Chúa Nhật XVI THƯỜNG NIÊN B (Gr 23,1-6; Ep 2,13-18; Mc 6,30-34)
Hai điều chính yếu cho sứ vụ tông đồ
Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã nghe thánh Máccô kể lại việc Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi truyền giáo. Lời Chúa hôm nay kể lại việc các Tông Đồ trở về và kể lại cho Chúa Giêsu nghe những thành quả mà họ đã thực hiện theo sứ vụ đã được ủy thác. Tuy nhiên, để không chạy theo những hoạt động và thành quả bên ngoài mà lơ là đời sống nội tâm, trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta nữa nuôi dưỡng hai điều cần thiết, đó là “cầu nguyện và có lòng thương xót” khi hoạt động tông đồ.
1- Trở về với đời sống cầu nguyện
Trước hết, chúng ta nói về vai trò của cầu nguyện. Quả thế, sau những ngày miệt mài truyền giáo, Chúa Giêsu thấy các ông cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nên Người bảo: “Anh em hãy lánh riêng ra đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,32).
“Lánh vào nơi thanh vắng” có nghĩa là tách mình khỏi sự ồn ào, khỏi sự huyên náo bên ngoài, để đi vào trong thinh lặng nội tâm, cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Ở đây Chúa Giêsu muốn các môn đệ và chúng ta ý thức rằng: cầu nguyện là việc làm cần thiết cho đời sống Kitô hữu và sứ vụ truyền giáo. Cầu nguyện là linh hồn của đời sống và hoạt động tông đồ: Không cầu nguyện, chúng ta dễ chạy theo hình thức bề ngoài mà thiếu ý nghĩa bên trong; Không cầu nguyện, người môn đệ Chúa dễ bị biến chất và tha hóa; Không cầu nguyện, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội thuần túy, chứ không phải là chứng nhân của Chúa. Vì thế, cầu nguyện là rất cần thiết.
Vậy thì phải cầu nguyện như thế nào? Chúng ta thường có thói quen cầu nguyện là lôi kéo Thiên Chúa xuống, theo những nhu cầu, ý muốn và toan tính của chúng ta. Cầu nguyện như thế chưa phải là cầu nguyện theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy. Theo đó, cầu nguyện là tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và để cho Người lối kéo chúng ta lên với thế giới của Người, để lắng nghe tiếng Chúa, để có những tầm nhìn và tâm tư của Chúa. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Vườn Dầu là một dẫn chứng cụ thể: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con” (Lc 21,42). Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại ở đó, Người tiếp tục: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 21,42). Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến” (Lc 11,2). Đó là ý hướng mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta thực hành khi cầu nguyện.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, Người còn là mẫu gương tuyệt hảo về cầu nguyện. Người cầu nguyện mỗi ngày: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện ở đó” (Mc 1,35). Người cầu nguyện trước những biến cố quan trọng, như khi chọn các Tông Đồ: “Chúa Giêsu đi ra núi cầu nguyện và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12).
Như thế, đối với Chúa Giêsu, cầu nguyện là tìm kiến thánh ý Thiên Chúa, chứ không phải là muốn kéo Thiên Chúa theo ý riêng mình. Chúa Giêsu còn mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện mỗi ngày, biết nghĩ ngơi và tĩnh dưỡng trong Chúa để kín múc sức mạnh từ chính Thiên Chúa cho đời sống và sứ vụ chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.
2. Người chạnh lòng thương
Điều chính yếu thứ hai đó là lòng thương xót. Cũng Tin Mừng Máccô hôm nay kể lại một chi tiết rất ý nghĩa: “Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,32).
