TIN NAM CALI - Để đánh dấu 30 năm Phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam, người Công Giáo Việt Nam sẽ tặng 2 món quà quí là tượng Đức Mẹ La Vang và bia Kinh Phúc Thật Tám Mối cho Thánh địa Do Thái. Đức TGM Giuse Nguyễn Chí Linh sẽ sang làm phép và khánh thành tượng Đức Mẹ La Vang ngày 18/10/2018 tại Kyriat Yearim (Jerusalem) và bia Kinh Phúc Thật Tám Mối ngày 19/10/2018 tại núi Beatitudes cùng với sự tham gia của các linh mục nam nữ tu sĩ và các phái đoàn hành hương từ Việt Nam và từ khắp nơi trên thế giới.
Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin được trình bày về tiến trình thực hiện Kinh Bát Phúc bằng tiếng Việt Nam và khung cảnh Nhà thờ và Núi Beatitudes.
Những ai đã hành hương tới Do thái khi thăm nhà thờ Kinh Lậy Cha và nhìn thấy trong đó có “Kinh Lậy Cha” bằng tiếng Việt thì tự nhiên đều cảm thấy tự hào và gần gũi hơn với lời kinh chính Chúa đã dậy hoặc đến thăm nhà bà Isave được đọc kinh “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa (Magnificat)” và khi thăm nơi nhà ông Simeon được hát mừng kinh “Muôn Lậy Chúa (Nunc dimittis)” lòng chúng ta cảm thấy sung sướng tuyệt vời.
Trong niềm mơ ước đưa Lời Chúa vào tâm hồn người Việt Nam mỗi khi có dịp thăm đất thánh và ước vọng từ lâu của chúng tôi là nếu như bài giảng quan trọng của Chúa trên núi Bát Phúc ước chi có tiếng Việt Nam thì hay biết mấy.
Bia Kinh Phúc Thật Tám Mối
Ước vọng này đã được toại nguyện: Vào ngày 14/9/2017 Sơ Bề trên Telesphora Dòng nữ Phanxicô là giám quản Nhà thờ ở Núi Beatitudes đã chính thức đồng ý cho người Công Giáo Việt Nam dựng Bia Tám Mối Phúc Thật bằng tiếng Việt Nam.
Đây sẽ là Bia Tám Mối Phúc đầu tiên ở nơi này. Vị trí của bia kinh nằm trong khung viên giữa Nhà thờ và Tu viện, tại bàn thờ Thánh Phêrô (bàn thờ số 4). Trong khu vườn kiểng, và khu từ nhà thờ đi xuống tu viện có các bàn thờ để cho các nhóm hành hương có thể ngồi cầu nguyện, suy tư, và tham dự thánh lễ.
Hiện nay ở núi Beatitudes chỉ có Tám Phúc bằng tiếng la-tinh ở trong nhà thờ và bên ngoài lối đi đến nhà thờ có 8 bia đá cẩm thạch nhỏ, mỗi bia có ghi một Phúc bằng tiếng Anh. Khi cho phép có bia Kinh Tám Mối Phúc bằng tiếng Việt Nam đặt ở đây, Sơ có nói “Rồi đây chắc chắn nơi đây cũng sẽ có trăm ngôn ngữ khác nữa nếu họ biết có bia bằng tiếng Việt”. Mà thực tế đã xẩy ra, trong tháng vừa qua, người Công Giáo Ba Lan đã xin phép có bia kinh bằng tiếng Ba Lan. Nhưng tiên khởi vẫn là tiếng Việt Nam thật là hãnh diện biết bao!
Để thực hiện bia đá Kinh Phúc Thật Tám Mối Thật chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức vì phải liên lạc từ xa: từ việc tìm loại đá tốt và bền vững, tìm thợ khắc chữ, người thực hiện. Rất may mắn là chúng tôi được Sơ Têrêxa Quy và anh Lưu Huy Phong bên Do thái tận tình giúp đỡ và giám sát việc khắc chữ tiếng Việt để không sai dấu và được hoàn mỹ.
Bia Kinh Phúc Thật Tám Mối được khắc chữ Việt Nam trên đá granite mầu đen vững chắc đã được thợ bên Do thái hoàn thành và chờ ngày khánh thành.
Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu là cốt lõi cho việc sống đạo theo Chúa.
