Trong một phản kháng mới nhất chống lại thỏa thuận giữa Vatican và Bắc Kinh, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân cảnh báo rằng cộng sản Trung Quốc muốn bắt Giáo Hội làm nô lệ cho chúng.
Trong một bài phân tích được đăng trên tờ Asia-News để trình bày quan điểm của ngài đối với cuộc phỏng vấn trước đó mà Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, dành cho tờ Vatican Insider về cách tiếp cận của Vatican đối với cuộc đàm phán với Trung Quốc, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho rằng Đức Hồng Y Parolin đã bỏ qua những nguy hiểm do sự thống trị của đảng cộng sản Trung Quốc trên cộng đoàn công khai.
Ngài nhận xét rằng: “Cộng sản không còn cảm thấy cần phải che đậy. Các hình ảnh cho thấy rằng chính Nhà nước đang quản lý Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc, đó không còn là một Giáo Hội Công Giáo nữa nhưng là giáo hội Trung Quốc, một thứ ly giáo. Các phiên họp của Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước và của cái gọi là ‘Hội Đồng Giám Mục’ luôn được chủ trì bởi một quan chức chính phủ”.
Từ những gì chúng ta có thể thấy được, Tòa Thánh đang muốn chấp nhận một thực tại không thể chấp nhận được này. (Có thực sự chắc chắn rằng điều này là vì lợi ích của Giáo Hội không?)”
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân phàn nàn rằng Hồng Y Parolin đã quá “tôn sùng chính sách ngoại giao Ostpolitik” của người tiền nhiệm là Đức Hồng Y Casaroli (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 1979 đến năm 1990, là người đã thúc đẩy đối thoại với khối Xô Viết) đến mức xem thường chứng tá đức tin của những người trung thành với Giáo Hội.
“Chúng tôi thấy rằng ngài đã quá tôn sùng chính sách ngoại giao Ostpolitik của sư phụ Casaroli và khinh bỉ đức tin chân chính của những người bảo vệ vững chắc Giáo hội do Chúa Giêsu thành lập trên các Tông Đồ khỏi bất cứ sự can thiệp nào của các thế lực trần thế.
“Tôi sẽ không bao giờ quên được sự kinh ngạc của mình khi đọc một bài báo trên tờ Quan Sát Viên Rôma cách đây vài năm về một bài phát biểu trong đó ngài đã mô tả các anh hùng trong đức tin của chúng ta ở các nước Trung Âu dưới chế độ cộng sản (Đức Hồng Y Wyszynsky, và Đức Hồng Y Beran, mà không nhắc đến tên họ) như là các ‘võ sĩ’, những ‘người phản đối chính phủ một cách có hệ thống và háo hức muốn xuất hiện trên sân khấu chính trị’”
Đức Hồng Y bày tỏ âu lo rằng đối thoại với chế độ cộng sản Trung Quốc là hoang tưởng vì chế độ độc tài ấy lật lọng và Tòa Thánh không phải là một thực tại chính trị kinh tế có khả năng buộc Trung Quốc phải thực thi các cam kết đã ký.
“Để một cuộc đối thoại là chân thật, nó phải bắt đầu từ một vị thế bình đẳng. Không có đối thoại thực sự giữa cai ngục và tù nhân, giữa người chiến thắng và kẻ chiến bại. Nhưng vị thế của chính chúng ta dường như đã được bắt đầu một cách rất yếu thế. Nguồn tin đáng tin cậy nói rằng phái đoàn Tòa Thánh không thể thảo luận về trường hợp của Đức cha Giacôbê Tô Chí Dân, là người đã bị nhà cầm quyền giam giữ trong hơn hai mươi năm qua, bởi vì những người đối thoại đã từ chối thảo luận. Theo tôi, phái đoàn chúng ta nên rời khỏi bàn đàm phán và trở về nhà. Chấp nhận sự từ chối của họ cũng giống như quỳ gối xuống trước mặt họ ngay từ ban đầu.”
Trong khi Tòa Thánh được tin là sẽ chấp nhận 7 “giám mục” được tấn phong trái phép và đã từng bị vạ tuyệt thông, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân hỏi:
“Còn các Giám mục hợp pháp theo giáo luật của Hội Thánh nhưng không được Nhà nước công nhận thì sao? Họ có được [nhà nước Trung Quốc] ‘chấp nhận’ không?”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Đây là vấn đề lương thiện, và công lý. Chúng tôi cần được biết và phải được cho biết là chúng ta muốn đạt đến điều gì, nghĩa là, lương tâm của chúng ta mong đợi một kết quả đối thoại ra sao. Trong trường hợp của chúng tôi, rõ ràng chúng tôi muốn: ‘một nền tự do tôn giáo thật sự không chỉ không làm tổn hại mà còn đem lại thiện ích thực sự cho đất nước’.