Ở đây, chúng ta có một chi tiết quan trọng diễn tả tấm lòng mục tử của Chúa Giêsu: Người “chạnh lòng thương;” Người có một trái tim nhạy bén, một trái tim biết rung cảm và thương xót trước những nổi đau, khó khăn và cô đơn mà con người đang phải gánh chịu. Trái tim của Chúa Giêsu như trái tim của một người mẹ đau chính nỗi đau của người con. Nên suốt cuộc đời, Đức Giêsu xuất hiện như sứ giả của Lòng Thương Xót Thiên Chúa Cha, Người đến xoa dịu nỗi đau và cứu vớt con người. Khi nhìn thấy đám đông dân chúng bơ vơ, không người chăn dắt, Người chạnh lòng thương xót họ cách sâu xa (x. Mt 9,36). Khi thấy những người đau yếu, bệnh hoạn, tật nguyền, bị quỷ ám, Người chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19). Và tấm lòng chạnh thương đó đạt tới tột đỉnh khi Người chấp nhận chết trên thập giá và phục sinh để mang lại ơn cứu độ cho con người. Điều này được thánh Phaolô nói trong bài đọc II, nhờ cái chết của Người, Chúa Giêsu đã liên kết dân ngoại và dân Do thái; hòa giải nhân loại với Thiên Chúa.
Ngoài ra, hình ảnh “một đám người rất đông, bơ vơ, không người chăn dắt” là hình ảnh nói về thế giới và con người hôm nay. Hơn lúc nào hết, chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự vô cảm đang lan tràn khắp nơi. Có biết bao nhiêu người phải sống trong cảnh khốn khổ vì nghèo đói, thất nghiệp và chiến tranh; có biết bao gia đình phải sống trong cảnh bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không tương lai; có biết bao người trẻ là nạn nhân của bạo lực, oán thù và lừa lọc gian dối, họ bị tước đi quyền được đến trường, được học hành; có biết bao người già, người bị bệnh tật, tù đày đang ở trong cảnh cô đơn, loại trừ và bỏ rơi v.v... Họ đang thiếu người giúp đỡ; họ đang cần được hướng dẫn và chăm sóc. Họ đang thiếu vắng lòng thương xót và cần đến lòng thương xót Chúa.
3- Biết chạnh lòng thương như Chúa
Nếu nói rằng trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu là trở nên giống Người, là có những tâm tư tình cảm như Người, thì cũng có nghĩa là biết “chạnh lòng thương” như Chúa và trở nên những thừa tác viên của lòng thương xót Chúa cho anh chị em mình.
Bởi đó, khi khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Giáo Hội phải thực sự là chứng nhân của lòng thương xót Chúa. Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn toàn thể Giáo Hội, cách riêng các mục tử của Chúa tiếp tục áp dụng nguyên tắc “thương xót” như là “liều thuốc” để đưa con người thời nay về với Thiên Chúa.
Là môn đệ Chúa Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những người “biết chạnh lòng thương,” hay nói cách khác, hãy trở thành những người có trái tim mục tử của Chúa Giêsu, để có thể đồng cảm, đồng hành với anh chị em mình, nhất là với những người đau khổ. Vì chỉ có lòng thương xót Chúa mới thực sự là ngọn lửa thắp lên để sưởi ấm lòng người. Chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể quy tụ con người lại với nhau bên bếp lửa hồng đó. Và chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể vực con người đứng dậy, trở về với Thiên Chúa sau những vấp ngã, thất vọng, đổ vỡ trong cuộc đời này. Tắt một lời, cuối cùng chỉ có lòng thương xót Chúa mới cứu rỗi thế giới.
Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hai điều: một đàng, chúng ta luôn biết trở về với đời sống nội tâm, tĩnh lặng, nghĩ ngơi để cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Chúa; đàng khác, đối diện thực trạng cuộc sống hôm nay, chúng ta đồng thời được mời gọi hãy biết chạnh lòng thương và trở thành người mang lòng thương xót Chúa cho những ai chúng ta gặp gỡ và phục vụ. Như thế, đời sống Kitô hữu và sứ vụ của chúng ta chắc chắn sẽ mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho Nước Chúa và cho cứu độ của anh chị em mình. Amen!
Hai điều chính yếu cho sứ vụ tông đồ
Chúa Nhật vừa rồi, chúng ta đã nghe thánh Máccô kể lại việc Chúa Giêsu sai các Tông Đồ đi truyền giáo. Lời Chúa hôm nay kể lại việc các Tông Đồ trở về và kể lại cho Chúa Giêsu nghe những thành quả mà họ đã thực hiện theo sứ vụ đã được ủy thác. Tuy nhiên, để không chạy theo những hoạt động và thành quả bên ngoài mà lơ là đời sống nội tâm, trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi các môn đệ và cả chúng ta nữa nuôi dưỡng hai điều cần thiết, đó là “cầu nguyện và có lòng thương xót” khi hoạt động tông đồ.
