Thứ Năm Tuần Thánh : Hành Vi Kì Lạ
Chương trình SV 96 (SV là Sinh Viên) là cuộc tranh tài giữa các trường Đại Học trên VTV. Nhiều mục để tranh, trong đó có một mục là “hành động kỳ lạ”. Kỳ lạ mang tính thách đố. Và phe đối phương phải giải thích hành động kỳ lạ đó.
Hôm nay trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu cũng làm một hành vi kỳ lạ. Các môn đệ thắc mắc. Và rồi thầy Giêsu đã giải thích cho họ.
1. Hành vi kỳ lạ : Rửa chân
Rửa chân, không có gì lạ. Nhưng có 2 điều lạ ở hành động của Chúa Giêsu :
a) Trong khi ăn chứ không phải trước khi ăn. Trước khi ăn mà rửa cho sạch lên giường ăn thì cũng có lý. Bản Latinh còn nói mạnh là “sau khi ăn” nữa kìa (magna cena facta).
7 động tác của Thầy Giêsu được Gioan mô tả kỹ lưỡng: Đứng dậy – cởi áo – lấy khăn – thắt lưng - đổ nước vào chậu – rửa chân – lau sạch. Đang khi ăn mà làm như vậy sao không lạ, sao không gây thắc mắc cho đồ đệ ? Điều lạ thứ hai là :
b) Thầy rửa cho trò. Trò rửa cho thầy, đồ đệ rửa cho sư phụ, không ai thắc mắc, vì đó là lẽ thường. Làm ngược lại mới là khác thường, kỳ lạ. Chúa Giêsu là Thầy, Thầy thật. Các tông đồ là đồ đệ. Đúng. Vì thế đích thị là Thầy rửa cho trò. Một hành động kỳ lạ. Hành động này thế nào cũng gây thắc mắc.
2. Gây thắc mắc
Ban đêm đốt đèn soi đường chắc chắn chẳng ai thắc mắc gì – việc bình thường. Nhưng ban ngày mà cũng đốt đèn soi lối đi, như triết gia Diogène, thì thật khác lạ, khiến người ta thắc mắc. Và Diogène phải giải thích: Tôi đốt đuốc giữa ban ngày để đi tìm con người. Ý ông muốn nói: con vật hai chân hai tay thì nhiều, nhưng con người tôi tìm mãi không gặp.
Khi Chúa Giêsu là Thầy làm các hành động kỳ lạ, chắc chắn các đồ đệ phải thắc mắc. Ta dám quả quyết rằng : Phêrô là người trước tiên mà Thầy Giêsu đang bữa ăn, đã đứng dậy lấy khăn rửa chân cho. Bởi vì không lý gì rửa chân cho các tông đồ khác trước, mà không gặp phản ứng nào, mãi tới khi rửa cho Phêrô, Phêrô mới thắc mắc. Do đó, Phêrô là kẻ được Thầy Giêsu rửa cho trước tiên. Và Phêrô như là đại diện cho thắc mắc của anh em.
-Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?
Đức Giêsu trấn an : “Việc Thầy làm, giờ anh chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”.
-Không, không đời nào Thầy lại rửa chân cho con.
Chúa Giêsu hù doạ : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ không được chung phần với Thầy…”
Phêrô xuống nước gỡ danh dự : “Cứ rửa, không những chân mà cả tay và đầu nữa !”
Và Chúa Giêsu chỉ rửa chân mà thôi !
Phêrô là đầu – đầu xuôi đuôi lọt. Và như thế, Chúa Giêsu rửa chân cho các đồ đệ trong lúc họ vẫn còn thắc mắc.
3. Giải thích
Mãi tới khi rửa chân hết lượt, Thầy Giêsu mặc áo lại, trở về bàn ăn, bấy giờ mới từ tốn giải thích hành động vừa làm cho các đồ đệ. Ta hãy xem cách giải của Chúa Giêsu và cách giải của các nhà thần học, tu đức.
a) Cách giải của Chúa Giêsu : Tin Mừng Gioan kể rõ cho chúng ta, Đức Giêsu là Thầy, là Chúa thật, mà đã rửa chân (chứ không gội đầu…). Rửa chân là nhiệm vụ của tôi tớ. Ngài muốn cho các đồ đệ thấy Ngài chính là Người Tôi Tớ mà sách Isaia đã nói bằng 4 bài ca về Người Tôi Tớ –tức là Ngài muốn hoàn tất điều Kinh Thánh đã nói về Ngài: Người Tôi Tớ. Mà người tôi tớ là người hầu, người phục vụ. “Nếu Thầy là Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng hãy rửa chân cho nhau”.
