Chúa đã sống lại! Alleluia!
Trong niềm tin vào sự sống lại vinh quang của Đức Kitô, sáng Chúa Nhật Phục sinh, đông đảo mọi thành phần dân Chúa từ khắp nơi về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam tham dự Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Phục sinh do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ tế.
Xem Hình
Trước khi vào Thánh lễ, ông Phê rô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX Phủ Cam, thay mặt toàn thể cộng đoàn ngõ lời tri ân Đức Tổng và quý Cha đồng tế đã về đây dâng Thánh lễ mừng Chúa Phục sinh long trọng hôm nay. Đồng thời cũng chúc Đức Tổng và quý Cha cùng toàn thể cộng đoàn một mùa Phục sinh an lành-thánh thiện và tràn đầy hồng ân.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chia sẻ: Đêm hôm qua, chúng ta được nghe loan báo một tin vui nhất của đức tin Công Giáo, đó là Đức Giêsu Kitô cứu thế đã sống lại. Đó là niềm vui chung chứ không phải niềm vui của ngày đại lễ mà thôi, mà là niềm vui cho cả một con đường trước mặt. Sáng hôm nay Giáo hội mời goi hãy đi vào con đường nội tâm của chúng ta mà những chứng nhân đầu tiên đã đi. Như Gioan đã thấy và đã tin, còn chúng ta? Chúng ta đã thấy nhưng đã tin chưa thì chúng ta hãy tự vấn lương tâm mình. Đó chính là điều mà Chúa mong đợi ở chúng ta. Qua thánh lễ này, Đức Tổng Giuse mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Tổng Giáo phận Huế luôn được bình an, cầu nguyện cách đặc biệt cho sự bình an của Giáo xứ Chính tòa, cho từng người, từng nhà con cái của Giáo xứ Chính tòa. Xin Chúa cho niềm vui phục sinh trở thành sứ mệnh của chúng ta. Chúng ta được trao phó sứ mệnh đem niềm vui phục sinh cho mọi người bằng lối sống của chúng ta.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng cũng đặc biệt chia sẻ: Hiện tượng tục hóa đang làm suy giảm đức Tin của giới trẻ, và cả mỗi người chúng ta nữa. Tục hóa có nghĩa là “những sự dưới đất mà xem thường những sự trên trời” mà Thánh Phaolo đã nói đến trong bài đọc hôm nay. Và thánh Phaolo cũng đã nói: “Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của tôi trở thành vô ích”. Mỗi người chúng ta ai cũng có niềm tin vào sự phục sinhc ủa Chúa Giêsu, nhưng chúng ta tin thì chưa đủ mà phải làm thay đổi được đời sống của chúng ta. Có rất nhiều vị chính khách đến với đất nước Việt Nam, nhưng chúng ta không quan tâm vì chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống của chúng ta. Nhưng có những vị chính khách khi đến Việt Nam đã làm lay động lòng người Việt Nam, điển hình là năm 2001, Tổng thống Bill Clinton của Mỹ đã đến Việt Nam và đã đọc một bài diễn văn tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sau bài diễn văn đó, nước Mỹ và Việt Nam đã khép lại quá khứ chiến tranh và hận thù, đồng thời mở ra một tương lai sang lạn. Đó là điều mà người Việt Nam đã chờ đợi lâu lắm, chính vì vậy, khi tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội đã có chừng 1,5 triệu người đổ ra đường để chào đón. Không phải đón bản thân Bill Clinton, mà là đón tin vui của Việt Nam và Mỹ đã sang trang.
Vào Sài Gòn, ông đã đến ăn phở ở một tiệm ăn thì cuộc sống sau đó của tiệm phở đã thay đổi hoàn toàn, niềm vui của ông bà chủ tiệm là không thể diễn tả được, từ đó bao nhiêu người đã đến ăn phở.
Năm 2016, Tổng thống Obama cũng đã đến Việt Nam, ông cũng đã đến ăn bún chả ở Hà Nội. Thái độ vui vẻ và thân thiện của ông đã làm cho chủ tiệm hết sức bất ngờ, từ đó quán bún đã hoàn toàn thay đổi, rất nhiều người đến đó để thưởng thức bún chả. Trân trọng giá trị đó đến nổi ông chủ quán đã mang chiếc ghế mà Obama đã ngồi đặt vào trong lồng kín để kỷ niệm như một báu vật.