Bài giảng trên núi còn gọi là bài giảng "Tám Mối Phúc Thật" có thể nói những điều Chúa gọi là “phúc” thì thực ra đi ngược những gì mong đợi, chúng ngược dòng xã hội và văn hóa thời đó, nhưng thực ra đó lại chính là một “Hiến Chương Nước Trời”. Nhưng điều căn bản mà Chúa muốn con người thực hành trong cuộc sống thì sẽ tìm ra con đường an bình và hạnh phúc.
Phúc âm Thánh Mat-thêu thuật bài giảng của Chúa Giêsu như sau: “Người mở miệng dạy họ rằng: Phúc thay ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ. Phúc thay ai hiền lành, vì họ sẽ được Đất Hứa làm gia nghiệp. Phúc thay ai sầu khổ, vì họ sẽ được Thiên Chúa ủi an. Phúc thay ai khát khao nên người công chính, vì họ sẽ được Thiên Chúa cho thoả lòng. Phúc thay ai xót thương người, vì họ sẽ được Thiên Chúa xót thương. Phúc thay ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc thay ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em ở trên trời thật lớn lao.” (Matthêu 5:2-12)
Bài giảng trên núi, một bản tóm tắt mạnh mẽ về các giáo lý căn bản của Chúa Giêsu, mở ra với tuyên bố của Ngài về tám mối phúc thật, bắt đầu bằng “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ…” Matthêu 5: 3). Đó thực sự là lời tuyên bố cách mạng và chói tai, không phù hợp với những gì dân chúng đang mong đợi… Nhưng đối với đa số dân chúng là những người nghèo khó, Chúa Giêsu đã cho họ niềm hy vọng, niềm tin khi họ biết tìm kiếm giá trị sự sống không phải chỉ ở đời này, những cốt lõi là sự sống mai hậu, sự sống muôn đời.
Nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng Bài giảng trên núi theo thánh sử Matthêu kể lại là tóm tắt những điều quan trọng Chúa giảng dậy vào các thời điểm khác nhau chứ không nhất thiết là một bài giảng liên tục.
Bài giảng cho thấy những người theo Chúa Giêsu, được mô tả như là “muối đất”, nên sống thế nào để họ có mối quan hệ đúng đắn với Thiên Chúa và với những người khác. Ngài nói: “Tôi nói với anh em, trừ khi sự chính trực của anh em vượt quá những người luật sĩ và người Pharisieu, anh em sẽ không vào được Nước Trời.” (Mathêu 5:20)
Ngay từ thế kỷ thứ 4 đã có một ngôi nhà thờ nhỏ được xây dựng ở địa điểm này và nó được sử dụng cho đến thế kỷ thứ 7. Di tích của nhà thờ cũ đó đã được phát hiện trên dốc từ nhà thờ hiện tại đi xuống.
Nhà thờ hiện nay tọa lạc gần tàn tích của một ngôi nhà thờ nhỏ thời đế quốc Byzantine từ cuối thế kỷ thứ 4, và gần di tích của một tu viện nhỏ ở phía đông nam. Một phần sàn nhà ghép khảm của nhà thờ thời đế quốc Byzantine đã được tìm thấy và nay được trưng bày ở Caparnaum.
Núi Bát Phúc
Núi Bát Phúc được cho là bối cảnh Chúa Giêsu làm phép lạ biến 5 chiếc bánh và 2 con cá nuôi 5000 người ăn, và là nơi Chúa giảng "bài giảng trên Núi" nổi tiếng nhất. Khung cảnh nơi đây là một trong những nơi thanh bình và đẹp nhất tại Đất Thánh.
Nhìn ra bờ biển phía tây bắc của Biển Galilea, nơi nghỉ mát yên bình này mang đến cho khách hành hương khung cảnh đầy mê hoặc thuộc phía Bắc của Biển hồ và nhìn sang bên kia hồ là các vách đá của Cao nguyên Golan.
Cũng trong tầm mắt nhìn là những nơi đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong sứ vụ của Chúa Giêsu ở Galilêa, kể cả thị trấn Capernaum cách đó 3km, nơi Ngài đã đến giảng dậy và cư ngụ nhiều lần nơi nhà của gia đình Phêrô. Ngay bên dưới là khe núi Sower’s Cove, nơi người ta tin rằng Chúa Giêsu đã giảng dạy ngụ ngôn của Người Gieo Giống (Mark 4: 1-9) từ một chiếc thuyền neo đậu trong hồ.