1- Trở về với đời sống cầu nguyện
Trước hết, chúng ta nói về vai trò của cầu nguyện. Quả thế, sau những ngày miệt mài truyền giáo, Chúa Giêsu thấy các ông cần được nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng nên Người bảo: “Anh em hãy lánh riêng ra đến nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút” (Mc 6,32).
“Lánh vào nơi thanh vắng” có nghĩa là tách mình khỏi sự ồn ào, khỏi sự huyên náo bên ngoài, để đi vào trong thinh lặng nội tâm, cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa. Ở đây Chúa Giêsu muốn các môn đệ và chúng ta ý thức rằng: cầu nguyện là việc làm cần thiết cho đời sống Kitô hữu và sứ vụ truyền giáo. Cầu nguyện là linh hồn của đời sống và hoạt động tông đồ: Không cầu nguyện, chúng ta dễ chạy theo hình thức bề ngoài mà thiếu ý nghĩa bên trong; Không cầu nguyện, người môn đệ Chúa dễ bị biến chất và tha hóa; Không cầu nguyện, chúng ta chỉ là những nhà hoạt động xã hội thuần túy, chứ không phải là chứng nhân của Chúa. Vì thế, cầu nguyện là rất cần thiết.
Vậy thì phải cầu nguyện như thế nào? Chúng ta thường có thói quen cầu nguyện là lôi kéo Thiên Chúa xuống, theo những nhu cầu, ý muốn và toan tính của chúng ta. Cầu nguyện như thế chưa phải là cầu nguyện theo cách thức mà Chúa Giêsu dạy. Theo đó, cầu nguyện là tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa và để cho Người lối kéo chúng ta lên với thế giới của Người, để lắng nghe tiếng Chúa, để có những tầm nhìn và tâm tư của Chúa. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trong Vườn Dầu là một dẫn chứng cụ thể: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con” (Lc 21,42). Nhưng Chúa Giêsu không dừng lại ở đó, Người tiếp tục: “Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha” (Lc 21,42). Trong Kinh Lạy Cha, Chúa Giêsu dạy chúng ta cầu nguyện: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến” (Lc 11,2). Đó là ý hướng mà Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta thực hành khi cầu nguyện.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu không chỉ dạy chúng ta cầu nguyện, Người còn là mẫu gương tuyệt hảo về cầu nguyện. Người cầu nguyện mỗi ngày: “Sáng sớm, lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi đến một nơi thanh vắng để cầu nguyện ở đó” (Mc 1,35). Người cầu nguyện trước những biến cố quan trọng, như khi chọn các Tông Đồ: “Chúa Giêsu đi ra núi cầu nguyện và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12).
Như thế, đối với Chúa Giêsu, cầu nguyện là tìm kiến thánh ý Thiên Chúa, chứ không phải là muốn kéo Thiên Chúa theo ý riêng mình. Chúa Giêsu còn mời gọi chúng ta hãy cầu nguyện liên lỉ, cầu nguyện mỗi ngày, biết nghĩ ngơi và tĩnh dưỡng trong Chúa để kín múc sức mạnh từ chính Thiên Chúa cho đời sống và sứ vụ chúng ta. Đó là lý do tại sao Chúa Giêsu dạy các Tông Đồ tìm nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi đôi chút.
2. Người chạnh lòng thương
Điều chính yếu thứ hai đó là lòng thương xót. Cũng Tin Mừng Máccô hôm nay kể lại một chi tiết rất ý nghĩa: “Đức Giêsu thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt. Và Người bắt đầu dạy dỗ họ nhiều điều” (Mc 6,32).
