Như đã loan tin, tạp chí Vatican Insider, một tạp chí do tờ báo kỳ cựu nhất của Ý, theo khuynh hướng trung dung (centrist) là tờ La Stampa, sở hữu vừa phỏng vấn Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin về cuộc đối thoại của Tòa Thánh với chính phủ Cộng Sản Trung Hoa. Mục tiêu của cuộc phỏng vấn này, theo Vatican Insider, là như sau: “một vài dấu hiệu (bao gồm những hoạt động mờ mờ ảo ảo, những thao túng chính trị thực sự, và thậm chí phá hoại ngầm) cho thấy các phát triển quan trọng có thể diễn ra giữa Tòa Thánh và Chính Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Thời gian quả thích đáng để lắng nghe lời nói có thẩm quyền, sẽ giúp ta nắm được điều Đức Giáo Hoàng và Tòa Thánh thực sự ấp ủ trong lòng. Và với các anh chị em Trung Hoa trong tâm trí, giúp ta đánh tan ngờ vực và những làn khói giả tạo, nhìn thẳng vào tâm điểm toàn bộ vấn đề theo Giáo Hội, bên ngoài các trình thuật bị chính trị hóa. Vì lý do này, Vatican Insider đã phỏng vấn Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.”
Thưa Đức Hồng Y, ngài có thể nói gì về cuộc đối thoại giữa Toà thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
Như mọi người đã biết, với sự xuất hiện của" Trung Hoa Mới ", đối với đời sống của Giáo hội ở đất nước vĩ đại đó, có những giờ phút tương phản nghiêm trọng và những đau khổ trầm trọng. Tuy nhiên, kể từ thập niên tám mươi, đã có những cuộc tiếp xúc giữa các đại diện của Toà thánh và của Trung Hoa Nhân Dân, những người hiểu biết các mùa khác nhau và các biến cố thay thế cho nhau. Tòa Thánh đã luôn luôn duy trì phương thức mục vụ, cố gắng vượt qua các tương phản và sẵn sàng tham dự một cuộc đối thoại tôn trọng nhau và có tính xây dựng với các nhà cầm quyền dân sự. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã trình bầy rõ tinh thần của cuộc đối thoại này trong Bức Thư năm 2007 của ngài gửi người Công Giáo Trung Hoa, "giải pháp cho các vấn đề hiện hữu không thể được theo đuổi thông qua một xung đột liên tục với các nhà cầm quyền dân sự hợp pháp" (số 4). Dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, các cuộc đàm phán liên tục cũng đang đi theo cùng những đường lối này: sự cởi mở một cách xây dựng đối với việc đối thoại và trung thành với Truyền Thống chân chính của Giáo Hội ".
Các mong đợi cụ thể của Tòa Thánh trong cuộc đối thoại này là gì?
Trước hết, tôi muốn đưa ra tiền đề này: ở Trung Hoa, có lẽ hơn những nơi khác, mặc dù có rất nhiều khó khăn và đau khổ, người Công Giáo đã có thể bảo tồn kho tàng đức tin chân chính, giữ vững mối dây hiệp thông phẩm trật giữa các giám mục và người kế vị Thánh Phêrô, như một sự bảo đảm hữu hình của chính đức tin.Trên thực tế, sự hiệp thông giữa Giám mục Rôma và tất cả các Giám mục Công Giáo đụng đến tâm điểm của sự hiệp nhất của Giáo Hội: đây không phải là vấn đề tư riêng giữa Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục Trung Hoa hay giữa Tông Tòa và các nhà cầm quyền dân sự. Nói như thế rồi, mục đích chính của Tòa Thánh trong cuộc đối thoại đang diễn ra chính là bảo vệ sự hiệp thông trong Giáo Hội, theo truyền thống chân chính và kỷ luật liên tục của Giáo hội. Ông thấy đó, ở Trung Hoa, không phải là hai Giáo hội, nhưng là hai cộng đồng tín hữu được kêu gọi theo đuổi con đường hòa giải từng bước hướng tới sự hợp nhất. Do đó, đây không phải là vấn đề duy trì một cuộc xung đột kéo dài giữa các nguyên tắc và cơ cấu chống chọi nhau, nhưng tìm ra các giải pháp mục vụ thực tiễn cho phép người Công Giáo sống đức tin của mình và cùng nhau tiếp tục công việc rao giảng phúc âm trong bối cảnh chuyên biệt của Trung Hoa ".