Địa điểm chính xác khi Chúa Giêsu giảng bài giảng trên Núi (Matthêu 5: 1-7: 28) không được xác định. Nhưng người Kitô hữu từ bao lâu nay đã hành hương tới nơi này để kỷ niệm sự kiện bài giảng Bát Phúc tại nhà thờ Bát Phúc, được xây dựng trên sườn núi và có đường dẫn tới từ cao tốc Tiberias-Rosh Pina.
Tại Núi Bát Phúc cũng là nơi Chúa Giêsu đã gặp các môn đệ của mình sau khi Ngài phục sinh. Phúc Âm kể rằng:
“Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Matthêu 28: 16-20).
Nhà khảo cổ học Bargil Pixner nói: “Bãi rộng bên trên hang động còn tồn tại này, được gọi là Mughara Ayub, phải được coi là nơi theo truyền thống là nơi Chúa giảng Bài giảng trên núi. Ngọn đồi Eremos thực sự cung cấp một cái nhìn tuyệt vời về phía toàn bộ hồ Galilea và nhìn về các làng xung quanh. Ngọn đồi này hoang vu có nghĩa là không có trồng trọt, vì thế Chúa Giêsu có thể tụ tập đám đông dân chúng xung quanh mà không gây thiệt hại cho nông trại hay người nông dân chung quanh”.
Trên đỉnh cao của đỉnh của núi Beatitudes cũng có một tòa nhà có tên là “Trung tâm Kitô giáo” dành cho các cuộc họp, nghiên cứu và tĩnh tâm được gọi là Domus Galilaeae (Nhà Galilea), được khánh thành vào năm 2000. Trung tâm này nằm chỉ hơn 1 km từ những tàn tích của địa danh Chorazin cổ đại. Trung tâm và tu viện liền kề thuộc về Neo-Catechumenal Way (Con đường Tân Dự Tòng), một phong trào Công Giáo nhắm hướng tới sự giáo huấn và hình thành đời sống Kitô hữu. Kiến trúc Trung tâm được thiết kế bởi người sáng lập phong trào là Kiko Argüello và một nhóm kiến trúc sư.
Nhà thờ Bát Phúc
Nhà thờ Bát Phúc là một nhà thờ Công Giáo ở gần Biển hồ Galilea, Israel. Nhà thờ này được xây dựng trên ngọn đồi Bát Phúc (Mount of Beatitudes) ở giữa Tabgha và Caparnaum, nơi mà xưa kia Chúa Giêsu đã giảng Bài giảng trên núi còn gọi là "bài giảng Tám mối Phúc thật" và cũng gọi là “Hiến Chương Nước Trời”.
Nhà thờ Bát Phúc là một tòa nhà hình bát giác thanh lịch và bao bọc chung quanh là hành lang với các cột chống như tại hành lang thuộc các tu viện kín xưa kia. Tòa nhà được xây dựng hòa nhập vào sườn dốc của núi đồi.
Nhà thờ mới được xây dựng vào năm 1938 cho các nữ tu dòng Phanxicô, với thiết kế của kiến trúc sư người Ý tên là Antonio Barluzzi. Tám mặt của nhà thờ chiếu ánh sáng chan hòa và thoáng mát đại diện cho 8 phúc, và mỗi phúc được viết bằng tiếng Latinh ở phía trên các cửa sổ.
Bàn thờ được đặt ở vị trí trung tâm được gắn với một vòm được chống đỡ bằng 4 cột đá alabaster và onyx mảnh mai quí hiếm. Xung quanh bàn thờ trên sàn khảm các biểu tượng bằng mosaic bảy nhân đức là: công lý, bác ái, khôn ngoan, đức tin, dũng cảm, hy vọng và tiết độ.
Các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tới dâng lễ misa tại nhà thờ này khi các vị viếng thăm Đất Thánh. Nhà thờ này hiện nay do các Nữ tu Dòng Phanxicô coi sóc. Khung cảnh rộng rãi của Mount Beatitudes (còn được gọi là Mount Eremos, một từ Hy Lạp có nghĩa là nơi vắng vẻ không người ở) cung cấp không gian rộng rãi cho một đám đông lớn tụ tập để nghe Chúa Giêsu giảng dậy.