Một người cho dù là lãnh tụ của một đất nước hung mạnh nhất thế giới cũng chỉ là một con người mà thôi, thế mà đã làm thay đổi vận mệnh của những con người có quan hệ đến.
Riêng chúng ta, Chúa Giê su xuống thế làm người, đã chịu chết và sống lại, chúng ta tin vào sự sống lại của Chúa, nhưng sự sống lại đó đã làm thay đổi con người của chúng ta hay chưa? Nếu như chúng ta chịu thay đổi như những người đã được ông Bill Clinton và Obama ghé đến thì đã khá lắm rồi. Mầu nhiệm Chúa sống lại là một sự kiện mà chúng ta ai cũng không thể nào tưởng tượng được, nhưng của chúng ta đã cho chúng ta niềm tin, Bí tích Rửa tội đã dẫn đưa chúng ta vào niềm tin đó, nhưng chúng ta đã thay đổi được gì.
Kết thúc Thánh lễ, trước khi ban Phép lành, Đức Tổng đã ngõ lời cảm ơn cộng đoàn tham dự Thánh lễ mừng Chúa phục sinh một cách sốt sắng. Đầu lễ, ông Chủ tịch HĐGX chính tòa Phủ Cam đã cảm ơn Ngài và các cha đồng tê, nhưng thực ra Ngài và các cha phải cảm ơn cộng đoàn mới đúng. Vì dù là lễ Đại triều, nhưng nếu không có côngj đoàn tham dự mà chỉ làm lễ một mình thì đâu còn long trọng nữa. Ngài mời gọi cộng đoàn hãy chúc mừng nhau nhân ngày lễ phục sinh một tràng pháo tay.
Trương Trí
Trong niềm tin vào sự sống lại vinh quang của Đức Kitô, sáng Chúa Nhật Phục sinh, đông đảo mọi thành phần dân Chúa từ khắp nơi về Nhà thờ Chính tòa Phủ Cam tham dự Thánh lễ Đại triều mừng Chúa Phục sinh do Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Tổng Giám mục Tổng Giáo phận Huế chủ tế.
Xem Hình
Trước khi vào Thánh lễ, ông Phê rô Đặng Văn Hoàng, Chủ tịch HĐGX Phủ Cam, thay mặt toàn thể cộng đoàn ngõ lời tri ân Đức Tổng và quý Cha đồng tế đã về đây dâng Thánh lễ mừng Chúa Phục sinh long trọng hôm nay. Đồng thời cũng chúc Đức Tổng và quý Cha cùng toàn thể cộng đoàn một mùa Phục sinh an lành-thánh thiện và tràn đầy hồng ân.
Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám Mục chia sẻ: Đêm hôm qua, chúng ta được nghe loan báo một tin vui nhất của đức tin Công Giáo, đó là Đức Giêsu Kitô cứu thế đã sống lại. Đó là niềm vui chung chứ không phải niềm vui của ngày đại lễ mà thôi, mà là niềm vui cho cả một con đường trước mặt. Sáng hôm nay Giáo hội mời goi hãy đi vào con đường nội tâm của chúng ta mà những chứng nhân đầu tiên đã đi. Như Gioan đã thấy và đã tin, còn chúng ta? Chúng ta đã thấy nhưng đã tin chưa thì chúng ta hãy tự vấn lương tâm mình. Đó chính là điều mà Chúa mong đợi ở chúng ta. Qua thánh lễ này, Đức Tổng Giuse mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho Tổng Giáo phận Huế luôn được bình an, cầu nguyện cách đặc biệt cho sự bình an của Giáo xứ Chính tòa, cho từng người, từng nhà con cái của Giáo xứ Chính tòa. Xin Chúa cho niềm vui phục sinh trở thành sứ mệnh của chúng ta. Chúng ta được trao phó sứ mệnh đem niềm vui phục sinh cho mọi người bằng lối sống của chúng ta.