Sự hiệp thông mà ông đã nói đến đòi phải đặt câu hỏi cho vấn đề tế nhị là việc bổ nhiệm các giám mục, một điều đang gây ra nhiều tranh cãi.
Liệu một thỏa thuận khả hữu về vấn đề này có thể thành công trong việc giải quyết các vấn đề của Giáo hội ở Trung Hoa một cách công bằng hay không?
Tòa thánh thấy và chia sẻ các đau khổ trầm trọng mà nhiều người Công Giáo ở Trung Hoa phải chịu đựng và sự làm chứng đầy quảng đại của họ đối với Tin Mừng. Tòa Thánh biết rằng có rất nhiều vấn đề đối với đời sống của Giáo Hội và không thể giải quyết mọi vấn đề này cùng với nhau được. Nhưng, trong bối cảnh này, vấn đề bổ nhiệm các giám mục là chủ yếu. Mặt khác, chúng ta không thể quên rằng tự do của Giáo hội và việc bổ nhiệm các giám mục luôn luôn là những chủ đề được lặp đi lặp lại trong các mối liên hệ giữa Toà Thánh và các quốc gia. Chắc chắn, con đường bắt đầu với Trung Hoa thông qua các tiếp xúc hiện nay đang có tính tiệm tiến và vẫn còn phải đối diện với nhiều biến cố không lường trước được, cũng như nhiều trường hợp khẩn cấp mới có thể xảy ra. Không ai có thể nói trong lương tâm rằng họ có giải pháp hoàn hảo cho mọi vấn đề. Thời gian và kiên nhẫn là những điều cần thiết để chữa lành nhiều vết thương bản thân gây ra cho nhau trong các cộng đồng. Thật không may, điều chắc chắn là vẫn còn những hiểu lầm, mệt mỏi và đau khổ phải đối diện với. Nhưng tất cả chúng ta đều tin tưởng rằng một khi vấn đề cử nhiệm các Giám mục đã được xem xét thỏa đáng, các khó khăn tồn đọng không còn đến nỗi có thể ngăn cản người Công Giáo Trung Hoa sống hiệp thông với nhau và với Đức Giáo Hoàng nữa. Đây là điều quan trọng, hằng được chờ đợi và mong ước từ lâu bởi Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI và ngày nay được Đức Giáo Hoàng Phanxicô theo đuổi với một tầm nhìn xa ".
Thế nào là thái độ đích thực của Tòa Thánh đối với nhà cầm quyền Trung Hoa?
Điều quan trọng là phải nhắc lại điều này: trong cuộc đối thoại với Trung Hoa, Tòa Thánh theo đuổi một mục đích thiêng liêng: được hiện hữu và cảm thấy mình hoàn toàn là người Công Giáo, và, đồng thời là người Trung Hoa chân chính. Với sự trung thực và tính hiện thực, Giáo Hội không yêu cầu điều gì mà chỉ yêu cầu được tuyên xưng đức tin một cách thanh thản hơn, dứt khoát chấm dứt thời kỳ tương phản lâu dài, ngõ hầu dành nhiều chỗ cho sự tín thác lớn hơn và cung hiến sự đóng góp tích cực của người Công Giáo cho lợi ích của xã hội Trung Hoa như một toàn thể. Dĩ nhiên, ngày nay, nhiều vết thương vẫn còn toang hóac. Muốn chữa lành chúng, ta cần sử dụng dầu thơm thương xót. Nếu ai đó được yêu cầu làm một hy sinh, nhỏ hay lớn, thì mọi người nên hiểu rõ ràng rằng đây không phải là giá của một cuộc trao đổi chính trị, nhưng nằm trong quan điểm phúc âm để đạt lợi ích lớn hơn, đó là lợi ích của Giáo Hội Chúa Kitô. Hy vọng rằng khi Chúa muốn điều ấy, thì chúng ta không cần nói đến các giám mục "hợp pháp" và "bất hợp pháp", "bí mật" và "chính thức" trong Giáo hội ở Trung Hoa, nhưng nói đến cuộc gặp gỡ giữa các anh chị em, học lại ngôn ngữ hợp tác và hiệp thông. Không có cảm nghiệm này, làm sao Giáo Hội ở Trung Hoa có thể tái phát động cuộc hành trình loan báo Tin Mừng và mang lại cho người khác niềm an ủi của Chúa? Nếu ông không sẵn sàng tha thứ, thì bất hạnh thay, điều này có nghĩa: có những lợi ích khác để bảo vệ: nhưng đây không phải là quan điểm Tin Mừng.