Người hành hương tên là Egeria (khoảng năm 381) đã ghi lại một truyền thống từ thời người Kitô hữu gốc Do thái ở thị trấn Capernaum lúc ban đầu. Egeria kể về một hang động ở sườn đồi Seven Springs, gần Tabgha, và sau khi mô tả Nhà thờ Chúa hóa bánh và cá ra nhiều, đã viết: "Gần nơi này, trên một ngọn núi, có một hang động trên núi mà Đấng Cứu Thế đã lên để giảng bài Tám mối phúc thật".
Các Phái Đoàn Hành Hương sang khánh thành Bia Kinh Bát Phúc bên Do thái:
Hiện đã có các phái đoàn sau đây:
LM. John Trần Công Nghị
VietCatholic, Mother’s Day ngày 13 tháng 5 năm 2018
Trong bài viết hôm nay chúng tôi xin được trình bày về tiến trình thực hiện Kinh Bát Phúc bằng tiếng Việt Nam và khung cảnh Nhà thờ và Núi Beatitudes.
Những ai đã hành hương tới Do thái khi thăm nhà thờ Kinh Lậy Cha và nhìn thấy trong đó có “Kinh Lậy Cha” bằng tiếng Việt thì tự nhiên đều cảm thấy tự hào và gần gũi hơn với lời kinh chính Chúa đã dậy hoặc đến thăm nhà bà Isave được đọc kinh “Linh hồn tôi chúc tụng Chúa (Magnificat)” và khi thăm nơi nhà ông Simeon được hát mừng kinh “Muôn Lậy Chúa (Nunc dimittis)” lòng chúng ta cảm thấy sung sướng tuyệt vời.
Trong niềm mơ ước đưa Lời Chúa vào tâm hồn người Việt Nam mỗi khi có dịp thăm đất thánh và ước vọng từ lâu của chúng tôi là nếu như bài giảng quan trọng của Chúa trên núi Bát Phúc ước chi có tiếng Việt Nam thì hay biết mấy.
Bia Kinh Phúc Thật Tám Mối
Đây sẽ là Bia Tám Mối Phúc đầu tiên ở nơi này. Vị trí của bia kinh nằm trong khung viên giữa Nhà thờ và Tu viện, tại bàn thờ Thánh Phêrô (bàn thờ số 4). Trong khu vườn kiểng, và khu từ nhà thờ đi xuống tu viện có các bàn thờ để cho các nhóm hành hương có thể ngồi cầu nguyện, suy tư, và tham dự thánh lễ.
Hiện nay ở núi Beatitudes chỉ có Tám Phúc bằng tiếng la-tinh ở trong nhà thờ và bên ngoài lối đi đến nhà thờ có 8 bia đá cẩm thạch nhỏ, mỗi bia có ghi một Phúc bằng tiếng Anh. Khi cho phép có bia Kinh Tám Mối Phúc bằng tiếng Việt Nam đặt ở đây, Sơ có nói “Rồi đây chắc chắn nơi đây cũng sẽ có trăm ngôn ngữ khác nữa nếu họ biết có bia bằng tiếng Việt”. Mà thực tế đã xẩy ra, trong tháng vừa qua, người Công Giáo Ba Lan đã xin phép có bia kinh bằng tiếng Ba Lan. Nhưng tiên khởi vẫn là tiếng Việt Nam thật là hãnh diện biết bao!
Để thực hiện bia đá Kinh Phúc Thật Tám Mối Thật chúng tôi đã tốn rất nhiều công sức vì phải liên lạc từ xa: từ việc tìm loại đá tốt và bền vững, tìm thợ khắc chữ, người thực hiện. Rất may mắn là chúng tôi được Sơ Têrêxa Quy và anh Lưu Huy Phong bên Do thái tận tình giúp đỡ và giám sát việc khắc chữ tiếng Việt để không sai dấu và được hoàn mỹ.
Bia Kinh Phúc Thật Tám Mối được khắc chữ Việt Nam trên đá granite mầu đen vững chắc đã được thợ bên Do thái hoàn thành và chờ ngày khánh thành.
Bài giảng trên núi của Chúa Giêsu là cốt lõi cho việc sống đạo theo Chúa.
Bài giảng trên núi còn gọi là bài giảng "Tám Mối Phúc Thật" có thể nói những điều Chúa gọi là “phúc” thì thực ra đi ngược những gì mong đợi, chúng ngược dòng xã hội và văn hóa thời đó, nhưng thực ra đó lại chính là một “Hiến Chương Nước Trời”. Nhưng điều căn bản mà Chúa muốn con người thực hành trong cuộc sống thì sẽ tìm ra con đường an bình và hạnh phúc.
