Về phương diện công luận, người ta nên quên những gì Sách Giáo Lý Của Giáo Hôi Công Giáo hay Giáo Luật nói về Đức Giáo Hoàng. Vì đối với công luận, ngôi vị giáo hoàng là một việc làm gần như không thể có, bởi người ta mong các vị giáo hoàng cùng một lúc phải là các siêu sao truyền thông, các vị giảng thuyết lừng danh thế giới và là các quản trị viên thuộc hàng 500 của tạp chí Fortune, ấy là chưa kể phải là những vị thánh sống.
Người ta cũng mong các vị giáo hoàng là những tay chơi chính trị tài tình, có khả năng múa gậy ma thuật khiến cho mọi nan đề của thế giới tự dưng biến mất. Dĩ nhiên, đây là một cái nhìn hoàn toàn không thực tiễn chút nào, nhưng nó vẫn làm các vị giáo hoàng ráng sức, và Đức Phanxicô có lẽ là vị cố gắng nhiều hơn cả.
Ngay từ đầu, Đức Phanxicô đã có hoài vọng trở thành vị “Giáo Hoàng Hòa Bình”, nhằm xử lý điều ngài gọi là “Thế Chiến Ba” được đánh từng mảng từ đầu thế kỷ 21. Từ việc giúp ngăn cản sự can thiệp quân sự của Tây Phương vào Syria năm 2013 tới vai trò làm nhẹ bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Cuba, Đức Phanxicô đã bước chân theo Thánh Gioan Phaolô II trong việc dấn mình vào nền địa chính trị của thời mình.
Năm 2017 đem lại một năm tích cực hoạt động nữa của Đức Phanxicô trong việc theo đuổi nền hòa bình thế giới, cùng với các mục tiêu cốt lõi khác trong nghị trình xã hội của ngài.
Năm 2014, Đức Phanxicô từng tố cáo “tội ác chống lại nhân loại” tức nạn nô lệ thời hiện đại. Năm 2015, tập chú của ngài chuyển qua môi trường, với thông điệp Laudato Sí về chủ đề này. Năm ngoái, ngài đặc biệt lưu tâm tới cuộc khủng hoảng di dân trên thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng tới Âu Châu.
Luôn là vị giáo hoàng của người nghèo, Đức Phanxicô khai mở Ngày Thế Giới Người Nghèo lần đầu tiên năm 2017.
Theo đuổi hòa bình
Tuy nhiên, không điều gì có thể sánh với việc theo đuổi hòa bình trong năm 2017.
Tháng 11, Tòa Thánh tổ chức một hội nghị lớn để thúc đẩy việc giải giới hạch nhân. Tại đây, Đức Phanxicô nói rằng lý thuyết gián chỉ (deterrence) là điều không được phép về luân lý và các vũ khí giết người hàng loạt này “cho thấy não trạng sợ hãi”.
Ngày 2 tháng 11, nói tại Nghĩa Trang Mỹ-Xilixi ở Nettuno, Ý, nơi gần 8,000 tử sĩ Hoa Kỳ đã được chôn cất, Đức Phanxicô đã cầu nguyện cho mọi người đã qua đời nhân dịp Lễ Các Linh Hồn, nhưng đặc biệt cho những người “đang nằm tại đây… vào lúc thế giới đang có chiến tranh một lần nữa”.
“Chúng ta cầu nguyện cho mọi người đã qua đời, và đặc biệt các người trẻ trong một khoảnh khắc trong đó quá nhiều người trẻ chết hàng ngày tại các mặt trận vì cuộc thế chiến ‘từng mảng’ này”, ngài nói thế khi sử dụng lối nói quen thuộc của ngài để mô tả một thế giới trong đó không phải chỉ có một cuộc tranh chấp hoàn cầu lớn lao mà là hàng chục cuộc chiến tranh qui mô nhỏ hơn đang diễn ra tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Ngài nói thêm “ngay cả các trẻ em cũng đang phải chết. Chết là kết quả của chiến tranh, và xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết khóc”.
Các cuộc tông du ngoại quốc của ngài cũng lấy hòa bình làm cốt lõi cho các thông điệp của chúng, ngài từng cảnh cáo rằng cuộc tranh chấp Đại Hàn đang đe dọa “phần tốt” của nhân loại, và đầu năm ngài phối hợp cả chủ đề hòa bình và chủ đề môi trường khi nói rằng thế giới đang lao đầu vào cuộc chiến tranh giành nước uống.
Một số câu chuyện khác
Bên kia các chủ đề lớn của năm 2017, là một số câu truyện khác liên quan tới Đức Giáo Hoàng nhưng cũng giúp ta xác định được năm vừa qua.