Trong bài giảng lễ, Đức Tổng cũng đặc biệt chia sẻ: Hiện tượng tục hóa đang làm suy giảm đức Tin của giới trẻ, và cả mỗi người chúng ta nữa. Tục hóa có nghĩa là “những sự dưới đất mà xem thường những sự trên trời” mà Thánh Phaolo đã nói đến trong bài đọc hôm nay. Và thánh Phaolo cũng đã nói: “Nếu Đức Kitô không sống lại thì lời rao giảng của tôi trở thành vô ích”. Mỗi người chúng ta ai cũng có niềm tin vào sự phục sinhc ủa Chúa Giêsu, nhưng chúng ta tin thì chưa đủ mà phải làm thay đổi được đời sống của chúng ta. Có rất nhiều vị chính khách đến với đất nước Việt Nam, nhưng chúng ta không quan tâm vì chẳng ảnh hưởng gì đến đời sống của chúng ta. Nhưng có những vị chính khách khi đến Việt Nam đã làm lay động lòng người Việt Nam, điển hình là năm 2001, Tổng thống Bill Clinton của Mỹ đã đến Việt Nam và đã đọc một bài diễn văn tại Đại học Bách khoa Hà Nội, sau bài diễn văn đó, nước Mỹ và Việt Nam đã khép lại quá khứ chiến tranh và hận thù, đồng thời mở ra một tương lai sang lạn. Đó là điều mà người Việt Nam đã chờ đợi lâu lắm, chính vì vậy, khi tổng thống Bill Clinton đến Hà Nội đã có chừng 1,5 triệu người đổ ra đường để chào đón. Không phải đón bản thân Bill Clinton, mà là đón tin vui của Việt Nam và Mỹ đã sang trang.
Vào Sài Gòn, ông đã đến ăn phở ở một tiệm ăn thì cuộc sống sau đó của tiệm phở đã thay đổi hoàn toàn, niềm vui của ông bà chủ tiệm là không thể diễn tả được, từ đó bao nhiêu người đã đến ăn phở.
Năm 2016, Tổng thống Obama cũng đã đến Việt Nam, ông cũng đã đến ăn bún chả ở Hà Nội. Thái độ vui vẻ và thân thiện của ông đã làm cho chủ tiệm hết sức bất ngờ, từ đó quán bún đã hoàn toàn thay đổi, rất nhiều người đến đó để thưởng thức bún chả. Trân trọng giá trị đó đến nổi ông chủ quán đã mang chiếc ghế mà Obama đã ngồi đặt vào trong lồng kín để kỷ niệm như một báu vật.
Một người cho dù là lãnh tụ của một đất nước hung mạnh nhất thế giới cũng chỉ là một con người mà thôi, thế mà đã làm thay đổi vận mệnh của những con người có quan hệ đến.
Riêng chúng ta, Chúa Giê su xuống thế làm người, đã chịu chết và sống lại, chúng ta tin vào sự sống lại của Chúa, nhưng sự sống lại đó đã làm thay đổi con người của chúng ta hay chưa? Nếu như chúng ta chịu thay đổi như những người đã được ông Bill Clinton và Obama ghé đến thì đã khá lắm rồi. Mầu nhiệm Chúa sống lại là một sự kiện mà chúng ta ai cũng không thể nào tưởng tượng được, nhưng của chúng ta đã cho chúng ta niềm tin, Bí tích Rửa tội đã dẫn đưa chúng ta vào niềm tin đó, nhưng chúng ta đã thay đổi được gì.
Kết thúc Thánh lễ, trước khi ban Phép lành, Đức Tổng đã ngõ lời cảm ơn cộng đoàn tham dự Thánh lễ mừng Chúa phục sinh một cách sốt sắng. Đầu lễ, ông Chủ tịch HĐGX chính tòa Phủ Cam đã cảm ơn Ngài và các cha đồng tê, nhưng thực ra Ngài và các cha phải cảm ơn cộng đoàn mới đúng. Vì dù là lễ Đại triều, nhưng nếu không có côngj đoàn tham dự mà chỉ làm lễ một mình thì đâu còn long trọng nữa. Ngài mời gọi cộng đoàn hãy chúc mừng nhau nhân ngày lễ phục sinh một tràng pháo tay.
Trương Trí