Bài giảng trên núi, một bản tóm tắt mạnh mẽ về các giáo lý căn bản của Chúa Giêsu, mở ra với tuyên bố của Ngài về tám mối phúc thật, bắt đầu bằng “Phúc thay ai có tinh thần nghèo khó, vì Nước Trời là của họ…” Matthêu 5: 3). Đó thực sự là lời tuyên bố cách mạng và chói tai, không phù hợp với những gì dân chúng đang mong đợi… Nhưng đối với đa số dân chúng là những người nghèo khó, Chúa Giêsu đã cho họ niềm hy vọng, niềm tin khi họ biết tìm kiếm giá trị sự sống không phải chỉ ở đời này, những cốt lõi là sự sống mai hậu, sự sống muôn đời.
Nhiều học giả Kinh Thánh cho rằng Bài giảng trên núi theo thánh sử Matthêu kể lại là tóm tắt những điều quan trọng Chúa giảng dậy vào các thời điểm khác nhau chứ không nhất thiết là một bài giảng liên tục.
Bài giảng cho thấy những người theo Chúa Giêsu, được mô tả như là “muối đất”, nên sống thế nào để họ có mối quan hệ đúng đắn với Thiên Chúa và với những người khác. Ngài nói: “Tôi nói với anh em, trừ khi sự chính trực của anh em vượt quá những người luật sĩ và người Pharisieu, anh em sẽ không vào được Nước Trời.” (Mathêu 5:20)
Ngay từ thế kỷ thứ 4 đã có một ngôi nhà thờ nhỏ được xây dựng ở địa điểm này và nó được sử dụng cho đến thế kỷ thứ 7. Di tích của nhà thờ cũ đó đã được phát hiện trên dốc từ nhà thờ hiện tại đi xuống.
Nhà thờ hiện nay tọa lạc gần tàn tích của một ngôi nhà thờ nhỏ thời đế quốc Byzantine từ cuối thế kỷ thứ 4, và gần di tích của một tu viện nhỏ ở phía đông nam. Một phần sàn nhà ghép khảm của nhà thờ thời đế quốc Byzantine đã được tìm thấy và nay được trưng bày ở Caparnaum.
Núi Bát Phúc
Nhìn ra bờ biển phía tây bắc của Biển Galilea, nơi nghỉ mát yên bình này mang đến cho khách hành hương khung cảnh đầy mê hoặc thuộc phía Bắc của Biển hồ và nhìn sang bên kia hồ là các vách đá của Cao nguyên Golan.
Cũng trong tầm mắt nhìn là những nơi đã diễn ra nhiều sự kiện quan trọng trong sứ vụ của Chúa Giêsu ở Galilêa, kể cả thị trấn Capernaum cách đó 3km, nơi Ngài đã đến giảng dậy và cư ngụ nhiều lần nơi nhà của gia đình Phêrô. Ngay bên dưới là khe núi Sower’s Cove, nơi người ta tin rằng Chúa Giêsu đã giảng dạy ngụ ngôn của Người Gieo Giống (Mark 4: 1-9) từ một chiếc thuyền neo đậu trong hồ.
Địa điểm chính xác khi Chúa Giêsu giảng bài giảng trên Núi (Matthêu 5: 1-7: 28) không được xác định. Nhưng người Kitô hữu từ bao lâu nay đã hành hương tới nơi này để kỷ niệm sự kiện bài giảng Bát Phúc tại nhà thờ Bát Phúc, được xây dựng trên sườn núi và có đường dẫn tới từ cao tốc Tiberias-Rosh Pina.
Tại Núi Bát Phúc cũng là nơi Chúa Giêsu đã gặp các môn đệ của mình sau khi Ngài phục sinh. Phúc Âm kể rằng:
“Mười một môn đệ đi tới miền Ga-li-lê, đến ngọn núi Đức Giê-su đã truyền cho các ông đến. Khi thấy Người, các ông bái lạy, nhưng có mấy ông lại hoài nghi. Đức Giê-su đến gần, nói với các ông: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (Matthêu 28: 16-20).
Nhà khảo cổ học Bargil Pixner nói: “Bãi rộng bên trên hang động còn tồn tại này, được gọi là Mughara Ayub, phải được coi là nơi theo truyền thống là nơi Chúa giảng Bài giảng trên núi. Ngọn đồi Eremos thực sự cung cấp một cái nhìn tuyệt vời về phía toàn bộ hồ Galilea và nhìn về các làng xung quanh. Ngọn đồi này hoang vu có nghĩa là không có trồng trọt, vì thế Chúa Giêsu có thể tụ tập đám đông dân chúng xung quanh mà không gây thiệt hại cho nông trại hay người nông dân chung quanh”.