Thánh Phanxicô hiểu rất rõ lời dạy này của Đức Giêsu, nên Phanxicô nói với các “bề trên” : “Người được đặt lên điều khiển kẻ khác hãy lấy đó làm vinh dự cũng như khi được rửa chân cho anh em. Và lúc bị cất chức quyền mà buồn hơn lúc được miễn công tác rửa chân, thì buồn càng buồn lại càng như chất chứa của phi nghĩa, có hại cho linh hồn.” Bề trên Cả, đứng đầu toàn Dòng, được Phanxicô gọi là Đầy tớ chung, Phục Vụ Tổng quát, Tổng Phục Vụ. Giám Tỉnh được Phanxicô gọi là anh Phục Vu. Bề trên nhà: anh giữ nhà.
Có một anh 60 tuổi, linh mục bề trên cộng đoàn khá lớn trong Dòng Phanxicô, tâm tình thế này : “Không lâu sau khi được đặt là Bề trên, tôi được nhắc nhở: làm bề trên là làm đầy tớ đó nghe ! Tôi tự nhủ điều này chẳng mới lạ gì, và Phanxicô đã dạy và người còn nói Bề trên tương đương với nhiệm vụ Rửa chân. Nhưng rửa chân tuy đơn giản mà không kém rắc rối.
“Có người thì sao cũng được : Rửa cũng được không rửa cũng được.
“Có người thích rửa bằng nước ấm, xà phòng nhiều sao cho thật sạch và thơm.
“Có người chỉ thích rửa cho mát – sạch hay không, không thành vấn đề
“Có người lại không thích rửa – Chân sạch hay dơ là chân của tôi, chứ không phải chân của anh.”
Anh (bề trên) tâm tình tiếp : người đầy tớ cụt hứng, không biết đàng nào mà chu toàn bổn phận Rửa chân. Chu toàn một bổn phận (Bề trên) Rửa chân, đã khó, huống hồ còn bổn phận lãnh đạo cầm đầu.
Trong một kỳ Tĩnh Tâm linh mục tại Nhatrang, (Thứ ba 2/4/96) với đề tài thảo luận, “Làm sao dung hoà hai bổn phận linh mục ‘đầy tớ’ và mục tử ‘lãnh đạo’ ?” Mà không phải chỉ linh mục, rất nhiều người trong chúng ta đã tập nắm quyền. Ngay từ tuổi có trí khôn đã biết cầm đầu một nhóm, một đội, hoặc đơn giản hơn là “trưởng” nữ, “trưởng” nam trong gia đình. Còn về người lớn, biết nói gì hơn: từ ông cảnh sát, đến nhân viên quèn, từ mẹ đến cha, cả chủ lẫn thợ : mỗi người đều có một phần làm chủ, lãnh đạo… và một phần phục vụ, làm tôi … . Mẹ lãnh đạo con, và là đầy tớ của con. Người đưa thư lãnh đạo một số phong bì, để phục vụ cho các địa chỉ. Một người thợ làm chủ một số thép, phục vụ cho một công trình. Một học sinh phải làm chủ bài vở để phục vụ cho kỳ thi… Tóm : Ai trong chúng ta cũng đều phải làm chủ và làm tớ.
Làm chủ, làm thày kẻ khác thật là dễ, chỉ cần vài lời thêm cái lên giọng, thế là được. Nhưng làm chủ bản thân, trong riêng tư, không lên giọng, mới là khó.
Chỉ dẫn cho người khác phải đúng giờ, lịch sự, phục vụ, nói thật, biết xin lỗi, trật tự, trong khi đó ta lại lười biếng, bất lịch sự, ích kỷ, ba hoa, lộn xộn, gian dối, tham ăn, mê uống... thì như vậy không phải là tiếm quyền hay sao ?