Việc chống đối Đức Phanxicô từ một số giới bảo thủ nhất trong Giáo Hội vẫn tiếp tục, trong đó, có nhóm thần học gia bảo thủ hồi tháng Chín tố cáo ngài gieo rắc lạc giáo. Dù tạo được khá nhiều ồn ào lúc đầu, nhưng cú giáng này chẳng bao lâu sau trở thành tiếng khóc thút thít.
Cũng chống lại Đức Phanxicô còn có nhà thần học Hoa Kỳ, Linh Mục Thomas Weinandy, cựu trưởng chuyên viên tín lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, người đã từ chức sau khi lá thư ngài gửi cho Đức Phanxicô trở thành công khai. Trong lá thư này, ngài nói với Đức Phanxicô rằng trong văn kiện Niềm Vui Yêu Thương, “sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha đôi khi cố ý mơ hồ, do đó, đã tạo ra cả lối giải thích cổ truyền đối với giáo huấn Công Giáo về hôn nhân và ly dị lẫn lối giải thích hàm ngụ một sự thay đổi nào đó đối với giáo huấn ấy”.
Tháng Mười, Đức Phanxicô chỉ trích ‘khuynh hướng ưu sinh’ (eugenic tendency) nhằm tận diệt những người khuyết tật. Ngài thừa nhận rằng vì các thất bại của mình, Giáo Hội phải cổ vũ sự an toàn cho trẻ em, và tố cáo rằng thu tích của cải trong khi trẻ em chết là “tội thờ ngẫu thần giết người”. Ngài cũng triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Toàn Vùng Amazon.
Năm nay cũng là một năm đáng lưu ý đối với những người tin rằng Đức Mẹ đã hiện ra tại thị trấn nhỏ Medjugorje của Bosnia. Đức Giáo Hoàng đã cử một vị giám mục Ba Lan đi khảo sát tình trạng mục vụ tại nơi này, nơi đã trở thành một địa điểm hành hương cho hàng triệu người đến đó hàng năm để cầu nguyện. Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm hồi tháng Hai để tìm hiểu việc chăm sóc mục vụ cho cư dân thị trấn và người hành hương, và ngài tỏ ra tích cực một cách công khai đối với các khám phá của mình.
Tháng Mười Một năm 2016, trong một cuộc gặp gỡ được đăng tải trên báo chí, Đức Phanxicô chế diễu hiện tượng Medjugorje, nhưng khi trả lời các câu hỏi của các phóng viên lúc từ Fatima trở về Rôma, giọng điệu của ngài hơi khác, ngài chấp nhận việc điều tra thêm khả tín tính của thông điệp vốn gán cho Đức Mẹ Hòa Bình, như đã được các thị nhân mô tả.
Tháng Bẩy, Đức Phanxicô can dự vào câu truyện chung quanh bé Charlie Gard: ngài đứng về phía cha mẹ em bé 10 tháng bị bệnh đến thời kỳ cuối cùng, một biến cố được cả Vương Quốc Thống Nhất lưu ý. Bất kể một số bệnh viện sẵn sàng cung cấp việc điều trị, trong đó, có Bệnh Viện Bambino Gesu của Đức Giáo Hoàng, em bé đã qua đời ngày 24 tháng Bẩy.
Tháng Sáu, Đức Phanxicô đe dọa sẽ ngưng chức các linh mục của một giáo phận ở Nigeria, trong một câu truyện dài đến nay vẫn chưa được giải quyết, và trước đó một tháng, ngài từng cố gắng hòa giải sự chia rẽ tả hữu bằng cách tuyên bố rằng Giáo Hội giống một con sông, và điều quan trọng là ở trong con sông này: “Nếu anh em ở giữa hay ở bên phải hoặc ở bên trái nhiều hơn, nhưng vẫn ở trong lòng con sông, thì sự đa dạng này là điều hợp pháp… Rất nhiều lần, chúng ta muốn con sông chẩy về phía chúng ta và kết án người khác… thì đó không phải là tình anh em. Mọi người đều ở trong con sông. Mọi người. Đó là điều anh em học được trong chủng viện…”
Danh sách các hành động và lời nói của Đức Phanxicô có thể gây sóng gió trong năm 2017 thì còn dài lắm, vì ngài gần như nói về đủ loại chủ đề trong Thánh Lễ hàng ngày, trong các buổi yết kiến mỗi thứ tư, trong các buổi yết kiến Chúa Nhật và rất nhiều các buổi gặp gỡ hàng ngày.
Qua năm 2018, người ta chưa được biết nhiều về những gì xẩy ra cho lịch trình sinh hoạt của Đức Phanxicô, ngoại trừ chuyến đi Chile và Peru, và chuyến đi có thể có tới Ái Nhĩ Lan để tham dự Ngày Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới. Điều rõ ràng về người vừa qua tuổi 81 là: đừng trông mong Cơn Lốc Châu Mỹ La Tinh này hãm đà nay mai.
