Tukwila. Hiệp thông với nổi đau của người dân Huế trong biến cố đầy bi thương của cuộc thảm sát vào Tết Mậu Thân cách đây 50 Năm, giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam Seattle cử hành thánh lễ cầu nguyện và tưởng niệm 50 Mâu Thân Huế. Buổi tưởng niệm đã được cử hành trọng thể với thánh lễ đồng tế và nghi thức tưởng niệm khá trang trọng.
Xem Hình
Mở đầu buổi tưởng niệm, một vị đại diện trong ban tổ chức đã đọc bài diễn từ nói lên nổi đau thương trong cuôc thảm sát Tết Mậu Thân, anh Trần Tùng đọc diễn từ: " Kính thưa quý vị, hằng năm cứ mỗi độ Xuân về, nổi đau của người dân Huế lại hiện khi nhìn lại biến cố Tết Mậu Thân đến nay vừa tròn 50 năm. Trong những ngày Tết thiêng liêng của dân Tộc Việt, ngay từ phút Giao Thừa của Năm Mậu Thân, VC đã mở cuộc tổng tấn công vào nhiều thành phố và tỉnh lỵ tại miền Nam, đặc biệt thành phố Huế đã bị chúng chiếm đóng và xâm nhập các khu phố suốt 26 ngày đêm, những tên tiếp tay cho bè lũ VC đã gây nên cuộc thảm sát vô cùng tàn bạo cho người dân Huế. Hơn 6 ngàn người trong tay không một tất sắt đã bị cộng sản sát hại vào những ngày mà dân Miền Nam tưởng được an bình khi hưởng những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân. Tất cả đã bị chết một cách thê thảm bằng nhiều hình thức như: bị trói từng chùm chôn sống, bị đập bể sọ, bị chặt đầu do những tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Hữu Vấn và nhóm giáo sư Lê Văn Hảo, bà Tùng Chi chỉ đạo. Vụ thảm sát tàn bạo nhất là vụ giết tập thể tại Khe Đá Mài mà hơn 400 nạn nhân là những giáo dân Phủ Cam đã bị bắt trong nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam vào đêm Mồng Sáu Tết. Tất cả bị dẫn đến Chùa Từ Đàm và sau đó bọn chúng đưa đi giết tại khe Đá Mài. Những nạn nhân này bị trói từng nhóm 6, 7 người bằng dây điện thoại, bằng kẻm gai dẫn đi trong đêm khuya giá lạnh và tất cả đã bị đẩy xuống vực thẳm Khe Đá Mài, chúng đã bắn những tràng đại liên, ném những quả lựu đạn để giết hết số người này. Ngoài ra những giáo sư người Đức giảng dạy tại Đại Học Y khoa Huế, cũng bị chúng sát hại như Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raimund Discher . Ngày 05 Tháng Tư năm 1968, thi thể của các giáo sư này cùng với nhiều người dân Việt Nam đã được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế. Linh mục Bửu Đồng và linh mục Hoàng Ngọc Bang cũng bị chôn sống và thi thể đã tìm thấy ở mồ chôn tập thể tại Phú Thứ. Nổi đau đó làm sao quên được.. Trong giờ phút thiêng liêng này, giáo xứ CTTĐVN cử hành Tưởng Niệm 50 Tết Mậu Thân, để tưởng nhớ đến các nạn nhân đã bị cộng sản sát hại trong biến cố đau thương này, đặc biệt 50 năm nhìn lại của người dân Huế là nổi đau vô cùng tận của hàng ngàn gia đình nạn nhân khắp thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, nhất là hơn 400 nạn nhân đã bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam và bị giết tại Khe Đá Mài. Chúng ta cùng cầu nguyện cho quý linh mục, các quân nhân, cảnh sát, công chức và những người dân hiền lành đủ mọi lứa tuổi đã bị thảm sát trong biến cố đau thương này: 50 năm MậuThân Huế làm sao quên được!"