Vì thế có lẽ cái dung hoà tốt hơn hết giữa 2 nhiệm vụ làm ‘chủ’ và làm ‘tôi’, đó là : Hãy làm chủ bản thân và hãy làm tôi kẻ khác.
Thầy đã rửa chân cho anh em, anh em cũng phải rửa chân cho nhau.
Đó là lời giải thích của Chúa Giêsu về hành động kỳ lạ Người làm, là rửa chân cho đồ đệ. Và cũng đã lấn sân nói thêm lời giải thích của các nhà tu-đức, giảng thuyết về hành vi rửa chân.
[có thể bỏ phần b) dưới đây]
b) Lời giải của các nhà Thần học, ảnh hưởng các thánh giáo phụ
Rửa chân là hình ảnh của 2 Bí tích:
- BT Rửa tội : hạ mình xuống (từ trời) để rửa sạch muôn dân. Trước đây thánh Augustino đã từng gọi rửa chân là bí tích: bí tích Rửa chân. Rửa là tẩy sạch, và vì rửa chân phải cần nước, nên rửa chân nhắc nhớ tới bí tích Thánh tẩy, chứ không phải là hình bóng của bí tích Giải tội.
-Bí tích Thánh Thể : Tấm bánh không phải để thờ, mà bẻ ra cho mọi người. Ngày xưa người ta gọi Thánh Lễ là lễ Bẻ Bánh. Bẻ ra không phải cho nhỏ để dễ ăn, dễ nuốt, mà là để chia sẻ, phục vụ. Phục vụ tức là làm tôi tớ.
Với lời giải thích của Chúa Giêsu, chắc chắn chẳng ai ngạc nhiên khi vị chủ sự rửa chân cho một số vị. Chớ gì chúng ta nhớ lời giải của Chúa : Thầy rửa chân cho anh em, anh em phải rửa chân cho nhau.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Chương trình SV 96 (SV là Sinh Viên) là cuộc tranh tài giữa các trường Đại Học trên VTV. Nhiều mục để tranh, trong đó có một mục là “hành động kỳ lạ”. Kỳ lạ mang tính thách đố. Và phe đối phương phải giải thích hành động kỳ lạ đó.
Hôm nay trong bài Tin Mừng Chúa Giêsu cũng làm một hành vi kỳ lạ. Các môn đệ thắc mắc. Và rồi thầy Giêsu đã giải thích cho họ.
1. Hành vi kỳ lạ : Rửa chân
Rửa chân, không có gì lạ. Nhưng có 2 điều lạ ở hành động của Chúa Giêsu :
a) Trong khi ăn chứ không phải trước khi ăn. Trước khi ăn mà rửa cho sạch lên giường ăn thì cũng có lý. Bản Latinh còn nói mạnh là “sau khi ăn” nữa kìa (magna cena facta).
7 động tác của Thầy Giêsu được Gioan mô tả kỹ lưỡng: Đứng dậy – cởi áo – lấy khăn – thắt lưng - đổ nước vào chậu – rửa chân – lau sạch. Đang khi ăn mà làm như vậy sao không lạ, sao không gây thắc mắc cho đồ đệ ? Điều lạ thứ hai là :
b) Thầy rửa cho trò. Trò rửa cho thầy, đồ đệ rửa cho sư phụ, không ai thắc mắc, vì đó là lẽ thường. Làm ngược lại mới là khác thường, kỳ lạ. Chúa Giêsu là Thầy, Thầy thật. Các tông đồ là đồ đệ. Đúng. Vì thế đích thị là Thầy rửa cho trò. Một hành động kỳ lạ. Hành động này thế nào cũng gây thắc mắc.
2. Gây thắc mắc
Ban đêm đốt đèn soi đường chắc chắn chẳng ai thắc mắc gì – việc bình thường. Nhưng ban ngày mà cũng đốt đèn soi lối đi, như triết gia Diogène, thì thật khác lạ, khiến người ta thắc mắc. Và Diogène phải giải thích: Tôi đốt đuốc giữa ban ngày để đi tìm con người. Ý ông muốn nói: con vật hai chân hai tay thì nhiều, nhưng con người tôi tìm mãi không gặp.