Nếu đây là thái độ, há không có nguy cơ xóa bỏ các đau khổ của quá khứ và hiện tại bằng cách xóa bàn làm lại đấy ư?
Ngược lại mới đúng, nhiều Kitô hữu Trung Hoa, khi cử hành các vị tử đạo của họ, từng chịu nhiều thử thách và bách hại bất công, họ nhớ rằng họ có thể trông cậy vào Thiên Chúa, ngay trong thân phận nhân bản mong manh của họ. Ngày nay, cách tốt nhất để tôn vinh chứng từ đó và làm cho nó sinh hoa trái trong hiện tại, là trao phó đời sống hiện tại của các cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa cho Chúa Giêsu. Nhưng không thể thực hiện điều này một cách duy linh và phi thân xác được. Nó phải được thực hiện bằng cách chọn lòng trung thành với Người Kế vị Thánh Phêrô, với tinh thần vâng lời con thảo, ngay cả khi mọi chuyện xem ra không rõ ràng và dễ hiểu ngay lập tức. Về câu hỏi của ông, không phải là xóa bàn làm lại, bỏ qua hoặc, gần như xóa bỏ một cách ma thuật con đường đau đớn của rất nhiều tín hữu và mục tử, mà là đầu tư vốn liếng nhân bản và thiêng liêng của rất nhiều thử thách để xây dựng một tương lai thanh thản và huynh đệ hơn, với sự trợ giúp của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần, Đấng từ trước đến nay đã bảo vệ đức tin của người Công Giáo Trung Hoa cũng là một Chúa Thánh Thần, Đấng hỗ trợ họ ngày nay trên con đường mới mà họ đã bước chân vào".
Có một lời khuyên nào đó, một yêu cầu đặc biệt mà Tông Tòa có thể ngỏ với các tín hữu Trung Hoa vào lúc này? Đối với những người vui với những phát triển khả hữu mới mẻ, nhưng cả đối với những người đang mơ hồ lẫn lộn hoặc có phản đối không?
Tôi muốn nói một cách hết sức đơn giản và rõ ràng rằng Giáo Hội sẽ không bao giờ quên những thử thách và đau khổ của người Công Giáo Trung Hoa trong quá khứ và hiện tại. Tất cả những điều này là một kho báu lớn cho Giáo hội phổ quát. Do đó, đối với người Công Giáo Trung Hoa, tôi xin nói với tình huynh đệ lớn lao rằng: chúng tôi gần gũi với anh chị em, không những qua cầu nguyện, mà còn qua cam kết hàng ngày của chúng tôi sẽ cùng đi và hỗ trợ anh chị em trên con đường hiệp thông trọn vẹn. Vì thế, chúng tôi xin anh chị em đừng ai nên bám vào tinh thần phản đối để lên án anh em mình hay sử dụng quá khứ như một cái cớ để khuấy động những sự căm phẫn và tỏa cảng mới. Trái lại, chúng tôi hy vọng rằng mỗi người sẽ nhìn một cách tin tưởng vào tương lai của Giáo Hội, vượt quá bất cứ giới hạn nào của con người.
Thưa Đức Hồng Y, ngài có thực sự tin rằng điều đó có thể không? Niềm tin của ngài dựa trên điều gì?
Tôi xác tín một điều. Tin tưởng không phải là kết quả của sức mạnh ngoại giao hay đàm phán. Tin tưởng dựa vào Chúa là Đấng hướng dẫn lịch sử. Chúng tôi tin tưởng rằng các tín hữu Trung Hoa, nhờ cảm thức đức tin của họ, sẽ biết làm thế nào để nhận ra rằng hành động của Tòa Thánh được tạo sinh lực bởi niềm tin này, một niềm tin không tương ứng với luận lý học thế gian. Đặc biệt tùy ở các mục tử trong việc giúp các tín hữu, trong sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng, họ nhận ra điểm qui chiếu chắc chắn để nắm vững kế hoạch của Thiên Chúa trong các hoàn cảnh hiện tại.
Đức Giáo Hoàng có được thông báo những gì các cộng sự viên của ngài làm trong các tiếp xúc của họ với chính phủ Trung Hoa không?
Có, Đức Thánh Cha đích thân theo dõi các cuộc tiếp xúc với các nhà cầm quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tất cả các cộng sự viên của ngài đều nhất trí với ngài. Không ai có sáng kiến riêng. Thành thật mà nói, bất kỳ thứ lý luận nào khác, với tôi, xem ra đều không đúng chỗ.
Trong ít thời gian gần đây, nhiều phát biểu phê phán đã xuất hiện, ngay trong Giáo hội, về cách tiếp cận được Toà Thánh chấp nhận trong cuộc đối thoại với các nhà cầm quyền Trung Hoa, bị một số người phán đo án là "đầu hàng thật sự" vì các lý do chính trị. Ngài nghĩ sao?
Trước tiên tôi nghĩ rằng trong Giáo hội, người ta có toàn quyền không đồng ý và nói ra các lời chỉ trích của mình, và Toà Thánh có bổn phận tinh thần lắng nghe các chỉ trích này và đánh giá chúng một cách cẩn thận. Tôi cũng xác tín rằng, giữa các Kitô hữu, lời chỉ trích nên được hướng về việc xây dựng hiệp thông, chứ không phải làm khuấy động các chia rẽ. Một cách thẳng thắn, tôi xin nói với ông: Tôi cũng xác tín rằng một phần đau khổ mà Giáo Hội ở Trung Hoa đã trải qua không phải là do ý muốn của các cá nhân cho bằng do sự phức tạp khách quan của tình hình. Vì vậy, điều hợp pháp là có những quan điểm khác nhau về những cách đáp ứng thích hợp nhất đối với các vấn đề trong quá khứ và hiện tại. Đó là điều hoàn toàn hợp lý. Sau khi đã nói như vậy, tôi vẫn nghĩ rằng không một quan điểm cá nhân nào có thể được coi như người giải thích độc quyền về việc điều gì tốt đối với người Công Giáo Trung Hoa. Do đó, Tòa Thánh hướng cố gắng tìm ra một tổng hợp của sự thật và một cách thực tế để có thể đáp ứng các kỳ vọng chính đáng của các tín hữu, bên trong và bên ngoài Trung Hoa. Phải có sự khiêm tốn và tinh thần đức tin cao hơn để cùng nhau khám phá ra kế hoạch của Thiên Chúa cho Giáo Hội ở Trung Hoa. Mọi người phải thận trọng và ôn hòa hơn để không rơi vào những cuộc tranh cãi vô bổ làm tổn thương sự hiệp thông và lấy mất niềm hy vọng của chúng ta về một tương lai tốt đẹp hơn.
Ý ngài muốn nói gì?
Tôi muốn nói rằng tất cả chúng ta đều được kêu gọi biết phân biệt chiều kích thiêng liêng và mục vụ khỏi chiều kích chính trị một cách thích đáng hơn. Chẳng hạn, ta hãy bắt đầu với các từ ngữ ta dùng hàng ngày. Các cách phát biểu như quyền lực, phản bội, kháng cự, đầu hàng, đối đầu, thất bại, thỏa hiệp, nên nhường chỗ cho những cách phát biểu khác, như phục vụ, đối thoại, thương xót, tha thứ, hòa giải, hợp tác, hiệp thông. Nếu ông không sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận này, thì sẽ có vấn đề trầm trọng: đó là vấn đề chỉ suy nghĩ và hành động vì chính trị mà thôi. Về mặt này, Tòa Thánh hy vọng mọi người có được một sự hồi tâm chân thành về mục vụ, lấy cảm hứng từ Tin Mừng thương xót, để học cách chào đón lẫn nhau giữa các anh chị em, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường kêu gọi.
Ngài sẽ nói gì với các nhà lãnh đạo Trung Hoa ngày hôm nay?
Về điểm này, tôi muốn nhắc lại những lời của Đức Bênêđictô XVI trong Thư gửi tín hữu Công Giáo Trung Hoa: Ngài dạy rằng sứ mệnh đúng đắn của Giáo Hội không phải là thay đổi cơ cấu hay việc cai trị của Nhà nước, mà là loan báo cho nhân loại Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của thế giới, cậy dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Giáo hội ở Trung Hoa không muốn thay thế nhà nước, nhưng muốn đóng góp tích cực và thanh thản vào lợi ích của mọi người. Do đó, sứ điệp của Tòa Thánh là sứ điệp thiện chí, với hy vọng tiếp tục cuộc đối thoại đã bắt đầu ngõ hầu góp phần vào đời sống của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, vào lợi ích của nhân dân Trung Hoa và vào hòa bình thế giới.
Thưa Đức Hồng Y, ngài có thể nói gì về cuộc đối thoại giữa Toà thánh và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?
Như mọi người đã biết, với sự xuất hiện của" Trung Hoa Mới ", đối với đời sống của Giáo hội ở đất nước vĩ đại đó, có những giờ phút tương phản nghiêm trọng và những đau khổ trầm trọng. Tuy nhiên, kể từ thập niên tám mươi, đã có những cuộc tiếp xúc giữa các đại diện của Toà thánh và của Trung Hoa Nhân Dân, những người hiểu biết các mùa khác nhau và các biến cố thay thế cho nhau. Tòa Thánh đã luôn luôn duy trì phương thức mục vụ, cố gắng vượt qua các tương phản và sẵn sàng tham dự một cuộc đối thoại tôn trọng nhau và có tính xây dựng với các nhà cầm quyền dân sự. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã trình bầy rõ tinh thần của cuộc đối thoại này trong Bức Thư năm 2007 của ngài gửi người Công Giáo Trung Hoa, "giải pháp cho các vấn đề hiện hữu không thể được theo đuổi thông qua một xung đột liên tục với các nhà cầm quyền dân sự hợp pháp" (số 4). Dưới triều giáo hoàng của Đức Phanxicô, các cuộc đàm phán liên tục cũng đang đi theo cùng những đường lối này: sự cởi mở một cách xây dựng đối với việc đối thoại và trung thành với Truyền Thống chân chính của Giáo Hội ".
Các mong đợi cụ thể của Tòa Thánh trong cuộc đối thoại này là gì?
Trước hết, tôi muốn đưa ra tiền đề này: ở Trung Hoa, có lẽ hơn những nơi khác, mặc dù có rất nhiều khó khăn và đau khổ, người Công Giáo đã có thể bảo tồn kho tàng đức tin chân chính, giữ vững mối dây hiệp thông phẩm trật giữa các giám mục và người kế vị Thánh Phêrô, như một sự bảo đảm hữu hình của chính đức tin.Trên thực tế, sự hiệp thông giữa Giám mục Rôma và tất cả các Giám mục Công Giáo đụng đến tâm điểm của sự hiệp nhất của Giáo Hội: đây không phải là vấn đề tư riêng giữa Đức Giáo Hoàng và các Giám Mục Trung Hoa hay giữa Tông Tòa và các nhà cầm quyền dân sự. Nói như thế rồi, mục đích chính của Tòa Thánh trong cuộc đối thoại đang diễn ra chính là bảo vệ sự hiệp thông trong Giáo Hội, theo truyền thống chân chính và kỷ luật liên tục của Giáo hội. Ông thấy đó, ở Trung Hoa, không phải là hai Giáo hội, nhưng là hai cộng đồng tín hữu được kêu gọi theo đuổi con đường hòa giải từng bước hướng tới sự hợp nhất. Do đó, đây không phải là vấn đề duy trì một cuộc xung đột kéo dài giữa các nguyên tắc và cơ cấu chống chọi nhau, nhưng tìm ra các giải pháp mục vụ thực tiễn cho phép người Công Giáo sống đức tin của mình và cùng nhau tiếp tục công việc rao giảng phúc âm trong bối cảnh chuyên biệt của Trung Hoa ".
Sự hiệp thông mà ông đã nói đến đòi phải đặt câu hỏi cho vấn đề tế nhị là việc bổ nhiệm các giám mục, một điều đang gây ra nhiều tranh cãi.
Liệu một thỏa thuận khả hữu về vấn đề này có thể thành công trong việc giải quyết các vấn đề của Giáo hội ở Trung Hoa một cách công bằng hay không?
Tòa thánh thấy và chia sẻ các đau khổ trầm trọng mà nhiều người Công Giáo ở Trung Hoa phải chịu đựng và sự làm chứng đầy quảng đại của họ đối với Tin Mừng. Tòa Thánh biết rằng có rất nhiều vấn đề đối với đời sống của Giáo Hội và không thể giải quyết mọi vấn đề này cùng với nhau được. Nhưng, trong bối cảnh này, vấn đề bổ nhiệm các giám mục là chủ yếu. Mặt khác, chúng ta không thể quên rằng tự do của Giáo hội và việc bổ nhiệm các giám mục luôn luôn là những chủ đề được lặp đi lặp lại trong các mối liên hệ giữa Toà Thánh và các quốc gia. Chắc chắn, con đường bắt đầu với Trung Hoa thông qua các tiếp xúc hiện nay đang có tính tiệm tiến và vẫn còn phải đối diện với nhiều biến cố không lường trước được, cũng như nhiều trường hợp khẩn cấp mới có thể xảy ra. Không ai có thể nói trong lương tâm rằng họ có giải pháp hoàn hảo cho mọi vấn đề. Thời gian và kiên nhẫn là những điều cần thiết để chữa lành nhiều vết thương bản thân gây ra cho nhau trong các cộng đồng. Thật không may, điều chắc chắn là vẫn còn những hiểu lầm, mệt mỏi và đau khổ phải đối diện với. Nhưng tất cả chúng ta đều tin tưởng rằng một khi vấn đề cử nhiệm các Giám mục đã được xem xét thỏa đáng, các khó khăn tồn đọng không còn đến nỗi có thể ngăn cản người Công Giáo Trung Hoa sống hiệp thông với nhau và với Đức Giáo Hoàng nữa. Đây là điều quan trọng, hằng được chờ đợi và mong ước từ lâu bởi Thánh Gioan Phaolô II và Đức Bênêđictô XVI và ngày nay được Đức Giáo Hoàng Phanxicô theo đuổi với một tầm nhìn xa ".
Thế nào là thái độ đích thực của Tòa Thánh đối với nhà cầm quyền Trung Hoa?
Điều quan trọng là phải nhắc lại điều này: trong cuộc đối thoại với Trung Hoa, Tòa Thánh theo đuổi một mục đích thiêng liêng: được hiện hữu và cảm thấy mình hoàn toàn là người Công Giáo, và, đồng thời là người Trung Hoa chân chính. Với sự trung thực và tính hiện thực, Giáo Hội không yêu cầu điều gì mà chỉ yêu cầu được tuyên xưng đức tin một cách thanh thản hơn, dứt khoát chấm dứt thời kỳ tương phản lâu dài, ngõ hầu dành nhiều chỗ cho sự tín thác lớn hơn và cung hiến sự đóng góp tích cực của người Công Giáo cho lợi ích của xã hội Trung Hoa như một toàn thể. Dĩ nhiên, ngày nay, nhiều vết thương vẫn còn toang hóac. Muốn chữa lành chúng, ta cần sử dụng dầu thơm thương xót. Nếu ai đó được yêu cầu làm một hy sinh, nhỏ hay lớn, thì mọi người nên hiểu rõ ràng rằng đây không phải là giá của một cuộc trao đổi chính trị, nhưng nằm trong quan điểm phúc âm để đạt lợi ích lớn hơn, đó là lợi ích của Giáo Hội Chúa Kitô. Hy vọng rằng khi Chúa muốn điều ấy, thì chúng ta không cần nói đến các giám mục "hợp pháp" và "bất hợp pháp", "bí mật" và "chính thức" trong Giáo hội ở Trung Hoa, nhưng nói đến cuộc gặp gỡ giữa các anh chị em, học lại ngôn ngữ hợp tác và hiệp thông. Không có cảm nghiệm này, làm sao Giáo Hội ở Trung Hoa có thể tái phát động cuộc hành trình loan báo Tin Mừng và mang lại cho người khác niềm an ủi của Chúa? Nếu ông không sẵn sàng tha thứ, thì bất hạnh thay, điều này có nghĩa: có những lợi ích khác để bảo vệ: nhưng đây không phải là quan điểm Tin Mừng.
Nếu đây là thái độ, há không có nguy cơ xóa bỏ các đau khổ của quá khứ và hiện tại bằng cách xóa bàn làm lại đấy ư?