Chúng ta có thể đạt được một cuộc đối thoại như thế không? Có hy vọng thành công không? Có một nền tảng tối thiểu nào để hy vọng không trong tình hình hiện nay khi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh hơn bao giờ và hung hăng hơn bao giờ hết? Khi cả lời nói và hành động của họ đều biểu lộ một cách rõ ràng sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn tất cả mọi tôn giáo, cách riêng là những tôn giáo mà họ gọi là ‘ngoại quốc’.
Trong khi ủng hộ nhu cầu đối thoại bên ngoài với chính quyền [Trung Quốc], Vatican đã bóp nghẹt đối thoại trong nội bộ Giáo hội. Trong một cử chỉ rất thô bạo, Ủy ban Giáo hoàng về Giáo hội ở Trung Quốc được thiết lập bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã bị giải tán mà không có một lời giải thích nào. Tiếng nói có thẩm quyền của Trung Quốc ở Vatican, là Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy, bị điều đi làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp.”
Đi xa hơn nữa, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã buộc tội Hồng Y Parolin “cắt cúp” nhằm bóp méo thông điệp mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã gửi cho Giáo hội Trung Quốc.
“Trong chương 4 Đoạn 7: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói: ‘Giải pháp cho các vấn đề hiện tại không thể theo đuổi thông qua xung đột đang diễn ra với các cơ quan dân sự hợp pháp; tuy nhiên, sự vâng phục các cơ quan này là không thể chấp nhận được khi họ can thiệp một cách quá mức vào các vấn đề về đức tin và kỷ luật của Giáo Hội.. ”
Trong đoạn 6, trích dẫn ‘Deus caritas est’, Đức Bênêđíctô XVI nói nguyên văn ‘Giáo hội không thể và không được thay thế Nhà nước, nhưng đồng thời không thể và không được đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý.. ’
Trong cả hai trích dẫn, Hồng Y Parolin chỉ lợi dụng câu đầu, cắt mất một nửa còn lại, làm mất đi sự cân bằng trong suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.”
Đức Hồng Y Trung Hoa kết luận rằng những người Công Giáo Hoa Lục trung thành sẽ không chấp nhận thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Vatican.
“Ân thưởng kẻ phản bội sao? Lẽ nào lại đi khiển trách những người trung thành? Sao lại buộc một giám mục hợp pháp phải nhường chỗ cho một kẻ bị vạ tuyệt thông? Có khác gì là xát muối vào những vết thương vẫn còn đang mở?”
Source: Asia News Card. Zen: I still don’t understand why they are in dialogue with China
Trong một bài phân tích được đăng trên tờ Asia-News để trình bày quan điểm của ngài đối với cuộc phỏng vấn trước đó mà Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, dành cho tờ Vatican Insider về cách tiếp cận của Vatican đối với cuộc đàm phán với Trung Quốc, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân cho rằng Đức Hồng Y Parolin đã bỏ qua những nguy hiểm do sự thống trị của đảng cộng sản Trung Quốc trên cộng đoàn công khai.
Ngài nhận xét rằng: “Cộng sản không còn cảm thấy cần phải che đậy. Các hình ảnh cho thấy rằng chính Nhà nước đang quản lý Giáo Hội Công Giáo ở Trung Quốc, đó không còn là một Giáo Hội Công Giáo nữa nhưng là giáo hội Trung Quốc, một thứ ly giáo. Các phiên họp của Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước và của cái gọi là ‘Hội Đồng Giám Mục’ luôn được chủ trì bởi một quan chức chính phủ”.
Từ những gì chúng ta có thể thấy được, Tòa Thánh đang muốn chấp nhận một thực tại không thể chấp nhận được này. (Có thực sự chắc chắn rằng điều này là vì lợi ích của Giáo Hội không?)”
Đức Hồng Y Trần Nhật Quân phàn nàn rằng Hồng Y Parolin đã quá “tôn sùng chính sách ngoại giao Ostpolitik” của người tiền nhiệm là Đức Hồng Y Casaroli (Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh từ năm 1979 đến năm 1990, là người đã thúc đẩy đối thoại với khối Xô Viết) đến mức xem thường chứng tá đức tin của những người trung thành với Giáo Hội.
“Chúng tôi thấy rằng ngài đã quá tôn sùng chính sách ngoại giao Ostpolitik của sư phụ Casaroli và khinh bỉ đức tin chân chính của những người bảo vệ vững chắc Giáo hội do Chúa Giêsu thành lập trên các Tông Đồ khỏi bất cứ sự can thiệp nào của các thế lực trần thế.
“Tôi sẽ không bao giờ quên được sự kinh ngạc của mình khi đọc một bài báo trên tờ Quan Sát Viên Rôma cách đây vài năm về một bài phát biểu trong đó ngài đã mô tả các anh hùng trong đức tin của chúng ta ở các nước Trung Âu dưới chế độ cộng sản (Đức Hồng Y Wyszynsky, và Đức Hồng Y Beran, mà không nhắc đến tên họ) như là các ‘võ sĩ’, những ‘người phản đối chính phủ một cách có hệ thống và háo hức muốn xuất hiện trên sân khấu chính trị’”
Đức Hồng Y bày tỏ âu lo rằng đối thoại với chế độ cộng sản Trung Quốc là hoang tưởng vì chế độ độc tài ấy lật lọng và Tòa Thánh không phải là một thực tại chính trị kinh tế có khả năng buộc Trung Quốc phải thực thi các cam kết đã ký.
