Sứ thần Tòa Thánh tại Áo đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ các linh mục và giám mục Đức phản đối chính phủ miền Bavaria treo thánh giá tại các công thự của chính phủ.
Trong một bài giảng tại Tu viện Heiligenkreuz, Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen, người Thụy Sĩ, là Sứ thần Tòa Thánh tại Áo, cho biết phản ứng của một số giáo sĩ đối với quyết định của chính phủ miền Bavaria là “không thể chấp nhận được”
“Là Sứ Thần Tòa Thánh và đại diện của Đức Thánh Cha, tôi cảm thấy buồn và hổ thẹn khi khi thấy thánh giá được dựng lên ở một nước láng giềng mà chính các giám mục và linh mục lại đi chỉ trích một quyết định như thế. Thật đáng xấu hổ làm sao! Không thể chấp nhận được.”
Tuy không nêu rõ đích danh ai, rõ ràng những lời của Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen đã nhắm đến Đức Hồng Y Reinhard Marx.
Đức Hồng Y Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising, cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã chỉ trích quyết định của bang Bavaria treo thánh giá trong các tòa nhà chính phủ vì cho rằng quyết định này sẽ gây ra “chia rẽ” và “đấu tranh chống lại nhau”.
“Nếu thánh giá chỉ được xem như một biểu tượng văn hóa, thì người ta chưa hiểu được thánh giá”, ngài nói. Theo Đức Hồng Y, thánh giá là “một dấu chỉ phản đối bạo lực, bất công, tội lỗi và cái chết, chứ không phải là một dấu chỉ [loại trừ] chống lại người khác.”
Tuy nhiên, Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg không đồng ý với những ý kiến của Đức Hồng Y Marx. Ngài đã lên tiếng hoan nghênh quyết định này của bang Bavaria. Đức Cha nói: “Thánh giá là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa phương Tây. Đó là biểu hiện của một nền văn hóa tình yêu, bác ái và sự khẳng định cuộc sống. Thánh giá là một trong những nền tảng của châu Âu.”
Đức Cha Rudolf Voderholzer nói thêm, đó là lý do tại sao, người dân miền Bavaria có truyền thống đặt thánh giá chứ không phải là các biểu tượng khác ở các đỉnh núi của họ. “Không phải lá cờ quốc gia hay các biểu tượng khác của quyền bính con người, như những người khác có thể thích hơn ở những nơi khác, nhưng là thánh giá. Thánh giá nên được nhìn thấy mọi nơi,vì thánh giá là dấu chỉ của ơn cứu rỗi và cuộc sống trong đó Chúa Kitô giao hòa giữa trời và đất, Thiên Chúa và hòa giải con người, nạn nhân và thủ phạm.”
Thủ tướng Bavus Markus Söder của bang Bavaria đã công bố chính sách này vào tuần trước, nói rằng việc treo thánh giá sẽ phản ánh “bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của phương Tây-Kitô giáo” trên miền này..
Souece: Catholic Herald Nuncio ‘ashamed’ at Church opposition to crosses on state buildings
Trong một bài giảng tại Tu viện Heiligenkreuz, Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen, người Thụy Sĩ, là Sứ thần Tòa Thánh tại Áo, cho biết phản ứng của một số giáo sĩ đối với quyết định của chính phủ miền Bavaria là “không thể chấp nhận được”
“Là Sứ Thần Tòa Thánh và đại diện của Đức Thánh Cha, tôi cảm thấy buồn và hổ thẹn khi khi thấy thánh giá được dựng lên ở một nước láng giềng mà chính các giám mục và linh mục lại đi chỉ trích một quyết định như thế. Thật đáng xấu hổ làm sao! Không thể chấp nhận được.”
Tuy không nêu rõ đích danh ai, rõ ràng những lời của Đức Tổng Giám Mục Peter Zurbriggen đã nhắm đến Đức Hồng Y Reinhard Marx.
Đức Hồng Y Marx, Tổng Giám mục Munich và Freising, cũng là chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức đã chỉ trích quyết định của bang Bavaria treo thánh giá trong các tòa nhà chính phủ vì cho rằng quyết định này sẽ gây ra “chia rẽ” và “đấu tranh chống lại nhau”.
“Nếu thánh giá chỉ được xem như một biểu tượng văn hóa, thì người ta chưa hiểu được thánh giá”, ngài nói. Theo Đức Hồng Y, thánh giá là “một dấu chỉ phản đối bạo lực, bất công, tội lỗi và cái chết, chứ không phải là một dấu chỉ [loại trừ] chống lại người khác.”
Tuy nhiên, Đức Cha Rudolf Voderholzer của Regensburg không đồng ý với những ý kiến của Đức Hồng Y Marx. Ngài đã lên tiếng hoan nghênh quyết định này của bang Bavaria. Đức Cha nói: “Thánh giá là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa phương Tây. Đó là biểu hiện của một nền văn hóa tình yêu, bác ái và sự khẳng định cuộc sống. Thánh giá là một trong những nền tảng của châu Âu.”
Đức Cha Rudolf Voderholzer nói thêm, đó là lý do tại sao, người dân miền Bavaria có truyền thống đặt thánh giá chứ không phải là các biểu tượng khác ở các đỉnh núi của họ. “Không phải lá cờ quốc gia hay các biểu tượng khác của quyền bính con người, như những người khác có thể thích hơn ở những nơi khác, nhưng là thánh giá. Thánh giá nên được nhìn thấy mọi nơi,vì thánh giá là dấu chỉ của ơn cứu rỗi và cuộc sống trong đó Chúa Kitô giao hòa giữa trời và đất, Thiên Chúa và hòa giải con người, nạn nhân và thủ phạm.”
Thủ tướng Bavus Markus Söder của bang Bavaria đã công bố chính sách này vào tuần trước, nói rằng việc treo thánh giá sẽ phản ánh “bản sắc văn hóa và ảnh hưởng của phương Tây-Kitô giáo” trên miền này..
Souece: Catholic Herald Nuncio ‘ashamed’ at Church opposition to crosses on state buildings