Suy niệm Chúa Nhật III - Năm B
(Mc 1, 14-20)
Bước vào Chúa Nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giorđan xong, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là : " Chiên Thiên Chúa " (Ga 1, 29). Ông bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, một hành động diễn tả sự liên tục giữa Giao ước cũ với Giao ước mới, với sứ điệp : " Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm " (Mc 1, 14).
Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến
Viên cai ngục của Hêrôđê tra tay bắt Gioan Tẩy Giả tống ngục. Sứ mạng, lời rao giảng cũng như phép rửa của Gioan chấm dứt, thời giờ đã mãn, Đức Giêsu xuất hiện. Không như Gioan, Chúa Giêsu không đến để thay đổi phép rửa thống hối, sứ mệnh của Người là loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Tin Mừng Người loan báo không phải là "tin mới" hay tin mừng như bao tin mừng. Chúa Giêsu nhân danh Thiên Chúa loan báo Tin Mừng, Người chính là Tin Mừng, là Lời Thiên Chúa, Lời cứu rỗi, là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người.
Gioan loan báo thời mới sẽ đến, thời viên mãn. ‘Thời khác’ là chính Chúa Giêsu, thời của Gioan và thời của Chúa Giêsu nối liền với nhau không có sự gián đoạn.
Gioan đã lãnh nhận sức thiêng khi Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giorđan. Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Gioan đổ nước. Chúa Cha chứng nhận Chúa Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài.
Từ " gần đến " phải được hiểu là : " Ở bên anh em ". Người ở giữa chúng ta. Chúa Giêsu đã nói với một viên ký lục khi hỏi Chúa về hai điều răn trọng nhất: " Ngươi không còn xa Nước Thiên Chúa đâu " (Mc 12, 34).
Hãy theo Ta
Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển. Chúa gọi hai ông, biến các ông thành những người cộng tác. Chúa không chỉ ủy thác cho họ một học thuyết, nhưng biến họ, những người lưới cá thành những kẻ lưới người, quăng Lời Chúa vào thế gian để đánh bắt người, đưa người ta lên bờ cho Chúa, đúng như lời Chúa Giêsu nói: "Ta sẽ làm cho các người trở thành những kẻ chài lưới người" (Mc 1, 17).
Giacôbê và Gioan đang xếp lưới trong thuyền với cha mình cùng với các người làm công. Một sự tương phản Marcô đã quan sát và làm nổi bật. Simon và Anrê đã bỏ lưới. Giacôbê và Gioan đã bỏ cha. Hai người con bỏ lại cha với những người đang làm việc không phải vì tình nghĩa con cái hay gia đình, nhưng là vì đồng tiền bát gạo. Marcô sử dụng thuật ngữ " người làm thuê " mà chúng ta dịch là "người làm công". Hai người con " bỏ cha", thay vì ở bên cha, nay thay bằng " theo sau Chúa Giêsu" (x. Mc 1, 20).
Những ngư phủ đến với Chúa Giêsu, đã trở thành những kẻ đánh bắt người như lời Chúa phán : " Này Ta sai ngư phủ đến … và họ sẽ (vung) lưới bắt chúng" (Gr 16, 16). Nếu Chúa sai những người khôn ngoan tới, họ sẽ thuyết phục dân, hoặc bắt lấy dân. Nếu Chúa gửi những người giầu đến, họ sẽ dùng tiền mua chuộc dân và thống trị dân. Nếu Chúa gửi những người khỏe mạnh đến, họ sẽ dùng sức mạnh dụ dỗ dân và cưỡng bức dân bằng bạo lực.
Không có ai trong số các tông đồ là những người ấy. Simon Phêrô là một bằng chứng. Ông nhút nhát, đến nỗi sợ cả một đầy tớ nữ; ông nghèo không có gì, thậm trí cả tiền thuế cũng không có (Mt 17, 24). Phêrô nói: "Bạc vàng tôi không có " (Cv 3,6). Và ông là người ít học, nên từ khi chối Chúa, ông cũng chẳng biết rút ra bài học.
Những kẻ đánh cá được Chúa Giêsu chọn và sai đi, họ ra đi và đã mang lại kết quả mĩ mãn hơn cả những kẻ mạnh, người giầu có và khôn ngoan. Với giáo lý Chúa dạy, họ đã thu hút nhiều người mà không cần bạo lực; phận nghèo khó, họ đã dạy dỗ những kẻ giàu có; là người dốt nát, họ huấn giáo những kẻ khôn ngoan.