“Để một cuộc đối thoại là chân thật, nó phải bắt đầu từ một vị thế bình đẳng. Không có đối thoại thực sự giữa cai ngục và tù nhân, giữa người chiến thắng và kẻ chiến bại. Nhưng vị thế của chính chúng ta dường như đã được bắt đầu một cách rất yếu thế. Nguồn tin đáng tin cậy nói rằng phái đoàn Tòa Thánh không thể thảo luận về trường hợp của Đức cha Giacôbê Tô Chí Dân, là người đã bị nhà cầm quyền giam giữ trong hơn hai mươi năm qua, bởi vì những người đối thoại đã từ chối thảo luận. Theo tôi, phái đoàn chúng ta nên rời khỏi bàn đàm phán và trở về nhà. Chấp nhận sự từ chối của họ cũng giống như quỳ gối xuống trước mặt họ ngay từ ban đầu.”
Trong khi Tòa Thánh được tin là sẽ chấp nhận 7 “giám mục” được tấn phong trái phép và đã từng bị vạ tuyệt thông, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân hỏi:
“Còn các Giám mục hợp pháp theo giáo luật của Hội Thánh nhưng không được Nhà nước công nhận thì sao? Họ có được [nhà nước Trung Quốc] ‘chấp nhận’ không?”
Ngài nhấn mạnh rằng:
“Đây là vấn đề lương thiện, và công lý. Chúng tôi cần được biết và phải được cho biết là chúng ta muốn đạt đến điều gì, nghĩa là, lương tâm của chúng ta mong đợi một kết quả đối thoại ra sao. Trong trường hợp của chúng tôi, rõ ràng chúng tôi muốn: ‘một nền tự do tôn giáo thật sự không chỉ không làm tổn hại mà còn đem lại thiện ích thực sự cho đất nước’.
Chúng ta có thể đạt được một cuộc đối thoại như thế không? Có hy vọng thành công không? Có một nền tảng tối thiểu nào để hy vọng không trong tình hình hiện nay khi mà Đảng Cộng sản Trung Quốc mạnh hơn bao giờ và hung hăng hơn bao giờ hết? Khi cả lời nói và hành động của họ đều biểu lộ một cách rõ ràng sự kiểm soát nghiêm ngặt hơn tất cả mọi tôn giáo, cách riêng là những tôn giáo mà họ gọi là ‘ngoại quốc’.
Trong khi ủng hộ nhu cầu đối thoại bên ngoài với chính quyền [Trung Quốc], Vatican đã bóp nghẹt đối thoại trong nội bộ Giáo hội. Trong một cử chỉ rất thô bạo, Ủy ban Giáo hoàng về Giáo hội ở Trung Quốc được thiết lập bởi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 đã bị giải tán mà không có một lời giải thích nào. Tiếng nói có thẩm quyền của Trung Quốc ở Vatican, là Đức Tổng Giám Mục Savio Hàn Đại Huy, bị điều đi làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Hy Lạp.”
Đi xa hơn nữa, Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã buộc tội Hồng Y Parolin “cắt cúp” nhằm bóp méo thông điệp mà Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI đã gửi cho Giáo hội Trung Quốc.
“Trong chương 4 Đoạn 7: Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI nói: ‘Giải pháp cho các vấn đề hiện tại không thể theo đuổi thông qua xung đột đang diễn ra với các cơ quan dân sự hợp pháp; tuy nhiên, sự vâng phục các cơ quan này là không thể chấp nhận được khi họ can thiệp một cách quá mức vào các vấn đề về đức tin và kỷ luật của Giáo Hội.. ”
Trong đoạn 6, trích dẫn ‘Deus caritas est’, Đức Bênêđíctô XVI nói nguyên văn ‘Giáo hội không thể và không được thay thế Nhà nước, nhưng đồng thời không thể và không được đứng bên lề cuộc đấu tranh cho công lý.. ’
Trong cả hai trích dẫn, Hồng Y Parolin chỉ lợi dụng câu đầu, cắt mất một nửa còn lại, làm mất đi sự cân bằng trong suy nghĩ của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.”
Đức Hồng Y Trung Hoa kết luận rằng những người Công Giáo Hoa Lục trung thành sẽ không chấp nhận thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Vatican.
“Ân thưởng kẻ phản bội sao? Lẽ nào lại đi khiển trách những người trung thành? Sao lại buộc một giám mục hợp pháp phải nhường chỗ cho một kẻ bị vạ tuyệt thông? Có khác gì là xát muối vào những vết thương vẫn còn đang mở?”
Source: Asia News Card. Zen: I still don’t understand why they are in dialogue with China