Người ta cũng mong các vị giáo hoàng là những tay chơi chính trị tài tình, có khả năng múa gậy ma thuật khiến cho mọi nan đề của thế giới tự dưng biến mất. Dĩ nhiên, đây là một cái nhìn hoàn toàn không thực tiễn chút nào, nhưng nó vẫn làm các vị giáo hoàng ráng sức, và Đức Phanxicô có lẽ là vị cố gắng nhiều hơn cả.
Ngay từ đầu, Đức Phanxicô đã có hoài vọng trở thành vị “Giáo Hoàng Hòa Bình”, nhằm xử lý điều ngài gọi là “Thế Chiến Ba” được đánh từng mảng từ đầu thế kỷ 21. Từ việc giúp ngăn cản sự can thiệp quân sự của Tây Phương vào Syria năm 2013 tới vai trò làm nhẹ bớt căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Cuba, Đức Phanxicô đã bước chân theo Thánh Gioan Phaolô II trong việc dấn mình vào nền địa chính trị của thời mình.
Năm 2017 đem lại một năm tích cực hoạt động nữa của Đức Phanxicô trong việc theo đuổi nền hòa bình thế giới, cùng với các mục tiêu cốt lõi khác trong nghị trình xã hội của ngài.
Năm 2014, Đức Phanxicô từng tố cáo “tội ác chống lại nhân loại” tức nạn nô lệ thời hiện đại. Năm 2015, tập chú của ngài chuyển qua môi trường, với thông điệp Laudato Sí về chủ đề này. Năm ngoái, ngài đặc biệt lưu tâm tới cuộc khủng hoảng di dân trên thế giới, nhất là cuộc khủng hoảng đang ảnh hưởng tới Âu Châu.
Luôn là vị giáo hoàng của người nghèo, Đức Phanxicô khai mở Ngày Thế Giới Người Nghèo lần đầu tiên năm 2017.
Theo đuổi hòa bình
Tuy nhiên, không điều gì có thể sánh với việc theo đuổi hòa bình trong năm 2017.
Tháng 11, Tòa Thánh tổ chức một hội nghị lớn để thúc đẩy việc giải giới hạch nhân. Tại đây, Đức Phanxicô nói rằng lý thuyết gián chỉ (deterrence) là điều không được phép về luân lý và các vũ khí giết người hàng loạt này “cho thấy não trạng sợ hãi”.
Ngày 2 tháng 11, nói tại Nghĩa Trang Mỹ-Xilixi ở Nettuno, Ý, nơi gần 8,000 tử sĩ Hoa Kỳ đã được chôn cất, Đức Phanxicô đã cầu nguyện cho mọi người đã qua đời nhân dịp Lễ Các Linh Hồn, nhưng đặc biệt cho những người “đang nằm tại đây… vào lúc thế giới đang có chiến tranh một lần nữa”.
“Chúng ta cầu nguyện cho mọi người đã qua đời, và đặc biệt các người trẻ trong một khoảnh khắc trong đó quá nhiều người trẻ chết hàng ngày tại các mặt trận vì cuộc thế chiến ‘từng mảng’ này”, ngài nói thế khi sử dụng lối nói quen thuộc của ngài để mô tả một thế giới trong đó không phải chỉ có một cuộc tranh chấp hoàn cầu lớn lao mà là hàng chục cuộc chiến tranh qui mô nhỏ hơn đang diễn ra tại nhiều nơi khác nhau trên thế giới.
Ngài nói thêm “ngay cả các trẻ em cũng đang phải chết. Chết là kết quả của chiến tranh, và xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn biết khóc”.
Các cuộc tông du ngoại quốc của ngài cũng lấy hòa bình làm cốt lõi cho các thông điệp của chúng, ngài từng cảnh cáo rằng cuộc tranh chấp Đại Hàn đang đe dọa “phần tốt” của nhân loại, và đầu năm ngài phối hợp cả chủ đề hòa bình và chủ đề môi trường khi nói rằng thế giới đang lao đầu vào cuộc chiến tranh giành nước uống.
Một số câu chuyện khác
Bên kia các chủ đề lớn của năm 2017, là một số câu truyện khác liên quan tới Đức Giáo Hoàng nhưng cũng giúp ta xác định được năm vừa qua.
Việc chống đối Đức Phanxicô từ một số giới bảo thủ nhất trong Giáo Hội vẫn tiếp tục, trong đó, có nhóm thần học gia bảo thủ hồi tháng Chín tố cáo ngài gieo rắc lạc giáo. Dù tạo được khá nhiều ồn ào lúc đầu, nhưng cú giáng này chẳng bao lâu sau trở thành tiếng khóc thút thít.