Khi Chúa Giêsu là Thầy làm các hành động kỳ lạ, chắc chắn các đồ đệ phải thắc mắc. Ta dám quả quyết rằng : Phêrô là người trước tiên mà Thầy Giêsu đang bữa ăn, đã đứng dậy lấy khăn rửa chân cho. Bởi vì không lý gì rửa chân cho các tông đồ khác trước, mà không gặp phản ứng nào, mãi tới khi rửa cho Phêrô, Phêrô mới thắc mắc. Do đó, Phêrô là kẻ được Thầy Giêsu rửa cho trước tiên. Và Phêrô như là đại diện cho thắc mắc của anh em.
-Thầy mà lại rửa chân cho con sao ?
Đức Giêsu trấn an : “Việc Thầy làm, giờ anh chưa hiểu, nhưng sau sẽ hiểu”.
-Không, không đời nào Thầy lại rửa chân cho con.
Chúa Giêsu hù doạ : “Nếu Thầy không rửa cho anh, anh sẽ không được chung phần với Thầy…”
Phêrô xuống nước gỡ danh dự : “Cứ rửa, không những chân mà cả tay và đầu nữa !”
Và Chúa Giêsu chỉ rửa chân mà thôi !
Phêrô là đầu – đầu xuôi đuôi lọt. Và như thế, Chúa Giêsu rửa chân cho các đồ đệ trong lúc họ vẫn còn thắc mắc.
3. Giải thích
Mãi tới khi rửa chân hết lượt, Thầy Giêsu mặc áo lại, trở về bàn ăn, bấy giờ mới từ tốn giải thích hành động vừa làm cho các đồ đệ. Ta hãy xem cách giải của Chúa Giêsu và cách giải của các nhà thần học, tu đức.
a) Cách giải của Chúa Giêsu : Tin Mừng Gioan kể rõ cho chúng ta, Đức Giêsu là Thầy, là Chúa thật, mà đã rửa chân (chứ không gội đầu…). Rửa chân là nhiệm vụ của tôi tớ. Ngài muốn cho các đồ đệ thấy Ngài chính là Người Tôi Tớ mà sách Isaia đã nói bằng 4 bài ca về Người Tôi Tớ –tức là Ngài muốn hoàn tất điều Kinh Thánh đã nói về Ngài: Người Tôi Tớ. Mà người tôi tớ là người hầu, người phục vụ. “Nếu Thầy là Thầy là Chúa mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng hãy rửa chân cho nhau”.
Thánh Phanxicô hiểu rất rõ lời dạy này của Đức Giêsu, nên Phanxicô nói với các “bề trên” : “Người được đặt lên điều khiển kẻ khác hãy lấy đó làm vinh dự cũng như khi được rửa chân cho anh em. Và lúc bị cất chức quyền mà buồn hơn lúc được miễn công tác rửa chân, thì buồn càng buồn lại càng như chất chứa của phi nghĩa, có hại cho linh hồn.” Bề trên Cả, đứng đầu toàn Dòng, được Phanxicô gọi là Đầy tớ chung, Phục Vụ Tổng quát, Tổng Phục Vụ. Giám Tỉnh được Phanxicô gọi là anh Phục Vu. Bề trên nhà: anh giữ nhà.
Có một anh 60 tuổi, linh mục bề trên cộng đoàn khá lớn trong Dòng Phanxicô, tâm tình thế này : “Không lâu sau khi được đặt là Bề trên, tôi được nhắc nhở: làm bề trên là làm đầy tớ đó nghe ! Tôi tự nhủ điều này chẳng mới lạ gì, và Phanxicô đã dạy và người còn nói Bề trên tương đương với nhiệm vụ Rửa chân. Nhưng rửa chân tuy đơn giản mà không kém rắc rối.
“Có người thì sao cũng được : Rửa cũng được không rửa cũng được.
“Có người thích rửa bằng nước ấm, xà phòng nhiều sao cho thật sạch và thơm.