Bước theo Chúa Giêsu cần phải sám hối để hiệp nhất
Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "ăn năn sám hối"(Mc 1, 15). Sám hối là đi từ đời sống tội lỗi sang đời sống con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng, từ bóng tối ra ánh sáng. "Sám hối vì nước Thiên Chúa đã gần đến" (Mc 1, 15) vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Quyết tâm sám hối trở về cùng Chúa là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Chúa. Hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.
Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây : " Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Ðồ nói đến : "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" (1 Cr 1,10). Thực ra thánh nhân đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao?" (1,13). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
(Mc 1, 14-20)
Bước vào Chúa Nhật thứ III thường niên, chúng ta thấy Chúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giorđan xong, được Gioan giới thiệu cho mọi người biết Người là : " Chiên Thiên Chúa " (Ga 1, 29). Ông bị bắt, Chúa Giêsu sang xứ Galilêa, rao giảng Tin Mừng nước Thiên Chúa, một hành động diễn tả sự liên tục giữa Giao ước cũ với Giao ước mới, với sứ điệp : " Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến; anh em hãy ăn năn sám hối và tin vào Phúc Âm " (Mc 1, 14).
Thời giờ đã mãn và nước Thiên Chúa đã gần đến
Viên cai ngục của Hêrôđê tra tay bắt Gioan Tẩy Giả tống ngục. Sứ mạng, lời rao giảng cũng như phép rửa của Gioan chấm dứt, thời giờ đã mãn, Đức Giêsu xuất hiện. Không như Gioan, Chúa Giêsu không đến để thay đổi phép rửa thống hối, sứ mệnh của Người là loan báo Tin Mừng nước Thiên Chúa. Tin Mừng Người loan báo không phải là "tin mới" hay tin mừng như bao tin mừng. Chúa Giêsu nhân danh Thiên Chúa loan báo Tin Mừng, Người chính là Tin Mừng, là Lời Thiên Chúa, Lời cứu rỗi, là sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa loài người.
Gioan loan báo thời mới sẽ đến, thời viên mãn. ‘Thời khác’ là chính Chúa Giêsu, thời của Gioan và thời của Chúa Giêsu nối liền với nhau không có sự gián đoạn.
Gioan đã lãnh nhận sức thiêng khi Chúa Giêsu bước xuống dòng sông Giorđan. Thánh Thần Thiên Chúa ngự xuống trên Chúa Giêsu khi Gioan đổ nước. Chúa Cha chứng nhận Chúa Chúa Giêsu là Con yêu dấu của Ngài.
Từ " gần đến " phải được hiểu là : " Ở bên anh em ". Người ở giữa chúng ta. Chúa Giêsu đã nói với một viên ký lục khi hỏi Chúa về hai điều răn trọng nhất: " Ngươi không còn xa Nước Thiên Chúa đâu " (Mc 12, 34).
Hãy theo Ta
Simon và em là Anrê đang thả lưới xuống biển. Chúa gọi hai ông, biến các ông thành những người cộng tác. Chúa không chỉ ủy thác cho họ một học thuyết, nhưng biến họ, những người lưới cá thành những kẻ lưới người, quăng Lời Chúa vào thế gian để đánh bắt người, đưa người ta lên bờ cho Chúa, đúng như lời Chúa Giêsu nói: "Ta sẽ làm cho các người trở thành những kẻ chài lưới người" (Mc 1, 17).
Giacôbê và Gioan đang xếp lưới trong thuyền với cha mình cùng với các người làm công. Một sự tương phản Marcô đã quan sát và làm nổi bật. Simon và Anrê đã bỏ lưới. Giacôbê và Gioan đã bỏ cha. Hai người con bỏ lại cha với những người đang làm việc không phải vì tình nghĩa con cái hay gia đình, nhưng là vì đồng tiền bát gạo. Marcô sử dụng thuật ngữ " người làm thuê " mà chúng ta dịch là "người làm công". Hai người con " bỏ cha", thay vì ở bên cha, nay thay bằng " theo sau Chúa Giêsu" (x. Mc 1, 20).
Những ngư phủ đến với Chúa Giêsu, đã trở thành những kẻ đánh bắt người như lời Chúa phán : " Này Ta sai ngư phủ đến … và họ sẽ (vung) lưới bắt chúng" (Gr 16, 16). Nếu Chúa sai những người khôn ngoan tới, họ sẽ thuyết phục dân, hoặc bắt lấy dân. Nếu Chúa gửi những người giầu đến, họ sẽ dùng tiền mua chuộc dân và thống trị dân. Nếu Chúa gửi những người khỏe mạnh đến, họ sẽ dùng sức mạnh dụ dỗ dân và cưỡng bức dân bằng bạo lực.
Không có ai trong số các tông đồ là những người ấy. Simon Phêrô là một bằng chứng. Ông nhút nhát, đến nỗi sợ cả một đầy tớ nữ; ông nghèo không có gì, thậm trí cả tiền thuế cũng không có (Mt 17, 24). Phêrô nói: "Bạc vàng tôi không có " (Cv 3,6). Và ông là người ít học, nên từ khi chối Chúa, ông cũng chẳng biết rút ra bài học.
Những kẻ đánh cá được Chúa Giêsu chọn và sai đi, họ ra đi và đã mang lại kết quả mĩ mãn hơn cả những kẻ mạnh, người giầu có và khôn ngoan. Với giáo lý Chúa dạy, họ đã thu hút nhiều người mà không cần bạo lực; phận nghèo khó, họ đã dạy dỗ những kẻ giàu có; là người dốt nát, họ huấn giáo những kẻ khôn ngoan.
Bước theo Chúa Giêsu cần phải sám hối để hiệp nhất
Chúa Giêsu gọi các môn đệ của mình "ăn năn sám hối"(Mc 1, 15). Sám hối là đi từ đời sống tội lỗi sang đời sống con cái Chúa, từ tuyệt vọng đến hy vọng, từ chán nản đến vui mừng, từ bóng tối ra ánh sáng. "Sám hối vì nước Thiên Chúa đã gần đến" (Mc 1, 15) vẫn luôn có tính chất thời sự của Tin Mừng. Quyết tâm sám hối trở về cùng Chúa là con đường dẫn đưa Giáo Hội đến sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn vào thời kỳ Thiên Chúa thiết định.
Ngày nay Chúa cũng mời gọi chúng ta mang vào thế giới sứ điệp sự thật và tình thương của Chúa. Hãy sẵn sàng tham gia vào sứ mạng này và nhất là cầu xin Chúa đừng để những chia rẽ và tranh chấp giữa các tín hữu Kitô làm lu mờ khả năng chiếu tỏa của Tin Mừng. Các cuộc gặp gỡ đại kết trong thời gian gần đây gia tăng trên thế giới là một dấu chỉ chứng tỏ điều đó.
Trước giờ Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 23/1/2011, Đức nguyên Giáo hoàng Bênêđictô XVI đưa ra lời kêu gọi sau đây : " Ngày nay cũng vậy, để trở thành dấu chỉ và phương thế kết hiệp sâu xa với Thiên Chúa trong thế giới, các tín hữu Kitô chúng ta phải xây dựng cuộc sống trên 4 cột trụ, đó là: cuộc sống trên nền tảng đức tin của các Tông Ðồ được chuyển lại trong Truyền Thống sinh động của Giáo Hội, tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và kinh nguyện. Có thế, Giáo Hội mới được kết hiệp bền vững với Chúa Kitô và chu toàn sứ mạng của mình, dù có những chia rẽ như thánh Phaolô Tông Ðồ nói đến : "Hỡi anh em, tôi khuyên nhủ anh em tất cả hãy đồng tâm hiệp ý trong lời nói, để không có sự chia rẽ nơi anh em, nhưng hãy kết hiệp trọn vẹn trong tư tưởng và cảm thức" (1 Cr 1,10). Thực ra thánh nhân đã biết trong cộng đoàn Kitô ở Côrintô, đã nảy sinh những bất thuận và chia rẽ; vì vậy, ngài nghiêm nghị viết thêm rằng: "Phải chăng Chúa Kitô bị chia rẽ sao?" (1,13). Ngài quả quyết mọi chia rẽ trong Giáo hội là làm xúc phạm đến Chúa Kitô, Thủ Lãnh duy nhất và là Chúa, chúng ta luôn luôn có thể tái hiệp nhất, nhờ sức mạnh vô tận của ơn thánh Chúa.
Theo giáo huấn của thánh Phaolô, chúng ta được mời gọi loại bỏ gương mù chia rẽ nơi chúng ta để mang sứ điệp của Chúa Kitô Phục Sinh cho tất cả mọi người. Chúng ta hãy cầu nguyện xin Chúa cho sớm đến ngày Giáo Hội được hoàn toàn hiệp nhất. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