Bài diễn từ vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm giây phút thiêng liêng của buổi tưởng niệm. Ca Đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ cất lên tiếng hát Bài Ca Nhập Lễ khi ba hồi chiêng trống vừa dứt. Nghi đoàn cùng với linh mục đoàn đồng tế cung nghi Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Thánh lễ đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế,cùng đồng tế có linh mục Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Hữu Lân. Sau bài ca nhập lễ , vị MC nói: "Trân trọng kính mời quý cha dâng hưong trước bàn thớ tưởng niệm". Nghi thức niệm hương được diễn ra trong khung cảnh đầy thiêng liêng và cảm động với lời dẫn: "Trong giây phút thiêng liêng này, linh mục đoàn chủ lễ và nghi đoàn đại diện giáo xứ dâng lên Chúa nén hương để niệm nhớ đến linh mục Gioan Baotixia Bửu Đồng, Linh mục Micae Hoàng Ngọc Bang, Linh mục Giuse Lê Văn Hộ (Quảng Trị), hai linh mục ngoại quốc Dòng Biển Đức cha Urbain và cha Guy, hai sư huynh dòng La San Huế và nhiều tu sĩ khác, niệm nhớ hơn 6 ngàn nạn nhân của Huế Đô và Tổng giáo Phận Huế, trong đó rất nhiều giáo hữu thuộc giáo xứ chánh tòa Phủ Cam Huế đã bị thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân Huế nay vừa tròn 50 năm. Xin cho tất cả được an nghỉ trong nước Chúa và Xin Chúa ủi an các gia đình nạn nhân trong biến cố đau thương này."
Phần niệm hương chấm dứt. Thánh lễ bắt đầu. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ nhắc đến phụng vụ Chúa Nhật III Mùa Chay và nhấn mạnh đến Lễ Tưởng Niệm Mậu Thân, ngài nói: Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta dâng thánh lễ mừng Chúa Nhật III Mùa Chay, đặc biệt cùng hướng về quê nhà, chúng ta cùng cử hành lễ Tưởng Niệm 50 Năm Mậu Thân để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân đã bị sát hại trong biến cố Tết Mậu Thân, chúng ta cùng cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, các quân nhân, công chức, cảnh sát và thường dân đã bị sát hại trong biến cố đau thương này.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật III Mùa Chay. Tin Mừng hôm nay Thánh Gioan giới thiệu mẫu chuyện việc Chúa Giêsu nổi giận khi ngài tiến vào đền thờ ở Giêrusalem và thấy dân chúng bày bán nhiều thứ trong đền thờ: "Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Người thấy ở trong Ðền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng lễ, sau khi phân tích việc Chúa Giêsu đòi phá đền thờ và Chúa sẽ xây lại trong ba ngày. Liên tưởng đến biên cố Tết Mậu Thân, ngài nói: "Biến cố đau thương trong biến cố Tết Mậu Thân năm nay vừa tròn 50 năm. Trong những ngày Tết thiêng liêng của DânTộc, VC đã tấn công vào các thành phố ở miền Nam, đặc biệt tại Huế, lúc đó tôi mới sinh ra. Cảnh thảm sát năm Mậu Thân tại Huế đã tạo nên một nổi đau vô cùng tận của người dân Huế. Trong những này lúc bấy giờ, nơi các Thánh Đường như Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Phủ Cam là nơi mà nhiều giáo hữu đã tìm đến bên Chúa trong những lúc tai biến như những ngày Tết Mậu Thân này, do sự hiện diện và đe dọa khi cộng quân tiến vào thành phố Huế. Sự thật của tội ác này cần phải được ăn năn sám hối trước một giai đoạn lịch sử đau thương của Dân Tộc Việt. Nhân buổi tưởng niệm 50 năm Mậu Thân, chúng ta cùng cầu nguyện cho các nạn nhân bị sát hại Tết Mậu Thân tại Huế trong đó có các linh mục, tu sĩ và quân nhân, công chức , cảnh sát và đồng bào vô tội, chúng ta cũng cầu nguyện cho đất nước Việt Nam sớm có được nền dân chủ tự do để mọi người dân được sống trong hạnh phúc an bình."
Thánh lễ kết thúc sau khi quý cha đã ban phép lành chúc lành kết thúc lễ.
Nguyễn An Quý.
