Theo tin VaticanNews, trên chuyến bay tới Chile, Đức Phanxicô giải thích lý do tại sao ngài muốn chia sẻ tấm hình bé trai Nhật đứng chờ ở nhà hỏa thiêu ở Nagasaki để an tang đứa em bé thơ của em.
Thực vậy, lúc lên máy bay để bay đi Chile hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập tới nỗi sợ hãi của ngài đối với sự đe dọa của chiến tranh hạch nhân. Nói với các nhà báo trên chuyến bay, ngài cũng nhận định về hình ảnh bé trai Nhật đìu xác đứa em bé thơ của em trên lưng khi đứng xếp hàng tại nhà hỏa thiêu ở thành phố Nagasaki.
Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh in thành “post cards” và phân phối cho các nhà báo tấm hình ấy ở một bên còn bên kia là hàng chữ “kết quả của chiến tranh”, cùng với chữ ký của ngài. Tấm hình này do nhiếp ảnh gia Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Joe O’Donnell chụp trong những ngày sau cuộc tấn công hạch nhân của Hoa Kỳ trên thành phố này hồi tháng Tám năm 1945.
“Hậu quả của chiến tranh”
Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất xúc động trước bức hình và muốn chia sẻ nó, vì ngài sợ rằng thế giới, một lần nữa, đang xích gần lại việc sử dụng các vũ khí hạch nhân.
Các nhận định của ngài được nói ra chỉ hai ngày sau khi cư dân Hawaii nhận được lệnh báo động sẽ có cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hạch nhân. Cuộc báo động lầm từ Cơ Quan Quản Trị Khẩn Trương của Hawaii này, một cuộc báo động cũng đã được phát đi trên truyền thanh và truyền hình, chỉ được rút lại 38 phút sau.
Đức Giáo Hoàng kết án việc sở hữu các vũ khí hạch nhân
Tháng Mười Một năm ngoái, Đức Phanxicô đã nói chuyện với một hội nghị ở Vatican về việc giải giới; ngài nói rằng việc sở hữu các vũ khí hạch nhân phải “bị cương quyết kết án” vì “chúng hiện hữu để phục vụ não trạng sợ sệt ảnh hưởng không những các bên tranh chấp, mà là cả nhân loại.”
Đức Giáo Hoàng nói với các tham dự viên, trong đó, có nhiều người nhận giải Nobel Hòa Bình, rằng “các liên hệ quốc tế không thể bị cầm tù bởi sức mạnh quân sự, dọa dẫm lẫn nhau, và biểu dương các kho vũ khí…” Ngài nói tiếp: các vũ khí giết người hàng loạt, nhất là các vũ khí hạch nhân, “không tạo nên gì khác ngoài một cảm thức an ninh giả tạo. Chúng không thể tạo nên nền tảng cho một cuộc chung sống hòa bình giữa các thành viên của gia đình nhân loại”.
Thực vậy, lúc lên máy bay để bay đi Chile hôm thứ Hai, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đề cập tới nỗi sợ hãi của ngài đối với sự đe dọa của chiến tranh hạch nhân. Nói với các nhà báo trên chuyến bay, ngài cũng nhận định về hình ảnh bé trai Nhật đìu xác đứa em bé thơ của em trên lưng khi đứng xếp hàng tại nhà hỏa thiêu ở thành phố Nagasaki.
Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh in thành “post cards” và phân phối cho các nhà báo tấm hình ấy ở một bên còn bên kia là hàng chữ “kết quả của chiến tranh”, cùng với chữ ký của ngài. Tấm hình này do nhiếp ảnh gia Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ Joe O’Donnell chụp trong những ngày sau cuộc tấn công hạch nhân của Hoa Kỳ trên thành phố này hồi tháng Tám năm 1945.
“Hậu quả của chiến tranh”
Đức Thánh Cha nói rằng ngài rất xúc động trước bức hình và muốn chia sẻ nó, vì ngài sợ rằng thế giới, một lần nữa, đang xích gần lại việc sử dụng các vũ khí hạch nhân.
Các nhận định của ngài được nói ra chỉ hai ngày sau khi cư dân Hawaii nhận được lệnh báo động sẽ có cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hạch nhân. Cuộc báo động lầm từ Cơ Quan Quản Trị Khẩn Trương của Hawaii này, một cuộc báo động cũng đã được phát đi trên truyền thanh và truyền hình, chỉ được rút lại 38 phút sau.
Đức Giáo Hoàng kết án việc sở hữu các vũ khí hạch nhân
Tháng Mười Một năm ngoái, Đức Phanxicô đã nói chuyện với một hội nghị ở Vatican về việc giải giới; ngài nói rằng việc sở hữu các vũ khí hạch nhân phải “bị cương quyết kết án” vì “chúng hiện hữu để phục vụ não trạng sợ sệt ảnh hưởng không những các bên tranh chấp, mà là cả nhân loại.”
Đức Giáo Hoàng nói với các tham dự viên, trong đó, có nhiều người nhận giải Nobel Hòa Bình, rằng “các liên hệ quốc tế không thể bị cầm tù bởi sức mạnh quân sự, dọa dẫm lẫn nhau, và biểu dương các kho vũ khí…” Ngài nói tiếp: các vũ khí giết người hàng loạt, nhất là các vũ khí hạch nhân, “không tạo nên gì khác ngoài một cảm thức an ninh giả tạo. Chúng không thể tạo nên nền tảng cho một cuộc chung sống hòa bình giữa các thành viên của gia đình nhân loại”.