“Có người chỉ thích rửa cho mát – sạch hay không, không thành vấn đề
“Có người lại không thích rửa – Chân sạch hay dơ là chân của tôi, chứ không phải chân của anh.”
Anh (bề trên) tâm tình tiếp : người đầy tớ cụt hứng, không biết đàng nào mà chu toàn bổn phận Rửa chân. Chu toàn một bổn phận (Bề trên) Rửa chân, đã khó, huống hồ còn bổn phận lãnh đạo cầm đầu.
Trong một kỳ Tĩnh Tâm linh mục tại Nhatrang, (Thứ ba 2/4/96) với đề tài thảo luận, “Làm sao dung hoà hai bổn phận linh mục ‘đầy tớ’ và mục tử ‘lãnh đạo’ ?” Mà không phải chỉ linh mục, rất nhiều người trong chúng ta đã tập nắm quyền. Ngay từ tuổi có trí khôn đã biết cầm đầu một nhóm, một đội, hoặc đơn giản hơn là “trưởng” nữ, “trưởng” nam trong gia đình. Còn về người lớn, biết nói gì hơn: từ ông cảnh sát, đến nhân viên quèn, từ mẹ đến cha, cả chủ lẫn thợ : mỗi người đều có một phần làm chủ, lãnh đạo… và một phần phục vụ, làm tôi … . Mẹ lãnh đạo con, và là đầy tớ của con. Người đưa thư lãnh đạo một số phong bì, để phục vụ cho các địa chỉ. Một người thợ làm chủ một số thép, phục vụ cho một công trình. Một học sinh phải làm chủ bài vở để phục vụ cho kỳ thi… Tóm : Ai trong chúng ta cũng đều phải làm chủ và làm tớ.
Làm chủ, làm thày kẻ khác thật là dễ, chỉ cần vài lời thêm cái lên giọng, thế là được. Nhưng làm chủ bản thân, trong riêng tư, không lên giọng, mới là khó.
Chỉ dẫn cho người khác phải đúng giờ, lịch sự, phục vụ, nói thật, biết xin lỗi, trật tự, trong khi đó ta lại lười biếng, bất lịch sự, ích kỷ, ba hoa, lộn xộn, gian dối, tham ăn, mê uống... thì như vậy không phải là tiếm quyền hay sao ?
Vì thế có lẽ cái dung hoà tốt hơn hết giữa 2 nhiệm vụ làm ‘chủ’ và làm ‘tôi’, đó là : Hãy làm chủ bản thân và hãy làm tôi kẻ khác.
Thầy đã rửa chân cho anh em, anh em cũng phải rửa chân cho nhau.
Đó là lời giải thích của Chúa Giêsu về hành động kỳ lạ Người làm, là rửa chân cho đồ đệ. Và cũng đã lấn sân nói thêm lời giải thích của các nhà tu-đức, giảng thuyết về hành vi rửa chân.
[có thể bỏ phần b) dưới đây]
b) Lời giải của các nhà Thần học, ảnh hưởng các thánh giáo phụ
Rửa chân là hình ảnh của 2 Bí tích:
- BT Rửa tội : hạ mình xuống (từ trời) để rửa sạch muôn dân. Trước đây thánh Augustino đã từng gọi rửa chân là bí tích: bí tích Rửa chân. Rửa là tẩy sạch, và vì rửa chân phải cần nước, nên rửa chân nhắc nhớ tới bí tích Thánh tẩy, chứ không phải là hình bóng của bí tích Giải tội.
-Bí tích Thánh Thể : Tấm bánh không phải để thờ, mà bẻ ra cho mọi người. Ngày xưa người ta gọi Thánh Lễ là lễ Bẻ Bánh. Bẻ ra không phải cho nhỏ để dễ ăn, dễ nuốt, mà là để chia sẻ, phục vụ. Phục vụ tức là làm tôi tớ.
Với lời giải thích của Chúa Giêsu, chắc chắn chẳng ai ngạc nhiên khi vị chủ sự rửa chân cho một số vị. Chớ gì chúng ta nhớ lời giải của Chúa : Thầy rửa chân cho anh em, anh em phải rửa chân cho nhau.
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm