Theo ký giả Charles Collins của tạp chí Crux, sau khi gặp và trình 1 bức thư của Giáo Hội hầm trú Trung Hoa cho Đức Phanxicô, Đức Hồng Y Joseph Zen, cựu tổng giám mục Hồng Kông, ngày 29 tháng 1, 2018, đã viết 1 lá thứ đăng trên Facebook, cho rằng việc Tòa Thánh yêu cầu hai vị giám mục hầm trú Trung Hoa từ chức để nhường chỗ cho hai giám mục được Nhà Nước công nhận “là ban phúc lành cho giáo hội ly khai vừa được tăng cường”.
Theo AsiaNews, thư mà một trong 2 giám mục trên nhận được của Tòa Thánh chỉ là để xin ý kiến của vị này mà thôi, không hẳn là thư xin ngài nhường chỗ.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Zen viết rằng “nhiều dị bản về sự kiện và giải thích đang tạo ra mơ hồ lẫn lộn cho nhiều người. Nhiều người, khi biết mới đây tôi có đi Rôma, yêu cầu tôi soi sáng thêm.”
Thành thử nhân dịp này ngài cho biết một số sự kiện: hồi tháng 10, ngài có yêu cầu Đức TGM Savio Hon Tai Fai, cựu tổng thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc và hiện là Đại Sứ của Tòa Thánh ở Hy Lạp nói chuyện với Đức Phanxicô về lời yêu cầu nhường chỗ. Lúc đó, Đức Phanxicô rất “ngạc nhiên và hứa sẽ xem xét vấn đề”. Nhưng rồi hồi tháng 12, lời yêu cầu nhường chỗ lại được lặp lại, nên Đức Hồng Y Zen rốt đỗi bàng hoàng. Chính vì thế ngày 12 tháng 1, 2018, ngài đích thân đi gặp Đức Phanxicô. Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Phanxicô cho Đức Hồng Y Zen hay: ngài đã nói với các giới chức Tòa Thánh “đừng tạo ra 1 vụ Mindszenty nữa.”
Mindszenty chính là Đức Hồng Y József Mindszenty của Hung Gia Lợi, bị cộng sản giam giữ từ năm 1949 tới năm 1956. Lúc xẩy ra cuộc cách mạng Hung nhằm lật đổ chế độ Cộng Sản, ngài vào tỵ nạn tại tòa Đại Sứ Mỹ. Năm 1971, ngài được rời xứ sở và qua đời tại Vienna 4 năm sau đó.
Theo Đức Hồng Y Zen, vấn đề không phải là việc từ chức của các giám mục hầm trú, mà là lời yêu cầu nhường chỗ cho các giám mục do nhà nước bổ nhiệm. Ngài chỉ ra rằng “nhiều vị giám mục hầm trú già nua đã khẩn khoản xin cho được một vị kế vị, nhưng không hề được Tòa Thánh trả lời. Một số vị khác, dù vị kế vị đã được nêu danh, thậm chí còn có cả sắc chỉ với chữ ký của Đức Thánh Cha nữa, nhưng được chỉ thị đừng tiến hành việc tấn phong vì sợ làm phật lòng chính phủ.”
Như đã biết, Hiệp Hội Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước được chính phủ Cộng Sản lập năm 1957 để giám sát các Giáo Hội Công Giáo độc lập khỏi Vatican. Một Giáo Hội hầm trú trung thành với Đức Giáo Hoàng hiện hữu song song với Hiệp Hội này.
Năm 2007, trong một lá thư lịch sử gửi người Công Giáo Trung Hoa, Đức Bênêđíctô XVI cho hay việc hoà giải trọn vẹn giữa hai cơ chế trên là điều không thể một sớm một chiều mà có được, nhưng “để Giáo Hội phải sinh hoạt hầm trú là một tình thế không bình thường”. Ngài quả quyết: chỉ có một Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa mà thôi và khuyến khích sự hợp nhất trong việc tuyên xưng đức tin, bằng cách dành cho Hiệp Hội một tính hợp lệ nào đó và cho phép người Công Giáo tham gia Giáo Hội chính thức (được nhà nước công nhận).
Đã có lúc, hai bên đồng ý với nhau về việc cử nhiệm các giám mục cá thể. Tuy nhiên, Chủ Tịch hiện thời là Tập Cẩn Bình đang chủ trương một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các tôn giáo, qua chính sách “Trung Hoa hóa” họ. Các qui định mới nhằm thi hành chính sách này có hiệu lực vào tháng Hai này.
Bởi thế, Đức HY Zen viết rằng “tôi nhận tôi là người bi quan trước hiện tình của Giáo Hội ở Trung Hoa, nhưng sự bi quan của tôi có nền tảng qua kinh nghiệm lâu dài của tôi với Giáo Hội này. Từ năm 1989 tới năm 1996, tôi thường dành 6 tháng mỗi năm dạy học tại một số chủng viện của cộng đồng Công Giáo chính thức. Tôi có kinh nghiệm trực tiếp đối với cảnh nô dịch và nhục nhã mà các hiền huynh giám mục của tôi kia thường phải chịu.”
Đức Hồng Y Zen làm Tổng Giám Mục Hồng Kông từ 2002 tới 2009. Cựu thuộc địa của Anh này được hưởng tự do tôn giáo như là một phần trong thỏa hiệp với Anh dẫn tới việc trả lãnh thổ này lại cho Trung Hoa.
Đức Hồng Y vốn được coi là một trong những người dẫn đầu trong chủ trương cứng rắn với chính phủ Cộng Sản Trung Hoa, chống lại việc tìm thỏa hiệp với chế độ.
Những người tìm cách thỏa hiệp xem ra đang có thế thượng phong ở Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là cơ quan hiện đang cố gắng giải quyết nhiều vấn đề với Trung Hoa, trong đó, có việc bổ nhiệm các giám mục, tự do thờ phượng, bình thường hóa Giáo Hội do nhà nước bảo trợ, và thiết lập liên hệ ngoại giao.
Nói với tập san Crux hồi tháng 10, Đức Hồng Y Zen cho rằng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, có “một tâm trí bị chuốc độc” về Trung Hoa và chỉ lưu ý tới ngoại giao hơn là đức tin Công Giáo.
Trong thư đăng trên Facebook, ngài nhắc lại chủ trương của ngài, cho rằng Vatican “đang bán đứng” Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa.
Đức Hồng Y viết rằng: “Một số người bảo rằng mọi cố gắng để đạt một sự nhất trí là tránh một cuộc ly giáo. Quả là nực cười! Ly giáo đang có đó, trong cái Giáo Hội Độc Lập!”
Ngài viết tiếp: “Các vị giáo hoàng tránh dùng chữ ‘ly giáo’ vì các ngài biết rằng nhiều người trong cộng đồng Giáo Hội chính thức có mặt ở đó không do ý chí tự do của họ, mà dưới áp lực nặng nề. Việc ‘hợp nhất được đề nghị’ sẽ buộc mọi người gia nhập cộng đồng ấy. Vatican sẽ ban phép lành cho Giáo Hội ly giáo vừa được tăng cường, xóa lương tâm xấu khỏi tất cả những ai vốn đã sẵn lòng bỏ đạo và những người đang sẵn sàng tham gia với những người này.”
Đức Hồng Y Zen cũng nhận rằng việc ngài công khai phê phán Đảng Cộng Sản và các cố gắng ngoại giao của Vatican gây vấn đề cho việc hàn gắn sự chia rẽ giữa hai bên.
Ngài viết: “Có phải tôi là trở ngại chính đối với diễn trình đạt thoả ước giữa Vatican và Trung Hoa không? Nếu đó là thỏa ước xấu, thì tôi rất sung sướng làm trở ngại”.
Tuyên Bố của Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Có lẽ vì chủ trương mạnh mẽ và dứt khoát trên của Đức Hồng Y Zen sau khi gặp Đức Phanxicô tại Vatican, và sợ chủ trương ấy có thể gây hoang mang, bất lợi cho các cố gắng hòa giải, nên Giám Đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Greg Burke, ngày 30 tháng 1, 2018, đã ra tuyên bố sau đây:
Tham chiếu các tin tức được phổ biến rộng rãi về sự cho là khác nhau về suy nghĩ và hành động giữa Đức Thánh Cha và các cộng sự viên của ngài trong Giáo Triều Rôma về các vấn đề liên quan tới Trung Hoa, tôi có thể tuyên bố như sau:
“Đức Giáo Hoàng liên tục tiếp xúc với các cộng sự viên của ngài, đặc biệt là Phủ Quốc Vụ Khanh, về các vấn đề Trung Hoa, và được các ngài thông tri một cách trung thành và chi tiết về tình hình của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa và về các bước trong cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một cuộc đối thoại được ngài theo dõi hết sức chăm chú. Bởi thế, thật gây ngạc nhiên và đáng tiếc là điều ngược lại đang được người trong Giáo Hội khẳng định, do đó, khuyến khích sự mơ hồ lẫn lộn và tranh cãi.”
Tuy nhiên, người ta hoài nghi một tuyên bố như trên có thể đánh tan các “ưu tư” rất nặng ký của Đức Hồng Y Zen. Trước nhất, tuyên bố này chỉ là của Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Thứ hai, tuyên bố này không đụng gì tới các ưu tư này. Chúng vẫn còn đó.
Thực ra, như nhận định của Victor Gaetan viết trên tờ Foreign Affairs hồi tháng Ba năm 2017, một tạp chí được Đại Học Georgetown bảo trợ, “từ ngày lên ngôi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bắc Kinh và Rôma đã cùng đưa ra một diễn trình đặc nhiệm (ad hoc, để bổ nhiệm giám mục). Nhưng vì nó không chính thức, nên mơ hồ lẫn lộn vẫn còn đó, sự không hợp nhất vẫn day dứt, các việc trống tòa gia tăng, và, trong lý thuyết, cả hai bên đều có thể phá vỡ thế quân bình mỏng manh. Đó chính là các cuộc thương thảo nửa bí mật trong ba năm qua”.
Còn nhớ tháng 2 năm 2017, Đức Hồng Y John Tong Hon, lúc đó là Tổng Giám Mục Hồng Kông, lạc quan thông báo: Bắc Kinh và Rôma đã “đạt được sự đồng thuận” về việc bổ nhiệm giám mục. Hóa ra, cũng chỉ là thứ diễn trình “đặc nhiệm” như vừa nói, rất dễ bị phá vỡ.
Tuy thế, không ai bác bỏ việc Đức Hồng Y Zen có quan điểm cứng rắn đối với Bắc Kinh, vốn là một chế độ tội ác dưới con mắt của ngài.
Ngài coi các cố gắng hòa giải của Đức Phanxicô là “nực cười” và bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Hoa đều “không thể chấp nhận” được.
Gaetan coi quan điểm của Đức Hồng Y Zen là quan điểm thiểu số. Trên thực tế, có nhiều mơ hồ hơn hiện đang hiện diện giữa hai giáo hội “quốc doanh” và “hầm trú” và việc phân rẽ này có hại cho sự toàn vẹn của Đạo Công Giáo dưới mắt nhiều chuyên gia về Giáo Hội, trong đó, có Linh Mục Lawrence Murphy, chủ tịch hưu trí của Đại Học Seton Hall, và nhà báo có trụ sở ở Bắc Kinh là Francesco Sisci, cựu tùy viên văn hóa của tòa đại sứ Ý ở Trung Hoa. Thực vậy, Giáo Hội Rôma xâm nhập Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước rất sớm. Hồ sơ tại Vatican chứa nhiều lá thư của các giám mục Trung Hoa được nhà nước chọn lựa xin hiệp thông cùng Đức Giáo Hoàng và đa số được toại nguyện. Trong số khoảng 110 giám mục ở Trung Hoa, khoảng 70 vị được cả Rôma lẫn Bắc Kinh chấp thuận, 30 vị chỉ được Tòa Thánh chấp thuận và 7 vị do nhà nước bổ nhiệm vẫn còn đợi được Tòa Thánh chuẩn y. Ở cấp địa phương, các linh mục của hai cộng đồng càng ngày càng hợp tác với nhau nhiều hơn. Jeroom Heyndrickx, một linh mục truyền giáo từng làm việc ở Trung Hoa từ năm 1980 và mang một “phái đoàn hỗn hợp” các linh mục Trung Hoa qua hành hương Rôma tháng Tư năm 2016, cho hay: “Một số phát xuất từ giáo hội hầm trú, phần lớn phát xuất từ giáo hội chính thức, nhưng không hề có sự khác biệt nhỏ nhoi nào giữa hai nhóm về lòng trung thành với Rôma”.
Một điển hình khác: sau 20 năm ngồi tù và 10 năm đi cải tạo và bị giam tại nhà ở miền Bắc Trung Hoa vì tội là linh mục được giáo dục ở Rôma và chống lại thẩm quyền của Đảng, Linh Mục Dòng Tên Aloysius Jin Luxian bằng lòng lãnh đạo chủng viện Thượng Hải khi chính phủ cho phép mở lại năm 1982. Cha Jin cho rằng điều quan trọng hơn là duy trì Giáo Hội và phục vụ giáo dân hơn là tiến hành một trận đánh vô vọng nằm hầm trú chống lại chế độ. Được yêu cầu trở thành Giám Mục Phụ Tá cho nhà nước năm 1985, và năm 1988 trở thành giám mục của Thượng Hải, Đức Cha Jin xin Vatican chấp thuận, nhưng không thành công. Mãi năm 2005, ngài được Tòa Thánh nhìn nhận là giám quản tông toà cho Đức Cha Joseph Fan Zhongliang.
Dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Jin, giáo phận Thượng Hải đã phục hồi nhiều nhà thờ, huấn luyện hàng trăm linh mục, khởi đầu một công ty xuất bản Công Giáo, thành lập một trung tâm tĩnh huấn, và lôi cuốn nhiều tín hữu mới. Đức Cha Jin trở nên nổi tiếng khắp nước cả ở hai cơ quan được nhà nước chấp thuận là Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục, và còn vận động được việc các giáo dân cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng trong các Thánh Lễ. Ngài lên khuôn cho phụng vụ bằng tiếng Trung Hoa nay trở thành tiêu chuẩn cho cả nước. Khi qua đời năm 2013, ngài được Giáo Hội ca ngợi như một nhà lãnh đạo Công Giáo xuất chúng.
Tính lưu động giữa Đạo Công Giáo chính thức và không chính thức, một phần, cũng vì vấn đề di dân. Giáo Hội hầm trú bắt nguồn từ nông thôn, nơi các giáo sĩ Dòng Tên thế kỷ 17 truyền bá đức tin nhờ hệ thống họ hàng. Tại Trung Hoa hiện thời, khi các tín hữu di chuyển tới các khu đô thị để kiếm việc làm, họ thường phải bỏ các cộng đồng hầm trú để gia nhập các giáo hội có đăng ký, chỉ vì tiện lợi chứ không hẳn theo “phe phái”. Ngày nay, theo các linh mục làm việc ở đấy, phần lớn việc gia tăng của Công Giáo diễn ra trong Giáo Hội chính thức, chứ không hẳn trong các gia đình Công Giáo hầm trú.
Một điều cũng được Gaetan lưu ý là: quan tâm hàng đầu của Giáo Hội ở Trung Hoa là tôn giáo chứ không phải chính trị. Không thể có một giáo hội hoàn vũ hoạt động được tại những nơi người Công Giáo bị cắt đứt khỏi Rôma và bị chia thành phe này phe nọ. Thành thử trong 35 năm qua, viễn kiến của Vatican về đời sống tôn giáo là hòa giải. Lý thuyết để làm việc của Tòa Thánh là: bao lâu Đức Giáo Hoàng còn có quyền duy trì việc kế tục tông đồ (apostolic succession) qua việc bổ nhiệm giám mục, thì mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết. Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước có thể trở thành phương thế truyền thông và bác ái; hội đồng giám mục sẽ là một hội đồng giữa nhiều hội đồng trên thế giới.
Trên lý thuyết, Tòa Thánh có thể chấp nhận một thỏa hiệp ngầm với Bắc Kinh như thế. Bức điện năm 2006 do Wikileaks rì rỏ cho thấy Đức Cha Celli từng đề nghị như thế với Đại Sứ Hoa Kỳ. Nhưng theo Gaetan, vì mục tiêu ngày nay không hẳn chia sẻ quyền lực cho bằng bình thường hóa đời sống Giáo Hội, sự trong sáng và việc công bố thỏa thuận là cách duy nhất để xóa tan sự chia rẽ gây đau đớn và không hữu hiệu. Thực vậy, theo Cha John Worthley, một giáo sư Hoa Kỳ về hành chánh công, người từng dạy ở Trung Hoa từ đầu thập niên 1980, thì việc làm chính ở đất liền Trung Hoa trong sáu tháng đầu năm 2017 là hợp nhất hai cộng đồng chính thức và không chính thức: “tình hình đối với Giáo Hội ở Trung Hoa giống lúc Bức Tường Bá Linh sụp đổ. Người ta đã chuẩn bị từ nhiều năm, nên khi diễn ra, nó diễn ra rất nhanh.”
Theo AsiaNews, thư mà một trong 2 giám mục trên nhận được của Tòa Thánh chỉ là để xin ý kiến của vị này mà thôi, không hẳn là thư xin ngài nhường chỗ.
Tuy nhiên, Đức Hồng Y Zen viết rằng “nhiều dị bản về sự kiện và giải thích đang tạo ra mơ hồ lẫn lộn cho nhiều người. Nhiều người, khi biết mới đây tôi có đi Rôma, yêu cầu tôi soi sáng thêm.”
Thành thử nhân dịp này ngài cho biết một số sự kiện: hồi tháng 10, ngài có yêu cầu Đức TGM Savio Hon Tai Fai, cựu tổng thư ký Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc và hiện là Đại Sứ của Tòa Thánh ở Hy Lạp nói chuyện với Đức Phanxicô về lời yêu cầu nhường chỗ. Lúc đó, Đức Phanxicô rất “ngạc nhiên và hứa sẽ xem xét vấn đề”. Nhưng rồi hồi tháng 12, lời yêu cầu nhường chỗ lại được lặp lại, nên Đức Hồng Y Zen rốt đỗi bàng hoàng. Chính vì thế ngày 12 tháng 1, 2018, ngài đích thân đi gặp Đức Phanxicô. Trong cuộc gặp gỡ này, Đức Phanxicô cho Đức Hồng Y Zen hay: ngài đã nói với các giới chức Tòa Thánh “đừng tạo ra 1 vụ Mindszenty nữa.”
Mindszenty chính là Đức Hồng Y József Mindszenty của Hung Gia Lợi, bị cộng sản giam giữ từ năm 1949 tới năm 1956. Lúc xẩy ra cuộc cách mạng Hung nhằm lật đổ chế độ Cộng Sản, ngài vào tỵ nạn tại tòa Đại Sứ Mỹ. Năm 1971, ngài được rời xứ sở và qua đời tại Vienna 4 năm sau đó.
Theo Đức Hồng Y Zen, vấn đề không phải là việc từ chức của các giám mục hầm trú, mà là lời yêu cầu nhường chỗ cho các giám mục do nhà nước bổ nhiệm. Ngài chỉ ra rằng “nhiều vị giám mục hầm trú già nua đã khẩn khoản xin cho được một vị kế vị, nhưng không hề được Tòa Thánh trả lời. Một số vị khác, dù vị kế vị đã được nêu danh, thậm chí còn có cả sắc chỉ với chữ ký của Đức Thánh Cha nữa, nhưng được chỉ thị đừng tiến hành việc tấn phong vì sợ làm phật lòng chính phủ.”
Như đã biết, Hiệp Hội Công Giáo Trung Hoa Yêu Nước được chính phủ Cộng Sản lập năm 1957 để giám sát các Giáo Hội Công Giáo độc lập khỏi Vatican. Một Giáo Hội hầm trú trung thành với Đức Giáo Hoàng hiện hữu song song với Hiệp Hội này.
Năm 2007, trong một lá thư lịch sử gửi người Công Giáo Trung Hoa, Đức Bênêđíctô XVI cho hay việc hoà giải trọn vẹn giữa hai cơ chế trên là điều không thể một sớm một chiều mà có được, nhưng “để Giáo Hội phải sinh hoạt hầm trú là một tình thế không bình thường”. Ngài quả quyết: chỉ có một Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa mà thôi và khuyến khích sự hợp nhất trong việc tuyên xưng đức tin, bằng cách dành cho Hiệp Hội một tính hợp lệ nào đó và cho phép người Công Giáo tham gia Giáo Hội chính thức (được nhà nước công nhận).
Đã có lúc, hai bên đồng ý với nhau về việc cử nhiệm các giám mục cá thể. Tuy nhiên, Chủ Tịch hiện thời là Tập Cẩn Bình đang chủ trương một sự kiểm soát chặt chẽ hơn đối với các tôn giáo, qua chính sách “Trung Hoa hóa” họ. Các qui định mới nhằm thi hành chính sách này có hiệu lực vào tháng Hai này.
Bởi thế, Đức HY Zen viết rằng “tôi nhận tôi là người bi quan trước hiện tình của Giáo Hội ở Trung Hoa, nhưng sự bi quan của tôi có nền tảng qua kinh nghiệm lâu dài của tôi với Giáo Hội này. Từ năm 1989 tới năm 1996, tôi thường dành 6 tháng mỗi năm dạy học tại một số chủng viện của cộng đồng Công Giáo chính thức. Tôi có kinh nghiệm trực tiếp đối với cảnh nô dịch và nhục nhã mà các hiền huynh giám mục của tôi kia thường phải chịu.”
Đức Hồng Y Zen làm Tổng Giám Mục Hồng Kông từ 2002 tới 2009. Cựu thuộc địa của Anh này được hưởng tự do tôn giáo như là một phần trong thỏa hiệp với Anh dẫn tới việc trả lãnh thổ này lại cho Trung Hoa.
Đức Hồng Y vốn được coi là một trong những người dẫn đầu trong chủ trương cứng rắn với chính phủ Cộng Sản Trung Hoa, chống lại việc tìm thỏa hiệp với chế độ.
Những người tìm cách thỏa hiệp xem ra đang có thế thượng phong ở Phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, là cơ quan hiện đang cố gắng giải quyết nhiều vấn đề với Trung Hoa, trong đó, có việc bổ nhiệm các giám mục, tự do thờ phượng, bình thường hóa Giáo Hội do nhà nước bảo trợ, và thiết lập liên hệ ngoại giao.
Nói với tập san Crux hồi tháng 10, Đức Hồng Y Zen cho rằng Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, có “một tâm trí bị chuốc độc” về Trung Hoa và chỉ lưu ý tới ngoại giao hơn là đức tin Công Giáo.
Trong thư đăng trên Facebook, ngài nhắc lại chủ trương của ngài, cho rằng Vatican “đang bán đứng” Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa.
Đức Hồng Y viết rằng: “Một số người bảo rằng mọi cố gắng để đạt một sự nhất trí là tránh một cuộc ly giáo. Quả là nực cười! Ly giáo đang có đó, trong cái Giáo Hội Độc Lập!”
Ngài viết tiếp: “Các vị giáo hoàng tránh dùng chữ ‘ly giáo’ vì các ngài biết rằng nhiều người trong cộng đồng Giáo Hội chính thức có mặt ở đó không do ý chí tự do của họ, mà dưới áp lực nặng nề. Việc ‘hợp nhất được đề nghị’ sẽ buộc mọi người gia nhập cộng đồng ấy. Vatican sẽ ban phép lành cho Giáo Hội ly giáo vừa được tăng cường, xóa lương tâm xấu khỏi tất cả những ai vốn đã sẵn lòng bỏ đạo và những người đang sẵn sàng tham gia với những người này.”
Đức Hồng Y Zen cũng nhận rằng việc ngài công khai phê phán Đảng Cộng Sản và các cố gắng ngoại giao của Vatican gây vấn đề cho việc hàn gắn sự chia rẽ giữa hai bên.
Ngài viết: “Có phải tôi là trở ngại chính đối với diễn trình đạt thoả ước giữa Vatican và Trung Hoa không? Nếu đó là thỏa ước xấu, thì tôi rất sung sướng làm trở ngại”.
Tuyên Bố của Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh
Có lẽ vì chủ trương mạnh mẽ và dứt khoát trên của Đức Hồng Y Zen sau khi gặp Đức Phanxicô tại Vatican, và sợ chủ trương ấy có thể gây hoang mang, bất lợi cho các cố gắng hòa giải, nên Giám Đốc Phòng Báo Chí của Tòa Thánh, Greg Burke, ngày 30 tháng 1, 2018, đã ra tuyên bố sau đây:
Tham chiếu các tin tức được phổ biến rộng rãi về sự cho là khác nhau về suy nghĩ và hành động giữa Đức Thánh Cha và các cộng sự viên của ngài trong Giáo Triều Rôma về các vấn đề liên quan tới Trung Hoa, tôi có thể tuyên bố như sau:
“Đức Giáo Hoàng liên tục tiếp xúc với các cộng sự viên của ngài, đặc biệt là Phủ Quốc Vụ Khanh, về các vấn đề Trung Hoa, và được các ngài thông tri một cách trung thành và chi tiết về tình hình của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa và về các bước trong cuộc đối thoại đang diễn tiến giữa Tòa Thánh và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, một cuộc đối thoại được ngài theo dõi hết sức chăm chú. Bởi thế, thật gây ngạc nhiên và đáng tiếc là điều ngược lại đang được người trong Giáo Hội khẳng định, do đó, khuyến khích sự mơ hồ lẫn lộn và tranh cãi.”
Tuy nhiên, người ta hoài nghi một tuyên bố như trên có thể đánh tan các “ưu tư” rất nặng ký của Đức Hồng Y Zen. Trước nhất, tuyên bố này chỉ là của Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh. Thứ hai, tuyên bố này không đụng gì tới các ưu tư này. Chúng vẫn còn đó.
Thực ra, như nhận định của Victor Gaetan viết trên tờ Foreign Affairs hồi tháng Ba năm 2017, một tạp chí được Đại Học Georgetown bảo trợ, “từ ngày lên ngôi của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Bắc Kinh và Rôma đã cùng đưa ra một diễn trình đặc nhiệm (ad hoc, để bổ nhiệm giám mục). Nhưng vì nó không chính thức, nên mơ hồ lẫn lộn vẫn còn đó, sự không hợp nhất vẫn day dứt, các việc trống tòa gia tăng, và, trong lý thuyết, cả hai bên đều có thể phá vỡ thế quân bình mỏng manh. Đó chính là các cuộc thương thảo nửa bí mật trong ba năm qua”.
Còn nhớ tháng 2 năm 2017, Đức Hồng Y John Tong Hon, lúc đó là Tổng Giám Mục Hồng Kông, lạc quan thông báo: Bắc Kinh và Rôma đã “đạt được sự đồng thuận” về việc bổ nhiệm giám mục. Hóa ra, cũng chỉ là thứ diễn trình “đặc nhiệm” như vừa nói, rất dễ bị phá vỡ.
Tuy thế, không ai bác bỏ việc Đức Hồng Y Zen có quan điểm cứng rắn đối với Bắc Kinh, vốn là một chế độ tội ác dưới con mắt của ngài.
Ngài coi các cố gắng hòa giải của Đức Phanxicô là “nực cười” và bất cứ thỏa hiệp nào với Trung Hoa đều “không thể chấp nhận” được.
Gaetan coi quan điểm của Đức Hồng Y Zen là quan điểm thiểu số. Trên thực tế, có nhiều mơ hồ hơn hiện đang hiện diện giữa hai giáo hội “quốc doanh” và “hầm trú” và việc phân rẽ này có hại cho sự toàn vẹn của Đạo Công Giáo dưới mắt nhiều chuyên gia về Giáo Hội, trong đó, có Linh Mục Lawrence Murphy, chủ tịch hưu trí của Đại Học Seton Hall, và nhà báo có trụ sở ở Bắc Kinh là Francesco Sisci, cựu tùy viên văn hóa của tòa đại sứ Ý ở Trung Hoa. Thực vậy, Giáo Hội Rôma xâm nhập Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước rất sớm. Hồ sơ tại Vatican chứa nhiều lá thư của các giám mục Trung Hoa được nhà nước chọn lựa xin hiệp thông cùng Đức Giáo Hoàng và đa số được toại nguyện. Trong số khoảng 110 giám mục ở Trung Hoa, khoảng 70 vị được cả Rôma lẫn Bắc Kinh chấp thuận, 30 vị chỉ được Tòa Thánh chấp thuận và 7 vị do nhà nước bổ nhiệm vẫn còn đợi được Tòa Thánh chuẩn y. Ở cấp địa phương, các linh mục của hai cộng đồng càng ngày càng hợp tác với nhau nhiều hơn. Jeroom Heyndrickx, một linh mục truyền giáo từng làm việc ở Trung Hoa từ năm 1980 và mang một “phái đoàn hỗn hợp” các linh mục Trung Hoa qua hành hương Rôma tháng Tư năm 2016, cho hay: “Một số phát xuất từ giáo hội hầm trú, phần lớn phát xuất từ giáo hội chính thức, nhưng không hề có sự khác biệt nhỏ nhoi nào giữa hai nhóm về lòng trung thành với Rôma”.
Một điển hình khác: sau 20 năm ngồi tù và 10 năm đi cải tạo và bị giam tại nhà ở miền Bắc Trung Hoa vì tội là linh mục được giáo dục ở Rôma và chống lại thẩm quyền của Đảng, Linh Mục Dòng Tên Aloysius Jin Luxian bằng lòng lãnh đạo chủng viện Thượng Hải khi chính phủ cho phép mở lại năm 1982. Cha Jin cho rằng điều quan trọng hơn là duy trì Giáo Hội và phục vụ giáo dân hơn là tiến hành một trận đánh vô vọng nằm hầm trú chống lại chế độ. Được yêu cầu trở thành Giám Mục Phụ Tá cho nhà nước năm 1985, và năm 1988 trở thành giám mục của Thượng Hải, Đức Cha Jin xin Vatican chấp thuận, nhưng không thành công. Mãi năm 2005, ngài được Tòa Thánh nhìn nhận là giám quản tông toà cho Đức Cha Joseph Fan Zhongliang.
Dưới sự lãnh đạo của Đức Cha Jin, giáo phận Thượng Hải đã phục hồi nhiều nhà thờ, huấn luyện hàng trăm linh mục, khởi đầu một công ty xuất bản Công Giáo, thành lập một trung tâm tĩnh huấn, và lôi cuốn nhiều tín hữu mới. Đức Cha Jin trở nên nổi tiếng khắp nước cả ở hai cơ quan được nhà nước chấp thuận là Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước và Hội Đồng Giám Mục, và còn vận động được việc các giáo dân cầu nguyện cho Đức Giáo Hoàng trong các Thánh Lễ. Ngài lên khuôn cho phụng vụ bằng tiếng Trung Hoa nay trở thành tiêu chuẩn cho cả nước. Khi qua đời năm 2013, ngài được Giáo Hội ca ngợi như một nhà lãnh đạo Công Giáo xuất chúng.
Tính lưu động giữa Đạo Công Giáo chính thức và không chính thức, một phần, cũng vì vấn đề di dân. Giáo Hội hầm trú bắt nguồn từ nông thôn, nơi các giáo sĩ Dòng Tên thế kỷ 17 truyền bá đức tin nhờ hệ thống họ hàng. Tại Trung Hoa hiện thời, khi các tín hữu di chuyển tới các khu đô thị để kiếm việc làm, họ thường phải bỏ các cộng đồng hầm trú để gia nhập các giáo hội có đăng ký, chỉ vì tiện lợi chứ không hẳn theo “phe phái”. Ngày nay, theo các linh mục làm việc ở đấy, phần lớn việc gia tăng của Công Giáo diễn ra trong Giáo Hội chính thức, chứ không hẳn trong các gia đình Công Giáo hầm trú.
Một điều cũng được Gaetan lưu ý là: quan tâm hàng đầu của Giáo Hội ở Trung Hoa là tôn giáo chứ không phải chính trị. Không thể có một giáo hội hoàn vũ hoạt động được tại những nơi người Công Giáo bị cắt đứt khỏi Rôma và bị chia thành phe này phe nọ. Thành thử trong 35 năm qua, viễn kiến của Vatican về đời sống tôn giáo là hòa giải. Lý thuyết để làm việc của Tòa Thánh là: bao lâu Đức Giáo Hoàng còn có quyền duy trì việc kế tục tông đồ (apostolic succession) qua việc bổ nhiệm giám mục, thì mọi vấn đề khác đều có thể giải quyết. Hiệp Hội Công Giáo Yêu Nước có thể trở thành phương thế truyền thông và bác ái; hội đồng giám mục sẽ là một hội đồng giữa nhiều hội đồng trên thế giới.
Trên lý thuyết, Tòa Thánh có thể chấp nhận một thỏa hiệp ngầm với Bắc Kinh như thế. Bức điện năm 2006 do Wikileaks rì rỏ cho thấy Đức Cha Celli từng đề nghị như thế với Đại Sứ Hoa Kỳ. Nhưng theo Gaetan, vì mục tiêu ngày nay không hẳn chia sẻ quyền lực cho bằng bình thường hóa đời sống Giáo Hội, sự trong sáng và việc công bố thỏa thuận là cách duy nhất để xóa tan sự chia rẽ gây đau đớn và không hữu hiệu. Thực vậy, theo Cha John Worthley, một giáo sư Hoa Kỳ về hành chánh công, người từng dạy ở Trung Hoa từ đầu thập niên 1980, thì việc làm chính ở đất liền Trung Hoa trong sáu tháng đầu năm 2017 là hợp nhất hai cộng đồng chính thức và không chính thức: “tình hình đối với Giáo Hội ở Trung Hoa giống lúc Bức Tường Bá Linh sụp đổ. Người ta đã chuẩn bị từ nhiều năm, nên khi diễn ra, nó diễn ra rất nhanh.”