nhanh mạnh hơn trong việc truyền giáo. Mỗi ngày phải thêm nhiều sáng kiến mới phục vụ cho công cuộc loan báo Tin Mừng.
Cầu mong từ cuộc hội thảo này, chúng ta sẽ mở ra một phong trào truyền giáo mới cho Giáo hội tại Việt Nam, với một đội ngũ đông đảo 6-7 triệu giáo dân "thừa sai" "Được Rửa tội và Được Sai đi", cùng với anh em dự tòng và cả lương dân, theo phương thức Một-cặp-Một, dưới sự bảo trợ của Chúa Thánh Thần bằng ơn thánh và những sáng kiến truyền giáo, hứa hẹn một mùa gặt bội thu trên cánh đồng truyền giáo đất Việt, như viễn cảnh Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nêu: "Tôi thấy được rạng đông của một thời truyền giáo mới, một rạng đông sẽ trở thành một ngày sống rạng ngời mang lại cả một mùa màng phì nhiêu, nếu tất cả mọi Kitô hữu, nhất là các nhà truyền giáo và các Giáo Hội trẻ, quảng đại và thánh thiện đáp ứng những mời gọi và thách đố trong thời đại của chúng ta đây". (Tđ. Sứ Vụ Đấng Cứu Độ, số 92)
Lm. GB. TRƯƠNG THÀNH CÔNG
29.8.2018
Lễ Thánh GB. bị tràm quyết
Tiến bộ của nhân loại đều từ những sáng tạo. Không có sáng tạo, nhân loại sẽ ngưng phát triển và suy thoái. Càng ngày người ta càng phải “sáng tạo” nghĩ ra nhiều sản phẩm mới, cải tiến nhiều mẫu mã mới, và phát kiến nhiều tiện ích mới trên đồ dùng, thuốc men, thực phẩm, máy móc... để phục vụ nhu cầu không ngừng của con người.
Sáng tạo, trong đời sống thực tế cũng như trong truyền giáo, đều có thể hiểu: Là phát minh mới (sáng chế của các nhà khoa học: điện năng, váccin chó dại, thuốc trụ sinh, tấm năng lượng mặt trời,... Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có một phát minh độc đáo phục vụ dân Việt, đó là chữ quốc ngữ do Cha Alexandre de Rhodes gầy dựng) - ‚ Là cải tiến mới những gì đã có, nhưng được nghiên cứu và thực hiện theo một phương cách mới (Cây lau nhà, đồ nội thất xếp gọn, bẫy bắt chuột... Quà chia 7/3: hỗ trợ dự tòng, rồi nhờ họ mang về, bảo nhà thờ gởi tặng cho láng giềng nghèo. Quà bác ái thành quà truyền giáo) - ƒ Là sáng kiến mới, ứng dụng mới tạo thêm tiện ích và thuận lợi hơn cho người sử dụng. (Móc áo làm thành móc treo giày, Máy bay phun thuốc sâu điều khiển từ xa... "Xe tang" sử dụng thành "Xe Đa dụng Truyền giáo" nhằm rước đưa bà con lương dân đi lễ...).