Xem Hình
Mở đầu buổi tưởng niệm, một vị đại diện trong ban tổ chức đã đọc bài diễn từ nói lên nổi đau thương trong cuôc thảm sát Tết Mậu Thân, anh Trần Tùng đọc diễn từ: " Kính thưa quý vị, hằng năm cứ mỗi độ Xuân về, nổi đau của người dân Huế lại hiện khi nhìn lại biến cố Tết Mậu Thân đến nay vừa tròn 50 năm. Trong những ngày Tết thiêng liêng của dân Tộc Việt, ngay từ phút Giao Thừa của Năm Mậu Thân, VC đã mở cuộc tổng tấn công vào nhiều thành phố và tỉnh lỵ tại miền Nam, đặc biệt thành phố Huế đã bị chúng chiếm đóng và xâm nhập các khu phố suốt 26 ngày đêm, những tên tiếp tay cho bè lũ VC đã gây nên cuộc thảm sát vô cùng tàn bạo cho người dân Huế. Hơn 6 ngàn người trong tay không một tất sắt đã bị cộng sản sát hại vào những ngày mà dân Miền Nam tưởng được an bình khi hưởng những ngày hưu chiến Tết Mậu Thân. Tất cả đã bị chết một cách thê thảm bằng nhiều hình thức như: bị trói từng chùm chôn sống, bị đập bể sọ, bị chặt đầu do những tên sát nhân Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Thị Đoan Trinh, Nguyễn Hữu Vấn và nhóm giáo sư Lê Văn Hảo, bà Tùng Chi chỉ đạo. Vụ thảm sát tàn bạo nhất là vụ giết tập thể tại Khe Đá Mài mà hơn 400 nạn nhân là những giáo dân Phủ Cam đã bị bắt trong nhà thờ Chánh Toà Phủ Cam vào đêm Mồng Sáu Tết. Tất cả bị dẫn đến Chùa Từ Đàm và sau đó bọn chúng đưa đi giết tại khe Đá Mài. Những nạn nhân này bị trói từng nhóm 6, 7 người bằng dây điện thoại, bằng kẻm gai dẫn đi trong đêm khuya giá lạnh và tất cả đã bị đẩy xuống vực thẳm Khe Đá Mài, chúng đã bắn những tràng đại liên, ném những quả lựu đạn để giết hết số người này. Ngoài ra những giáo sư người Đức giảng dạy tại Đại Học Y khoa Huế, cũng bị chúng sát hại như Giáo sư Horst-Günther Krainick, bác sĩ Alois Alteköster, và Tiến sĩ Raimund Discher . Ngày 05 Tháng Tư năm 1968, thi thể của các giáo sư này cùng với nhiều người dân Việt Nam đã được phát hiện trong ngôi mộ tập thể gần Huế. Linh mục Bửu Đồng và linh mục Hoàng Ngọc Bang cũng bị chôn sống và thi thể đã tìm thấy ở mồ chôn tập thể tại Phú Thứ. Nổi đau đó làm sao quên được.. Trong giờ phút thiêng liêng này, giáo xứ CTTĐVN cử hành Tưởng Niệm 50 Tết Mậu Thân, để tưởng nhớ đến các nạn nhân đã bị cộng sản sát hại trong biến cố đau thương này, đặc biệt 50 năm nhìn lại của người dân Huế là nổi đau vô cùng tận của hàng ngàn gia đình nạn nhân khắp thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên, nhất là hơn 400 nạn nhân đã bị bắt trong nhà thờ Phủ Cam và bị giết tại Khe Đá Mài. Chúng ta cùng cầu nguyện cho quý linh mục, các quân nhân, cảnh sát, công chức và những người dân hiền lành đủ mọi lứa tuổi đã bị thảm sát trong biến cố đau thương này: 50 năm MậuThân Huế làm sao quên được!"
Bài diễn từ vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm giây phút thiêng liêng của buổi tưởng niệm. Ca Đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ cất lên tiếng hát Bài Ca Nhập Lễ khi ba hồi chiêng trống vừa dứt. Nghi đoàn cùng với linh mục đoàn đồng tế cung nghi Thánh Giá tiến lên bàn thánh. Thánh lễ đồng tế do cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế,cùng đồng tế có linh mục Nguyễn Sơn Miên, linh mục Trần Hữu Lân. Sau bài ca nhập lễ , vị MC nói: "Trân trọng kính mời quý cha dâng hưong trước bàn thớ tưởng niệm". Nghi thức niệm hương được diễn ra trong khung cảnh đầy thiêng liêng và cảm động với lời dẫn: "Trong giây phút thiêng liêng này, linh mục đoàn chủ lễ và nghi đoàn đại diện giáo xứ dâng lên Chúa nén hương để niệm nhớ đến linh mục Gioan Baotixia Bửu Đồng, Linh mục Micae Hoàng Ngọc Bang, Linh mục Giuse Lê Văn Hộ (Quảng Trị), hai linh mục ngoại quốc Dòng Biển Đức cha Urbain và cha Guy, hai sư huynh dòng La San Huế và nhiều tu sĩ khác, niệm nhớ hơn 6 ngàn nạn nhân của Huế Đô và Tổng giáo Phận Huế, trong đó rất nhiều giáo hữu thuộc giáo xứ chánh tòa Phủ Cam Huế đã bị thảm sát trong biến cố Tết Mậu Thân Huế nay vừa tròn 50 năm. Xin cho tất cả được an nghỉ trong nước Chúa và Xin Chúa ủi an các gia đình nạn nhân trong biến cố đau thương này."
