Bartholomeus là một trong 12 Tông đồ Chúa Giêsu tuyển chọn, khi Chúa sống trên trần gian.
Phúc âm theo Thánh Gioan thuật lại chi tiết nhiều về cuộc gặp gỡ, đối thoại, tuyên tín và được tuyển chọn làm tông đồ của Bartholomeus với Chúa Giêsu ( Ga 1, 45-51).
Tên Bartholomeus rất có thể là gốc từ tiếng Amarisch: Bar Talmay, có nghĩa Con của Talmay.
Được Chúa Giêu tuyển chọn trực tiếp trong hàng ngũ 12 Tông đồ, nhưng Bartholomeus ít được nói đến trong phúc âm Chúa Giêsu.
Theo truyền thống thuật lại, Bartholomeus được nhận diện với tên Natanael trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu ( Ga 1,47).
Ông Natanael quê quán gốc gác ở Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ cho nước hóa thành rượu trong tiệc cưới Cana, mà Thánh Gioan thuật lại. Và rất có thể Ông là nhân chứng phép lạ đầu tiên này của Chúa Giêsu.
Và Philippus đã nói cho Natanael biết về Chúa Giêsu như trong sách luật Mose và các Tiên Tri đã nói trước đó. Nhưng Natanael hoài nghi đối cãi lại ngay: Từ Nazareth làm sao có gì lạ hay đâu? ( Ga 1,46).
Sự hoài nghi của Natanael nói lên hai khía cạnh. Theo sự trông đợi của người Do Thái, đấng Cứu thế đến giải phóng cho họ không thể đến từ một làng quê tỉnh nhỏ không mấy ai biết đến như Nazareth. Nhưng đồng thời cũng nói lên nổi bật khía cạnh tự do của Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa làm vượt qúa tầm suy nghĩ của con người, tạo nên sự bỡ ngỡ ngạc nhiên cho con người, mà con người tìm nhận ra. Đàng khác sự thể là Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, chứ không phải ở Nazareth. Và Chúa Giêsu từ trời được Thiên Chúa Cha, Đấng ở trên trời, sai xuống trần gian.
Lời nói của Philippus giới thiệu Chúa Giêsu cho Natanael không thuyết phục ông mấy. Sau cùng Philippus mời gọi Natanael: Vậy hãy cứ đến mà xem! ( Ga 1, 46).
Lời mời khích động Cứ đến mà xem! như một thách thức và đồng thời cũng nói lên khía cạnh thực dụng: Khi có kinh nghiệm cá nhân, biết rõ sẽ trở thành nhân chứng thôi.
Làm chứng là điều quan trọng cho đời sống tinh thần đức tin Kitô giáo trong việc truyền giáo.
Chúa Giêsu khi thấy Natanael liền nói ngay: Đây đích thật là một người Israel lòng dạ ngay thẳng không có gì gian dối!… và Trước khi Philippus gọi anh, ta đã thấy anh ở dưới cây vả rồi!
Chúa Giêsu thấy Natanael ở dưới gốc cây vả nào ở đâu, không có chi tiết nào nói đến. Nhưng có lẽ đó là giây phút quyết định trong đời sống của Natanael.
Và những lời Chúa Giêsu đã gây cảm động cảm hóa Ông mạnh mẽ cùng nhận hiểu ra rằng, Chúa Giesu biết tất cả về mình, ngài biết con đường đời sống của ta. Người này ta có thể đặt trọn niềm tin trông chờ.
Và chính vì thế Natanael đã nói lên lời tuyên tín: „Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel!“ ( Ga 1, 49).
Lời tuyên tín của Natanael là bước khởi đầu của con đường sống lòng trung thành với Chúa Giêsu.
Những lời tuyên tín của Natanael nói lên khía cạnh toàn diện của căn cước Chúa Giêsu: Trong tương quan với Thiên Chúa, Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, và trong tương quan với dân Israel cũng là Vua của họ.
Không có nhiều chi ntiết về công việc tông đồ của tông đồ Bartholomeus. Sách Công vụ Tông đồ nói đến Bartholomeus có mặt cùng với các anh em Tông đồ khác và Đức Mẹ cầu nguyện chờ đợi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày lễ Ngũ tuần ở Jerusalem ( Cv 1, 12-14).
Theo tường thuật của sử gia Eusebius vào thế kỷ 4. nói đến Tông đồ Bartholomeus sau khi Chúa Giesu lên trời đã đi truyền giáo làm chứng cho Chúa Giêsu sang Ấn Độ, vùng Mesopotamien và vùng nước Armenien.
Một tường thuật thời Trung Cổ nói đến Tông đồ Bartholomeus bị chết tử vì đạo, bị hành hình lột da lúc còn sống, sau cùng bị đóng đinh vào thập gía. Cũng có truyền thuyết thuật lại Tông đồ Bartholomeus bị xử trảm chặt đầu.
Tương truyền Thánh nhân bị lột da sống trở thành huyền thoại rất phổ biến trong dân gian. Ở nhà nguyện Sixtina bên Vatican, danh họa Michael Angelo đã vẽ Thánh Bartholomeus tay trái cầm da của chính mình trong bức tranh nổi tiếng Ngày tận thế, phán xét chung. Hình ảnh này được hiểu cho là chính hình ảnh của Angelo.
Đi tích xương thánh của Thánh Bartholomeus được gìn giữ tôn kính trong thánh đường ở vùng cù lao Tiber bên Roma do Hoàng đế Otto II. mang về đó năm 983.
Năm 1238 Hoàng đế Friedrich II. đã mang sọ của Thánh Bartholomeus về Vương cung thánh đường nhà vua ở Frankfurt - Đức quốc- và Thánh Bartholomeus trở thành Thánh bổn mạng của Vương cung thánh đường này.
Không có nhiều thông tin tường thuật về Thánh tông đồ Bartholomeus, nhưng có thể nói được, lòng trung thành của Thánh nhân với Chúa Giêsu, tuy không có những công việc nổi bật khác thường, cũng đã thuyết phục là nhân chứng cho Chúa Giêsu trọn cả đời sống cho tới lúc chết.
Lễ kính Thánh Tông đồ Bartholomeus ngày 24.08. hằng năm trong toàn Giáo Hội Công Giáo.
Người Công Giáo - Việt Nam - ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội thường nhận một Vị Thánh làm Thánh quan thầy. Nhưng có rất ít ngươi nhận Thánh Tông đồ Bartholomeus là Thánh quan thầy.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Phúc âm theo Thánh Gioan thuật lại chi tiết nhiều về cuộc gặp gỡ, đối thoại, tuyên tín và được tuyển chọn làm tông đồ của Bartholomeus với Chúa Giêsu ( Ga 1, 45-51).
Tên Bartholomeus rất có thể là gốc từ tiếng Amarisch: Bar Talmay, có nghĩa Con của Talmay.
Được Chúa Giêu tuyển chọn trực tiếp trong hàng ngũ 12 Tông đồ, nhưng Bartholomeus ít được nói đến trong phúc âm Chúa Giêsu.
Theo truyền thống thuật lại, Bartholomeus được nhận diện với tên Natanael trong cuộc gặp gỡ đầu tiên với Chúa Giêsu ( Ga 1,47).
Ông Natanael quê quán gốc gác ở Cana, nơi Chúa Giêsu làm phép lạ cho nước hóa thành rượu trong tiệc cưới Cana, mà Thánh Gioan thuật lại. Và rất có thể Ông là nhân chứng phép lạ đầu tiên này của Chúa Giêsu.
Và Philippus đã nói cho Natanael biết về Chúa Giêsu như trong sách luật Mose và các Tiên Tri đã nói trước đó. Nhưng Natanael hoài nghi đối cãi lại ngay: Từ Nazareth làm sao có gì lạ hay đâu? ( Ga 1,46).
Sự hoài nghi của Natanael nói lên hai khía cạnh. Theo sự trông đợi của người Do Thái, đấng Cứu thế đến giải phóng cho họ không thể đến từ một làng quê tỉnh nhỏ không mấy ai biết đến như Nazareth. Nhưng đồng thời cũng nói lên nổi bật khía cạnh tự do của Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa làm vượt qúa tầm suy nghĩ của con người, tạo nên sự bỡ ngỡ ngạc nhiên cho con người, mà con người tìm nhận ra. Đàng khác sự thể là Chúa Giêsu sinh ra ở Bethlehem, chứ không phải ở Nazareth. Và Chúa Giêsu từ trời được Thiên Chúa Cha, Đấng ở trên trời, sai xuống trần gian.
Lời nói của Philippus giới thiệu Chúa Giêsu cho Natanael không thuyết phục ông mấy. Sau cùng Philippus mời gọi Natanael: Vậy hãy cứ đến mà xem! ( Ga 1, 46).
Lời mời khích động Cứ đến mà xem! như một thách thức và đồng thời cũng nói lên khía cạnh thực dụng: Khi có kinh nghiệm cá nhân, biết rõ sẽ trở thành nhân chứng thôi.
Làm chứng là điều quan trọng cho đời sống tinh thần đức tin Kitô giáo trong việc truyền giáo.
Chúa Giêsu khi thấy Natanael liền nói ngay: Đây đích thật là một người Israel lòng dạ ngay thẳng không có gì gian dối!… và Trước khi Philippus gọi anh, ta đã thấy anh ở dưới cây vả rồi!
Chúa Giêsu thấy Natanael ở dưới gốc cây vả nào ở đâu, không có chi tiết nào nói đến. Nhưng có lẽ đó là giây phút quyết định trong đời sống của Natanael.
Và những lời Chúa Giêsu đã gây cảm động cảm hóa Ông mạnh mẽ cùng nhận hiểu ra rằng, Chúa Giesu biết tất cả về mình, ngài biết con đường đời sống của ta. Người này ta có thể đặt trọn niềm tin trông chờ.
Và chính vì thế Natanael đã nói lên lời tuyên tín: „Thưa Thầy, chính Thầy là Con Thiên Chúa, chính Thầy là Vua Israel!“ ( Ga 1, 49).
Lời tuyên tín của Natanael là bước khởi đầu của con đường sống lòng trung thành với Chúa Giêsu.
Những lời tuyên tín của Natanael nói lên khía cạnh toàn diện của căn cước Chúa Giêsu: Trong tương quan với Thiên Chúa, Chúa Giêsu là con Thiên Chúa, và trong tương quan với dân Israel cũng là Vua của họ.
Không có nhiều chi ntiết về công việc tông đồ của tông đồ Bartholomeus. Sách Công vụ Tông đồ nói đến Bartholomeus có mặt cùng với các anh em Tông đồ khác và Đức Mẹ cầu nguyện chờ đợi Đức Chúa Thánh Thần hiện xuống ngày lễ Ngũ tuần ở Jerusalem ( Cv 1, 12-14).
Theo tường thuật của sử gia Eusebius vào thế kỷ 4. nói đến Tông đồ Bartholomeus sau khi Chúa Giesu lên trời đã đi truyền giáo làm chứng cho Chúa Giêsu sang Ấn Độ, vùng Mesopotamien và vùng nước Armenien.
Một tường thuật thời Trung Cổ nói đến Tông đồ Bartholomeus bị chết tử vì đạo, bị hành hình lột da lúc còn sống, sau cùng bị đóng đinh vào thập gía. Cũng có truyền thuyết thuật lại Tông đồ Bartholomeus bị xử trảm chặt đầu.
Tương truyền Thánh nhân bị lột da sống trở thành huyền thoại rất phổ biến trong dân gian. Ở nhà nguyện Sixtina bên Vatican, danh họa Michael Angelo đã vẽ Thánh Bartholomeus tay trái cầm da của chính mình trong bức tranh nổi tiếng Ngày tận thế, phán xét chung. Hình ảnh này được hiểu cho là chính hình ảnh của Angelo.
Đi tích xương thánh của Thánh Bartholomeus được gìn giữ tôn kính trong thánh đường ở vùng cù lao Tiber bên Roma do Hoàng đế Otto II. mang về đó năm 983.
Năm 1238 Hoàng đế Friedrich II. đã mang sọ của Thánh Bartholomeus về Vương cung thánh đường nhà vua ở Frankfurt - Đức quốc- và Thánh Bartholomeus trở thành Thánh bổn mạng của Vương cung thánh đường này.
Không có nhiều thông tin tường thuật về Thánh tông đồ Bartholomeus, nhưng có thể nói được, lòng trung thành của Thánh nhân với Chúa Giêsu, tuy không có những công việc nổi bật khác thường, cũng đã thuyết phục là nhân chứng cho Chúa Giêsu trọn cả đời sống cho tới lúc chết.
Lễ kính Thánh Tông đồ Bartholomeus ngày 24.08. hằng năm trong toàn Giáo Hội Công Giáo.
Người Công Giáo - Việt Nam - ngày nhận lãnh làn nước Bí tích rửa tội thường nhận một Vị Thánh làm Thánh quan thầy. Nhưng có rất ít ngươi nhận Thánh Tông đồ Bartholomeus là Thánh quan thầy.
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long