Cũng chống lại Đức Phanxicô còn có nhà thần học Hoa Kỳ, Linh Mục Thomas Weinandy, cựu trưởng chuyên viên tín lý của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, người đã từ chức sau khi lá thư ngài gửi cho Đức Phanxicô trở thành công khai. Trong lá thư này, ngài nói với Đức Phanxicô rằng trong văn kiện Niềm Vui Yêu Thương, “sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha đôi khi cố ý mơ hồ, do đó, đã tạo ra cả lối giải thích cổ truyền đối với giáo huấn Công Giáo về hôn nhân và ly dị lẫn lối giải thích hàm ngụ một sự thay đổi nào đó đối với giáo huấn ấy”.
Tháng Mười, Đức Phanxicô chỉ trích ‘khuynh hướng ưu sinh’ (eugenic tendency) nhằm tận diệt những người khuyết tật. Ngài thừa nhận rằng vì các thất bại của mình, Giáo Hội phải cổ vũ sự an toàn cho trẻ em, và tố cáo rằng thu tích của cải trong khi trẻ em chết là “tội thờ ngẫu thần giết người”. Ngài cũng triệu tập một Thượng Hội Đồng Giám Mục về Toàn Vùng Amazon.
Năm nay cũng là một năm đáng lưu ý đối với những người tin rằng Đức Mẹ đã hiện ra tại thị trấn nhỏ Medjugorje của Bosnia. Đức Giáo Hoàng đã cử một vị giám mục Ba Lan đi khảo sát tình trạng mục vụ tại nơi này, nơi đã trở thành một địa điểm hành hương cho hàng triệu người đến đó hàng năm để cầu nguyện. Đức Tổng Giám Mục Henryk Hoser đã được Đức Phanxicô bổ nhiệm hồi tháng Hai để tìm hiểu việc chăm sóc mục vụ cho cư dân thị trấn và người hành hương, và ngài tỏ ra tích cực một cách công khai đối với các khám phá của mình.
Tháng Mười Một năm 2016, trong một cuộc gặp gỡ được đăng tải trên báo chí, Đức Phanxicô chế diễu hiện tượng Medjugorje, nhưng khi trả lời các câu hỏi của các phóng viên lúc từ Fatima trở về Rôma, giọng điệu của ngài hơi khác, ngài chấp nhận việc điều tra thêm khả tín tính của thông điệp vốn gán cho Đức Mẹ Hòa Bình, như đã được các thị nhân mô tả.
Tháng Bẩy, Đức Phanxicô can dự vào câu truyện chung quanh bé Charlie Gard: ngài đứng về phía cha mẹ em bé 10 tháng bị bệnh đến thời kỳ cuối cùng, một biến cố được cả Vương Quốc Thống Nhất lưu ý. Bất kể một số bệnh viện sẵn sàng cung cấp việc điều trị, trong đó, có Bệnh Viện Bambino Gesu của Đức Giáo Hoàng, em bé đã qua đời ngày 24 tháng Bẩy.
Tháng Sáu, Đức Phanxicô đe dọa sẽ ngưng chức các linh mục của một giáo phận ở Nigeria, trong một câu truyện dài đến nay vẫn chưa được giải quyết, và trước đó một tháng, ngài từng cố gắng hòa giải sự chia rẽ tả hữu bằng cách tuyên bố rằng Giáo Hội giống một con sông, và điều quan trọng là ở trong con sông này: “Nếu anh em ở giữa hay ở bên phải hoặc ở bên trái nhiều hơn, nhưng vẫn ở trong lòng con sông, thì sự đa dạng này là điều hợp pháp… Rất nhiều lần, chúng ta muốn con sông chẩy về phía chúng ta và kết án người khác… thì đó không phải là tình anh em. Mọi người đều ở trong con sông. Mọi người. Đó là điều anh em học được trong chủng viện…”
Danh sách các hành động và lời nói của Đức Phanxicô có thể gây sóng gió trong năm 2017 thì còn dài lắm, vì ngài gần như nói về đủ loại chủ đề trong Thánh Lễ hàng ngày, trong các buổi yết kiến mỗi thứ tư, trong các buổi yết kiến Chúa Nhật và rất nhiều các buổi gặp gỡ hàng ngày.
Qua năm 2018, người ta chưa được biết nhiều về những gì xẩy ra cho lịch trình sinh hoạt của Đức Phanxicô, ngoại trừ chuyến đi Chile và Peru, và chuyến đi có thể có tới Ái Nhĩ Lan để tham dự Ngày Họp Mặt Các Gia Đình Thế Giới. Điều rõ ràng về người vừa qua tuổi 81 là: đừng trông mong Cơn Lốc Châu Mỹ La Tinh này hãm đà nay mai.