Ngược lại mới đúng, nhiều Kitô hữu Trung Hoa, khi cử hành các vị tử đạo của họ, từng chịu nhiều thử thách và bách hại bất công, họ nhớ rằng họ có thể trông cậy vào Thiên Chúa, ngay trong thân phận nhân bản mong manh của họ. Ngày nay, cách tốt nhất để tôn vinh chứng từ đó và làm cho nó sinh hoa trái trong hiện tại, là trao phó đời sống hiện tại của các cộng đồng Công Giáo ở Trung Hoa cho Chúa Giêsu. Nhưng không thể thực hiện điều này một cách duy linh và phi thân xác được. Nó phải được thực hiện bằng cách chọn lòng trung thành với Người Kế vị Thánh Phêrô, với tinh thần vâng lời con thảo, ngay cả khi mọi chuyện xem ra không rõ ràng và dễ hiểu ngay lập tức. Về câu hỏi của ông, không phải là xóa bàn làm lại, bỏ qua hoặc, gần như xóa bỏ một cách ma thuật con đường đau đớn của rất nhiều tín hữu và mục tử, mà là đầu tư vốn liếng nhân bản và thiêng liêng của rất nhiều thử thách để xây dựng một tương lai thanh thản và huynh đệ hơn, với sự trợ giúp của Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần, Đấng từ trước đến nay đã bảo vệ đức tin của người Công Giáo Trung Hoa cũng là một Chúa Thánh Thần, Đấng hỗ trợ họ ngày nay trên con đường mới mà họ đã bước chân vào".
Có một lời khuyên nào đó, một yêu cầu đặc biệt mà Tông Tòa có thể ngỏ với các tín hữu Trung Hoa vào lúc này? Đối với những người vui với những phát triển khả hữu mới mẻ, nhưng cả đối với những người đang mơ hồ lẫn lộn hoặc có phản đối không?
Tôi muốn nói một cách hết sức đơn giản và rõ ràng rằng Giáo Hội sẽ không bao giờ quên những thử thách và đau khổ của người Công Giáo Trung Hoa trong quá khứ và hiện tại. Tất cả những điều này là một kho báu lớn cho Giáo hội phổ quát. Do đó, đối với người Công Giáo Trung Hoa, tôi xin nói với tình huynh đệ lớn lao rằng: chúng tôi gần gũi với anh chị em, không những qua cầu nguyện, mà còn qua cam kết hàng ngày của chúng tôi sẽ cùng đi và hỗ trợ anh chị em trên con đường hiệp thông trọn vẹn. Vì thế, chúng tôi xin anh chị em đừng ai nên bám vào tinh thần phản đối để lên án anh em mình hay sử dụng quá khứ như một cái cớ để khuấy động những sự căm phẫn và tỏa cảng mới. Trái lại, chúng tôi hy vọng rằng mỗi người sẽ nhìn một cách tin tưởng vào tương lai của Giáo Hội, vượt quá bất cứ giới hạn nào của con người.
Thưa Đức Hồng Y, ngài có thực sự tin rằng điều đó có thể không? Niềm tin của ngài dựa trên điều gì?
Tôi xác tín một điều. Tin tưởng không phải là kết quả của sức mạnh ngoại giao hay đàm phán. Tin tưởng dựa vào Chúa là Đấng hướng dẫn lịch sử. Chúng tôi tin tưởng rằng các tín hữu Trung Hoa, nhờ cảm thức đức tin của họ, sẽ biết làm thế nào để nhận ra rằng hành động của Tòa Thánh được tạo sinh lực bởi niềm tin này, một niềm tin không tương ứng với luận lý học thế gian. Đặc biệt tùy ở các mục tử trong việc giúp các tín hữu, trong sự hướng dẫn của Đức Giáo Hoàng, họ nhận ra điểm qui chiếu chắc chắn để nắm vững kế hoạch của Thiên Chúa trong các hoàn cảnh hiện tại.
Đức Giáo Hoàng có được thông báo những gì các cộng sự viên của ngài làm trong các tiếp xúc của họ với chính phủ Trung Hoa không?
Có, Đức Thánh Cha đích thân theo dõi các cuộc tiếp xúc với các nhà cầm quyền của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tất cả các cộng sự viên của ngài đều nhất trí với ngài. Không ai có sáng kiến riêng. Thành thật mà nói, bất kỳ thứ lý luận nào khác, với tôi, xem ra đều không đúng chỗ.