Trên đỉnh cao của đỉnh của núi Beatitudes cũng có một tòa nhà có tên là “Trung tâm Kitô giáo” dành cho các cuộc họp, nghiên cứu và tĩnh tâm được gọi là Domus Galilaeae (Nhà Galilea), được khánh thành vào năm 2000. Trung tâm này nằm chỉ hơn 1 km từ những tàn tích của địa danh Chorazin cổ đại. Trung tâm và tu viện liền kề thuộc về Neo-Catechumenal Way (Con đường Tân Dự Tòng), một phong trào Công Giáo nhắm hướng tới sự giáo huấn và hình thành đời sống Kitô hữu. Kiến trúc Trung tâm được thiết kế bởi người sáng lập phong trào là Kiko Argüello và một nhóm kiến trúc sư.
Nhà thờ Bát Phúc
Nhà thờ Bát Phúc là một tòa nhà hình bát giác thanh lịch và bao bọc chung quanh là hành lang với các cột chống như tại hành lang thuộc các tu viện kín xưa kia. Tòa nhà được xây dựng hòa nhập vào sườn dốc của núi đồi.
Nhà thờ mới được xây dựng vào năm 1938 cho các nữ tu dòng Phanxicô, với thiết kế của kiến trúc sư người Ý tên là Antonio Barluzzi. Tám mặt của nhà thờ chiếu ánh sáng chan hòa và thoáng mát đại diện cho 8 phúc, và mỗi phúc được viết bằng tiếng Latinh ở phía trên các cửa sổ.
Bàn thờ được đặt ở vị trí trung tâm được gắn với một vòm được chống đỡ bằng 4 cột đá alabaster và onyx mảnh mai quí hiếm. Xung quanh bàn thờ trên sàn khảm các biểu tượng bằng mosaic bảy nhân đức là: công lý, bác ái, khôn ngoan, đức tin, dũng cảm, hy vọng và tiết độ.
Các Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tới dâng lễ misa tại nhà thờ này khi các vị viếng thăm Đất Thánh. Nhà thờ này hiện nay do các Nữ tu Dòng Phanxicô coi sóc. Khung cảnh rộng rãi của Mount Beatitudes (còn được gọi là Mount Eremos, một từ Hy Lạp có nghĩa là nơi vắng vẻ không người ở) cung cấp không gian rộng rãi cho một đám đông lớn tụ tập để nghe Chúa Giêsu giảng dậy.
Người hành hương tên là Egeria (khoảng năm 381) đã ghi lại một truyền thống từ thời người Kitô hữu gốc Do thái ở thị trấn Capernaum lúc ban đầu. Egeria kể về một hang động ở sườn đồi Seven Springs, gần Tabgha, và sau khi mô tả Nhà thờ Chúa hóa bánh và cá ra nhiều, đã viết: "Gần nơi này, trên một ngọn núi, có một hang động trên núi mà Đấng Cứu Thế đã lên để giảng bài Tám mối phúc thật".
Các Phái Đoàn Hành Hương sang khánh thành Bia Kinh Bát Phúc bên Do thái:
Hiện đã có các phái đoàn sau đây:
- Phái đoàn do Đức TGM Giuse chủ tịch Hội đồng giám mục Việt Nam sang Do thái chủ sự làm phép khánh thành.
- Phái đoàn các Linh mục, Tu sĩ và Nữ tu tại Hoa Kỳ do Đức ông Trịnh Minh Trí và Cha Nguyễn Xuân Hương hướng dẫn.
- Phái đoàn VietCatholic Hoa Kỳ do Cha Lê Quang Hiền, cha Trần Công Nghị và Cha Nguyễn Công Đoan hướng dẫn.
- Phái đoàn VietCatholic Úc châu do Cha Văn Chi hướng dẫn.
- Ngoài ra còn các Phái đoàn khác từ Việt Nam và các quốc gia khác sẽ được loan báo sau.
- Muốn biết thêm chi tiết xin liên lạc vietcatholic@gmail.com
LM. John Trần Công Nghị
VietCatholic, Mother’s Day ngày 13 tháng 5 năm 2018