Phần niệm hương chấm dứt. Thánh lễ bắt đầu. Mở đầu thánh lễ, cha chánh xứ nhắc đến phụng vụ Chúa Nhật III Mùa Chay và nhấn mạnh đến Lễ Tưởng Niệm Mậu Thân, ngài nói: Hôm nay cùng với Giáo Hội chúng ta dâng thánh lễ mừng Chúa Nhật III Mùa Chay, đặc biệt cùng hướng về quê nhà, chúng ta cùng cử hành lễ Tưởng Niệm 50 Năm Mậu Thân để tưởng nhớ và cầu nguyện cho tất cả các nạn nhân đã bị sát hại trong biến cố Tết Mậu Thân, chúng ta cùng cầu nguyện cho các linh mục, tu sĩ, các quân nhân, công chức, cảnh sát và thường dân đã bị sát hại trong biến cố đau thương này.
Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật III Mùa Chay. Tin Mừng hôm nay Thánh Gioan giới thiệu mẫu chuyện việc Chúa Giêsu nổi giận khi ngài tiến vào đền thờ ở Giêrusalem và thấy dân chúng bày bán nhiều thứ trong đền thờ: "Lễ Vượt Qua của dân Do-thái gần đến, Chúa Giêsu lên Giêru-salem. Người thấy ở trong Ðền thờ có những người bán bò, chiên, chim câu và cả những người ngồi đổi tiền bạc, người chắp dây thừng làm roi, đánh đuổi tất cả bọn cùng với chiên bò ra khỏi đền thờ. Người hất tung tiền của những người đổi bạc, xô đổ bàn ghế của họ và bảo những người bán chim câu rằng: "Hãy đem những thứ này đi khỏi đây, và đừng làm nhà Cha Ta thành nơi buôn bán".
Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng lễ, sau khi phân tích việc Chúa Giêsu đòi phá đền thờ và Chúa sẽ xây lại trong ba ngày. Liên tưởng đến biên cố Tết Mậu Thân, ngài nói: "Biến cố đau thương trong biến cố Tết Mậu Thân năm nay vừa tròn 50 năm. Trong những ngày Tết thiêng liêng của DânTộc, VC đã tấn công vào các thành phố ở miền Nam, đặc biệt tại Huế, lúc đó tôi mới sinh ra. Cảnh thảm sát năm Mậu Thân tại Huế đã tạo nên một nổi đau vô cùng tận của người dân Huế. Trong những này lúc bấy giờ, nơi các Thánh Đường như Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế, nhà thờ Phủ Cam là nơi mà nhiều giáo hữu đã tìm đến bên Chúa trong những lúc tai biến như những ngày Tết Mậu Thân này, do sự hiện diện và đe dọa khi cộng quân tiến vào thành phố Huế. Sự thật của tội ác này cần phải được ăn năn sám hối trước một giai đoạn lịch sử đau thương của Dân Tộc Việt. Nhân buổi tưởng niệm 50 năm Mậu Thân, chúng ta cùng cầu nguyện cho các nạn nhân bị sát hại Tết Mậu Thân tại Huế trong đó có các linh mục, tu sĩ và quân nhân, công chức , cảnh sát và đồng bào vô tội, chúng ta cũng cầu nguyện cho đất nước Việt Nam sớm có được nền dân chủ tự do để mọi người dân được sống trong hạnh phúc an bình."
Thánh lễ kết thúc sau khi quý cha đã ban phép lành chúc lành kết thúc lễ.
Nguyễn An Quý.