Ở đây, chúng ta có một chi tiết quan trọng diễn tả tấm lòng mục tử của Chúa Giêsu: Người “chạnh lòng thương;” Người có một trái tim nhạy bén, một trái tim biết rung cảm và thương xót trước những nổi đau, khó khăn và cô đơn mà con người đang phải gánh chịu. Trái tim của Chúa Giêsu như trái tim của một người mẹ đau chính nỗi đau của người con. Nên suốt cuộc đời, Đức Giêsu xuất hiện như sứ giả của Lòng Thương Xót Thiên Chúa Cha, Người đến xoa dịu nỗi đau và cứu vớt con người. Khi nhìn thấy đám đông dân chúng bơ vơ, không người chăn dắt, Người chạnh lòng thương xót họ cách sâu xa (x. Mt 9,36). Khi thấy những người đau yếu, bệnh hoạn, tật nguyền, bị quỷ ám, Người chữa lành cho họ (x. Mt 14,14 tt; Mc 5,19). Và tấm lòng chạnh thương đó đạt tới tột đỉnh khi Người chấp nhận chết trên thập giá và phục sinh để mang lại ơn cứu độ cho con người. Điều này được thánh Phaolô nói trong bài đọc II, nhờ cái chết của Người, Chúa Giêsu đã liên kết dân ngoại và dân Do thái; hòa giải nhân loại với Thiên Chúa.
Ngoài ra, hình ảnh “một đám người rất đông, bơ vơ, không người chăn dắt” là hình ảnh nói về thế giới và con người hôm nay. Hơn lúc nào hết, chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự vô cảm đang lan tràn khắp nơi. Có biết bao nhiêu người phải sống trong cảnh khốn khổ vì nghèo đói, thất nghiệp và chiến tranh; có biết bao gia đình phải sống trong cảnh bấp bênh, không nhà cửa, không nghề nghiệp, không tương lai; có biết bao người trẻ là nạn nhân của bạo lực, oán thù và lừa lọc gian dối, họ bị tước đi quyền được đến trường, được học hành; có biết bao người già, người bị bệnh tật, tù đày đang ở trong cảnh cô đơn, loại trừ và bỏ rơi v.v... Họ đang thiếu người giúp đỡ; họ đang cần được hướng dẫn và chăm sóc. Họ đang thiếu vắng lòng thương xót và cần đến lòng thương xót Chúa.
3- Biết chạnh lòng thương như Chúa
Nếu nói rằng trở nên môn đệ đích thực của Chúa Giêsu là trở nên giống Người, là có những tâm tư tình cảm như Người, thì cũng có nghĩa là biết “chạnh lòng thương” như Chúa và trở nên những thừa tác viên của lòng thương xót Chúa cho anh chị em mình.
Bởi đó, khi khai mạc Công Đồng Vatican II, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã chọn “lòng thương xót hơn là kết án” làm định hướng mục vụ cho Giáo Hội trong thế giới hôm nay. Giáo Hội phải thực sự là chứng nhân của lòng thương xót Chúa. Đặc biệt, Đức Giáo Hoàng Phanxicô muốn toàn thể Giáo Hội, cách riêng các mục tử của Chúa tiếp tục áp dụng nguyên tắc “thương xót” như là “liều thuốc” để đưa con người thời nay về với Thiên Chúa.
Là môn đệ Chúa Kitô, tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những người “biết chạnh lòng thương,” hay nói cách khác, hãy trở thành những người có trái tim mục tử của Chúa Giêsu, để có thể đồng cảm, đồng hành với anh chị em mình, nhất là với những người đau khổ. Vì chỉ có lòng thương xót Chúa mới thực sự là ngọn lửa thắp lên để sưởi ấm lòng người. Chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể quy tụ con người lại với nhau bên bếp lửa hồng đó. Và chỉ có lòng thương xót Chúa mới có thể vực con người đứng dậy, trở về với Thiên Chúa sau những vấp ngã, thất vọng, đổ vỡ trong cuộc đời này. Tắt một lời, cuối cùng chỉ có lòng thương xót Chúa mới cứu rỗi thế giới.
Như thế, Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta hai điều: một đàng, chúng ta luôn biết trở về với đời sống nội tâm, tĩnh lặng, nghĩ ngơi để cầu nguyện và gặp gỡ thân tình với Chúa; đàng khác, đối diện thực trạng cuộc sống hôm nay, chúng ta đồng thời được mời gọi hãy biết chạnh lòng thương và trở thành người mang lòng thương xót Chúa cho những ai chúng ta gặp gỡ và phục vụ. Như thế, đời sống Kitô hữu và sứ vụ của chúng ta chắc chắn sẽ mang lại nhiều hoa trái tốt đẹp cho Nước Chúa và cho cứu độ của anh chị em mình. Amen!