Trong ít thời gian gần đây, nhiều phát biểu phê phán đã xuất hiện, ngay trong Giáo hội, về cách tiếp cận được Toà Thánh chấp nhận trong cuộc đối thoại với các nhà cầm quyền Trung Hoa, bị một số người phán đo án là "đầu hàng thật sự" vì các lý do chính trị. Ngài nghĩ sao?
Trước tiên tôi nghĩ rằng trong Giáo hội, người ta có toàn quyền không đồng ý và nói ra các lời chỉ trích của mình, và Toà Thánh có bổn phận tinh thần lắng nghe các chỉ trích này và đánh giá chúng một cách cẩn thận. Tôi cũng xác tín rằng, giữa các Kitô hữu, lời chỉ trích nên được hướng về việc xây dựng hiệp thông, chứ không phải làm khuấy động các chia rẽ. Một cách thẳng thắn, tôi xin nói với ông: Tôi cũng xác tín rằng một phần đau khổ mà Giáo Hội ở Trung Hoa đã trải qua không phải là do ý muốn của các cá nhân cho bằng do sự phức tạp khách quan của tình hình. Vì vậy, điều hợp pháp là có những quan điểm khác nhau về những cách đáp ứng thích hợp nhất đối với các vấn đề trong quá khứ và hiện tại. Đó là điều hoàn toàn hợp lý. Sau khi đã nói như vậy, tôi vẫn nghĩ rằng không một quan điểm cá nhân nào có thể được coi như người giải thích độc quyền về việc điều gì tốt đối với người Công Giáo Trung Hoa. Do đó, Tòa Thánh hướng cố gắng tìm ra một tổng hợp của sự thật và một cách thực tế để có thể đáp ứng các kỳ vọng chính đáng của các tín hữu, bên trong và bên ngoài Trung Hoa. Phải có sự khiêm tốn và tinh thần đức tin cao hơn để cùng nhau khám phá ra kế hoạch của Thiên Chúa cho Giáo Hội ở Trung Hoa. Mọi người phải thận trọng và ôn hòa hơn để không rơi vào những cuộc tranh cãi vô bổ làm tổn thương sự hiệp thông và lấy mất niềm hy vọng của chúng ta về một tương lai tốt đẹp hơn.
Ý ngài muốn nói gì?
Tôi muốn nói rằng tất cả chúng ta đều được kêu gọi biết phân biệt chiều kích thiêng liêng và mục vụ khỏi chiều kích chính trị một cách thích đáng hơn. Chẳng hạn, ta hãy bắt đầu với các từ ngữ ta dùng hàng ngày. Các cách phát biểu như quyền lực, phản bội, kháng cự, đầu hàng, đối đầu, thất bại, thỏa hiệp, nên nhường chỗ cho những cách phát biểu khác, như phục vụ, đối thoại, thương xót, tha thứ, hòa giải, hợp tác, hiệp thông. Nếu ông không sẵn sàng thay đổi cách tiếp cận này, thì sẽ có vấn đề trầm trọng: đó là vấn đề chỉ suy nghĩ và hành động vì chính trị mà thôi. Về mặt này, Tòa Thánh hy vọng mọi người có được một sự hồi tâm chân thành về mục vụ, lấy cảm hứng từ Tin Mừng thương xót, để học cách chào đón lẫn nhau giữa các anh chị em, như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường kêu gọi.
Ngài sẽ nói gì với các nhà lãnh đạo Trung Hoa ngày hôm nay?
Về điểm này, tôi muốn nhắc lại những lời của Đức Bênêđictô XVI trong Thư gửi tín hữu Công Giáo Trung Hoa: Ngài dạy rằng sứ mệnh đúng đắn của Giáo Hội không phải là thay đổi cơ cấu hay việc cai trị của Nhà nước, mà là loan báo cho nhân loại Chúa Kitô, Đấng Cứu Rỗi của thế giới, cậy dựa vào quyền năng của Thiên Chúa. Giáo hội ở Trung Hoa không muốn thay thế nhà nước, nhưng muốn đóng góp tích cực và thanh thản vào lợi ích của mọi người. Do đó, sứ điệp của Tòa Thánh là sứ điệp thiện chí, với hy vọng tiếp tục cuộc đối thoại đã bắt đầu ngõ hầu góp phần vào đời sống của Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa, vào lợi ích của nhân dân Trung Hoa và vào hòa bình thế giới.